rongchoi123
member
ID 57937
12/29/2009
|
Phật Giáo Được Vinh Danh
Trong Phật giáo không có từ "thánh chiến" hay "thập tự chinh" như trong Hồi Giáo hay Công giáo, và trong lịch sử tôn giáo lớn này không có cạnh tranh đáng kể với các tôn giáo khác.
Khác với Hồi giáo hay Thiên chúa giáo, các chi phái thường hiềm khích lẫn nhau như Shite với Sunni, Tin lành với công giáo. Các tu sĩ Thiền tông (Zen), Nam tông (Đại thừa c̣n gọi là Phật giáo nguyên thủy) hay Bắc tông (tiểu thừa) đều có thể thăm viếng nhau. Một tín đồ Phật giáo thường có thể ung dung đi hành lễ ở các chùa của Bắc tông, Nam tông hay Thiền tông mà không thấy có cảm giác khác biệt ǵ: Cũng là thờ Phật cả. Bởi vậy ở VN trước 1975 mới có Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất cho cả các phái tu.
Sau đây là email của một lăo thân hữu gửi rongchoi xin chia xẻ với các bạn. Hy vọng ban quản lư diễn đàn không vô cớ d́m topic của rong chơi như mấy lần trước.
Hửu xạ tự nên hương....và kết qủa Phật giáo là 1 tôn giáo Bi Trí Dũng
Không gian ác , bạo hành , và tuyên truyền gây hoang mang đến ḷng người.
--- O
Người xưa có câu : Lấy tay che trời.
Hiện nay thế kỷ 21 và tin tức tài liêu phổ biến rộng rải và nhanh chóng , v́ vậy chỉ ở những nước lạc hậu như : Phi Châu , Á châu Cộng sản...là bị bịt mắt , bịt tai không thấy không nghe, Nhưng tại những nước văn minh khoa học tất cả điều được bạch hoá ra quần chúng qua báo chí , truyền thông và internet...
V́ vậy dù ai nói ngược nói ngang ,
Ta đây vản đứng vững như kiềng ba chân.
Và Phật Giáo đang được thế giới đón nhận và hoan hỉ cùng thám phục qua những chứng minh trước sau như một là vậy.
--------------------------------------------------------------------------------
Xin xem những phần dưới bằng tài liệu thật ...
Phật giáo được giải “Tôn giáo tốt nhất thế giới”
PSN - 8.08.2009 | Chánh Minh chuyển dịch
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve) Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đă ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”..
Giải thưởng đặc biệt này đă được bầu chọn bởi bàn tṛn quốc tế gồm hơn 200 vị lănh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lănh đạo tôn giáo đă chọn Phật Giáo thay v́ tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
Sau đây là những lời b́nh luận của 4 thành viên đă bỏ phiếu:
Jonna Hult, Giám đốc Nghiên Cứu cho ICARUS nói: “Tôi không ngạc nhiên khi Phật Giáo được bầu chọn “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”, bởi v́ chúng ta có thể t́m ra từng chữ rằng không có đến một trường hợp nào chiến tranh gây ra mà nhân danh Phật Giáo, trái với những tôn giáo khác h́nh như luôn thủ sẵn một khẩu súng trong tủ để pḥng hờ trường hợp Chúa quyết định sai lầm.. Ngay chúng ta khó t́m thấy một Phật tử trong quân đội. Họ tu tập theo giáo pháp đến độ chúng ta không thể viện dẫn bằng các truyền thống tâm linh khác.
Cha Ted O'Shaughnessy, một nhà tu Công Giáo nói từ Belfast “Chừng nào tôi c̣n yêu Giáo hội Công Giáo, tôi luôn luôn cảm thấy khó chịu v́ chúng ta thường rao giảng ḷng bác ái trong kinh Thánh, tuy nhiên lại tuyên bố là ư Chúa khi cần giết những người khác. Chính v́ thế mà tôi phải bỏ phiếu cho Phật Giáo”.
Giáo sĩ Đạo Hồi Tal Bin Wassad, nói từ Pakistan qua một thông dịch viên: “Trong khi tôi là một người tôn sùng đạo Hồi, tôi có thể thấy biết bao sự giận dữ và máu đổ được đưa vào trong diễn đàn tôn giáo thay v́ ở mức độ cá nhân. Người Phật tử đă thấy rơ điều đó”. Ông Bin Wassad, một thành viên ICARUS bỏ phiếu đại diện Cộng đồng Hồi giáo Pakistan nói tiếp: “ Thật thế, một số trong những bạn tốt của tôi là những Phật tử”.
Và Rabbi Shmuel Wasserstein nói từ Jerusalem: “Lẽ dĩ nhiên, tôi yêu đạo Do Thái và theo tôi đó là một tôn giáo vĩ đại nhất thế giới. Nhưng nói thật, tôi thực tập thiền định mỗi ngày trước khi cầu nguyện theo nghi lễ Do Thái giáo hằng ngày kể từ năm 1993. Vậy là tôi hiểu rồi”.
Tuy nhiên có một trở ngại. ICARUS không thể t́m được người nào để trao giải thưởng. Tất cả những Phật tử mà họ đă gọi đều trả lời rằng họ không cần giải thưởng..
Khi hỏi tại sao cộng đồng Phật giáo Miến Điện từ chối giải thưởng, tu sĩ Phật giáo Bhante Ghurata Hanta trả lời từ Miến Điện : “Chúng tôi cám ơn quư vị đă công nhận, nhưng chúng tôi sẽ tặng giải thưởng này cho toàn thể nhân loại, bởi v́ Phật tính có sẵn trong mỗi chúng tôi”. Ông Groehlichen nói tiếp: “ Chúng tôi sẽ tiếp tục gọi khắp nơi cho đến khi chúng tôi t́m được một Phật tử nhận giải thưởng này. Chúng tôi sẽ cho quư vị biết khi nào chúng tôi t́m ra”.
Chánh Minh chuyển dịch
USA, 31-07-2009
--------------------------------------------------------------------------------
Buddhism won “The Best Religion In The World” award
15 Jul 2009, Tribune de Geneve
The Geneva-based International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality (ICARUS) has bestowed "The Best Religion In the World" award this year on the Buddhist Community.
This special award was voted on by an international round table of more than 200 religious leaders from every part of the spiritual spectrum. It was fascinating to note that many religious leaders voted for Buddhism rather than their own religion although Buddhists actually make up a tiny minority of ICARUS membership. Here are the comments by four voting members:
Jonna Hult, Director of Research for ICARUS said "It wasn't a surprise to me that Buddhism won Best Religion in the World, because we could find literally not one single instance of a war fought in the name of Buddhism, in contrast to every other religion that seems to keep a gun in the closet just in case God makes a mistake. We were hard pressed to even find a Buddhist that had ever been in an army. These people practice what they preach to an extent we simply could not document with any other spiritual tradition."
A Catholic Priest, Father Ted O'Shaughnessy said from Belfast, "As much as I love the Catholic Church, it has always bothered me to no end that we preach love in our scripture yet then claim to know God's will when it comes to killing other humans. For that reason, I did have to cast my vote for the Buddhists."
A Muslim Cleric Tal Bin Wassad agreed from Pakistan via his translator. "While I am a devout Muslim, I can see how much anger and bloodshed is channeled into religious expression rather than dealt with on a personal level. The Buddhists have that figured out." Bin Wassad, the ICARUS voting member for Pakistan 's Muslim community continued, "In fact, some of my best friends are Buddhist."
And Rabbi Shmuel Wasserstein said from Jerusalem, "Of course, I love Judaism, and I think it's the greatest religion in the world. But to be honest, I've been practicing Vipassana meditation every day before minyan (daily Jewish prayer) since 1993. So I get it."
However, there was one snag - ICARUS couldn't find anyone to give the award to. All the Buddhists they called kept saying they didn't want the award.
When asked why the Burmese Buddhist community refused the award, Buddhist monk Bhante Ghurata Hanta said from Burma, "We are grateful for the acknowledgement, but we give this award to all humanity, for Buddha nature lies within each of us." Groehlichen went on to say "We're going to keep calling around until we find a Buddhist who will accept it.. We'll let you know when we do."
ĐỨC PHẬT TRONG CÁI NH̀N CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại th́ đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của ḿnh để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học.. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của ḿnh để xu hướng theo khoa học, v́ Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ư thức đạo lư, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ư nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].
"Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Đường lối, là Chân lư và là Lẽ sống." [- Giám mục Milman].
Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế.. Đức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. [- Một Văn Hào Tây Phương"].
"Đức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đă chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lư, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Đức].
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc t́nh cờ. [- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan] .
Điều đáng chú ư nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của ḷng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, v́ Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Đức Phật Của Chúng Ta"].
Các bạn thấy rơ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một ḿnh tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đă gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất măn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do ḷng ích kỷ. Ḷng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa măn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính ḿnh.
Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân... Đức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đă dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Đức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [- H.G. Wells].
2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật
Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân ḿnh trong đời sống của ḿnh trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lư như ḷng tự tin, thanh tịnh, nhă nhặn, giác ngộ, an lạc và ḷng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, v́ không có trí tuệ th́ siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [- Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Độ giáo"]..
Đức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài c̣n biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rơ ràng và độc lập không liên can ǵ đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại c̣n cho thấy một h́nh thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rơ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. V́ lư do đó, đức Phật không đ̣i hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [- George Grimm, "Giáo Lư của đức Phật"].
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis].
Đức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính ḿnh giải thoát lấy ḿnh, như chính Ngài đă tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lư của Ngài là chân lư, không phải giáo lư này đến từ nơi Ngài, nhưng v́ ḷng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính ḿnh. [- Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Đức].
Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hăi, con hăy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France].
Sự khác biệt giữa đức Phật và một người b́nh thường giống như sự khác biệt giữa một người b́nh thường và một người mất trí. [- Một Văn Hào].
Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Đức Phật cũng đă giải đáp như vậy khi có người hỏi t́nh trạng bản ngă của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18.. [J.Robert Oppenheimer].
Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài ḥa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. [- Tổng thống Nehru].
3.. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại:
Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đă tăng thêm sanh khí và chân lư của thông điệp này. Chúng ta hăy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hăy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lư của Ngài. Có thể chúng ta phải b́nh thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru].
Trên quả địa cầu này, Ngài đem ư nghĩa những chân lư giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Đức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lănh đạo triết học Tây Phương].
Sự thanh tịnh của tâm linh và ḷng thương yêu tất cả sinh vật đă được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và ḷng thiện cảm. [- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Đức Phật Cồ Đàm"].
Đức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại.. Giáo lư của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đă mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [- Một học giả Hồi Giáo].
Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lư của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lư. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nh́n và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan, "Đức Phật Cồ Đàm"].
Đức Phật là người cha nh́n thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. [- Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"].
4. Giáo pháp của Đức Phật:
Đọc một chút về Phật giáo là đă biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đă hiểu rơ xa hơn và đă được thừa nhận về những vấn đề tâm lư hiện đại của chúng ta. Họ đă nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đă t́m thấy câu trả lời. [- Tiến Sĩ Graham Howe].
Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới h́nh thức nào - hoặc ép buộc ư tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve văn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của ḿnh. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Đạo như nơi chợ búa. [- Tiến sĩ G. P. Malasekara].
Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy ḿnh. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo th́ sao? Đức Phật chỉ rơ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này.. [- Giáo Sư Lakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"].
Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, v́ Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi. [- Gertrude Garatt].
Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này thông qua đời sống của chính ḿnh từ ngày này qua ngày khác. [- Tiến Sĩ Edward Conze, Một học Giả Phật giáo Tây Phương].
Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư th́ tự nó đă điều kiện hóa để không c̣n là một nghi lễ. Phật giáo nh́n bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy. [- Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lư và Triết lư Phật giáo"].
Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đă quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đă khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất măn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó. [Giáo sư Rhys Davids].
Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn c̣n tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lư căn bản của Đức Cồ Đàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại. [- H.G.Well].
Lư thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến tŕnh của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lư thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng. [- Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"].
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 509432
12/29/2009
|
- Tôi không tin ban quản lư lại ... "nỡ" d́m tiết mục này, nên chẳng nên đặt vấn đề làm ǵ, mà nêu ra th́ ... chắc ăn hơn!
- Nếu bảo rằng ở Việt Nam ta, Phật Giáo ḿnh không hiềm khích, đánh đấm với ai, ít nhất là trong thời cận đại này, th́ cũng đúng thôi!
- Tuy nhiên, nếu lùi vào xa xa hơn chút nưă vào lịch sử, th́ cũng có tài liệu viết rằng vương quốc Chàm ở nước ta vốn theo đạo Hồi nên bị xoá sổ v́ các vua chuá cuả ta hồi đó toàn theo đạo Phật, nên nhân danh đạo Phật để diệt người Chàm chăng? (Giả thuyết này đúng hay sai, chắc c̣n phải chờ có lập luận hợp lư và bằng chứng khoa học!)
- Ở thế kỷ thứ 18 và 19, chúng ta cũng không quên những chủ trương bách hại Công Giáo khủng khiếp cuả các vua chuá Việt Nam (các vua Minh Mạng, Tự Đức), chắc hẳn là nhân danh Phật giáo, th́ mới coi đạo Thiên Chuá là tà đạo, và khắc hai chữ đó lên trán những người theo đạo Thiên Chuá!
- Ở Nam Á, gần chúng ta, chắc bà con cũng nghe đến nước Sri Lanka, ngày xưa gọi là Tích Lan (Ceylon) cũng có cuộc chiến giưă phe Phật giáo đa số Sinhala và phe sắc tộc thiểu số theo Ấn Giáo và Công Giáo Tamil...Măi đến cách đây mấy tháng phe Hổ Tamil mới bị tiêu diệt, và cuộc nội chiến ở Sri Lanka mới chính thức kết thúc!
- Cũng gần đây thôi, tuyệt đại đa số dân Thái là theo đạo Phật, nhưng ở tuốt phiá Nam nước Thái, có một thiểu số người gốc Mă Lai theo đạo Hồi, và những người này cũng muốn nổi loạn và ly khai, và dĩ nhiên cũng có người coi là xích mích này do phe đa số chứ!
Qua những sự kiện trên, tôi nghĩ những cuộc chiến gọi là "thánh chiến" (holy wars) hay chiến tranh tôn giáo (religious wars) thực chất chỉ là những cuộc chiến có động lực là chính trị hay kinh tế, sắc tộc, chứ chưa hẳn là v́ "tín ngưỡng" khác nhau!
Cũng có người bảo Hồi Giáo chủ trương "thánh chiến" (theo họ là Jihad) th́ giết nhau dễ sợ lắm (qua các con số tử vong trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan!).
Tuy nhiên, người có đạo Hồi th́ có thể hiểu "Jihad" theo một nghiă khác, nghiă thần học cuả họ: Đó là cuộc chiến với bản thân để sống đạo, nghiă là cầu nguyện và ăn chay cho đều đặn, trung thành trong t́nh vợ chồng, v.v..., có khi c̣n bài bác cả chiến tranh, giết chóc nưă!
Để kết luận, tôi thấy tôn giáo nào cũng hay cả, chỉ có những người lợi dụng nó cho những mục đích bất chính thôi!
Tôi viết những nhận định trên hoàn toàn theo chủ quan cuả tôi, nên có thể có người đồng ư hay không đồng ư, là chuyện tự nhiên! Có điều là tôi ... không theo đạo nào cả!
Thân ái,
|
|
rongchoi123
member
REF: 509440
12/29/2009
|
Đúng như ông Ototot nhận định những cuộc chiến tranh tôn giáo là do người ta có động cơ chính trị, sắc tộc và cả động cơ tín ngưỡng nữa.
Ở đây cần phân biệt: Ai phát động các cuộc chiến tranh tôn giáo hay bắt nguồn từ tôn giáo, hoặc v́ có lư do thầm kín liên quan đến tôn giáo?. Có một điều chắc chắn là các giáo chủ hay các vị chức sắc đứng đầu bên Phật giáo không có ai phát động những cuộc chiến tranh như vậy cả. Mà bên các tôn giáo khác th́ có rồi. Mặc dù rằng: trở lại cuộc chiến VN xâm lăng và đồng hóa Chiêm Thành cái này th́ do vua chúa đời xưa gây ra với mộng bá vương, ḷng tham muôn thưở của con người. Chứ không có bóng dáng các nhà sư trong đó. Hay các cuộc chiến tôn giáo bên châu Âu, Á rập đều có sự kích động từ thành phần đứng đầu nào đó của tôn giáo. Trong cuộc chiến đó thường có bóng dáng các thầy tu, giáo sĩ đứng đầu. Sự đụng độ ở Nam Thái Lan cũng do các tín đồ Hồi giáo đ̣i tự trị theo thần quyền, tức lấy tôn giáo làm tôn chỉ cho quốc gia: Họ muốn một quốc gia hay một vùng được cai trị theo luật Hồi Giáo. Trong các cuộc chiến đó thường có các giáo sĩ uy tín hàng đầu của họ. Tuy rằng, kinh Coran không chủ trương bạo động như vậy.
C̣n xét về phương diện lịch sử th́ chưa thấy nhà sư Phật giáo chủ trương chiến tranh để giải quyết quyền lợi. Mà trái lại, như xứ Afghanistan tức là A Phú Hăn ngày nay rơ ràng là một xứ Hồi Giáo cực thịnh. Nhưng Afghanistan ngày xưa là một xứ Phật giáo cực thịnh cũng như Thái Lan ngày nay. Do tôn giáo này quá hiền ḥa nên bị các tu sĩ Hồi giáo cùng đạo quân hùng hậu của ḿnh nuốt chửng. PHật giáo ngày nay ở A Phú Hăn biến mất, chỉ c̣n lại một hai pho tượng thuộc loại kỳ quan thế giới nhưng cũng đă bị Taliban dùng bom phá hủy.
V́ vậy, tôi thấy các tu sĩ giáo phái khác b́nh chọn cho Phật giáo th́ cũng có cái lư của họ. Tuy rằng, không tuyệt đối trăm phần trăm, nếu chẻ sợi tóc ra làm tư. Nhưng có thể nói tổng quan rằng: Phật giáo là tôn giáo hiền ḥa nhất trong các tôn giáo.
Ở đây là xét về sự hiền ḥa, tức là từ bi (nói theo kiểu nhà Phật). C̣n lư thuyết th́ không bàn tới bởi v́ mọi tôn giáo đều có mục đích cuối cùng là như nhau: Làm sạch phần hồn của con người.
|
|
ototot
member
REF: 509453
12/29/2009
|
Thú thực, tôi không nghiên cứu về tôn giáo, nên chỉ dám có những nhận xét hết sức chung chung, căn cứ vào những điều mắt thấy tai nghe, coi như hiển nhiên ..., dễ kiểm chứng.
Quả thực là Phật Giáo không có ai làm giáo chủ cả, chắc có lẽ bởi nguyên tắc cơ bản cuả Phật Giáo là những ai theo Phật th́ đều gọi là Phật tử, tức là con Phật, chứ không riêng ǵ các người đi tu để trở thành đại đức, thượng toạ, hoà thượng, hay thiền sư, v.v…
Và mục đích tối hậu cuả những Phật tử lại là bản thân ḿnh trở thành Phật.
Một đặc trưng nưă cuả Phật giáo là không có ai là giáo chủ cả! Tổ chức mà người ta gọi là “Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất”, thực ra chỉ là một tên gọi theo nhu cầu cuả thời đại, chứ ngày xưa làm ǵ có!
Ở những nước như Thái Lan, và một số nước khác nưă, Phật giáo được coi là quốc giáo, nên ông vua được coi như giáo chủ, chứ không phải thực sự như thế.
C̣n ở Anh, th́ có Giáo Hội Anh Quốc (Anglican Church) mà giáo chủ đương nhiên là Vua (King) hay Nữ Hoàng (Queen) đương nhiệm!
Điều này, tôi thấy cũng giống như Hồi Giáo, cũng không có ai là giáo chủ, mà chỉ có những giáo sĩ, không biết ai giao cho nhiệm vụ làm giáo chủ, nhưng vẫn hành xử như một giáo chủ!
Trong khi đó, ở đạo Thiên Chuá La Mă, rơ ràng là có Giáo Hoàng làm giáo chủ. Lại thành lập ra được cả một quốc gia, có thủ đô, có chính phủ, có quốc kỳ, có quan hệ ngoại giao đàng hoàngvới nhiều nước!
Tôi nhớ ở Thế Chiến II, khi Đức Quốc Xă tiêu diệt người Do Thái và cả Đạo Do Thái, th́ cả thế giới hồi đó lên án Hitler, nhưng Giáo Hoàng Pie XII cuả Vatican lại không lên tiếng ǵ cả, mà không lên tiếng th́ có nghiă là không phản đối chăng? Hay v́ lư do ǵ mà không lên tiếng, tôi không biết!
Trở lại chuyện các vua Minh Mạng và Tự Đức diệt đạo, gọi đạo Thiên Chuá là “tà đạo”, tức là nhận ḿnh là “chính đạo”, tức là Đạo Phật mới là “chính đạo” chăng?
Đành rằng dưới thời phong kiến, vua là trên hết, và là quyền uy tối thượng, theo sử sách đă giết cả đến 40.000 người theo đạo, mà sau này lịch sử cũng chẳng phê phán ǵ, và các chức sắc cao cấp cuả Phật giáo, cho đến ngày nay cũng … chẳng có ư kiến ǵ! Phải chăng không có ư kiến cũng là tán đồng hành vi đó?
Vậy kết luận một lần nưă cuả tôi là: tất cả mọi tôn giáo đều … hiền lành cả ! Lại là chuyện dùng chữ khác nhau, như Phật bảo “từ bi” th́ Chuá Giê Su bảo “bác ái”! Và chỉ có những con người lợi dụng danh nghiă cuả tín ngưỡng cuả ḿnh cho những mục đích thế tục cuả ḿnh.
Chẳng thế mà có những câu tục ngữ như “chiếc áo không làm nên thày tu” (L’habit ne fait pas le moine) để ám chỉ người ác theo đạo Thiên Chuá, và “Nam Mô một bồ dao găm” để ám chỉ người ác theo đạo Phật!
Thân ái,
|
|
taolao
member
REF: 509465
12/30/2009
|
Theo tl th́ đa phần tôn giáo nào cũng khuyên răn con người chúng ta sống tốt làm lành, làm phước. Tuy nhiên có nhiều tôn giáo đi ngược lại(phần ít). Tôn giáo nào th́ tl không biết nhưng tl cảm nhận Phật Giáo rất thực tế với đời sống con người và ai cũng sẽ thành Phật như Phật Thích Ca nói "Ta là Phật đă thành, các ngươi là Phật sẽ thành". Đó, vậy nếu chúng ta dùng trí tuệ sói sáng th́ sẽ thấy đó.
Nuế tôn giáo làm chính trị hay chính trị làm tôn giáo th́ than ôi.
|
|
ladieubongg
member
REF: 509475
12/30/2009
|
Bác Ot ơi, cho phép LDB được sửa lưng Bác tí nhá? (hihi....ngàn năm một thuở mới có một lần mà!).
Theo LDB được biết qua lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đă ghi lại, th́ dưới triều đại Minh Mạng & Tự Đức (Hồi đó ở nước ta, coi như vua đứng đầu Quốc Giáo là Phật Giáo). Hai ông vua này đă giết bằng đủ mọi h́nh thức tra tấn thật dă man cả thảy hơn 140.000 người theo đạo Thiên Chúa, chứ không phải 40.000.
Hàng năm Giáo Hội Công Giáo vẫn có riêng ngày lễ kính hơn 140.000 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam này. (LDB không nhớ là vào ngày nào).
Và nếu đọc lịch sử Giáo Hội Công Giáo, cũng thấy ghi lại những vị Giáo Hoàng không mấy ǵ tốt đẹp trong lịch sử.
Xét về những tôn giáo khác cũng vậy.
* Tin đạo chứ đừng tin người có đạo và cũng đừng tự cho những ǵ ḿnh tin tưởng là đúng, là hay hơn của người khác.
Thái độ này dễ gây đến chia rẽ và xung đột.
|
|
maimaiyeuemm
member
REF: 509482
12/30/2009
|
ototot thông minh châm ng̣i nổ .
|
|
ladieubongg
member
REF: 509485
12/30/2009
|
Maimaiyeuem đừng nên như thế.
LDB thấy góp ư của Bác Ot rất khách quan, chả thấy có chỗ nào gọi là 'châm ng̣i nổ' cả.
Bởi vậy, khi đề cập đến hai vấn đề rất nhạy cảm là Tôn Giáo và Chính Trị không phải là chuyện đơn giản.
LDB cũng chỉ vào góp ư hoàn toàn với tính cách xây dựng và xin được rút lui ở đây.
|
|
lynhat
member
REF: 509489
12/30/2009
|
Góp ư thêm cùng chị Bông. Không những Tôn Giáo, Chánh Trị là hai vấn đề nhạy cảm, và không đơn giản.
Nhưng c̣n hai thứ nữa theo người Tây Phương đó là :
Tiền và "Sex".
Nếu một trong bốn thứ mà đem ra bàn luận thế nào cũng có chiến tranh thế giới thứ III xảy ra.
|
|
thuctu
member
REF: 509848
12/31/2009
|
Thật đáng buồn cho những ai mất đức tin, đức cậy và đức ái v́ tôn giáo ḿnh!
Thiên Chúa giáo, Công-giáo, Phật-giáo, Hồi-giáo nào cũng có hai điều răn là: ăn hiền, ở lành. Cũng v́ tôn giáo mà đă có biết bao anh hùng tử đạo. Nếu ai không tin th́ cứ t́m hiểu sẽ biết!
Trong lịch sử đă in dấu những cuộc chiến tranh dành liên miên ở Việtnam, hàng trăm, ngàn, triệu máu đổ, xương rơi, tóc tang, đói khổ,… có ai bảo rằng chỉ có Phật-giáo hay Công-giáo mới đem lại “hoà b́nh và ấm no” cho quê hương, cho đồng bào, cho những người thân thương? Hay v́ xứ sở, an b́nh, tự do, tín ngưỡng, biết bao chiến sĩ lẫn anh hùng trong các tôn giáo như trên đă cùng nhau đồng tâm đồng ḷng quyết hy sinh v́ ái quốc v́ quê hương?
Thế kỷ 20 đă qua, hiện tại là thế kỷ 21 và Năm 2010 sắp tới, người nào hoặc kẻ nào tự sáng lập ra một tôn giáo riêng, dựa vào các sách thánh hoặc kinh thánh, dựa vào sự học hỏi nông cạn, dựa vào tâm tư suy tưởng riêng thế rồi bảo “ta là thiên sứ từ trời, là chúa, là giáo chủ của muôn dân, ai nghe lời ta và theo ta sẽ được cứu rỗi, sẽ có sự sống vĩnh cửu, sẽ được lên thiên đàng, sẽ tới miền cực lạc…nhưng trước khi có được những sự ấy th́ các ngươi phải làm theo lời ta dạy bảo, theo ư ta, theo chủ nghĩa của ta, hăy v́ thánh chiến bỏ gia đ́nh xa tất cả những người thân thích, để hy sinh bản thân ḿnh.” Để được ǵ? Cho ai và cho chủ nghĩa ǵ đây? Cho tôn giáo ḿnh được tôn vinh trên hết hay vẫn cứ thấy hận thù, ghanh ghét, ích kỷ, máu đổ thịt rơi không thôi? Hăy tỉnh thức khi thấy hay khi gặp những kẻ tà, ma, quỷ hướng này.
Hăy v́ loài người chúng ta và tất cả những sinh vật trong trái đất này, và cũng đừng có v́ tôn giáo này hơn tôn giáo kia gây ra chia rẽ, deo hận thù, mà hăy cầu cho hoà b́nh thế giới, cho gia đ́nh được yêu thương, hạnh phúc, ấm no.
Thuctu
|
|
rongchoi123
member
REF: 509969
12/31/2009
|
Bàn về tôn giáo là một việc vô cùng khó và dễ dàng xảy ra tranh luận liên miên bất tân.Bởi những ư kiến khác nhau với góc nh́n khác nhau.
Có những cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền đem quân đi xâm chiếm nước khác (gọi là mở cơi) sau đó là nếp sống văn hóa trong đó có phong tục,tập quán, và cả tín ngưỡng (tôn giáo) xâm nhập vào theo sau: Đó là một hệ quả tất yếu, như cuộc mở mang bờ cơi về phương nam của vua chúa nhà Nguyễn.
Cũng có những cuộc chiến binh đao do các nhà truyền đạo đi trước khi họ bắt đầu rao giảng tôn giáo của ḿnh đến một vùng đất lạ, nhưng đa số các tu sĩ này thường không am hiểu phong tục tập quán bản xứ dẫn đến xung đột, bắt bớ, giam cầm và cấm đoán gây nên sự thù hận với dân bản xứ hay nhà cầm quyền bản xứ và sau đó nhà nước xa xôi của họ phải ra tay. Điều này dễ thấy qua những cuộc truyền bá đạo thiên chúa ở VN trong quá khứ mà hậu quả là Vn chiến tranh liên miên. Hay xung đột thiên chúa giáo- hồi giáo, thiên chúa giáo -tin lành, phái shite-sunni của Hồi giáo v.v....
Bởi thế bàn về tôn giáo rất khó. Đây cũng là lẽ thường t́nh của nhân loai, bởi v́:
1. Ai cũng cho tôn giáo của ḿnh là tốt hơn cả, đáng yêu hơn cả. Nếu không th́ tôn giáo khác cũng chẳng hơn ǵ
2. Những người tự gọi là "vô tín ngưỡng", hay "ít hiểu biết" về tôn giáo đôi khi lại là người hăng hái bàn luận về tôn giáo.
3. Nếu ta cảm thấy không đồng ư với việc vinh danh Phật giáo này th́ cứ coi những chức sắc tôn giáo hàng đầu đôi lúc cũng sai lầm: lá phiếu bầu chọn của họ không có giá trị ǵ. Giải thưởng của ICARIS là đồ bỏ. Họ chẳng đại diện cho toàn thể giáo dân nào cả. Chẳng có ǵ phải bàn nữa, như thế tâm hồn ta cảm thấy thư thái, không c̣n "sân, si". Phải không các bạn, cứ coi ư kiến của rongchoi123 là bá láp đi. he, he.... Chữ "nhẫn" luôn luôn đáng cho ta học hỏi.
Cuối cùng trước khi rút khỏi topic này để tránh khỏi tranh luận (dễ dẫn tới xung đột), rongchoi chỉ xin góp một ư nhỏ, không về tôn giáo mà về kiến thức: Người Chiêm Thành (người Chăm) theo Hồi giáo? có đúng như kiến thức của ông Ototot không?. Nhưng rongchoi123 đă đến xem các tháp chàm ở Phan Rang, Ninh Thuận, Khánh Ḥa, Nha Trang và bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng th́ thấy kiến trúc và điêu khắc của họ mang ảnh hưởng của đạo Bà La Môn nhiều hơn. Nếu so sánh với những nét điêu khắc và kiến trúc ở Ăng Co Vat (Campuchia) th́ thấy nó có lẽ có phần giống nhau hơn là điêu khắc và kiến trúc của Hồi Giáo. Không biết ở đây có ai biết tiếng Chăm khong nhỉ? trong ngôn ngữ của Chiêm thành có từ thánh Allas hay Mohamed không?
Nhưng thôi khỏi trả lời làm ǵ v́ rongchoi sẽ không bàn luận ǵ thêm ở đây nữa.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|