Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thơ tình yêu >> Ai thích tìm hiểu Thơ Đường Luật thì vào đây nhen!

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 da1uhate
 member

 ID 32937
 11/22/2007



Ai thích tìm hiểu Thơ Đường Luật thì vào đây nhen!
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG LUẬT HAY LUẬT THI (cận thể) VÀ CỔ PHONG (cổ thể)

Ai vô không được thì đọc ở đây nè:


Thất Ngôn Bát Cú
Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, các nhà thơ thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

- Luật Bằng Vần Bằng là bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng và các tiếng ở cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải vần với nhau và là vần bằng, chẳng hạn như trong bài họa của Phan Văn Trị đối với bài “Tôn Phu Nhân Qui Thục” của Tôn Thọ Tường, câu đầu của bài thơ này bắt đầu bằng hai tiếng bằng: “Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng.” Các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6 và 8 gồm: “tòng, đông, hồng, sông, và chồng” đều là vần bằng và vần với nhau.
Cách sắp đặt tiếng bằng trắc (luật thơ) trong các câu của bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng như sau:

Luật Thơ

B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)

Thí dụ:

TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(Bài họa của Phan Văn Trị)

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi đông
Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng

- Luật Trắc Vần Bằng là bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng trắc và các tiếng ở cuối câu 1, 2, 4 ,6 và 8 phải vần với nhau và phải là vần bằng, chẳng hạn như trong bài xướng “Tôn Phu Nhân Qui Thục” của Tôn Thọ Tường, câu đầu của bài thơ này bắt đầu bằng hai tiếng trắc: “Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng.” Các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6 và 8 gồm: “tòng, đông, hồng, sông, và chồng) đều là vần bằng và vần với nhau.

Luật Thơ:

T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)

Thí Dụ:

TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(Bài xướng của Tôn Thọ Tường)

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng

c. Luật Lệ Chung về Thất Ngôn Bát Cú

- Luật Bất Luận và Khổ Độc

* Bất Luận (không kể, tức là không cần phải theo đúng luật)

Trong lối thơ Đường Luật, người ta áp dụng luật“nhất tam ngũ bất luận” cho thơ thất ngôn, và “nhất tam bất luận” cho thơ ngũ ngôn. Điều này có nghĩa là trong thơ thất ngôn thì chữ thứ nhất, thứ ba, và thứ năm không cần phải theo đúng luật; trong thơ ngũ ngôn thì chữ thứ nhất và thứ ba không bắt buộc phải theo đúng luật. Chính vì thế mới gọi là “bất luận” (không kể).

* Khổ Độc (khó đọc)

Tuy là có luật “bất luận,” nhưng nếu tiếng đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong các trường hợp sau thành ra khổ độc, tức là rất khó đọc và khó ngâm. Đó là chữ thứ 3 của các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ trong thơ thất ngôn hay chữ thứ 1 của các câu chẵn và chữ thứ 3 của các câu lẻ trong thơ ngũ ngôn nếu là bằng mà đổi ra trắc thì gọi là khổ độc và không chỉnh. Tuy nhiên, nếu tiếng trắc mà đổi ra bằng thì không sao.

- Niêm
“Niêm” có nghĩa là dính, ý nói sự liên hệ về âm luật của hai câu thơ trong một bài Đường luật phải đúng cách. Đó là bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Chữ thứ 2 của mỗi hai câu sau đây phải niêm với nhau, hoặc là cùng bằng hoặc là cùng trắc, bằng niêm với bằng và trắc niêm với trắc: câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7. Điều này có nghĩa là nếu bài thơ thuộc loại bát cú luật trắc vần bằng, chữ thứ nhì của câu 1 là trắc thì chữ thứ nhì của câu 8 cũng phải là trắc; chữ thứ nhì của câu 2 là bằng thì chữ thứ nhì của câu 3 cũng phải là bằng; chữ thứ nhì của câu 4 là trắc thì chữ thứ nhì của câu 5 cũng phải là trắc; và chữ thứ nhì của câu 6 là bằng thì chữ thứ nhì của câu 7 cũng phải là bằng. Nếu bài thơ thuộc loại bát cú luật bằng vần bằng, chữ thứ nhì của câu 1 là bằng thì chữ thứ nhì của câu 8 cũng phải là bằng; chữ thứ nhì của câu 2 là trắc thì chữ thứ nhì của câu 3 cũng phải là trắc; chữ thứ nhì của câu 4 là bằng thì chữ thứ nhì của câu 5 cũng phải là bằng; và chữ thứ nhì của câu 6 là trắc thì chữ thứ nhì của 7 cũng phải là trắc.

- Bố Cục Bài Thơ Bát Cú

* Câu số 1 dùng để mở bài (phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
* Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu thuật (thực) hay trạng.
* Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
*Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.

- Hai Cặp Câu Thơ Phải Đối Với Nhau Trong Bài Thất Ngôn Bát Cú:

Trong bài thơ bát cú (thất ngôn hay ngũ ngôn), câu 3 đối với câu 4, và câu 5 đối với câu 6.
Những câu này phải theo đúng luật bằng trắc (hai câu thực hay trạng và hai câu luận). Đối là đặt hai câu cân xứng với nhau sao cho ý và chữ đối với nhau. Thí dụ:

“Hai vai tơ tóc bền trời đất”
đối với:
“Một gánh cương thường nặng núi sông”

Mỗi ý mỗi từ sử dụng trong câu thơ đều phải cân nhắc sao cho có chất lượng và có ý sâu xa. Bài thơ Đường Luật rất khó làm, nhưng khi đã làm được thì ta sẽ cảm thấy thật thích thú vì đó là cả một nghệ thuật và quả là một công trình quí báu.

CÁCH ÐỐI TRONG THƠ ÐƯỜNG LUẬT

1. CHÍNH ĐỐI:

- Tự loại (loại từ) nào đối với tự loại ấy, tức là danh từ đối danh từ, động từ đối động từ, tĩnh từ đối tĩnh từ, đơn thanh đối đơn thanh, điệp thanh đối điệp thanh ....

Thí dụ:
Trời Sở oán theo mây cuộn cuộn
Đất Ngô buồn giục gió hiu hiu

2. TÁ ĐỐI: (còn gọi là ảnh đối hay bạch đối)

- Tức là đối tiếng, đối bóng

Thí dụ:

Rượu thấm hơi bầu khôn cũng dại
Cờ lâm nước bí dưới quên trên

- Bầu và bí là mượn tiếng để đối nhưng về nghĩa bóng thì là bầu rượu và bí nước (cờ).

3. CÚ TRUNG ĐỐI: tiểu đối

- Là chữ trong câu đối với nhau

Thí dụ:

Sớm đợi hôm chờ mòn mỏi mắt
Năm lừa mười lọc nhọc nhằn công
(sớm đợi đối với hôm chờ, năm lừa đối với mười lọc)

- Hoặc trong thơ lục bát của Việt Nam cũng có những chữ đối với nhau trong một câu :

Người quốc sắc kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

4. TỰU CÚ ĐỐI:

- Là 2 câu tiểu đối "đối" với nhau thành một cặp, nhưng không đối từng chữ như trong tiểu đối mà là đối một nhóm chữ trong tự loại này với một nhóm chữ trong tự loại khác được cân xứng vừa phải về cú điệu.

Thí dụ:
Rừng lại suối rồi khe lại suối
Đây là đâu nữa đó là đâu
(Hư Chu)

Bèo mây xuôi ngược nhiều sương nắng
Thương nhớ ngày đêm lẫn tủi hờn
(Khuyết danh)

5. LƯU THUỶ ĐỐI:

- Là đối như nước trên nguuồn tuôn vào lòng suối, ý trong hai vế cùng đi một hơi như nước chảy xuôi, êm ái và nhẹ nhàng.

Thí dụ:
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót mang thân thế hẹn tang bồng
(Nguyễn Công Trứ)

Thà không trời đất không chi cả
Còn có non sông có lẽ nào
(Phan Bội Châu)



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 phivien
 member

 REF: 258955
 11/22/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đệ tử cám ơn Sư Phụ nhiều . Đệ tử xin phép lưu lại trang này để học . Sau đó thế nào cũng phải ghi danh thôi .
Một lần nữa cám ơn Sư Phụ và Sư Tổ .

Đệ tử kính
Phi Viễn


 

 280573
 member

 REF: 258973
 11/22/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Bạn ơi sao mình vào không được?


 

 da1uhate
 member

 REF: 259137
 11/23/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
D copy ra rồi đó, mấy bạn từ từ nghiên cứu nha

 

 bagiacodon
 member

 REF: 259440
 11/23/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Chào các bạn! Chúc các bạn vui

Bagiacodon ghé qua đọc thử xem hướng dẫn cách làm thơ. Khó quá thế này thì Bagiacodon học không nổi. Mấy thể thơ đơn giản mà Bagiacodon còn viết chưa đúng thể loại,thơ đường thì chịu hẳn


 

 kimmaudonhn
 member

 REF: 259744
 11/24/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn bạn đã nhiệt tình chỉ bảo cách làm thơ Đường. Tôi chưa làm thơ Đường bao giờ và biết là rất khó. Tôi sẽ cố gắng làm và mong bạn chỉ giáo giúp cho nhé. Thân ái!

 

 hocuchuong
 member

 REF: 259887
 11/25/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cuchuong rất thích thơ Đường luật.
Và quả thật là khó !
Sẽ cố gắng học .


 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network