sontunghn
member
ID 61602
07/02/2010
|
V́ sao ḍng họ Nguyễn Du kiêng ăn cá chép( Sưu tầm )
Nhớ đến giấc mộng đêm trước, Nguyễn Nghiễm (phụ thân của thi hào Nguyễn Du) sai người mang cá chép thả ra sông. Sau đó mấy đêm, ông lại mơ thấy người đàn bà ấy dẫn một đàn con đến tạ ơn và dặn rằng ngày ấy, tháng ấy, năm ấy ngài sẽ gặp nạn nhưng cứ vững ḷng, sẽ có người đến cứu.
Hồi về trí sĩ ở quê hương, một đêm Nguyễn Nghiễm nằm mộng thấy một người đàn bà có chửa đến kêu van rằng: “Nay sắp đến kỳ sinh đẻ, xin để mẹ tṛn con vuông th́ đều là nhờ ơn tướng công cả”. Sáng sớm thức dậy ông băn khoăn không hiểu giấc mộng đó là thế nào, một lát sau thấy có người đem đến biếu một con cá chép to vừa đánh lưới được. Nh́n con cá bụng chửa đầy trứng, Nguyễn Nghiễm giật ḿnh nhớ đến giấc mộng đêm trước bèn sai người nhà mang cá thả ra sông. Sau đó mấy đêm, ông lại mơ thấy người đàn bà ấy dẫn một đàn con đến tạ ơn và dặn rằng ngày ấy, tháng ấy, năm ấy ngài sẽ gặp nạn nhưng cứ vững ḷng, sẽ có người đến cứu.
Năm Giáp Ngọ (1774) Nguyễn Nghiễm được phong làm B́nh Nam tả tướng quân, tham tán quân cơ cùng với Việp quận công Hoàng Phùng Cơ đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tại một trận đánh trên sông, thuyền của ông bị trúng đạn pháo của Nam quân vỡ tan từng mảnh, binh lính trên thuyền kẻ bị sóng cuốn trôi, người trúng đạn chết. Lúc này Nguyễn Nghiễm chỉ c̣n lại một ḿnh, ông nghĩ đă cầm chắc cái chết nhưng vẫn cố bám vào một tấm ván thuyền. Bỗng trên mặt nước xuất hiện một đàn cá chép rất lớn, con nọ bơi sát con kia, chúng tạo thành bức tường ngăn sóng và đẩy dần Nguyễn Nghiễm vào bờ, nhờ đó mà ông thoát nạn.
Khi nghe chuyện ai lấy đều cho là thần kỳ, từ đó họ Nguyễn ở Tiên Điền kiêng không ăn cá chép theo lời răn của ông.
Năm Ất Mùi (1775) Nguyễn Nghiễm mất ở quê nhà, thọ 68 tuổi.
Là người văn vơ toàn tài, Nguyễn Nghiễm vào triều làm tướng văn, ra ngoài làm tướng vơ, ở ngôi Tể tướng 15 năm xếp đặt công việc đâu đấy. Vua Lê chúa Trịnh rất coi trọng, người đời ai cũng khen ngợi, nên khi ông mất triều đ́nh gia phong làm Trung đẳng phúc thần, chúa Trịnh đặt cho tên thụy là Trung Cần và mỹ tự là “Kinh luân, Khang tế, đức vọng tài trí, anh đặc cảnh lăng”.
Năm Giáp Th́n (1724) Nguyễn Nghiễm 16 tuổi đỗ Hương cống; năm 24 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa thi Tân Hợi (1731). Từ đó con đường khoa hoạn của ông khá thuận lợi, khởi đầu Nguyễn Nghiễm được bổ giữ chức quan văn trong triều, rồi làm đốc suất về quân nhung, Hiệp đồng tán nhiệm.
Năm Tân Dậu (1741) Nguyễn Nghiễm được thăng làm Tham chính Sơn Nam khi mới 34 tuổi, được ít lâu đổi sang làm Tế tửu Quốc Tử Giám; đến năm Quư Hợi (1743) làm Thừa chỉ Hàn lâm viện, tước Xuân Lĩnh bá. Năm Bính Dần (1746) do có công nên được thăng chức Hữu thị lang bộ Công, tước hầu và đặc cách dự chức Bồi tụng trong vương phủ chúa Trịnh.
Năm Mậu Th́n (1748) Nguyễn Nghiễm được phong chức Tuyên phủ sứ kiêm Tán lư quân vụ, quản cơ Trấn nội dẫn quân đi dẹp loạn ở trấn Nghệ An; thắng trận trở về ông được thăng Thị lang bộ H́nh. Sau đó Nguyễn Nghiễm lại được cử làm Hiệp trấn đi đánh cuộc nổi loạn ở Thanh Hóa, Sơn Tây, Hưng Hóa nên được thăng làm Thiêm đô ngự sử, phó đô Ngự sử. Mùa đông năm Quư Dậu (1753) ông được cử làm Thống lĩnh, b́nh tặc tướng quân, quản lĩnh cơ hữu dực đem quân các hiệu đánh Ai Lao (Lào). Công danh tột bậc, ông đánh đâu thắng đó, làm quan qua nhiều cương vị lớn như Tả thị lang bộ H́nh, Ngự sử, Thượng thư bộ Công, Trung thư giám, Tổng tài Quốc sử quán… Năm Nhâm Ngọ (1762) giữ chức Nhập thị Tham tụng (Tể tướng), hàm thiếu phó, rồi được thăng làm Thái tử thái bảo, tước Xuân quận công, gia đại tư không.
Trong mấy chục năm hoạt động trên chính trường, Nguyễn Nghiễm đă thực thi trọng trách của ḿnh hết sức mẫu mực. Chính ông đă tổ chức hệ thống dịch trạm ở Đàng Ngoài từ Kinh Bắc lên Lạng Sơn rồi vào tận Nghệ An; Nguyễn Nghiễm c̣n được coi là một trong những nhà sử học nổi tiếng thời trung đại, những tác phẩm của ông có thể kể đến như: Việt sử bị lăm, Lịch triều hiến chương. Ngoài ra ông c̣n có các tác phẩm văn thơ, địa lư như: Quân trung liên vịnh, Xuân Đ́nh tạp vịnh, Cổ lễ nhạc chương thi văn, Lạng Sơn đoàn thành đồ chí…
Năm Tân Măo (1771) khi 64 tuổi, Nguyễn Nghiễm xin về trí sĩ nhưng chỉ được mấy tháng chúa lại vời ra làm Tể Tướng rồi đổi sang Thượng thư bộ Hộ.
Lê Thái Dũng
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat