nvdtdnguyen
member
ID 40901
05/06/2008
|
Một bài văn lạc đề của một học sinh giỏi đi thi HS giỏi
Đề thi: Em hăy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
Bài làm
Nói đến Nguyễn Đ́nh Chiểu, người ta thường nhớ đến một thầy giáo mù yêu nước, có tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Đ́nh Chiểu sáng tác khá nhiều, nổi tiếng là tập thơ Nôm “Lục Vân Tiên” và trong văn học lớp 11, chúng ta được làm quen với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tế được Nguyễn Đ́nh Chiểu sáng tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đă hy sinh trong phong trào Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài G̣n.
Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em th́ có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi v́ bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời b́nh. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...
Em không thích tác phẩm này v́ nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em th́ trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...
Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ư kiến trái ngược khen – chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của ḿnh, và việc phê b́nh văn học h́nh như chỉ là việc của các nhà phê b́nh. Phải chăng v́ tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nh́n ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đă khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy c̣n khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rơ chính kiến của ḿnh trong một bài thi cả, tất cả chỉ v́ áp lực điểm số.
Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của ḿnh trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS, khi phải học một chương tŕnh không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm ḿnh không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".
Học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
Kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên Hà Nội 18-3-2005
Nhận xét của nvdtdnguyen:
Nếu tôi mà là giảm khảo chấm bài thi, tôi sẽ không cho điểm bài này. Mà sẽ mời em đó tới cho tôi hỏi chuyện là v́ sao em lại nghĩ vậy. Sau đó họp với hội đồng thi đề nghị nên cho 1 đề riêng biệt cho em này làm thử như sau: "Phần tích một tác phẩm văn học mà em đă từng đọc."
Nếu làm được tôi cho em này đậu (nếu đây là ṿng loại, c̣n nếu đây là ṿng chung kết rồi th́ xin hội đồng th́ cho em này một giải khuyến khích!)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
minh1208vk
member
REF: 340695
05/06/2008
|
Tư duy nhà ḿnh thường là tư duy một chiều, tư duy quần chúng. Cái mà tất cả mọi người đều thích, anh không được phép chê. Cái mà mọi người đều thấy dở, anh không được phép khen.Thầy cô dạy học tṛ cũng chỉ dạy về cái THƯỜNG- cái mà mọi người đều mong mỏi, chứ không dạy cho học sinh biết đến cái VÔ THƯỜNG- là cái có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Thế hệ sinh sau chiến tranh phải mất khá nhiều thời gian trăn trở, quẫy đạp mới t́m ra được cho ḿnh cái TÔI. Thật may là lớp trẻ bây giờ vẫn c̣n có được một vài cái TÔI sớm đến như thế.
|
|
lynhat
member
REF: 340698
05/06/2008
|
Đi làm việc, ông chủ sai làm việc này, người đi làm th́ làm theo ư của ḿnh thích làm.
Kết Luận : Về nhà uống nước trừ cơm, khỏi đi làm.
|
|
jokerdumb
member
REF: 340756
05/06/2008
|
Lịch sử là nền tãng văn hoá cuả một dân tộc,
tương lai thống trị một đất nước cần có sự bộc phát, sáng tạo,
thế hệ trẻ đương nhiên phải thấu hiểu lịch sử nhưng phát triễn đất nước cần những tư tưởng mới để tạo nên lịch sử mới cho thế hệ về sau.
Cái gọi là dị thường hay là phi thường chỉ có thời gian mới xác thực được.
Trí tuệ con người phải được tự do phát huy không nên kiềm chế ở bất cứ hạn định nào.
100 năm về sau những điều dị thường hôm nay có thể sẽ là phi thường
và tư tưởng thời điễm ấy "2100 ..." có thể sẽ được xem là dị thường.
hehehhehehe, jd củng cảm thấy tư tưởng mình quái đản quá,heheh
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|