lang thang
guest
ID 7778
10/13/2005

|
thảo luận

Xin các Bác vài ý kiến.
Có người hỏi tôi:
Mệnh đề "sống" là gì?
mệnh đề "tồn tại" là gì.
sống và tồn tại có cùng chung đặc điểm gì và khác nhau những gì.?..
Tôi suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này để tìm câu trả lời thỏa đáng, nhưng sợ rằng sẽ có những thiếu sót, mong các bác góp ý thêm về tư tưởng của mình.
lang thang

Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Ông Trẻ
guest
REF: 57462
10/14/2005
|

LangThang có một câu hỏi rất chính đáng về hai từ "sống" và "Tồn tại". Tôi xin được dùng "từ" hay "cụm từ" chứ không phải "mệnh đề."
"Sống" là chữ nôm, còn "tồn tại" là chữ Hán. Bởi là chữ nôm, nên người Việt mình sử dụng rộng rãi, và càng rộng rãi thì càng dễ hiểu và đơn giản. Còn "tồn tại", bởi là chữ Hán, nên ít thông dụng hơn, và được sử dụng nhiều hơn trong triết học, nên rắc rối hơn.
Nói như vậy, ở một mức độ nào đó sống = tồn tại, và đôi khi, tồn tại chưa hẳn là sống!
Để làm đơn giản hơn, có lẽ ta nên định nghiã nôm na : sống là thở, là tim có đập, đầu óc có biết, giác quan có hoạt động, chân tay và các bộ phận khác có cử động, ăn được, ngủ được, nhiều thứ lắm! Vậy sống là đặc điểm cuả các sinh vật, rồi hiểu rộng ra là cuả các thực vật như cây cỏ hoa lá. Riêng trong y học, người vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn tiêu hoá, vẫn bài tiết, nhưng không truyền thông được với ai, kể cả người thân cuả mình, thì gọi là sống thực vật (Gần đây, tại Mỹ có trường hợp một bà "sống thực vật" đã mấy chục năm, mãi mới đây pháp luật mới ngã ngũ cho bà ta được chết, tức là rút các ... "ống trợ sinh" ra khỏi bà!)
Còn "tồn tại" (tiếng Anh là exist) chủ yếu được định nghiã là ...
1.có thật, cảm nhận được bằng giác quan hoặc bằng tri thức, chứ không phải do tưởng tượng. Ví dụ ta nói: Tình yêu chân thật có tồn tại...
2.không bị mất đi, tức là xuất hiện, rồi còn đó. Ví dụ ta nói: "Hậu quả cuả chất độc đó còn tồn tại sau hàng chục năm", hay "Tục tảo hôn vẫn còn tồn tại ở vài vùng quê"...
Trong triết học, "tồn tại" có nghiã rất bao la, nhiều khi đọc sách triết học bằng tiếng nước ngoài thì hiểu theo tiếng nước ngoài, chứ không thể dịch sang tiếng Việt, như trường hợp minhtuấn dẫn câu dịch quá gượng ép "to be or not to be" thành "sống hay không sống" trong vở kịch Hamlet cuả Shakespeare được!
Cũng như triết gia Pháp Descartes nói "Je pense, donc je suis" ai hiểu được thì hiểu theo tiếng Pháp, không có cách chi dịch sang tiếng Việt được. Còn tra từ điển Pháp Việt thì "Tôi tư duy, vậy tôi ... là" ???
Triết học rộng lắm, không bàn trên diễn đàn này được!
Thân ái,
|
lang thang
guest
REF: 57520
10/15/2005
|

XIn cảm ơn OT đã cho biết về tư tưởng của mình, đồng thời cũng đưa ra được đường hướng đúng đắn để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
về vấn đề này qủa thật thì nếu tìm hiểu thì không biết bao nhiêu cho đủ, chúng ta chỉ có thể nhìn ra được ở một góc tương đối và bao quát.
lang thang.
|