tieuhodiep
member
ID 30643
10/07/2007
|
Tác giả bài thơ Hai sắc hoa Tigôn là ai ?
Sáng nay NDH có nhận được 1 cái mail của đứa em có nội dung sau :
"Anh ơi, em vừa đọc xong bài thơ Hai sắc hoa Tigôn hay lắm anh à, em sẽ gởi tặng anh ha.
HAI SẮC HOA TIGÔN
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít giây hoa trắng chạnh ḷng
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa giống như tim vỡ
Anh sợ t́nh ta cũng vỡ thôi !"
Thuở đó nào tôi đă hiểu ǵ
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút ḷng trong chẳng biến suy"
Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường
Từ đấy thu rồi, thu lại thu
Ḷng tôi c̣n giá đến bao giờ ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng "một người"
Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha !
Tôi nhớ lời người đă bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu th́ tôi đă
Làm lỡ t́nh duyên cũ mất rồi
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đ̣
Nếu biết rằng tôi đă lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
T.T.Kh.
Anh đọc xong rồi cho em biết cảm nghĩ nha !
Em muốn hỏi anh tác giả của bài thơ này T.T.Kh là ai ? Những từ viết tắt đó là ǵ ?
Hoa Tigôn có phải là hoa h́nh trái tim vỡ không anh ?
Anh trả lời em sớm sớm nha."
NDH đọc bài thơ này thấy hay lắm, nhưng cũng không biết tác giả là ai nữa. Mong các bạn giúp dùm. Thanks !
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ladieubongg
member
REF: 231005
10/07/2007
|
T.T.KH là.... T.T.KH, v́ không ai biết rơ T.T.KH là ai và sanh năm nào chết năm nào.
Chỉ biết là nhà thơ sống ở khoảng thời gian mà phong trào Thơ Mới vừa ra đời.
Tác gỉa đă không sáng tác nhiều. Chỉ vỏn vẹn có vài bài. Nổi tiếng nhất là những bài Hai sắc hoa Ti Gôn và Bài Thơ Thứ Nhất.
Nếu ai biết thêm, xin bổ túc.
|
|
kitharan
member
REF: 231017
10/07/2007
|
TTKH Là nhà thơ nữ ẩn danh, bà có nhiều bài thơ hay chứ không phải chỉ 2 bài . TT có nghĩa là Thâm Tâm lư do bà yêu nhà thơ này khi chưa lấy chông sau bà lấy chồng rồi vẫn c̣n yêu Thâm Tâm nên lấy bút danh này Kh là tên của bà viết tắt. Đây là 1 nghi án trong văn chương. V́ trong giới nghệ sĩ quen biết Thâm Tâm mơi biết và v́ hồi xưa c̣n phong kiến gia giáo và muốn giữ hạnh phúc gia đ́nh nên bà và Thâm Tâm không xác nhận cũng không phủ nhận. Tôi có tập thơ 100 bài thơ hay tiền chiến trong đó TTKH đă có vài bài rồi
|
|
dauphai1
member
REF: 231051
10/07/2007
|
+Hoa Ti Gon có h́nh dáng và màu sắc như sau
+Xin trích lại một số thông tin về nghi án T.T.KH.
Câu chuyện T.T.Kh bắt đầu vào tháng 7/1937, khi tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng một truyện ngắn mang tên Hoa ti gôn của nhà văn Thanh Châu.
Nội dung truyện ngắn như sau:
Có một họa sĩ nghèo mới ra trường. Trong một lần đi t́m cảnh vẽ, chàng đă gặp một thiếu nữ đang hái hoa ti gôn trong vườn. Từ đó, chàng đâm ra mê người đẹp, luôn đạp xe vào làng để ngắm trộm nàng hái hoa.
Năm tháng qua đi, chàng họa sĩ trở nên nổi tiếng. Tranh vẽ của chàng bán được giá rất cao. Họa sĩ trở nên giàu có. Một mùa đông, chàng đi vẽ ở một vùng nọ. Trong một bữa tiệc chiêu đăi, họa sĩ trông thấy một thiếu phụ. Chàng ngờ ngợ như đă từng gặp người này ở đâu. Cuối cùng nhớ ra, nàng chính là cô gái hái hoa ngày ấy. Trong khi khiêu vũ với nàng, chàng nhắc lại chuyện cũ. Nàng vô cùng ngạc nhiên.
Nàng kể chuyện cuộc đời ḿnh cho chàng nghe. Nàng lấy một người chồng môn đăng hộ đối nhưng cuộc hôn nhân quá tẻ nhạt. Từ đó, nàng hay lui tới chỗ họa sĩ trọ để chơi và để chàng vẽ cho một bức chân dung. Một buổi sáng, hai người đi chơi ở một ngôi chùa trên đỉnh núi, chàng đă tỏ nỗi ḷng ḿnh. Nàng đáp lại t́nh yêu của chàng.
Chàng bàn với nàng trốn đi Nhật để chung sống với nhau. Nàng nhận lời. Chàng về Hà Nội, sắp đặt xong mọi việc th́ nhận được thư nàng vào giờ chót. Nàng từ chối chuyến đi v́ không đủ can đảm vượt qua. Trong thư, một dây hoa ti gôn nhỏ ép rơi ra. Chàng nh́n những nụ hoa h́nh quả tim vỡ, đỏ hồng như nhuộm máu, lặng lẽ hôn lên những cánh hoa và khóc.
Bốn năm sau, một hôm chàng nh́n thấy trên bàn ḿnh một phong thư viền đen. Mở ra xem th́ đó là của người chồng nàng báo tin nàng đă chết. Chàng đáp xe lửa đến nơi để đặt lên mộ nàng dây hoa quen thuộc. Từ đó, chàng luôn mua hoa ti gôn về đặt trong pḥng ḿnh.
Tác giả của nó - nhà văn Thanh Châu, khi đó là một chàng trai trẻ 25 tuổi, vừa quyết định bước vào nghiệp văn chương. Chàng cũng vừa trải qua một chuyện t́nh buồn.
Hai tháng sau,khi truyện ngắn Hoa Ti Gôn được đăng một sự kiện đặc biệt xảy ra. Vào tháng 9/1937, ṭa soạn tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy nhận được một bài thơ của một tác giả kư tên là T.T.Kh. Đó là bài Hai sắc hoa ti gôn, được đăng vào ngày 23/9/1937.
Bài thơ Hai sắc hoa ti gôn đă gây nên xúc động lớn trong ḷng người yêu thơ bởi những câu thơ quá da diết. Giới văn nghệ xôn xao. Gần hai tháng sau, ṭa soạn lại nhận được một bài thơ nữa.
Bài thơ này có tựa đề là Bài thơ thứ nhất dù đó là bài thơ thứ hai gửi đến.
BÀI THƠ THỨ NHẤT
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá
Ḷng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa.
Ở lại vườn Thanh có một ḿnh
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều.
Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi ḷng vẫn nhớ em.
Đang lúc ḷng tôi muốn tạm yên
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt ḍng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
Đẹp ǵ một mảnh ḷng tan vỡ
Đă bọc hoa tàn dấu xác xơ
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
Th́ ai trông ngóng chả nên chờ.
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
V́ tôi c̣n nhớ hẹn nhau xưa:
“Cố quên đi nhé câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ”.
Tôi run sợ viết lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến
Song đời nào dám gặp ai về.
Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa than ôi
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.
Bài này được đăng trên số báo ngày 20/11/1937. Và một năm sau nữa, ṭa soạn nhận thêm bài Bài thơ cuối cùng. Bài này được đăng trên số báo ra ngày 30/10/1938.
BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ một ḷng đau
Ba năm ví biết anh c̣n nhớ
Em đă câm lời có nói đâu.
Đă lỡ thôi rồi chuyện biệt ly
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh “ti gôn” ấy
Mà viết t́nh em được ích ǵ?
Chỉ có ba người đă đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.
Là giết đời nhau đấy biết không?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh em viết ḍng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng.
Từ đây anh hăy bán thơ anh
C̣n để yên tôi với một ḿnh
Những cánh hoa ḷng, hừ đă ghét
Th́ đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đă úa rồi
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp
Đi nhớ người không muốn nhớ lời.
Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được th́ tôi chết
Đêm hỡi, làm sao tối thế này?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.
Tôi biết làm sao được hỡi trời
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong ḷng ướt
Sợ quá đi anh, có một người …
Từ đó, tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy không c̣n nhận thêm bài thơ nào của con người bí ẩn này nữa.Ngược lại, có một bài thơ cũng kư tên T.T.Kh gửi đến một tờ báo khác. Đó là Bài thơ đan áo.
BÀI THƠ ĐAN ÁO
Chị ơi, nếu chị đă yêu
Đă từng lỡ hái ít nhiều đau thương
Đă xa hẳn quăng đời hương
Đă đem ḷng gửi gió sương mịt mùng
Hay chăng chị mỗi chiều đông
Đáng thương những kẻ có chồng như em
Vẫn c̣n giá lạnh trong tim
Đan đi đan lại áo len cho chồng
Con chim ai nhốt trong lồng
Hạt mưa nó rụng bên sông bơ thờ
Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ
Hay đâu gió đă sang bờ ly tan
Tháng ngày miễn cưỡng em đan
Kéo dài một chiếc áo lam cho chồng
Như con chim nhốt trong lồng
Tháng ngày than tiếc ánh hồng nơi nao
Ngoài trời hoa nắng xôn xao
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm
Ai đem lễ giáo giam em
Sống hờ hết kiếp trong duyên trái đời
Ḷng em khổ lắm chị ơi
Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng năm dài
Đêm đêm nằm tưởng ngày mai giật ḿnh.
Những bài thơ mang tên T.T.Kh đă làm cho độc giả bàng hoàng sửng sốt. Nhưng tác giả của nó đă lặng lẽ rời bỏ văn đàn, không bao giờ xuất hiện ở đâu nữa. Không ai biết một chút ǵ về con người bí ẩn này. Nghi án văn học T.T.Kh từ đó bắt đầu...
Nào Thâm Tâm, nào Nguyễn Bính, nào em gái nhà thơ Tế Hanh, nào là Trần Thị Khánh... Rất nhiều "ứng viên" được cho là T.T.KH. nhưng tất cả vẫn là nghi án cho tới tận ngày nay.
|
|
anhtrangthu
member
REF: 231178
10/07/2007
|
Chào các bạn, đây quả là đề tài hay, tôi cũng sưu tầm được trang báo nói về tác giả bài thơ này, mời các bạn vào đường link sau để đọc v́ bài viết rất dài:
http://www1.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2005/10/23/126594.tno
http://www.phu-tho.com/community/index.php?board=13;action=display;threadid=110
http://vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2007/05/693112/
|
|
gangrel
member
REF: 231187
10/07/2007
|
anhtrangthu mới chỉ đưa đường link dẫn đến 1 bài nói về tác giả T.T.Kh trong thanhnienonline, đầy đủ các bài viết và các nhận định phân tích các bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé:
http://www1.thanhnien.com.vn/News/Event.aspx?EventID=819
|
|
anhtrangthu
member
REF: 231200
10/07/2007
|
Đường link này nói rơ mối t́nh của TTKh và Thâm Tâm, các bạn thử vào xem, cám ơn!
http://thinhanquangngai.wordpress.com/2007/08/07/tham-tam-va-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-ttkh/
Trong truyện này nói th́ tác giả bài thơ là Thâm Tâm chứ không phải ai khác...
http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=187243&mpage=2
|
|
likeverythings
member
REF: 231371
10/07/2007
|
ấy ấy , like thấy các Bác coi chừng khơi lại vụ nghi án này có thể rách việc đấy nhá...lộ hết bí mật của người ta , người trong thơ giờ có thể đă "Người th́ thiên cổ , kẻ th́ Già nua..." . Thui th́ cứ để " t́nh ơi ! xin ngủ yên..." cho nó xong . Chỉ nên luận về chất thơ có lẽ hay hơn là bàn về đời tư các Bác nhể .
|
|
anhtrangthu
member
REF: 231452
10/07/2007
|
E e e Like dạo này biến đâu mà ko vào nhóm bà 4 nhỉ????
|
|
kitharan
member
REF: 231479
10/08/2007
|
người cuối cùng trong nghi vấn này là Thanh Châu vừa mới chết vào năm ngoái hay đầu năm nay ǵ đó tôi không nhớ rơ. Như vậy nghi án này vĩnh viễn không ai biêt được sự thật.
Theo tôi không phải là Thanh Châu v́ thời bây giờ đă khác mà TC là người cuối cùng c̣n sống, bây giời ông cũng biết là không c̣n phong kiến như xưa nữa. Tại sao ông không tiết lộ. Câu trả lời đơn giản là v́ có phải ông đâu! Ông cũng đâu có biết và giả thuyết T T chính là Thâm Tâm là có cơ sỏ nhất do khi c̣n sống ông đă hoạ thơ với TTKH trên văn đàn. Ông đă từng đem bí mật TTKH là gái có chông ra làm TTKH buồn giận có làm thơ trách móc nên sau đó ông thôi im lăng để giữ hạnh phúc cho TTKH.
Hai người Thâm Tâm và TTKh quen nhau v́ TTKH là em gái của bạn của Thâm Tâm ông đến nhà bạn chơi gặp nhau rồi cô gái mến ông v́ ông làm thơ hay. Thời Pháp th́ các cô gái mê thi sĩ là chuyện thường lắm. Nhưng đời nghệ sĩ ông lại ra đi c̣n cô ở lại lấy chồng nhưng vẫn mong nghóng người xưa...
|
|
tieuhodiep
member
REF: 231692
10/08/2007
|
Cảm ơn các anh chị ladieubongg, kitharan, anhtrangthu, dauphai1 và like đă cất công sưu tầm, post lên cùng chia sẻ.
Việc t́m hiểu tác giả của 1 tác phẩm văn thơ nhằm để hiểu rơ hơn xuất xứ của bài thơ và người yêu thơ vẫn luôn khát khao được biết sự thật: T.T.Kh là ai và đă v́ ai mà sáng tác nên những áng thơ t́nh đặc sắc đó, mặc dù đă trải qua thời gian khá lâu.
NDH đă đọc qua các bài của anh Kitharan, dauphai1 và theo đường link của anhtrangthu t́m thấy thông tin sau :
- T.T.Kh.(tên là Trần Thi Khánh) yêu "người ấy" (tức nhà thơ Thâm Tâm) trước khi lấy chồng và chính bút danh T.T.Kh. ngầm ư ghép tên hai người làm một (T.T.Kh.: Thâm Tâm Khánh)?
Nhưng sau đó trong cuốn sách "T.T.Kh.-Nàng là ai?"(NXB Văn hóa thông tin 9/94) lại khẳng định :
- T.T.Kh. tên thật là Trần Thi Chung (Vân Chung), sinh ngày 25/8/1919 tại Thanh Hoá. Năm 15 tuổi (1934), T.T.Kh. vâng lời gia đ́nh lấy luật sư Lê Ngọc Chấn (tri huyện). Trước khi về nhà chồng, T.T.Kh. tiễn người yêu là Thanh Chân rời Thanh Hoá ra Hà Nội "đâu biết lần đi một lỡ làng, dưới trời đau khổ chết yêu đương ..."
Và c̣n nhiều giả thiết khác đưa ra nhưng vẫn không ai biết được chính xác T.T.Kh là ai ?, chỉ biết chắc chắn được 1 điều T.T.Kh. dứt khoát phải là một tác giả nữ (theo TNO)
Và đúng như anh Kitharan nói nhà thơ Thanh Châu là nghi vấn cuối cùng của câu chuyện này, sau ông vĩnh viễn sẽ không c̣n ai biết được sự thật. Thật đáng tiếc !
Cuối cùng NDH đă không có câu trả lời cho em gái của ḿnh. Cảm ơn các bạn đă chia sẻ.
|
|
tieuhodiep
member
REF: 231708
10/08/2007
|
Nếu biết rằng tôi đă lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Để trả lời 4 câu nầy của T.T. Kh., thi sĩ Hồ Dzếnh có làm 4 câu thơ sau đây đăng trong Trung Bắc Tân Văn :
Rồi một ngày mai em lấy chồng,
Anh về lấy vợ thế là xong,
Vợ anh không giống em là mấy,
Anh lấy cho anh đỡ lạnh lùng.
Cũng có những phản ứng, đáp lại 4 câu thơ trên
- Thể văn kinh điển:
Nếu biết rằng em đă lấy chồng
Anh về xách vịt nhổ sạch lông
Tiết canh làm đại vài ba dĩa
Mượn rượu cho nguôi vết thương ḷng
- Mang hơi hướm bạo lực:
Nếu biết rằng em đă lấy chồng
Em đừng có tưởng thế là xong
Anh về mài nhọn con dao yếm
Mổ bụng chồng em lấy bộ ḷng
- Tuyệt vọng:
Nếu biết rằng em đă lấy chồng
Anh về tự tử thế là xong
Mộ anh cỏ dại vàng xơ xác
Khi viếng th́ em hiểu nỗi ḷng
- Có tính thi ca:
Nếu biết rằng em đă lấy chồng
Anh đau, anh khổ suốt ngàn đông
Chắc anh phải làm thơ t́nh ái
Để cho đau khổ khỏi chất chồng
Và c̣n nhiều nhiều nữa phản ứng với 4 câu thơ này...
|
|
mai77
member
REF: 231725
10/08/2007
|
Nếu biết rằng em đă lấy chồng
Trời ơi anh sướng nhảy long cong
Bao ngày anh buồn sợ nơm nớp
Em đến bắt đền anh chẳng mong
xí xọn chút nha các bạn..chúc các bạn vui heng!
|
|
mai77
member
REF: 231726
10/08/2007
|
à quên!hỏi bạn cái bài của Mai77 có tính ǵ vậy?..hehehehe
|
|
anhtrangthu
member
REF: 231743
10/08/2007
|
mai77 ơi, chỗ nào cũng nhảy vào được tài ghê, càng ngày càng thấy em thú vị!
Thơ của em mang hơi hướng đời thường
Có anh chàng tên Khanh họ Sở mà... he he heeeeee....
|
|
dongtahoangds
member
REF: 231756
10/08/2007
|
Con Bướm Nhỏ thân,
Có một bài viết về giai thoại TT KH khá chính xác mời bạn vào đây để sưu khảo:
ngoc thien hoa - tieu luan ve TTKh bai 3
... chỉ có nàng và tôi hiểu''. TT cắt nghĩa v́ sao Kh không ra nh́n nhận : "Nàng yêu ... Cuộc t́nh TT và Kh tan vỡ từ năm 1937. ...www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_nth_tbh-III.htm - 220k - Cached
Chào thân ái,
HDS
|
|
anhtrangthu
member
REF: 231762
10/08/2007
|
Huynh HDS dạo này đi đâu mà vắng mặt lâu thế? mà sao muội vào không được?
|
|
dongtahoangds
member
REF: 231767
10/08/2007
|
AnhTrangThu
Muội chỉ cần đánh chữ TT KH
Là nó sẽ hiện ra 2 webside 1 của HHC, viết hơi gắt gao
2 là của giaodiem viết nhẹ nhàng hơn
Huynh,
HDS
|
|
anhtrangthu
member
REF: 231768
10/08/2007
|
Muội không vào được trang web www.giaodiem.com
nếu không huynh copy phần quan trọng huynh paste vào đây đi, cám ơn huynh
|
|
dongtahoangds
member
REF: 231770
10/08/2007
|
Thể theo lời dụ dỗ của AnhTrangThu sau đây là những chi tiết khá ly kỳ, xin phép Tiểu Hồ Điệp cho tôi được đăng ra đây để chúng ta cùng chia sẻ:
III. T.T.Kh là Thâm Tâm :
1. Thâm Tâm khẳng định T.T.Kh chính là bút hiệu của ḿnh :
a. Qua sách báo :
Bài viết của Nguyễn Thạch Kiên trong cuốn "Văn học thời nay" của nhà xuất bản tuyển tập văn học thời nay năm 2005 có tựa đề : "Huyền thoại về nàng thơ T.T.Kh" trích trong tập thơ ''Những kỷ niệm về quê hương'' đă ghi lại lời kể của ông H.Th - một người bạn của Thâm Tâm- như sau :
"Vào những ngày đầu của cuộc chiến chống thực dân Pháp năm 1947, t́nh cờ tôi được điều về đơn vị có nhà thơ Thâm Tâm hiện diện ... Do đấy tôi đă ở chung với Thâm Tâm trong một thời gian và gạn hỏi chính Thâm Tâm về huyền thoại nàng T.T.Kh với bài thơ 'Hai sắc hoa Ti-gôn' kia..." ( Nguyễn thạch Kiên -ttvhtn quyển 3 trang 19). Trang 20 , Nguyễn Thạch Kiên ghi lại lời kể của H.Th mà ông nghe được do chính Thâm Tâm tâm sự : "Người tôi yêu tên là Kh. Khi viết , tôi định kư rơ dưới bài là Thanh Tâm , giản dị vậy thôi , như những bài thơ tôi vẫn thường kư khi đăng báo. Tuy nhiên , một tối , tôi lại làm bài 'Hai sắc hoa Ti-gôn' cực tả mối t́nh của ai kia và ... liều chọn một bí danh kư dưới bài thơ bằng ba chữ viết tắt T.T.Kh. Ba chữ viết tắt ấy chỉ có nàng và tôi hiểu''. TT cắt nghĩa v́ sao Kh không ra nh́n nhận : "Nàng yêu thơ, thích thơ nhưng đâu có biết làm thơ. Nàng không dám nhận , không dám ra mặt là lư do ấy" . Sự cắt nghĩa của TT qua lời ghi của N.T.K đă bước đầu có thể mở cái gút thắc mắc của Hoài Thanh , Hoài Chân , của người ái mộ là tại sao sau bốn bài thơ , T.T.Kh biến mất. Với hiện tượng về "Hai sắc hoa Ti-gôn" khiến ai cũng tưởng chính ḿnh là ... người t́nh của nàng thơ T.T.Kh. Riêng chỉ có tôi là cười thầm . Nàng, chắc cũng vậy". Nếu thật đúng như trên ta thử nghĩ Kh có "cười" nổi không ? nếu có th́ cười có lâu không v́ bỗng nhiên có khối người đưa tên ḿnh lên báo? Thâm Tâm lư giải rằng : "Thấy T.T.Kh là đề tài bán được báo , nhiều nhà thơ cũng nhảy vào ṿng chiến. Có người mạo cả tôi để kư tên dưới bài thơ J. Leiba và Nguyễn Bính th́ đàng hoàng thấy rơ . Các anh ấy chỉ cảm xúc xót thương thôi chứ không hề có ác ư hoặc bôi bác."
Tội nghiệp cho những người bạn ''kết nghĩa đào viên'' của Thâm Tâm (TT-Nguyễn Bính-Trần huyền Trân ,Bích Khê) nhất là Nguyễn Bính cả đời mang tiếng mê ''cô hàng xóm'' không đủ mới tranh thủ luôn Trần thị Khánh của Thâm Tâm. Té ra ,Nguyễn Bính chỉ ''cảm xúc ,xót thương thôi'' chớ đâu yêu iếc ǵ Kh qua ''Ḍng dư lệ'' mà cũng không có ư ''bôi bác'' . Nguyễn Bính không có ư đó th́ người khác có. Vậy những người đó là ai? Cuộc t́nh TT và Kh tan vỡ từ năm 1937. TT đă đính chính: ''Chỉ có ba bài thơ chính thức của T.T.Kh do chính tôi sáng tác mà thôi:
1. Hai sắc hoa Ti-gôn.
2. Bài thơ thứ nhất.
3. Bài thơ cuối cùng.
...Ngoài ra những bài thơ như ''Đan áo cho chồng'' kư T.T.Kh ,bài ''Các anh hăy uống cho say'' kư Thâm Tâm...đều do các bạn tôi tự soạn ra cả. Nếu kể hết th́ nhiều lắm...''
Trời ,nếu quả thật vậy th́ năm 2005 là sự ''bùng nổ'' những thông tin văn học khá ly kỳ : Đó là h́nh tượng ''Cậu bé đuốc sống Lê văn Tám'' mà Giáo sư Trần huy Liệu đă mang vào lịch sử theo Giáo sư Phan huy Lê trong một cuộc họp báo của hăng phim truyền h́nh VN tại Hà Nội cuối tháng hai /2005 là... không có thật. Chỉ có cậu bé đóng vai Lê văn Tám năm 1980 của đạo diễn Lê mộng Hoàng là có thật mà hiện nay cậu học sinh trường Phan đăng Lưu-B́nh Thạnh đó đang định ở Caliofornia. Cũng tại thủ đô HN ,cô học sinh Nguyễn phi Thanh trong kỳ thi HSGV ngày 18/03/05 bất b́nh với một đề thi nên đă dám viết vào bài làm là không thích tác phẩm ''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc''!! C̣n bây giờ ,các nhà nghiên cứu ,phê b́nh văn học... phải mở lại những trang viết về Thâm Tâm và T.T.Kh. Những bạn của TT : ''Nguyễn Bính ,Trần huyền Trân ,Tân Hiến ,Lê văn Trương ,Đặng đ́nh Hồng ,Vũ hoàng Chương ,Đinh Bằng ,Vũ trọng Phụng..." ai đă góp phần diễn màng ''trộm lân tráo phụng'' này dưới những bài thơ kư tên Thâm Tâm? Những bài thơ đó theo Thâm Tâm: ''Trở lại với T.T.Kh ,những bài thơ mà các bạn tôi làm ,duyệt xét một lượt ,tôi đă phải lắc đầu. Nó có nhiều mâu thuẩn . Không đúng. Không đồng nhất mạch lạc như ba bài thơ chính.'' Có lẽ vậy mà những bài thơ thật của TT hay T.T.Kh hơi thơ đắng ḷng đi một nơi trong khi có những bài kư thay ,lời thơ mai mỉa đi một nẻo. Với Kh ,Thâm Tâm đă dành cho cô bé một chữ ''Yêu'' thêm hai từ ''say mê'' dù bỗng nhiên ,nàng biến mất giữa ''mối t́nh nở hoa hương ngào ngạt...Tôi hoàn toàn thất vọng ,kiếm t́m nàng giữa Hà Nội băm sáu phố phường...Nàng lẩn tránh tôi v́ nghe lời bà mẹ...Tôi đă đến trường xưa tôi theo học mong được gặp lại nàng nhưng chỉ gặp ông thầy dạy học cũ: Thầy Vũ văn Nhượng...'' (Nguyễn thạch Kiên -Sách đă dẫn)
Chao ôi! Tưởng rằng trên đời này chỉ có những người con gái yêu mới lụy ,mới khổ ,nào ngờ ''bèo dạt mây trôi'' cũng có khối đàn ông ôm thuyền vỡ mộng! Một đêm tuyệt vọng bằng một đời đắng cay. ''Trương Chi -Mỵ Nương'' đáng thương cho người thổi sáo ! "Mỵ Châu-Trọng Thuỷ'' oan nghiệt thay mối nhân duyên bị cắt bởi chữ ''lừa'' v́ t́nh yêu đă bị chiến tranh hoá . Chuyện t́nh ''nàng trinh nữ tên Thi'' đă buồn ,chuyện ''đồi thông hai mộ'' cũng khá ǵ hơn ! ''Lan và Điệp'' kẻ cắt đứt dây chuông ,người chôn cành lan ,xác bướm! ''Lương sơn Bá ,Chúc anh Đài'' ngập máu hồng tiễn bước vu quy ! Huyền thoại T.T.Kh cũng ra đi trong nước mắt. Mưa buồn lặng . Nắng khóc thầm. Bốn mùa qua trong thương nhớ . Sau một giấc dài ,người trong cuộc sực tỉnh: ''Thú thật ,chính cá nhân tôi rất xấu hổ. Vô t́nh tôi đă tạo ra ''x́căngđan'' ấy. Trong t́nh yêu ,người ta thường trẻ con thế đấy. Sau khi đóng trọn vở tuồng ''một ḿnh ḿnh biết ,một ḿnh ḿnh hay'' tôi ngỡ ngàng khi ''soi gương ngắm lại ḿnh''. Tôi nhận ra chính tôi đă lừa dối ḿnh ,phỉnh gạt độc giả quần chúng.'' Thật ra,Thâm Tâm có ''gạt'' ai đâu? Trong cuộc đời có những nấm mồ vô chủ th́ trong văn học sao lại không có tác phẩm không tác giả ? Một người có thể có nhiều bút hiệu và có thể ra đi trong lặng lẽ như T.T.Kh. Chẳng qua ,v́ người đời ''thóc mách'' ,người đời ''bôi bác'' nó. Chính TT cũng công nhận: ''Méo mó nghề nghiệp vẫn là sỡ trường của một thiểu số người''. Người ta dựng lên ''nàng thơ T.T.Kh'' chớ ai thấy mặt mũi T.T.Kh ra sao mà biết là ...con gái! Tuy nhiên ,TT hiền khô ,chỉ biết ''lắc đầu'' trước những bài viết bóp méo sự thật. Anh đă ''đồng t́nh'' im lặng suốt chục năm qua cho đến khi có người khuấy động mới dè dặt : ''Khi thấy cần phải lên tiếng ,anh hăy nói ,hăy viết ra. C̣n không th́ chỉ nên im lặng dùm tôi như các bạn khác bấy lâu vẫn hằng im lặng vậy''. Có lẽ ''im lặng là vàng'' nên khối người đă chọn phương áng này ,trung thành với nó đến độ không cần thiết và nhiều khi ''tàn ác'' nữa.
Lời kết thúc tâm sự của Thâm Tâm có lẽ là sự khởi đầu quay lại các sáng tác của TT bởi chúng bắt đầu bằng nỗi đau khổ v́ t́nh yêu. Sự thành công của các tác giả cũng chính là đề tài t́nh yêu. ''Không có t́nh yêu ,thế giới này vô hồn''. TT thú nhận : ''Yêu một cô bé ,đau khổ v́ chuyện t́nh là không nên. Do đấy... cái lăng mạn ,cái tưởng tượng của người nghệ sĩ đều dồn vào thơ văn. Và tôi đă ,trẻ con như thế ,đă làm nổi một vở kịch.''. Sau đó có một ''h́nh tượng ly khách'' trong ''Tống biệt hành'' thoát ''kiếp ve sầu'' muốn làm ''con chim báo băo'' bay trong ''tiếng đời xô động'' bỏ lại sau lưng buồn đau ,huyền thoại với nỗi ḷng rưng rưng,ngậm ngùi ...ra đi như ''tống biệt'' một quá khứ ! Tin hay không tin ?
2. T́m hiểu sự thật về những lời kể trên:
Người ta thường cho rằng : ''Nhà văn nói láo ,nhà báo nói thêm''. Cái nào cũng cần xét lại v́ giá trị ''tương đối'' của nó. Nhiều khi những nhà xuất bản có tiếng tăm ,những cây bút có ''máu mặt'' chưa hẳn đáng tin cậy cho lắm. Công lư nằm trong tay kẻ xấu ,nỗi ''oan Thị Màu'' khó gỡ. Cây thanh long đao của Quan Công lợi hại nhưng miệng lưỡi Tào Tháo ghê gớm hơn. Cái trí dũng của Chu Du đốt 80 vạn quân Tào tiêu tan nhưng cây bút trong tay Khổng Minh mới thần sầu qủy khóc lấy mạng Chu Du tích tắc giây. Nhưng cây bút là vật vô tri . Cái chất xám kia mới là vô địch ,là nguyên nhân của mọi thứ trên đời ! Con người bập bênh lên xuống cũng v́ nó đấy. Đúng sai cũng từ nó mà ra. Người ta được lợi lọc ǵ ?
Nguyễn thạch Kiên là ai ? Ông viết bài ''Huyền thoại về nàng thơ T.T.Kh'' như một màng kết thúc vở bi kịch TT-Kh từ 60 năm qua thật hay ''bịa'' để dệt ra ''Huyền thoại sau huyền thoại'' ? Ích lợi ǵ cho ông đây ?
a. Nguyễn thạch Kiên : (1926-nay) : Mức độ tin cậy ?:
Theo Huy Phương trong ''Kư sự nhân vật : Nguyễn thạch Kiên ,nhà văn tiền chiến ,tám mươi chưa muốn buông bút'' (w.w.wperso.wanadoo.fr/charite/009vannghe.) , người viết xin tóm tắt lại như sau:
Nguyễn thạch Kiên sinh năm 1926 tại Hà Nội. Quê cha Ninh B́nh. Quê mẹ Hưng Yên. Năm1949 đạt giải nhất văn chương do nxb Tân Việt-Sài g̣n tổ chức với tập truyện ''Hương lan''. 1959 đạt giải nhất của Tinh Việt văn đoàn do Phạm đ́nh Tân và Phạm đ́nh Khiêm tổ chức với tiểu thuyết ''Mùa hoa phượng''. Ông học cải tạo 11 năm v́ là đảng viên Quốc dân đảng. Định cư tại Cali theo diện HO 18. Ông viết nhiều thể loại có tập thơ ''Nắng hương cau'' là những bài thơ t́nh mấy chục năm qua ở quê hương. Tập hồi ức ''Búp xuân đầu'' sắp xuất bản là công tŕnh của ông ở cái tuổi 80. Nguyễn thạch Kiên được coi là nhà văn lăo thành kỳ cựu và người hoạt động chính trị tại Hà Nội của thập niên 40 cùng thời với ''Tự lực văn đoàn'' và rất được ḷng thương của giới văn nghệ sĩ.
Hiện tại ,Vũ hoài Mỹ (chủ trương Văn học thời nay) là người lui tới giúp đỡ ông. Một con người sống già dặn qua hai thế hệ ,tám mươi tuổi chưa buông bút là một tấm gương cho chúng ta nh́n vào tự hỏi ḿnh ? Theo Đặng văn Nhâm trong ''Trận giặc văn bút'' nxbtvvh ,Nguyễn thạch Kiên từng là chủ tịch Văn bút Nam Cali.
Riêng bài ''Huyền thoại về nàng thơ T.T.Kh'' nhà xb ghi rơ là trích trong cuốn ''Về những kỷ niệm quê hương'' cuả Nguyễn thạch Kiên . Ta có thể tin cậy được về con người có một quá tŕnh say mê văn chương và hơn nữa ,nếu T.T.Kh thực sự là Thâm Tâm th́ người ''được'' là TT chứ không phải NTK ''gần đất xa trời'' này. Việc làm của ông là vô tư . Viết để trả lại giá trị tác phẩm cho tác giả chớ không phải viết để đi bắt bẻ từng câu chữ rồi ném công tŕnh người ta xuống vũng bùn như một số người : ''Mang chất xám răi lên từng câu chữ. Mượn hồn văn để thử óc hẹp ḥi !'' Trong những kỳ đại hội văn học trong và ngoài nước ,chuyện ''giặc văn bút'' không c̣n là bí mật khi người ta tranh nhau từng chức vị và ''hạ'' độc thủ nhau trên chiến trận văn bút nên hiện tượng một Nguyễn thạch Kiên làm cái việc mang T.T.Kh về với TT là một đóng góp văn học đáng cám ơn.
Vấn đề thật hay không thật ,sách đă dẫn . Nhà văn ,nhà thơ bậc ''tiền bối'' đă viết vẫn c̣n sống. Bản thân tác phẩm cũng ''tự bạch'' phần nào. Tin hay không tin là tùy theo cách nh́n nhận của mỗi nguời. C̣n người viết bài này chỉ làm một công việc mang lại cho người đọc quen thuộc những ư kiến , những tin tức mới mẻ cho dù là cảm tính hay chủ quan.
b. T́m hiểu chất giọng thơ của Thâm Tâm và T.T.Kh:
Trước hết: Ông H Th trong bài viết NTK có nêu rơ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp 1947 ông có gặp TT trong đơn vị là đúng. TT gia nhập bộ đội theo các nhà nghiên cứu là năm 1947. Thời gian đó quân đội Pháp gây hấn nổ súng ở phố hàng Bún ngày 15-16 /12/1946 theo sách sử (đă nêu trên ) và tháng 2/1947 có chỉ thị về việc gia nhập quân đội nên lời ông H Th không sai. Chuyện tham gia kháng chiến của TT là có thật. Chuyện t́nh TT-Kh cũng có thật . Chuyện TT là T.T.Kh có thật hay không c̣n dựa vào những sáng tác nhất là những sáng tác trước 1947 của Thâm Tâm.
Thâm Tâm đến với ''Thơ mới'' muộn màng với làn hơi cổ điển đậm nét phong khoáng giang hồ nhưng thoát thai ra khỏi bi phẩn để đến với cách mạng mang hơi thở của người chiến sĩ ''trên từng cây số'' lại ngắn ngủi hơn chỉ vỏn vẹn ba năm . Như vậy ,gần mười năm sống đời nghệ sĩ tự tại (1938-1947) với mối t́nh như hoa như hương dù đă chia cách có cố quên ǵ th́ cố ,dư âm một cuộc t́nh vẫn chi phối hầu hết trong những sáng tác để đời của nhà thơ tài năng mạng yểu này. TT chỉ có tất cả khoảng hai mươi bài . Nếu làm phương pháp loại trừ hay cộng lại những bài thêm vào và loại ra th́ cũng chỉ ngần ấy. Người hay không phải nói nhiều. Thơ hay không ở dài ngắn nhưng đánh giá một tác giả ,một tác phẩm đang có nhiều nghi vấn trong lịch sử văn học quả thật có chút đắn đo... Chép lại những ǵ người ta đă viết hoặc viết lại những ǵ người ta đă nói có khác nào ''nhai lại'' ! TT mang âm hưởng thơ cổ nhưng có giá trị sáng tạo nhất định trong thi ca. TT đă không là người ''copy'' văn học th́ người nghiên cứu t́m vào thế giới thơ ca của TT càng không thể chỉ mỗi công việc ''sao y bản chánh''.
Về những bài thơ của T.T.Kh ,muốn chắc ,ta đi theo hơi thơ của TT qua những bài làm theo thể thất ngôn tự do. Những bài thơ tiêu biểu trước khi nhập ngũ 1946 trở về trước của TT : Theo Tôn thảo Miên ,Trần hữu Tá ,Nguyễn hữu Đảng ( sách đă dẫn trên ) ,Thâm Tâm có những bài thơ như : Can trường hành ,Vọng nhân hành ,Tống biệt hành ,Tráng ca... ( Trong bài ''Chọn 10 nhà thơ lớn và 10 bài thơ hay nhất thế kỷ trong văn học Việt Nam'' ,Phan thư Soan có đưa ư kiến của nhà thơ Trinh Đường và tổ b́nh chọn đă đưa bài ''Trường biệt hành'' của Thâm Tâm bên cạnh ''Nhớ rừng'' của Thế Lữ, ''Thề non nước'' của Tản Đà ,''Nguyệt Cầm'' của Xuân Diệu ,“Tràng giang” của Huy Cận ,''Tây tiến'' của Quang Dũng... không biết sách có in lộn ''Tống biệt hành'' thành ''Trường biệt hành'' hay không ?)
Theo VNthuquan.net : Thâm Tâm có thêm Dang dở ,Trả lời người yêu , Màu máu Ti-gôn , Các anh hăy uống cho say. Theo Thâm Tâm ( qua Nguyễn Thạch Kiên ) thêm : Hai sắc hoa Ti-gôn, Bài thơ thứ nhất và Bài thơ cuối cùng.
Những bài thơ không phải Kh làm: Lư do :
Một: Theo Thâm Tâm : Kh yêu thơ thích thơ nhưng không biết làm thơ . Nghĩa là "rung cảm" nhưng không khả năng.
Hai: Nội dung từng bài chứng tỏ Kh không thể tự ḿnh dám ghi rơ ràng t́nh yêu của ḿnh lên giấy khi đă lấy chồng. Nghĩa là dù có khả năng nhưng hoàn cảnh không cho phép. Xét lại những câu thơ bộc lộ rơ tâm sự để đối chiếu với hoàn cảnh thực tại của Kh có thể thấy Kh không thể tự làm :
* Bài hai sắc hoa Tigôn: Những câu sau :
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Theo TT ,Kh tự bỏ TT nên có thư từ, gọi điện ǵ cho TT đâu mà chồng Kh biết. Không lẽ, chồng Kh cũng đoán ṃ như Xuân Diệu: "Cùng giường khác mộng sao em" ? Theo tâm lư, thằng chồng biết được, nó không "hững hờ" đâu! "Nó..."dần" cho nát cái xương . Nó ''thương'' cho tới ...kiếm đường ...đầu thai!'' . Chết chắc . Chẳng q ua TT v́ nhớ thương Kh nên không ḱm chế được cảm xúc, mới buông ra :
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người.
Đây là bản nhận tội không ai cứu nổi. Bản thân Kh có học, biết lễ nghĩa gia giáo. Nghe mẹ, bỏ Thâm Tâm, nàng được coi là hiếu nữ. Lấy chồng, nàng sẽ giữ chữ "xuất giá ṭng phu" . Có than ,nàng cũng than trong ḷng̣. Có nhớ, nàng cũng chỉ được phép nhớ trong mơ. Kh can đảm cỡ nào mà đem chuyện "pḥng the" lên báo ? Ta chắc bây giờ cũng không ai "gan" mà đọc những câu thơ như thế ngay trong gia đ́nh riêng của ḿnh? Câu thơ hay nằm trong ngữ cảnh trái sẽ thành: bạc bẽo, bẽ bàng cho hai phía. TT chưa có "bà xă" lúc này nên chưa biết thế nào là cái "ghen" của người ''giơ cao ,đánh...thật'' mới đi xa thêm :
Nếu biết rằng tôi đă có chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Nghe tê tái lắm nhưng người v́ hiếu nghĩa mà "lấy chồng cho đáng tấm chồng, bỏ công bác mẹ sinh thành ra em" tức là tự ḿnh quyết định ''ĺa" cội rễ t́nh yêu. Có chồng là bao nhiêu vướng víu, bận rộn, lu bu 24/ 24 khiến cho quay ṃng ṃng đầu bù, tóc rối hơi sức nào mà nói đến thơ mà "thơ" câu nào cũng "đốt ḷng", đốt luôn nhà người ta nữa. Không thương người ta mà lấy người ta, than thở như vậy hỏi người làm chồng có ê mặt hay không ? "Người ấy có buồn không?" té ra chính là kẻ đứng đưa tiễn chim sáo ngày xưa sang sông . Kẻ đó nếu không chính là Thâm Tâm chẳng lẽ là Nguyễn Bính là Huyền Trân ? Nỗi ḷng đau khổ đó đă được lập đi ,lập lại nếu không là TT th́ Kh chẳng thể nào dám viết một tiếng ḷng rên xiết như thế cả.
* Bài thơ thứ nhất: Có những câu sau đây:
Biết đâu...tôi: một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm, luống tuổi rồi !
Chẳng khác ǵ chê chồng già quắc ,già quéo mới "hững hờ" , mới ''lạnh nhạt''. Tâm lư người đàn ông trong chuyện gối chăn mà bị chê th́ coi như... tàn phế! . Vả lại, giả như có ai đó lấy trúng loại chồng "nghiêm" như thế suốt ngày lăm lăm cái ...roi cá đuối, cô vợ trẻ kia có mà ngồi yên viết với lách ,có trốn trong hốc nào th́ nó cũng ...moi ra...hành cho cái tội chê chồng cho biết cái thân!. Có lẽ v́ nói về người chồng của Kh hơi quá nên mười năm sau ,vỡ lẽ ra ,TT mới tự kiểm điểm : "Chồng Kh là một thương gia mới 38 tuổi có luống tuổi ǵ đâu." Thật ra, làm một phép tính nhẩm : chồng Kh ít nhiều cũng hơn Kh một con giáp rưỡi. Lấy chồng tuổi ấy gọi cha là vừa! Xót người nên nghĩ tới người, viết cho ''người'' không TT th́ cũng chẳng có ai "thương dùm phận gái thuyền quyên như nàng" bằng TT. Có đau thương ǵ th́ người trong cuộc cũng phải t́m cách đi vào đoạn kết.
* Bài thơ cuối cùng: Bài thơ có những câu như sau thật ''nguy hiểm'':
- Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh? Anh của em!
-Tôi biết làm sao được hỡi trời?
Giận anh, không nỡ! Nhớ không thôi!
Nghĩa là người trong cuộc vẫn c̣n thương nhớ mối duyên "thầm kín" đó nhưng từ ''Anh anh, em em'' ngọt sớt kiểu này gặp thằng chồng hung dữ v́ ghen... nó cắt lưỡi. Chẳng qua ,tiếng ḷng tự trách của TT mà thôi. Xuân Diệu từng tự trách : ''Em ác quá ḷng anh như tự xé'' theo cách yêu của Xuân Diệu. Mạc phương Đ́nh trong bài ''Đành'' có cách trách của riêng ḿnh : ''Mắt ta bé mà t́nh em lớn quá. Ta ngu ngơ nh́n ngó nhận không ra. Ṿng tay hẹp không đủ ôm biển cả. Ḷng đu đưa trong cơi ta bà.... Chắc tiền kiếp ta mang đời kẻ chợ. Đem t́nh yêu thả gió lang thang. Em qua đó vô t́nh mắc nợ. Để cùng ta rơi xuống chốn địa đàng.''. TT và Kh ai đă mắc nợ ai mà ''Mưa buồn ,mưa hắt ,trong ḷng ướt... Sợ quá đi ,anh ...''có một người''...Cái người này là ai mà đă qua hết nửa thập niên nay sao c̣n quay trở lại thi ca bằng những lời kêu thương buốt ḷng ? Tiếc thay ,sự yêu thương đó sang bài thơ dưới đây có những lời thở than ngằn ngặc mệt mỏi lạ lùng .
* Bài "Đan áo cho chồng" : Bài thơ này có những câu ''thêm dầu vào lửa'':
- Đáng thương những kẻ có chồng như em,
... Vẫn c̣n thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
- Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao!
Lấy chồng chẳng những không hưởng được ṿng tay ấm áp mà chỉ thấy cảm giác lạnh lùng . Nét tâm lư này có thể âm thầm chịu đựng th́ thật là một sự hy sinh cao cả. Thật ra ,nét đẹp của người phụ nữ ''phu xướng ,phụ ṭng'' thờ cha ,kính mẹ bên chồng c̣n thể hiện theo từng đường kim mũi chỉ . Không yêu nhưng sống trong một mái nhà buồn vui ấm lạnh đủ cả ,chẳng lẽ người trong cuộc nào mà không có chút t́nh dù chỉ là t́nh người ? Ví dù người chồng kia có ''hững hờ'' ǵ đi nữa nhưng mặc cái áo mà vợ chăm chút đan cho có lư nào chẳng chút động ḷng ! Nhưng bây giờ th́ ''lửa bỏng hỏng xôi'' hết trơn. Đan cho chồng cái aó mà than ngắn thở dài ,ḷng tưởng nhớ ai th́ thằng chồng mặc vào c̣n hơn gai chích hơn kim châm ? ''Nàng than nàng lạnh nhưng ta có chiếc áo nàng đan cho ,mặc rồi ,ta c̣n cảm giác lạnh lẽo hơn nàng !'' Kh có dám nhùng nhằn như thế đâu nếu nói không nỡ ḷng.
Nhưng nghĩ cũng ...vui đấy : Bỏ th́ không dám, vương th́ phải cam. Một chiếc áo đan hết mùa đông cũng chưa xong. Gặp bà già chồng khó chịu sẽ mắng con dâu "thêu thùa vá may" dở ẹt ! Bà ta nóng ruột sẽ giật phắt cuộn len mà tự ḿnh đan giùm cho con trai là nàng ... khỏe re. C̣n thằng chồng chờ măi chờ hoài không có áo, lạnh quá chịu hết xiết ... ra tiệm mua quách. Sướng! Nàng giam ḿnh đan mỗi cái áo lâu lơ, lâu lắc như cố ư kéo dài thời gian khỏi ...đi chợ ? Thật ra, con chim hót trong lồng mới an toàn, ra ngoài đứng hót không bị mèo chụp cũng vướng ná bắn chim, kêu than cái ǵ nữa ?!!!. Rên la ầm ĩ, thằng chồng vớ được tờ báo đọc hay có kẻ nào thóc mách khẽ ...rỉ tai. Thế là chàng nếu mà không xửng cồ, th́ ... cha chả cũng bừng gan trào lửa hận cho con vợ: ''Lấy chồng vẫn tưởng trai tơ'' ,nó...vặt cho con chim hót trong lồng kia không c̣n... một cọng lông để mà trông mà ngóng ?!!!.
Như đă nói trên, Kh là cô gái có học, biết lễ nghĩa, hiếu đạo, không có th́ giờ ngu ngốc "mổ bụng" phơi ruột gan cho thiên hạ xem. Cái tinh thần vơ sĩ đạo này hăy để cho đàn ông Nhật làm đi. Cái tinh thần này ,Kh có nằm mơ cũng không dám thấy. Giả sử Kh làm thơ, đăng báo. Đăng để làm ǵ? Cho TT biết được tin tức về nàng chăng? Càng vô nghĩa v́ khi người ta đă lẫn trốn tức là xác định cho ḿnh một con đường đi nghĩa là những mối dây liên hệ quá khứ sẽ bị thời gian và bổn phận cắt đứt! Kh không thể viết một bài thơ tự treo cổ con chim trong lồng.
Nhưng nếu TT viết dùm tâm sự cho Kh có được không ? Bây giờ ,ta xem từng nội dung mỗi bài có ứng với con người TT hay không? Cứ coi như TT viết hết bốn bài trên. Không ai hiểu ḷng Kh bằng TT. Sự ra đi không báo trước của Kh làm TT hụt hẫng về tinh thần. Chới với trong t́nh huống bất ngờ chẳng được báo trước, người ta phản ứng ...chụp cây viết, viết cho thỏa, cho xong một tấm ḷng như khi người đàn ông nổi cục tự ái bự mà không biết tác giả nào đă cho ra đời những câu thơ vui vui nhưng chua chát như sau : ''Nếu biết rằng em đă có chồng. Anh về cưới vợ thế là xong. Vợ anh không đẹp bằng em lắm. Nhưng đẹp hơn em ở tấm ḷng''. Đàn ông "cả thèm chóng chán" . Đàn bà lặng lẽ ngược ngang. Nhưng TT lại là loại đàn ông lặng lẽ như Trần Quốc Sỹ "Khóc t́nh" : ''Ta thắp nến khóc t́nh yêu vừa chết . Hấp hối sau cơn sốt bỗng vật vờ. T́nh yêu nào, ai biết đâu đoạn cuối. Cứ ngỡ rằng t́nh vẫn măi là thơ.''. Và cũng vậy TT dệt nên một vở kịch, tạo nên một huyền thoại mà TT tự cho là "trẻ con". Trong thi ca đâu mỗi chỉ ḿnh TT mang t́nh ḿnh vào huyền thoại mà c̣n có một Tâm Thư với ''Trẩy hội đan tay'' : Cũng đành đem dấu vết xưa. Vào trang cổ tích cho vừa nhánh thương. Cũng đành chia nửa con đường. Cho trăm năm vỡ cho hờn đánh rơi. ''Kh đă không thể viết những ḍng cổ tích để dệt quanh ḿnh một huyền thoại vô tư. TT viết cho nàng nhưng cái chính là viết cho ḿnh. Mai mốt, cô vợ "đẹp" ở "tấm ḷng kia" có đọc lại ḍng thơ của chồng viết cho ai đó th́ cũng chỉ nghĩ là : Tâm trạng của một nhân vật cô gái mà chồng đă dựng lên mà thôi ,nàng ...thở dài cho qua.
Ḍng trữ t́nh thường mang đôi cánh lăng mạn. Tâm trạng bao giờ cũng được che chắn bởi hàng hàng lớp lớp từ ngữ ,h́nh tượng từ hiện thực đến tưởng tượng. Đi sâu quá vào ngữ cảnh thật của thi ca là chẳng đúng với cách phân tích giá trị nội dung ,nghệ thuật cuả tác phẩm . Nếu với mỗi một thi phẩm ta cứ t́m cho bằng được : Họ là ai ? Ai yêu ai ? Nam là ai? Nữ là ai?...th́ dung tục quá ,bởi có những thi phẩm chỉ là ''tưởng tượng'' như Lưu trọng Lư đă tưởng tượng một con nai vàng ngơ ngác th́ làm sao mà kiếm cho được con nai kia ,làm sao mà... moi cho ra được cái người ḿnh muốn t́m? Nhưng với những bài thơ của TT ,T.T.Kh th́ đây cần hiểu là một trường hợp đặc biệt. Nếu người ta đừng cho T.T.Kh là Kh -cô bé Khánh của TT- th́ ta không cần mất công t́m ''người ấy'' trong bài thơ làm ǵ . Nếu T.T.Kh là Kh th́ cũng đâu có mắc mớ ǵ cần đi chứng minh có phải Kh viết hay không ? . Có một điều khiến ta cảm thấy như là một sự không b́nh thường như đă nêu ở trên là TT không có một bài thơ t́nh yêu nào ngoài thi phẩm ''Tống biệt hành'' chưa ngă ngũ giữa đôi bờ đưa tiễn người bạn hay tiễn đưa ḷng ? C̣n nữa ,những bài thơ kư TT cũng không có một nhà nghiên cứu nào dám đưa vào phần ''sự nghiệp'' trong tiểu sử TT. TT đă thành hai TT : Một TT nặng chữ ''t́nh'' . Một TT cười cợt chữ ''nghiă''. Bởi vậy ,TT có viết : ''Đau t́nh không xót bằng đau nghiă''. Trả lại giá trị thật cho TT vẹn toàn hai chữ ''t́nh nghĩa'' này thiết nghĩ người yêu văn học không thể nhắm mắt làm ngơ ,không thể chờ phép nhiệm màu nào ban tới .
Không phải bài nào kư TT hay T.T.Kh cũng là thật. Loại trừ như thế nào? Ta lại t́m vào nội dung xem có trùng hợp với nhau ?. Nếu khác, tức là người viết giùm chưa hiểu hết ḷng của người ta v́ không ở trong một kỷ niệm nào sâu sắc dẫn tới ng̣̣i bút hững hờ, lời văn nhạt t́nh ,ư phát sinh lạt lẽo.
· Những bài thơ không phải TT làm: Với những lư do sau đây:
Một: TT khẳng định chỉ làm có ba bài ( Hai sắc hoa Ti-gôn, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng ). C̣n những bài khác đều do bạn bè làm. (Theo Nguyễn thạch Kiên ).
Hai: Xét nội dung những bài kư TT hoặc T.T.Kh nhưng không phải TT làm, đều trái đạo lư, lệch lạc ư nghĩa khác biệt cả cách hành văn và nghệ thuật.
* Bài "Trả lời người yêu Gởi T.T.Kh" :
Bài này được ai đó làm sau khi bài "Đan áo cho chồng" kư T.T.Kh ra đời có những câu ...thật chẳng là đàn ông tốt :
-Vâng ,tôi biết có một người
Một đêm tưởng nhớ rằng tôi là chồng.
Để hôm sau khóc trong ḷng̣
Vâng tôi vẫn biết cánh đồng thời gian.
-Miệng chồng khánh gắn lên môi
H́nh anh mắt Khánh sáng ngời c̣n mơ.
-Đàn xưa từ chia đường tơ
Sao tôi không biết hững hờ nàng đan.
-Khánh ơi! c̣n hỏi ǵ anh
Ái t́nh đă vỡ, ái t́nh c̣n nguyên
Bởi chính v́ bài thơ này đă nêu đúng cái tên ''Khánh'' nên đây chẳng phải là bài thơ ''tưởng tượng'' nên không ''đụng hàng'' với một cuộc t́nh nào nhưng khi đă cho T.T.Kh là Khánh th́ ta vần xem xét ngôn ngữ , ư tứ mà người kư TT này dùng cho ''người yêu'' có ''mặn ṃi'' như T.T.Kh đă viết cho ''người ấy'' TT ? Ráp bài này lại với những bài T.T.Kh kư, thằng chồng nào ngu mà không biết họ đang nói về ḿnh là một kẻ thừa bên lề yêu đương. Trong lịch sử văn học ngoại trừ những tác phẩm văn xuôi, ḍng thơ trữ t́nh chưa có câu thơ nào đầy "lục dục thất t́nh" như câu ''miệng chồng Khánh gắn lên môi... c̣n mơ". Người đọc nào có một chút tự trọng mà không thấy ghê ghê.
Thơ lăng mạn, ''thơ mới'' thời ấy mang bi kịch cả thực và mộng đều lẫn lộn mênh mông, miêu tả ngoại cảnh là chính để bày tỏ nỗi ḷng . Kẻ này đi miêu tả cái thực "lột da". Xem ra cũng là sự "đột phá" của kẻ "phá giới" . Chỉ tội nghiệp cho hai kẻ trong cuộc, dẫu biết tỏng ṭng tong thiên thiên hạ "chơi xỏ" ḿnh nhưng đành ngậm bồn ḥn làm thinh. Phản ứng có mà chết chùm! Kẻ ngoài cuộc mỉa mai hả hê. Người thơ ở trong giang hồ nửa đường đă thấy bất b́nh nên tức giận dùm như Xuân Tâm Phan Hạp: ''Ôi khốn nạn ! Ôi điên rồ ! Giận tức . Đuổi mau đi xác thịt, đuổi đi.'' Vậy mà người ta chấp nhận được cái tả "da thịt " của Chế lan Viên, Hàn mặc Tử, Vũ hoàng Chương... bởi họ đâu có ám chỉ đích danh người nào dù cho nhân vật của họ có ''trần văn nhộng'' đi chăng nữa th́ cũng là cái tưởng tượng của văn chương lăng mạn. Cái thú vui ấy chẳng qua, họ muốn trốn hiện thực mà thôi, không làm trầy da tróc vảy ai cả. Và mái ''nhà tranh'' lăng mạn ấy đă che chắn cho bao thi nhân tránh nắng tránh mưa qua hết bốn mùa !
Trở lại bài thơ "Trả lời người yêu" như thế trên đời dễ đă có mấy "cao thủ" ? Kẻ ấy chụp được con cá trắng lôi ra khỏi nước, đem con cá đang giăy đành đạch đ̣i quyền sống kia phơi trên đường quốc lộ giữa nắng bốc khói. Kẻ ấy chống nạnh coi con cá quằn quại chết ngáp rồi bung dù ra... che. Cây dù che nắng hắn c̣n không đủ. Con cá trắng hời ( Nếu là loại cá rô , nó... đâm một phát chạy nọc ) : Thù oán ǵ anh . Sao đành phơi cá c̣n xanh giữa đàng? Cá ra khỏi nước sống hờ làm sao ! Nó có chết không ? Sân cỏ này để dành cho bạn đọc ngẫm nghĩ... trước khi vào đá trái banh T.T.Kh! TT làm ǵ mà tệ đến cực ác vậy khi đă viết những câu phơi con cá trên c̣n hạ thủ thêm những câu phanh thây con cá ra nữa:
Bao nhiêu hạt lệ c̣n thừa
Dành ngày sau khóc những giờ vị vong.
Bao nhiêu những cánh hoa ḷng
Hăy dâng cho trọn nghĩa chồng hồn cha.
- Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh
Sá chi những chuyện tâm t́nh ...
( xem lại phân tích phần B đầu ) .
"Trả lời người yêu" là tảng nước đá đập vào trái tim ấm áp yêu thương của ai kia, là cái quay gót 180 độ với người yêu cũ, là bản án tử h́nh cho hạnh phúc người yêu của ḿnh . Thử hỏi con người như Thâm Tâm sống trên đường đời mới qua có một nửa chưa đủ ''thâm niên'' để dùng thủ đoạn hại người. TT đă từng lăn lộn giữa cuộc đời cùng khổ kiếm miếng cơm manh áo đă cực ,được một chút t́nh th́ càng ôm ấp ,nâng niu với từng kỷ niệm sao có thể là một kẻ hai mặt, hai ḷng?
Theo Nguyễn Thạch Kiên ( sách đă dẫn ) ghi lời TT tâm sự đă : “yêu … bé Kh…, sùng kính, nâng cao như mối t́nh thần thánh” . TT không nói dóc v́ trong ba bài thơ kư T.T.Kh, TT đă thương nhớ từng kỷ niệm . Thương nhớ người yêu và hiểu ḷng người ấy là hai mặt của một t́nh yêu tri kỷ. T́nh yêu chỉ mới là t́nh. Tri kỷ mới thật là nghĩa. TT từng là con người không muốn mất hai chữ này : ''Đau t́nh không xót bằng đau nghĩa.''. Người ngoài cuộc làm sao hiểu nổi !
Những bài thơ thật của TT với từng kỷ niệm đă đi vào máu thịt so với những bài thơ kư TT, T.T.Kh với những kỷ niệm không ăn nhập vào đâu ! Xét để phân biệt đâu là tiếng ḷng của TT và kẻ bên ngoài tiếng ḷng đó là phải bắt đầu bằng những kỷ niệm của TT và Kh.
Kỷ niệm là những ǵ đă thuộc về quá khứ. Kỷ niệm luôn luôn là những buồn thương của cuộc đời là tiếng đàn trầm bỗng của cuộc đời với những yêu đương. Kỷ niệm vui buồn thường gắn với năm, tháng, tuổi thơ, gắn với sự vật, hiện tượng ,từng mùa…
Những cái tạo thành kỷ niệm chính là chất liệu của thơ văn được biểu hiện bằng ngôn ngữ theo mức độ cảm xúc, rung động khác nhau của người cầm bút.
Ta đọc ''Nguyệt Cầm'' của Xuân Diệu qua cái câu : '' Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người '' là ta có thể liên tưởng đến Bạch cư Dị khi bị thất chức ngang qua Tầm Dương giang ( Trung Quốc ) cảm nàng ca kỹ Trường An đánh đàn mà viết ''Tỳ Bà Hành'' để tặng. Trăng, nhạc, bến Tầm Dương là kỷ niệm của nhà thơ họ Bạch.
Với Thâm Tâm và Kh, kỷ niệm của họ là ''một mùa thu'' . Cả hai, ai nói, ai viết th́ cũng chỉ một mà thôi.
Có mười từ ''thu'' mang gió heo mây và lá vàng rơi rụng trong ''Hai sắc hoa Ti-gôn'' :
- Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn .
- Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Ḷng tôi c̣n giá đến bao giờ ?
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người .
- Tôi nhớ người đă bảo với tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
- Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
3. Những nhân chứng liên quan:
Đó là người con gái vườn Thanh mang tên Kh ( không rơ là Thâm Tâm Khánh hay Trần Thị Khánh ) đến nay vẫn không ai biết nàng sống chết ra sao, ấm lạnh thế nào?.
Đó là người bạn thơ của Thâm Tâm tên H.Th ( Huy Thông hay Hồ Thông ?) trực tiếp nghe Thâm Tâm kể tâm sự này. Ông là Đảng viên có vốn văn hóa Pháp, là chính trị viên một đơn vị chiến đấu của vệ quốc quân cùng đơn vị của Thâm Tâm. Ông c̣n là nhà giáo, yêu thích văn nghệ. Có người cho rằng đó chính là : Phạm văn Ḥa -người mà TT đă làm bài "Tống biệt hành'' đưa tiễn năm 1940 ? Ông ta c̣n sống không ? ( Giả thuyết này mong manh ).
Đó là thầy Vũ văn Nhượng nơi Kh và TT đă học (Trường Sinh Từ) và TT đă đến thăm lần cuối.
Đó là người con gái mà Thâm Tâm nhờ mang ba bài thơ vào ṭa soạn báo của Vũ đ́nh Long. Nàng tên ǵ, ở đâu? sống chết ?
Đó là những nhà thơ bạn bè mà TT nhắc như Nguyễn Bính, Vũ trọng Lang, Trần huyền Trân, Tấn Hiến, Vũ hoàng Chương, Đinh Hùng... Tiếc thay ''mây cuối trời bay c̣n trở lại mà ngàn thu xa cách chẳng tái lai''.
Không c̣n ai để lên tiếng nên huyền thoại TT và Kh như huyền thoại về con tàu Titanic nguy nga bị đắm ngày 10/04/1912 được thêu dệt lên bằng mối t́nh của Jak Dawson và Rose Dewett (qua h́nh ảnh một người duy nhất sống sót) ch́m theo ḍng nước nhưng đă sống măi cùng thời gian.
Sự kiện T.T.Kh t́m về với TT như một sự kiện "châu về hợp phố" ...
Chừng nầy đủ rồi nhé,
HDS
|
|
visitor
guest
REF: 231771
10/08/2007
|
Nếu biết rằng em sẻ lấy chồng
Anh về lấy vợ thế là xong
Vợ anh tuy không đẹp bằng em mấy
Nhưng củng sêm sêm Thẩm Thuư Hằng ...
|
|
anhtrangthu
member
REF: 231882
10/08/2007
|
Cám ơn huynh HDS nhé!
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|