"Hỏa Trư niên” hay “Kim Trư niên”?
|
Heo Vàng năm nay đă 1.380 tuổi |
Trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung, người ta sử dụng một hệ đếm gọi là hệ can chi, là sự kết hợp của hai hệ nhỏ là hệ can và hệ chi. Trong đó, hệ can (hay c̣n gọi là thiên canthập can) gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quư và hệ chi (c̣n gọi là địa chi hoặc thập nhị chi), gồm mười hai yếu tố: Tư, Sửu, Dần, Măo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Sự kết hợp giữa các yếu tố thuộc hai hệ này tạo thành một hệ đếm gồm 60 đơn vị gọi là hệ can chi, trong đó có Đinh Hợi. hoặc
Bên cạnh đó, theo Ngũ hành (Thuỷ, Hoả, Thổ, Kim, Mộc) th́ sự tương ứng hành - can được quy định như sau: Giáp - Ất ứng với hành Mộc, Nhâm - Quư ứng với hành Thuỷ, Canh - Tân ứng với hành Kim, Mậu - Kỷ ứng với hành Thổ và Bính - Đinh ứng với hành Hỏa. Như vậy, năm Đinh Hợi là "Hỏa Trư niên".
Vậy tại sao lại có thuyết "Kim Trư niên" (năm Heo Vàng)? Nhiều người cho rằng “Kim” xuất phát từ màu của hành Hỏa (là màu đỏ và vàng), đồng thời, màu vàng tượng trưng cho một loại kim loại quư – “vàng”, nhưng sự thực không hẳn là như vậy. Tên gọi “Kim Trư niên” xuất phát từ thời nhà Đường, Trung Quốc. Từ xa xưa, năm Đinh Hợi vẫn được gọi là "Hỏa Trư niên", măi đến năm Đinh Hợi 627 (tức Trinh Quán nguyên niên, đời vua Đường Thái Tông) mới có sự thay đổi này.
Theo các nhà sử học Trung Quốc, để chấn chỉnh chế độ tiền tệ rối loạn, vua Đường Cao Tổ (618-626, tức Lư Uyên) đă phế bỏ đồng tiền cũ của triều đại nhà Tùy (581-618), đồng thời thiết lập lại chế độ tiền tệ “ngũ thù” của đời Hán Vũ Đế (140-87 trCN). Đến triều vua Đường Thái Tông, tiền đúc được lưu hành (thông bảo) cùng với việc đặt kinh thành ở Trường An đă mở ra một thời kỳ rất mực phồn thịnh sung túc của Trung Quốc. Chính v́ vậy, năm 627 được gọi là "Kim Thù niên". Năm 627 là năm Hợi, mà chữ “thù” đồng âm với chữ “trư” ([zhu]), nên kể từ năm 627 trở đi dân gian Trung Quốc thường gọi năm Đinh Hợi là "Kim Trư niên" thay v́ gọi theo lối cũ là "Hỏa Trư niên". Như vậy là, tính đến nay, năm Heo Vàng Đinh Hợi đă 1.380 năm tuổi.
Bao nhiêu năm lại có “Heo Vàng”?
Hệ đếm Can chi được sử dụng trong việc tính thời gian, cứ 60 năm được gọi là một Hội và như vậy cứ 60 năm th́ năm Đinh Hợi mới lại đến một lần. Ngoài ra, hiện nay có một số ư kiến trái ngược cho rằng nếu kết hợp hệ can chi với triết lư âm-dương th́ năm Heo Vàng Đinh Hợi năm nay là một năm hết sức đặc biệt mà phải 600 năm mới có một lần. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu văn hoá phương Đông th́ những nhận định này không hề có căn cứ.
|
Kim Trư đem lại may mắn |
Thứ nhất, Triết lư Âm - Dương, Hệ can chi, Ngũ hành và cả tích “Kim Trư niên” đều có nguồn gốc từ văn hoá Trung Quốc, sau này mới được du nhập sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong khi đó, nhận định về “Kim Trư niên 600 năm” lại xuất phát từ các nhà tiên tri Hàn Quốc, c̣n các nhà sử học Trung Quốc không hề đưa ra một sự ủng hộ chính thức nào với ư kiến hết sức mới mẻ này.
Thứ hai, giáo sư Joo Young-Ha, Học viện Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc cũng cho rằng: “Nếu năm Heo Vàng Đinh Hợi 2007 thực sự là một sự kiện hiếm đến mức 600 năm mới có một lần th́ chắc chắn nó phải được ghi lại trong các tài liệu lịch sử. Hiện nay, Hàn Quốc c̣n lưu giữ được khá hoàn chỉnh những tài liệu từ thời vua Taejong, người đă trị v́ Vương triều Choson 600 năm trước đây. Thế nhưng, sự kiện “Heo Vàng 600 năm mới đến một lần” không hề được nhắc đến mà trước đây cũng chưa có ai từng nghe nói. Như vậy, rơ ràng đây là một khái niệm hoàn toàn mới.”
Heo Vàng Đinh Hợi - Năm cực kỳ tốt đẹp
Trong văn hoá phương Đông, trẻ em sinh vào năm Heo Vàng sau này sẽ trở thành người dũng cảm, trung kiên, thông minh lanh lợi, ham học hỏi. Ngoài ra, họ sẽ rất chân thật và thẳng tính nhưng lại hơi nóng tính, v́ thế sẽ có ít bạn bè, nhưng người bạn nào cũng rất chân t́nh. Chính v́ bản tính như vậy mà những người sinh năm Đinh Hợi thường có xu hướng thiên về văn học và nghệ thuật nhiều hơn là kinh doanh.
|
Đồng tiền vàng năm Hợi của Úc |
Người Trung Quốc xưa nay vẫn coi con lợn (heo) là loài vật đem lại sự may mắn, sung túc và thịnh vượng. Bởi vậy, họ quan niệm rằng các năm Đinh Hợi bao giờ cũng là những năm rất đỗi tốt lành (đại cát, đại lợi). Hơn nữa, lợn c̣n tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở nên nếu sinh con vào năm này th́ đứa trẻ chắc chắn sẽ thông minh, khoẻ mạnh và đem lại phúc lộc cho gia đ́nh.
Chính v́ vậy, năm 2007 này, Trung Quốc phát hành tem năm mới là một con heo mẹ cùng một bầy 5 chú heo con màu đỏ giữa nền trắng, thể hiện sự dồi dào, sung túc, mắn con… ước nguyện năm mới của người dân Trung Quốc.
Ở Hàn Quốc, lợn không chỉ đơn thuần là biểu tượng của sự giàu sang phú quư mà hơn thế nữa, nó là loài vật thiêng liêng mang sức mạnh siêu phàm. Ngoài ra, lợn c̣n đóng vai tṛ như những “ông mai, bà mối” không thể thiếu được trong những đám hỉ. Nhiều người dân Hàn Quốc tin rằng nằm mơ thấy lợn đồng nghĩa với việc được báo mộng điềm lành và may mắn.
Du nhập vào văn hoá phương Tây
Sự tôn sùng "Heo vàng" không chỉ phổ biến ở châu Á mà nhiều nước phương Tây cũng rất chào đón sự kiện quư này. Bưu điện Pháp cũng phát hành một con tem mang h́nh một chú lợn giữa một vườn hoa mẫu đơn, loài hoa phú quư theo quan niệm của người Trung Quốc. Năm nay, cơ quan bưu điện nhà nước Canada kỷ niệm năm mới âm lịch Đinh Hợi 2007 bằng một con tem mang h́nh chú ỉn màu đỏ hồng dễ thương. Các h́nh vẽ trên tem mang phong cách phương Đông cổ truyền và hàng chữ Trung Quốc chỉ rơ năm Hợi. Đây là tác phẩm của 2 họa sĩ người Vancouver (Canada) Kosta Tsetsekas và John Belisle.
|
Tem Đinh Hợi của Canada |
Cũng nhân dịp xuân Đinh Hợi, Australia phát hành một đồng tiền mệnh giá 1 đôla Australia bằng bạc ṛng nặng 1 ounce (28,35g) và đồng vàng 1/4 ounce kỷ niệm năm Hợi của cộng đồng người Đông Á. Một mặt đồng tiền là h́nh chú lợn cùng chữ “Hợi”, mặt kia là h́nh Nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Pháp cũng vừa cho ra mắt đồng tiền h́nh chú "ỉn", chứa 90% bạc, có đường kính 37mm, mang mệnh giá 1/4 euro và chỉ được sản xuất với số lượng 10.000 bản. Một mặt của đồng tiền mang h́nh một chú lợn mập, biểu tượng của sự thịnh vượng, sung túc, may mắn, giàu có cùng hàng chữ tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc “Năm Đinh Hợi”. Mặt kia của đồng tiền là h́nh Jean de Lafontaine, tác giả nổi tiếng của các câu chuyện ngụ ngôn về các loài vật, trong số đó có 12 con vật tượng trưng cho 12 năm theo lịch Trung Hoa.
Tóm lại, quan niệm “Kim Trư niên” thực chất chỉ là một khái niệm văn hoá truyền thống của người phương Đông. Ǵn giữ và phát huy những phong tục cổ truyền là một việc làm tốt đẹp, nhưng tin đến mức mù quáng th́ sẽ trở thành mê tín dị đoan. Bởi vậy, mỗi người nên có thái độ đúng đắn về “Kim Trư niên”.
Trả lời bạn đọc LƯƠNG QUỐC VIỆT: Những trẻ em sinh năm nay 2007 được gọi là Heo vàng. Nghe nói là 600 năm mới co Heo vàng 1 lần. Vậy em muốn hỏi là ngoài việc năm Đinh Hợi, th́ phải thêm điều kiện ǵ nữa mới là Heo vàng, và Heo vàng có nhất thiết phải là con trai không? Hay là trai gái đều gọi là Heo vàng. Xin cảm ơn!