ototot
member
ID 20440
02/28/2007
|
Bài này dài, nhưng cứ đăng, để ai có th́ giờ th́ đọc!
- Như đă ghi trong tiết mục, bài này hơi dài, ai đọc th́ đọc, nhưng đừng chê trách nhé.
- Không biết nó thuộc loại ǵ, nên chọn đại mục "Tán dóc".
- Bài tôi nhận được từ nhóm thân hữu sống ở hải ngoại, nhưng không thấy ghi tên ai là tác giả.
- Xét rằng bài mang nhiều tính chất (trau giồi tiếng Anh, t́m hiểu văn hoá bốn phương, tâm lư thực hành, ca dao tục ngữ...), lại nhằm dịp Tết Con Lợn, nên cứ mời các bạn đọc!
Và đây là câu chuyện một Việt kiều ở Úc, đi du lịch về Việt Nam cùng với một người Úc chính gốc...
Thương th́ củ ấu cũng tṛn!
Chuyến đi Việt Nam của tôi vào cuối năm Bính Tuất 2006, khác với những năm trước, ở chỗ là tôi có được một người bạn đồng hành (companion). Anh là người Úc thứ thiệt (dinki di Aussie) thuộc thế hệ thứ tư, sinh trưởng trong một gia đ́nh trung lưu (born into a middle class family) vào đầu thập niên 60 tại Wodonga, một thị xă địa đầu trong tiểu bang Victoria, giáp ranh tiểu bang New South Wales.
Cũng như nhiều thanh niên khác ở lứa tuổi mơ mộng thích cuộc sống hải hồ, anh đă gia nhập Hải quân Hoàng gia Úc (Royal Australian Navy), lúc mới có 17 tuổi. Qua cuộc sống nổi trôi bềnh bồng này, anh đă được điều động đến nhiều khu vực“dầu sôi lửa bỏng” (deployed to several ‘hot spots’) trên thế giới, trong đó có cả Cuộc Chiến Vùng Vịnh (Gulf War) năm 1991. Và cũng từ đó anh được dịp chu du qua nhiều quốc gia (travelling to many countries) trong vùng Đông Nam Á, Trung Đông (Middle East), Hoa Kỳ và Châu Âu. Sau 20 năm du lịch đó đây, anh cảm thấy thấm mệt và muốn tạm thời dừng lại ở một chốn nào (to stay in one place for a while), nên anh đă quyết định giă từ vũ khí, biển cả để sống đời công chức bàn giấy (worked in Government offices) trong một thời gian khoảng thời gian 6 năm, mà phần lớn công việc cuả anh là nghiên cứu kế hoạch chống khủng bố (counter-terrorism). Trong những năm từ 1999 đến 2002, anh làm Quản đốc Hải quan Hải quân Úc (Navy Customs Manager) với nhiệm vụ giám sát vùng duyên hải (coastal surveillance).
Hiện giờ anh đă chọn nơi ở yên thân tại vùng nắng ấm Gold Coast, hay nói đúng hơn là Tweed Heads, thuộc Tiểu bang New South Wales, vui với cuộc sống của một họa sĩ vẽ chân dung (portrait artist). Ngoài sở thích về hội hoạ anh c̣n tham dự các cuộc thi chạy đua đường trường (marathon running), lặn ‘scuba’ dưới biển sâu (scuba diving), chạy xe mô-tô (motorbike riding), chèo xuồng ‘kayak’ (kayaking), chơi đàn tây-ban-cầm (playing guitar) và nói chung là vui chơi thoải mái (having a good time).
Kinh nghiệm học ngôn ngữ của anh bao gồm Hoa ngữ, Pháp ngữ, và đặc biệt là Việt ngữ. Về phạm vi dịch thuật, anh đă có kinh nghiệm dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh nhiều hợp đồng thương mại lên tới nhiều triệu đô-la (multi-million dollar business contracts) yểm trợ cho các công ty hợp doanh (joint ventures) của Việt Nam và của Úc. Để trau dồi khả năng giao tiếp tiếng Việt, th́ chuyến đi Việt Nam này quả là một cơ hội bằng vàng (golden opportunity) cho anh v́ sau 20 năm học tiếng Việt trên đất nước Úc mẹ đẻ, măi cho đến nay anh mới có dịp trải nghiệm lần đầu tiên ngôn ngữ và văn hóa của người Việt tại bản địa.
Chúng tôi khởi hành từ Sydney sáng ngày 24-11-2006 và đến Sài G̣n bằng chuyến bay của hăng hàng không Vietnam Airlines sau 8 giờ bay. Anh Dave Gilbert cùng tôi ở lại Sài G̣n ít lâu, rồi đi tàu cánh ngầm (Russian ferry boat) ra Vũng Tàu chơi hai ngày, trước khi đáp xe đ̣ (coach) đi tham quan Cần Thơ. Lần đầu tiên tôi được biết Cần Thơ là năm 1967 khi xuống hỏi thi vấn đáp (English oral exam) Anh Văn Tú Tài 2, và như vậy đă là 39 năm rồi c̣n ǵ. Náo nức muốn thăm lại Thủ Đô Miền Tây, đối với tôi, là chuyện tự nhiên. Trên đoạn đường dài 4 tiếng ngồi trên xe, anh bạn Úc thỉnh thoảng nh́n ra cửa sổ th́ thấy bên bờ đường, có người đứng đái. Mỗi lần trông thấy là anh lại quay sang tôi chỉ trỏ và nói: “Đái bậy!” (Pissing in the street/on the roadside/in public) rồi phá lên cười (bursting out laughing). Chắc anh nhớ đến chuyện cười (joke) mà có lẽ anh đă đọc được ở đâu đó.
Chuyện kể là du khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam thường thấy quảng cáo về các chuyến đi tham quan “Ha Long Bay” (Vịnh Hạ Long), “Cam Ranh Bay” (Vịnh Cam Ranh), vân vân… nhưng họ cũng trông thấy ở nhiều chỗ, trên bờ tường trong thành phố, đều có chữ viết “Cam Dai Bay” (Cấm Đái Bậy), nên họ thắc mắc không biết “Bay” (Vịnh) này ở đâu?
Xe đ̣ chúng tôi sau một hồi bon bon chạy khoảng 2 tiếng đồng hồ th́ tài xế cho xe dừng lại ở một nơi có Quán Vân Mập, có nhiều quầy ăn uống, nhiều quầy buôn bán đồ kỉ niệm và cũng là để cho hành khách có dịp giải lao, nghỉ ngơi và làm công tác vệ sinh cá nhân (toilet break). Ngay khi xuống xe bước vào khu buôn bán, anh bạn trông thấy một cái mẹt (flat winnowing basket) đựng đầy những củ mầu nâu đen, lớn hơn ngón tay cái một chút mà tôi xin tả lại như sau:
Củ này có h́nh dáng giống cái đầu trâu (water-buffalo’s head) với hai cái sừng, nhưng nếu khéo tưởng tượng th́ ta cũng có thể thấy nó giống như bộ phận sinh dục của phụ nữ (woman’s reproductive organs).
Khi anh bạn hỏi tôi củ đó là củ ǵ, tôi trả lời là “củ ấu”, và tạm thời dẫn chứng cho anh câu nói/phương ngôn (saying/proverb) của Việt Nam: “Khi thương th́ củ ấu cũng tṛn.
Khi ghét th́ quả bồ ḥn cũng méo”, mà tôi giảng nghĩa đại khái là “When you love something that is not round, you still like to think of it as round, but when you hate something that is round, you still like to think of it as mishappen”.
Phải thú thật là ở thời điểm đó tôi chẳng biết nghĩa tiếng Anh của “củ ấu” và “quả bồ ḥn” là ǵ. Sau này khi về tra cứu Từ Điển của Bùi Phụng th́ biết “củ ấu” là “water caltrop”, c̣n “quả bồ ḥn” là “soapberry”, nhưng biết th́ biết vậy thôi chứ nó cũng không giúp ǵ cho anh bạn Úc hiểu hơn chút nào, v́ không mấy người bản ngữ tiếng Anh biết tên tiếng Anh của những củ/quả loại này. Được cái may là tôi đă bẻ cho anh ăn thử “củ ấu” ngay tại chỗ/hiện trường (on the spot/at the scene), th́ anh thấy nó có vị gần giống như đậu phộng/lạc (peanut). Thế thôi! C̣n “quả bồ ḥn” th́ đành chịu, không biết t́m đâu ra cho anh trông thử xem nó tṛn hay nó méo, và nếu tṛn th́ tṛn ra làm sao và giống quả ǵ.
Theo Từ Điển của Viện Ngôn ngữ học do Đặng Chấn Liêu, Lê Khả Kế, Phạm Duy Trọng biên soạn th́ câu: “Khi thương th́ củ ấu cũng tṛn, khi ghét th́ quả bồ ḥn cũng méo” được dịch ra là: “Love rounds square things, hatred squares round things”!!! C̣n người Anh, người Mỹ, người Úc, theo tôi, khi hỏi họ đại loại ư trên th́ họ sẽ nói gọn nhẹ là: “Love is blind” (Yêu là mù quáng).
Nhưng nói ǵ th́ nói! Quí Vị, Quí Bạn ơi! Bài học Anh Ngữ tuần này của chúng ta có chủ đề “Heo, Lợn, Trư Bát Giới” cơ! Chúng ta sẽ ăn Tết Đinh Hợi (The Year of the Pig) mà! Vậy th́, thử hỏi người tuổi Hợi, cầm tinh con lợn (having the sign of the pig), tính t́nh ra sao? Tử vi Tàu (Chinese horoscope) cho biết:
"It’s better to give than to receive"(‘Cho’ tốt hơn là ‘nhận’) would probably be the Pig’s motto (phương châm của người tuổi Hợi). Pigs are more comfortable giving of their own time or attention (dành thời giờ hay sự lưu tâm của chính ḿnh) than they are to ask others for it. They do not find asking for help an easy task (một việc dễ làm) and would rather carry the burden themselves (thà tự ḿnh mang lấy gánh nặng ấy c̣n hơn). Pigs will do anything they can to maintain a sense of peace (giữ hoà khí) amongst family or friends. This can lead to a tendency to be taken advantage of (bị lợi dụng), but Pigs basically forgive and forget everything (vốn sẵn sàng tha thứ và bỏ qua mọi chuyện). They are compassionate souls (những kẻ giầu ḷng trắc ẩn/thương người) who simply want to keep the peace (dĩ hoà vi quí).
Từ ngữ nói về heo/lợn (pig) trong tiếng Anh th́ có boar (heo/lợn rừng đực, lợn đực, heo nọc), sow (lợn nái, heo cái), hog (lợn nuôi để thịt, nhất là lợn đực thiến), swine (con lợn/heo), piglet (heo/lợn con), sucking/suckling (heo/lợn sữa). Khi phương Tây họ gọi cảnh sát là “pig” là có nghĩa xấu, là chê, ghét mà nói thế. Trong môn bóng bầu dục (Rugby Union) ở Úc, hàng tiền đạo (forward) cũng được gọi là “pig”. Nhưng từ này dùng để chỉ những người nguyên thuỷ là dân bộ lạc (original tribal), th́ nó có nghĩa là loại tiện dân bần cùng nhất (the lowest of the low). Sở dĩ con heo, con lợn không mấy được mến chuộng (low esteem) như thế là v́ trong thời cổ đại (ancient times), dân bộ lạc dùng heo/lợn làm phương tiện dọn sạch những nơi cắm trại (campsites) của họ, bắt chúng ăn những rác rưởi, vụn vặt (scraps and debris) do họ để lại. Cho nên Heo/lợn bị miệt thị (is held in contempt) là con vật dơ bẩn (unclean animal), và người Do Thái (Jews) và người theo đạo Hồi (Muslims) kiêng ăn thịt heo là v́ vậy. Riêng về từ “Trư Bát Giới” th́ theo truyện của Wu Ch’êng-ên do Arthur Waley dịch trong cuốn “Monkey--Folk Novel of China”, chỉ gọi là “Pigsy”, cũng như chỉ gọi “Tôn Ngộ Không” là “Monkey”.
Từ ngữ đi cùng với “pig” th́ có “piggy bank” (heo đựng tiền để dành/bỏ ống). “A pig-out” nghĩa là “ḿnh ăn quá no nê đến độ không thể ăn thêm được nữa.” “Pig-headed” là “bướng bỉnh, cứng đầu, rắn mặt”. “Pig’s bum” hay “pig’s arse” là để chỉ “cái ǵ/điều ǵ ḿnh không đồng ư với người nào đó đă nói; ăn nói cà chua/cà chớn”.
Thành ngữ nói về heo th́ có “A pig in a poke” để chỉ “món hàng ḿnh mua là đồ rởm, có chất lượng tồi v́ ḿnh không được coi mặt hàng trước khi mua.” “To be home on the pig’s back” nghĩa là “thành công, thắng lợi rất dễ dàng, ngon ơ.” “To live like a pig” là “sống trong t́nh trạng bẩn thỉu, dơ dáy.” Ấy vậy, khi nói “He/She is as happy as a pig in mud” (Anh ấy/Chị ấy vui như heo nằm trong bùn) th́ lại có ư nói là “Người ấy vô cùng/cực ḱ vui sướng, hạnh phúc.”
Nằm trong bùn mà lại hạnh phúc, sung sướng, cực ḱ “phê” hử, hử, hử??? LỢN!
CUNG CHÚC TÂN XUÂN = HAPPY NEW YEAR
Không khí Tân Xuân văn c̣n, ước mong các bạn thưởng thức bài đăng.
Thân ái,
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
hoatvi
member
REF: 134274
03/01/2007
|
Đọc mà hiểu chưa hiểu hết Bác Oto ơi, TV phải print ra rồi đọc đi dọc lại nha, nhất định phải hiểu được mà
Ay dza..... Slow peper wá
|
|
chimlacdan
member
REF: 134320
03/01/2007
|
CLD xin chào bác Ototot. Cám ơn bác đă post bài này. Rất là thú vị! CLD thích lắm!
Chúc bác một năm Đinh Hợi hạnh phúc, thịnh vượng!
|
|
ototot
member
REF: 134466
03/01/2007
|
Cám ơn hoatvi, cám ơn CLĐ, đă đọc và góp ư, và nhiều bạn khác cũng đọc, nhưng không, hay chưa góp ư mà thôi.
Tôi thấy bài đăng này phù hợp cho các bạn, cả trong và ngoài nước, lại là song ngữ (bi-lingual) cho cả hai giới đều dễ hiểu. Vậy mà hoatvi vẫn cho là ... khó hiểu th́ đáng tiếc quá. Tôi không nghĩ hoatvi thuộc loại ... "slow pepper"(tiếng Việt là ... chậm tiêu = chậm hiểu, nhưng dù sao, "chậm vẫn hơn không" [better late than never!]mà!).
Thưa CLĐ, bài này cũng mang nhiều tính tích cực, như khen con lợn nhiều hơn là chê! V́ tôi cũng không hiểu tại sao ḿnh có nhiều ư xấu về nó, như thường gặp trong ngôn ngữ tiếng Việt cuả ḿnh, điển h́nh như "bẩn như heo", "ăn như heo", "ngu như heo","mập như heo", "tṛ con heo", "phim con heo"...
Bây giờ, cho tôi chép lại tiếng Anh không thôi, phần diễn giải tích cực về con heo (đoạn in đặm nét) để dễ đọc hơn nưă:
"It’s better to give than to receive" would probably be the Pig’s motto. Pigs are more comfortable giving of their own time or attention than they are to ask others for it. They do not find asking for help an easy task and would rather carry the burden themselves. Pigs will do anything they can to maintain a sense of peace amongst family or friends. This can lead to a tendency to be taken advantage of, but Pigs basically forgive and forget everything. They are compassionate souls who simply want to keep the peace.
"Cho tốt hơn là nhận" chắc là châm ngôn cuả loài lợn. Con lợn thường thoải mái hơn khi quan tâm đến tha nhân nhiều hơn là đ̣i hỏi tha nhân phải quan tâm đến nó. Nó không thích xin ai giúp đỡ, và chẳng thà tự mang lấy gánh nặng cuả ḿnh. Nó bằng ḷng làm đủ mọi chuyện để giữ được hoà khí trong gia đ́nh hay chốn bạn bè. V́ thế, đưa đến t́nh trạng dễ bị thiên hạ lợi dụng, nhưng lợn vốn dĩ là loài dễ tha thứ và bỏ qua tất cả mà. Chúng có ḷng ... nhân từ, và chỉ muốn giữ hoà khí thôi!"
Thân ái,
|
|
chimlacdan
member
REF: 134972
03/02/2007
|
Một lần nữa CLD xin cám ơn bác Ototot đă dành thời giờ dẫn giải một cách cặn kẽ và rất thú vị về 'Ngài Trư Bát Giới'
Để cho đề tài thêm phần hào hứng, CLD xin được dùng câu nói rất ư nhị của cố Tổng Thống Winton Churchill về Trư Bát Giới như sau:
"The Dog looks up to humanity with Reverance,
The Cat looks to humanity and sneers,
But the Pig LOOKS AT MANKIND STRAIGHT IN THE EYE and knows he is looking at his equal!"
Nhờ bác Ototo dịch sang tiếng Việt dùm nhé!
CLĐ
|
|
ototot
member
REF: 134993
03/02/2007
|
Trước hết, xin được nói lại, Winston Churchill là cố thủ tướng nước Anh, v́ ông này có rất nhiều câu nói để đời.
Nói chung, nhiều danh nhân thế giới thường nuôi thú làm bạn (pets) và lại coi thú vật như là những người bạn tốt nhất!
Khi quan sát tính nết (behavior) cuả thú vật, người ta cũng hay đem so sánh với tính nết cuả loài người. Ví dụ như câu nói, bảo là cuả ông Winston Churchill:
The Dog looks up to humanity with reverence,
The Cat looks to humanity and sneers,
But the Pig looks at mankind straight in the eyes,
and knows he is looking at his equal!"
dịch thoát sang tiếng Việt là: "Chó đối với người th́ tỏ ḷng kính trọng, mèo th́ coi thường người, nhưng lợn th́ dám nh́n thẳng vào người với tự tin là hai loài đều b́nh đẳng với nhau!"
Cám ơn CLĐ và các bạn đă đọc và phản hồi.
Thân ái,
|
|
chimlacdan
member
REF: 135060
03/02/2007
|
Xin cảm ơn bác Ototot!
Bác dịch hay và chính xác qúa!
CLĐ
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|