Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Đố vui >> Câu đố Khởi Động

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 doremon0807
 member

 ID 11813
 05/02/2006



Câu đố Khởi Động
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
1. Thành phố nào của Việt Nam trứoc đây từng có tên là Tống B́nh????
2. Tại sao không nên tặng quà cho người Nhật những ŕ liên quan đến số 4????
Nhiu đó thui để cả nhà cùng khởi động. Nhanh lên nào nhanh lên !



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 venus1207
 member

 REF: 80837
 05/02/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Mặc dù đă VỀ ĐÍCH nhưng venus vẫn tiếp tục khởi động lại nha:

1/ Rùa định lừa mọi người hay sao mà nói thành phố nào, Tống B́nh là tên thủ đô Hà Nội cũ , venus sưu tầm được một bài viết hay lắm nè:

:: Tên gọi của Hà Nội qua các thời lịch sử




Thăng Long-Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Từ khi h́nh thành đến nay, Thăng Long-Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau được ghi chép trong sử sách Nhà nước Việt Nam và chia thành hai loại: Chính thức và không chính thức. Tên chính thức của Hà Nội là những tên được chép trong sử sách, do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra, xếp theo thứ tự thời gian như sau:

***Tống B́nh: Thành Tống B́nh là trị sở của bọn đô hộ phương Bắc đời Tùy (581-618), và đời Đường (618-907). Trước đây, trị sở của chúng ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tùy chúng mới chuyển đến Tống B́nh.

Long Đỗ: Truyền thuyết kể rằng vào năm 866, lúc Cao Biền nhà Đường mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do đó, trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Vào năm Quang Thái thứ 10 (năm 1397) đời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quư Ly có ư định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời kinh đô về đất An Tôn, phủ Thanh Hóa. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ư nói: ''Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng răi''. Điều đó cho thấy, Long Đỗ đă từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ.

***Đại La hay ''Đại La thành'', nguyên là tên ṿng thành ngoài cùng bao bọc Kinh Đô Thăng Long xưa. Theo kiến trúc cổ, Kinh Đô thường có ''Tam trùng thành quách''. Trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866, Cao Biền bồi đắp Đại La thành rộng hơn và vững chăi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La.

***Thăng Long (Rồng bay lên): Đây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Đại Việt sử kư toàn thư viết về sự h́nh thành tên gọi này như sau: ''Mùa thu, năm Canh Tuất (1010), vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long''.

Đông Đô: Sách Đại Việt sử kư toàn thư viết: ''Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Hồ Hán Thương coi phủ đô hộ là Đông Đô''. Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục chú thích: ''Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô''.

****Đông Quan: Đây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của Việt Nam, chỉ được ví là ''cửa quan phía Đông'' của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết, năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quư Ly, đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan.

***Đông Kinh: Sách Đại Việt sử kư toàn thư viết về sự ra đời của tên “Đông Kinh” như sau: ''Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15, vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. V́ Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh''.

***Bắc Thành: “Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ-Quang Trung 1787-1802), v́ kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế) nên gọi Thăng Long là Bắc thành.

***Thăng Long (Thịnh vượng lên): Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội viết: ''Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (Huế), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đă chuyển làm trấn thành th́ tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng v́ tên Thăng Long đă có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ ''Long'' là Rồng thành chữ ''Long'' là Thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây th́ không được dùng chữ ''Long'' là ''Rồng''.

***Hà Nội: Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội viết: ''Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Ḥa, phủ Lư Nhân và phủ Thường Tín, lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội''.

Ngoài những tên chính thức đă được sử sách và các Triều đại công nhận, Hà Nội c̣n có một số tên không chính thức như: Tràng An, Phụng Thành, Long Biên, Hà Thành...đây là những tên được dùng để chỉ thành Thăng Long-Hà Nội trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ.

2/Ở Nhật, người ta cho số 4 là xấu, v́ tiếng Nhật số 4 đọc lên nghe gần như chết (Xi = tứ, xi = tử) nên người Nhật thường kiêng số này. Nhiều bệnh viện Nhật không có tầng số 4, pḥng số 4 và giường số 4.

***Tham khảo thêm:

Con số

Ngôn ngữ nào cũng phải có số đếm, nhưng có vài con số có những hàm nghĩa đặc biệt.

Chính con số không có ǵ thần bí, nhưng từ chỗ sùng bái linh vật về ngôn ngữ, người ta đi đến sùng bái về con số. Người ta cho rằng có những số lành, may mắn, có những số dữ, xui xẻo.

Ví dụ ở các nước phương Tây, số 13 bị coi là số xấu, người ta luôn luôn kiêng và cố lẩn tránh con số này Ở các nhà lầu, ngườii ta không lấy số 13, các bệnh viện và giường bệnh số 13; trên máy bay xe lửa và ở mỗi hàng ghế đều không có ghế số 13. Người ta tiến hành những việc quan trọng cũng cố tránh ngày 13. Nhưng ở Việt Nam và Trung Hoa lại không tin như thế. Một vài tỉnh ở Trung Quốc người ta cho các số 3, 6, 9 là số đẹp, chọn những ngày 3, 6, 9, 13, 16, 26, 29 âm lịch làm lễ cưới. Ở Nhật, người ta cho số 4 là xấu, v́ tiếng Nhật số 4 đọc lên nghe gần như chết (Xi = tứ, xi = tử) nên người Nhật thường kiêng số này. Nhiều bệnh viện Nhật không có tầng số 4, pḥng số 4 và giường số 4. Tiếng trung Hoa cũng như vậy, tứ đọc lên theo phương ngữ nào nghe cũng gần giống với tử, nên nhiêu bệnh nhân nằm bệnh viên kiêng số đó. Ngay cả số điện thoại, người ta cũng không thích số 4. Gần đây v́ ảnh hưởng Hương Cảng và Quảng Đông, họ rất chuộng con số 8. Bát đọc lên gần như phát (tài), nên người ta rất thích số 8, nếu có số 168 là nhất lộ (lục) phát hay 598 đọc như ngă cửu phát (ngũ cửu bát) = tôi phát tài được lâu. Ở Việt Nam, người ta có quan niệm riêng về các con số, coi số lẻ là tốt đẹp. Làm đám cưới cũng có thói quen chọn ngày, có người kiêng ngày 3 và ngày 7, v́ đă có câu: Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba. Nhưng so với hai nước nói trên, quan niệm lành dữ về con số của người Việt vẫn nhẹ hơn. Người Việt chuộng nhất số 9 và kỵ nhất số l0, gọi là số bù, bảng số xe các loại, họ đều thích có số 9, hoặc cộng lại số thành là 9.


 

 springbay
 guest

 REF: 80838
 05/02/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
1>đó là Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam là bông hoa x̣e năm cánh cửa ô, là ngôi sao tỏa sáng từ trung tâm đông bằng châu thổ sông Hồng đến khắp đất nước rộng dài, tươi đẹp. Hà Nội từng mang nhiều tên qua các thời đại Tống B́nh, Đại La đến Thăng Long, Kẻ Chợ, Đông Đô, Đông Quan rồi trở lại Thăng Long, nay là Hà Nội,hahaha đoạn văn này wen wen
2.người Nhật,hay người Trung Quốc đều ki số 4 v́ phát âm theo tiếng Hán tứ gần giống chữ tử là đai,ngỏm....?


 

 springbay
 guest

 REF: 80842
 05/02/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
thua Vệ Nử rùi,hu hu h u

 

 doremon0807
 member

 REF: 80850
 05/02/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Hoan hô VENUS! VENUS rỏi quá ! Chịu VENUS thiệt rùi.

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network