rongchoi123
member
ID 70696
12/29/2011
|
Như mèo dấu c… bây giờ mới bươi ra
NQL: Chưa rơ tác giả bài viết là ai, đọc th́ biết đây là bài
nói chuyện của một người đă từng công tác ở Bắc Hàn 30
năm. Có nhiều tư liệu quí, độc, đáng suy ngẫm.
Bắc Triều Tiên, câu hỏi lớn chưa có lời giải
Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi
đă làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa
giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc năy đă sơ bộ
nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái ǵ đâu. Bây giờ,
tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó
thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại ǵ trong
lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai
nghe, những ǵ đă cảm nhận được trong suốt một thời gian
dài công tác ở đây. Thực tế trong quá tŕnh công tác nhiều
năm cũng không có những nguồn thông tin ǵ thực sự đáng
tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ
phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu ǵ
mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.
Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ
cương vị công tác của ḿnh và trên nhiều góc độ khác để
có nhận xét về chế độ, về vị lănh đạo này, về cái Đảng này
nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện
lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay
trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên.
Trước đây Bắc Triều Tiên đă ŕnh cái máy bay này mấy lần
rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đă có
sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy
bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai
bên đă tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đă
kiềm chế không bắn, v́ nếu bắn th́ không bao giờ nó rơi
trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa h́nh bản đồ Bắc
Triều Tiên các anh sẽ rơ v́ khi bị đuổi bao giờ máy bay
cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng th́ nó cũng bay
được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó
căi nhau th́ mệt lắm. Bên th́ bảo tôi c̣n bay ở ngoài, anh
bắn tôi, bên th́ bảo anh đă vào đất liền của tôi, tôi bắn.
Nhưng tang chứng th́ máy bay lại rơi ngoài biển khơi.
Trước đây, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng rất
phức tạp. Bắc Triều Tiên không có khả năng cạnh tranh về
kinh tế với Hàn Quốc. Do đó người ta mới nghĩ ra cần có
một con bài ǵ đó để mặc cả. Bắc Triều Tiên đưa ra chính
sách phát triển về kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng (Đảng ta cũng từng vạch ra như vậy sau khi « giải
phóng » miền Nam ?) Trong công nghiệp nặng lại ưu tiên
phát triển công nghiệp quốc pḥng, mà công nghiệp quốc
pḥng th́ lại vô cùng tốn kém: một khẩu súng bằng cả mấy
cái máy cày, một quả tên lửa tính ra không biết bao nhiêu
tiền của. Do đó từ khi theo con đường này, kinh tế Bắc
Triều Tiên cứ luôn luôn bị lệch lạc. Bắc Triều Tiên coi nhẹ
công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cho nên đời sống nhân
dân rất khổ, phải thắt lưng buộc bụng từ khi thành lập
nước đến tận bây giờ.
Sang thế kỷ XXI, các nước XHCN phát triển nhanh chóng,
nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ thắt lưng buộc bụng, vẫn đói.
Ở Hàn Quốc c̣n có Sam Sung, LG Tivi, máy giặt bán trên
thế giới, nhưng mà không thể t́m thấy một thứ đồ dùng ǵ
của Bắc Triều Tiên đưa ra thế giới. Người ta nói rằng từ
ngày ông Kim Nhật Thành mất đi (1994) ông đă mang
theo tất cả những tinh hoa của đất nước. V́ vậy, khi ông
Kim Châng In lên thay, đă không lănh đạo được, để dân
chết đói ghê quá. Tính đến năm 1994-1997, theo hăng
thông tin cho biết, Bắc Triều Tiên đă để dân chết đói đến
2,8 triệu người, hơn con số ta chết đói năm 1945, khi Nhật
bắt nhổ lúa trồng đay, chỉ có 2 triệu. Cuối thế kỷ XX đầu
thế kỷ XXI mà một nước XHCN đă để cho dân chết 2,8
triệu, đây là một tội ác, là rất vô nhân đạo. Một chị người
Triều Tiên, vừa được sang lấy chồng Việt Nam đă nói với
tôi: “Anh ạ, không phải là không có một con đường để
Triều Tiên thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, có nhưng người ta
không đi. Tại sao tôi biết, v́ khi tôi vào Sứ quán Hàn Quốc
ở khách sạn Deawoo, có một thư viện rất lớn. Tôi đọc
sách, tôi mới thấy rơ ràng là có con đường khác mà lănh tụ
của tôi không đi, cứ đi theo con đường này, cho nên dân
tôi chết đói. Từ xưa đến nay tôi được giáo dục những điều
không đúng sự thật”. Đây là điều ta đáng phải suy nghĩ.
Theo bản đồ th́ Bắc Triều Tiên phía Bắc giáp Trung Quốc
khoảng 1300 km, có biên giới rất lớn; phía Đông giáp với
Liên Xô có 16 km; phía Nam giáp với Hàn Quốc ở vĩ
tuyến 38. Phía bên này giáp biển Tây là Trung Quốc; giáp
biển Đông là Nhật Bản. Từ đó ta thấy Bắc Triều Tiên là
một nước vừa nghèo vừa nhỏ nằm kẹp giữa các cường
quốc: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản; phía Nam giáp biên
giới là người anh em Hàn Quốc, mặc dù chưa phải là
cường quốc nhưng là một nước phát triển. Theo ông Tổng
thống mới nhất của Hàn Quốc khi nhận chức đă công bố
Hàn Quốc đứng hàng thứ 12 Thế giới là loại mạnh rồi.
Vị trí địa lư chính trị làm cho Bắc Triều Tiên ở vào thế rất
bị o ép. Từ đó sự an nguy của Bắc Triều Tiên phụ thuộc rất
nhiều yếu tố chi phối của các nước lớn này. Chính v́ thế
mà vấn đề định hướng cho Bắc Triều Tiên, nói rộng ra là
cả bán đảo Triều Tiên, vấn đề thống nhất Nam-Bắc (Bắc
Triều Tiên và Hàn Quốc) không hoàn toàn phụ thuộc vào ư
muốn của nhân dân, hay là ư muốn của Ban Lănh đạo, mà
nó c̣n phụ thuộc vào lợi ích của các nước lớn xung quanh.
Như các đồng chí đă biết trên thế giới có 3 loại nước bị
chia cắt là Đông Đức, Việt Nam và Nam Bắc Triều Tiên.
(c̣n tiếp)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
rongchoi123
member
REF: 622702
12/29/2011
|
VN đă thực hiện được sự thống nhất đất nước theo kiểu của ta (bằng vũ lực và khí giới của cộng sản quốc tế).Đông Đông Đức th́ thống nhất theo kiểu sáp nhập tức là bên này
nuốt chửng bên kia. Theo Hàn Quốc nếu sáp nhập theo
kiểu này th́ họ không thể cáng đáng nổi, v́ Đông Đức
ngày xưa so với các nước XHCN khác là vào loại khá. Khi
sáp nhập th́ Tây Đức đă thấy đây là một gánh nặng đến
bây giờ vẫn chưa gỡ ra được, vẫn như cái hố trong nền
nhà. Sự phân biệt giữa người Đông Đức và người Tây Đức
vẫn c̣n tồn tại nhiều năm nay. Hàn Quốc cho rằng nếu
thống nhất như kiểu Tây Đức th́ không kham nổi, tức là
phải cơng một ông anh què quặt trên lưng, đi trên một con
đường rất dài chưa biết đến bao giờ ông ấy khỏe chân để
đặt xuống dắt ông ấy đi (Ta th́ ngược lại. Cắt chân tư bản
của miền Nam. Cào bằng tất cả. Thế là miền Nam què cụt
như miền Bắc XHCN). Tính đến bây giờ về tiềm lực kinhtế năm nay tổng sản phẩm quốc dân của Bắc Triều Tiên
mới có khoảng 15 tỷ, có ngân hàng nói chỉ có 10 tỷ. Trong
khi đó, tổng sản phẩm quốc dân của Hàn Quốc năm 2001
đă là 546 tỷ, một con số chênh lệch quá đáng. Bây giờ
muốn thống nhất được trước hết phải tăng cường giao lưu,
đầu tư vào Bắc Triều Tiên, v́ đằng nào cũng phải đầu tư ra
nước ngoài, chi bằng đầu tư lên miền Bắc, cùng một dân
tộc, cùng một tính chất, cùng một con người, cùng một
tiếng nói th́ hiệu quả đầu tư nó sẽ cao hơn. Như vậy Bắc
Triều Tiên sẽ phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật khá
dần lên, dần dần hai bên bớt sự chênh lệch, gần nhau hơn
th́ may ra mới thống nhất được. Ông Tổng thống Kim Tê
Chung nói: Việc thống nhất của chúng tôi c̣n rất lâu dài.
Mẫu thứ hai để thống nhất là Việt Nam, dùng chiến tranh
bạo lực th́ Hàn Quốc không muốn v́ thấy cái giá phải trả
nó đắt quá.
Năm 1995, Tổng bí thư Đỗ Mười sang thăm Hàn Quốc.
Chủ tịch Đảng cầm quyền là Tổng thống Hàn Quốc đă hỏi
Tổng bí thư Đỗ Mười: “Ông có lời khuyên nào cho việc
thống nhất của chúng tôi không?”. Đồng chí Đỗ Mười chỉ
nói một câu: “Nếu cho tôi có một lời khuyên th́ không
dùng biện pháp chiến tranh v́ nó rất đắt”. Đại ư nói như
vậy.
Hàn Quốc cũng không muốn như vậy v́ đất nước đă phát
triển ổn định, muốn ổn định để phát triển đi lên.
Vậy th́ phải chọn ra con đường thứ ba, không phải kiểu
Đức hay kiểu Việt Nam, mà là kiểu dần dần tiến tới đoàn
kết dân tộc, tăng cường giao lưu hợp tác, rồi tiến tới thống
nhất. Con đường này sẽ rất dài, phải 20 năm hoặc 50, 70
năm trở ra. Dân số Bắc Triều Tiên tính đến năm 2001 có
khoảng 22 triệu rưỡi. Hàn Quốc có khoảng 46 triệu (gấp
đôi). Diện tích cũng gấp đôi, tiềm lực kinh tế th́ Hàn Quốc
gấp ba bốn chục lần. Thủ đô của Bắc Triều Tiên là B́nh
Nhưỡng, là một thủ đô tương đối đẹp. Trong quyển sách
“Những nền văn minh thế giới” đă liệt thủ đô B́nh
Nhưỡng là một trong những thủ đô đẹp của thế giới. Sau
chiến tranh Triều Tiên 1952-1953, thủ đô B́nh Nhưỡng bị
san bằng tất cả. Sau đó Liên Xô đứng ra thiết kế lại toàn
bộ, cho quy hoạch xây dựng Thủ đô. Quy hoạch này được
thiết kế rất hoàn chỉnh, xây rất lớn, như ṭa thư viện nhân
dân ở giữa thủ đô, Hội trường Quốc hội rất lớn và đẹp, kè
của con sông Đại Đồng chảy qua thủ đô đẹp mỹ măn. Cho
đến bây giờ vẫn theo quy hoạch này. Chỉ tội cái nền khoa
học kỹ thuật, kinh tế yếu nên trông nó rất buồn tẻ, nhưng
lúc nào cũng cảm thấy nó thanh b́nh, như cây liễu rủ bên
sông Đại Đồng, đường phố th́ rộng lớn, đẹp đẽ và quy củ.
Xă hội rất ngăn nắp, giáo dục rất nghiêm chỉnh tất nhiên là
rất lạc hậu.
Lănh đạo của Bắc Triều Tiên bây giờ là ông Kim Châng In
(Kim Chính Nhật), giữ chức Tổng bí thư Đảng Lao động
Triều Tiên – chứ không phải là Tổng bí thư của Ban Chấp
hành – Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ông Kim
Iâng Nam. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, Chủ tịch Ủy
ban Thường vụ Quốc hội có vai tṛ đối ngoại như nguyên
thủ quốc gia, giống như Nhật Hoàng. Các công việc như
Tŕnh quốc thư, kư giấy ủy nhiệm, ban bố sắc lệnh đều do
Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội kư.
Sau đó mới đến ông Chê Chung Ốc, Chủ tịch Quốc hội.
Ông này chẳng khác ǵ ông từ giữ đền. Hôm nào họp th́
ông trải chiếu, giống như Văn pḥng của ta. Danh nghĩa là
Chủ tịch Quốc hội, nhưng thực quyền th́ không có. Tất cả
thực quyền đều tập trung vào ông Kim Châng In. C̣n ông
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao th́ không có ǵ đáng nói.
Chế độ
của Bắc Triều Tiên danh chính ngôn thuận gọi là XHCN
theo kiểu Triều Tiên. XHCN kiểu Triều Tiên này cũng có
rất nhiều cái khó hiểu, một chế độ phong kiến, độc đoán,
gia đ́nh trị. Phong kiến v́ lễ giáo rất nặng nề, cấp trên cấp
dưới sùng bái. Nếu ai không sùng bái ông ấy là đă mất đầu
rồi, chưa nói là chống lại, nếu chống lại th́ không bao giờ
tồn tại. Tệ sùng bái này được kế thừa từ ông bố Kim Nhật
Thành. Ở Triều Tiên hiện nay mọi người đều đeo một cái
huy hiệu rất to. Có 3, 4 loại huy hiệu; có loại một ảnh là
ông Kim Nhật Thành, hoặc ông Kim Châng In rất to; có 2
loại ảnh th́ hai ông cùng ngồi. Có phân cấp từng loại một.
Tệ sùng bái này bây giờ vẫn c̣n nặng nề vô cùng. Trung
Quốc hiện nay đă bỏ các huy hiệu và ngũ lục Mao Trạch
Đông. Thời Kim Nhật Thành c̣n sống, khi anh chị em gặp
nhau trên đường, không bao giờ được phép chào hỏi nhau
về sức khỏe, mà phải hỏi nhau đă đọc trước tác Kim Nhật
Thành đến chương mấy rồi. Nếu có người thứ 3 ở đấy mà
lại hỏi nhau về con cái, sức khỏe th́ sau đấy rất phiền toái.
Một ngày một người có 12 giờ ở cơ quan gồm: 8 giờ làm
công việc được giao, 2 giờ lao động công ích như quét
tước ở xung quanh cơ quan, xí nghiệp hay nhà máy, sau đó
có 2 giờ ngồi đọc trước tác Kim Nhật Thành.
|
|
rongchoi123
member
REF: 622722
12/30/2011
|
(tiếp theo)
Học sinh trung học, cấp hai hay cấp ba hay Đại học th́ không có lúc nào được phép ngồi suy nghĩ. V́ ngồi suy nghĩ lại lẩn thẩn nghĩ tại sao ḿnh khổ, tại sao bố mẹ ḿnh lao động ngày 12 tiếng mà vẫn khổ nghèo. Người ta không muốn có thời gian để suy nghĩ cá nhân, bắt phải đi học, học ở trên lớp xong, về nhà ăn cơm trưa th́ ra tập múa hát (Hát toàn những bài ca ngợi ông Kim Nhật Thành)(Cháu ngoan bác Hồ cũng bị nhồi nhét y như thế có khác chi nào!) . Sau đó là lao động công ích, học trước tác. Đến tối là về nghĩ ngơi, ăn cơm. Có những ông giáo nói không bao giờ biết mặt con v́ sáng sớm đi làm con chưa ngủ dậy, tối khuya mới về th́ con đă đi ngủ. Con mấy tuổi mà vẫn không biết mặt. Cường độ lao động rất căng thẳng. Một xă hội nặng nề. Các nước Phương Tây gọi xă hội này là binh doanh xă hội, tức là trại lính. Mới nh́n vào th́ thấy xă hội rất là qui củ, nề nếp, nhưng đi sâu vào th́ thấy nó nặng nề lắm. Có một ông đại sứ Angiêri khi mới sang có nói xă hội như thế này mà tại sao người ta cứ chửi bới, phong cảnh th́ đẹp đẽ, con người th́ nền nếp_ông được đi tham quan dự tiệc tùng. Một tháng sau khi tŕnh quốc thư ông mới bắt đầu chửi Triều Tiên: Sao lại có một xă hội kỳ dị như thế. Mùa đông th́ không có ḷ sưởi, vào nhà làm việc chỉ được 10 phút là về, nếu lâu một chút th́ đau đầu gối, ngồi lâu th́ đau lưng v́ lạnh quá.
Đến tháng thứ hai th́ ông chửi thậm tệ: Tại sao một xă hội để cho dân khổ như thế này, bắt dân mang giẻ đi lau từng thanh ray, thanh sắt trên cầu. Nhiều cái rất vô lư.
Nếu có sang thăm Bắc Triều Tiên, ở độ một tuần th́ thấy
rất đẹp, nhưng đến một tháng trở ra th́ chán lắm. Tôi đă ở
bên ấy 15 năm, chịu hết nổi. Những năm 60, 70 ra chợ c̣n
mua được túi táo. Khóa trước khóa vừa rồi th́ không c̣n
nữa. Tất cả đều phải mua ở Bắc Kinh. Hàng tháng đại sứ ta
cử người đi bằng tàu hỏa sang Bắc Kinh, một ngày đi, một
ngày về, 3 ngày đi mua sắm và chuẩn bị. Tất cả các loại
thực phẩm gạo, thịt, cá đều mua ở Bắc Kinh, sau đó đưa về
sứ quán chia cho anh chị em theo đăng kư của từng người,
từng gia đ́nh, c̣n lại Sứ quán dùng để chiêu đăi hoặc tiếp
khách.
Có lần pḥng thông tin của Sứ quán cần 20 mét dây điện
để làm việc. Các anh đánh xe đi khắp nơi khoảng 2 – 3
tiếng mà không mua được v́ các cửa hàng đều không có.
Tôi có cô con gái được sang Xê Un học tập. Trước đó cháu
có qua B́nh Nhưỡng thăm chúng tôi. Gia đ́nh muốn chụp
một kiều ảnh kỷ niệm. Chúng tôi đi 3, 4 cửa hàng, có cửa
hàng chỉ c̣n 1 kiểu, có cửa hàng không có phim, đến một
cửa hàng c̣n 3, 4 kiểu nhưng máy lại rất cổ, không có độ
rum, pḥng chụp th́ bé, người th́ nhiều nên chụp không
đẹp. Sau đó cháu sang Xê Un, có biên thư cho chúng tôi
nói ở Xê Un chẳng thiếu thứ ǵ.
Năm 2001, có đoàn của Bộ Văn hóa do một đồng chí thứ
trưởng dẫn đầu (anh Phúc) sang thăm Triều Tiên, có mang
5.000 tấn gạo để tặng bạn. Qua Bắc Kinh có gặp tôi, anh
đề nghị tôi cho vài đường chỉ dẫn (anh nói vui vậy). Tôi có
nói: Anh là thứ trưởng, thuộc loại cán bộ cao cấp của Đảng
và Nhà nước; hai là lại mang quà sang; ba là lại sang vào
cuối tháng 4 – mà tháng 4 là tháng có ngày sinh của ông
Kim Nhật Thành – th́ rất thuận lợi cho anh. Ba yếu tố đó
đă tạo cho anh một cái thẻ của một vị khách được trọng
vọng. Nhưng tôi cũng phải nói với anh tại thủ đô B́nh
Nhưỡng không có điện đường. Anh ấy bảo cậu cứ dọa tớ,
thủ đô mà lại không có điện đường. Tại sao tôi nói vậy, v́
trước đây có đoàn của anh Vũ Khoan, anh Phạm Tất Đang
sang, bạn cho ở tại Khách sạn 5 sao. Khi vào nhà vệ sinh,
thấy có một cái bồn tắm để đầy nước, anh tháo nước đi,
đến khi đi vệ sinh xong th́ không có nước để dội. Gọi
người phục vụ th́ họ nói: nước chứa trong bồn tắm là nước
để dùng cả ngày. Bây giờ phải xin nước ở pḥng khác để
dùng.
Một ngày thường mất điện không bao giờ dưới 10 lần. Một
lần tôi thí điểm bằng cái máy cắt, cứ mỗi lần có điện trở lại
th́ nó lại cắt đi một đoạn dây bằng cái phong b́. Từ 16 giờ
hôm trước đến 8 giờ hôm sau, tôi kiểm tra có 24 mảnh giấy
trắng được cắt ra như thế, mất điện thường xuyên, “trường
kỳ kháng chiến”.
Hồi tôi mới sang lần đầu tiên, bao giờ cũng có lệ mời anh
em đi uống bai – gọi là nhập trạch. Hôm đó thấy mỗi
người cầm một cái đèn pin. Tôi nói: ta đến khách sạn cơ
mà. Y như rằng đèn pin có tác dụng. Ngồi một lúc th́ mất
điện, phải bật đèn pin và gọi nhân viên đến châm nến.
Khi đoàn của anh Thứ trưởng Bộ Văn hóa về, qua Bắc
Kinh gặp tôi. Anh nói: Ai đời ở khách sạn 5 sao mà mấy
ngày trời ăn toàn củ cải, xào rồi luộc, nấu; nước không có;
ra đường không có điện đóm ǵ, tối như bưng, thỉnh thoảng
có người chạy vụt qua. Tôi có nói với anh Phúc: ở Thủ đô
có chỗ vẫn có điện. Ở ngă tư nào có ảnh của ông Kim
đứng, ở dưới chân có một cái đèn hắt lên. Ở chỗ ấy th́ có
điện, chỉ chiếu lên người ông thôi, c̣n chung quanh tối
bưng. Điện đấy không phải để thắp sáng cho nhân dân, mà
là để “tra tấn” ông Kim Nhật Thành, v́ riêng mặt ông ấy
sáng, nên muỗi và châu chấu bay đến bao vây đậu vào
hoặc lao vào mặt ông ấy. Anh Phúc có nói với tôi: khi nào
có đoàn sang, anh báo tin cho tôi để tôi gửi cho các anh
mấy cân tôm khô, chứ sống thế này th́ khổ quá.
Vấn đề dân trí cũng rất thấp. Họ không biết được Việt
Nam đă giải phóng đâu. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên
sinh viên thế giới lần thứ 13 (Festival) tổ chức tại B́nh
Nhưỡng. Đoàn Việt Nam do anh Hà Quang Dự làm trưởng
đoàn. Anh Hà Quang Dự có đến chào Bí thư thứ nhất
Trung ương Đoàn của Bắc Triều Tiên. Ông này chúc đồng
chí Hà Quang Dự: “Chúc Việt Nam mau chóng đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược để giải phóng Tổ quốc”. Đồng chí Hà
Quang Dự cho rằng phiên dịch sai. Đồng chí phiên dịch
nói: “Tôi đă chinh chiến ở đây mười mấy năm rồi, không
dịch sai được đâu”. Đồng chí Dự phải nói lại: “Chúng tôi
đă thống nhất đất nước từ năm 1975, đến nay đă gần 20
năm rồi”. Đồng chí Bí thư thứ nhất TW Đoàn Triều Tiên
vỗ vai đồng chí Dự và nói: “Chúng ta là những người
chiến sĩ cộng sản, không nên giấu nhau, không nên nói
dối”. Các đồng chí luôn luôn tin tưởng ở chúng tôi bao giờ
cũng chung một chiến hào, sát cánh với các đồng chí đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược”.
(c̣n tiếp)
|
|
rongchoi123
member
REF: 622793
12/30/2011
|
(tiep the0)
Qua đó ta thấy dân trí ở đây rất thấp. Người ta ví chế độ
XHCN của Bắc Triều Tiên như một cái hộp đen, trong đó
có rất nhiều cái bí ẩn; không ai được phép xem (giống như
dân ngoài Bắc thôi. Sau ngày « thống nhất » vẫn chưa
được phép vào liền trong Nam v́ sợ bị lóa mắt). Cho
nên Bắc Triều Tiên rất sợ mở cửa, cải cách. Nếu mở cửa
cải cách th́ hộp đen dần dần hé mở th́ các bí mật trong đó
sẽ lộ ra hết, sẽ thành chuyện tày trời. V́ sao vậy?
Năm 1996, ông Bí thư Trung ương Đảng Bắc Triều Tiên
đă dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Lao động Bắc Triều Tiên
sang dự Đại hội lần thứ VIII Đảng ta (1996). Đến 1997 th́
ông ấy đào tẩu sang Hàn Quốc. Ông ta là một trí thức lớn,
hiểu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành.
Ông là cha đẻ ra tư tưởng chủ thể Kim Nhật Thành. Ông
ấy lại bỏ đất nước ra đi. Ông cho rằng: Tôi phải ra đi để
nói cho mọi người trên thế giới rằng: cái chế độ này không
thể tồn tại, phải t́m ra một cách đi khác cho đất nước này,
xă hội này ( chế độ ta vẫn sống đến nay mà ! ). Chế độ
của Bắc Triều Tiên là một chế độ rất hà khắc. Nếu những
bí mật của chế độ Bắc Triều Tiên được hé mở ra, th́ người
ta sẽ thấy nó tàn ác và vô nhân đạo hơn cả chế độ Pôn Pốt
ở Campuchia.
Các nhà tù, khu biệt giam ở biên giới được mở rộng nhiều.
Trước đây chỉ có ở 2, 3 tỉnh. Sau này phát triển ra mấy
chục cái trại ở nhiều tỉnh (Sau ngày « thống nhất » ta có
khác chi. Nhà tù cải tạo « ngụy quân , ngụy quyền » từ
Nam chí Bắc. Bọn tù vượt biên, từ con nít đến ông bà
lăo đông như quân Nguyên nên mỗi tỉnh phải có ít
nhất một trại giam ). Các trại này là một khu rộng lớn,
trong đó đầy người như khu biệt xứ ở Sibêri ngày xưa ở
Liên Xô.
Thí dụ: Có một ông đang làm Thủ tướng. Bẵng đi một thời
gian không thấy tên trên báo chí. Sau đă thấy ông ấy đang
ở trên biên giới làm giám đốc lâm trường khai thác gỗ ở
biên giới. Cái lệ sùng bái lănh tụ trở thành một cái bắt buộc
để sống. Cho nên ai cũng phải học trước tác, ai cũng phải
sùng bái. Hỏi trẻ con về những danh nhân trên thế giới,
ông Mác, ông Lênin đều không biết, chỉ biết mỗi ông Kim
Nhật Thành thôi. Hỏi về trước tác, chương mấy, điều bao
nhiêu nói về thiếu nhi th́ các cháu đọc luôn, thuộc ḷng.
Ở Bắc Triều Tiên bây giờ có việc mua được một cái đài
hay một cái dàn điện tử về, th́ Hải quan giữ, cắt hết các
sóng ngắn, để khi bật lên chỉ nghe thấy tiếng Kim Nhật
Thành nói thôi, không phải ḍ sóng ǵ cả. Ở bên đó chỉ có
một đề tài là ca ngợi Kim Nhật Thành, khi bật Tivi lên là
thấy hai cha con. Phim truyện th́ cũng chỉ có một đề tài ca
ngợi hai cha con Kim Nhật Thành, không có một đề tài nào
khác. Thí dụ: Hai anh chị yêu nhau, nhưng khi đến lúc gay
cấn nhất th́ lại nghĩ đến ông Kim Nhật Thành ( 3 khoan
ngày trước của ta là ǵ nhỉ ?). Gần đây nhất có một cô
giành được giải nhất về Maratông quốc tế. Phóng viên có
hỏi: Chị nghĩ như thế nào trong quá tŕnh tập luyện để đạt
được giải. Chị trả lời: “Tôi vừa chạy vừa nghĩ đến Tướng
quân Kim Châng In nên đạt được thành tích như vậy”. Tất
cả xă hội gần như phải bắt buộc theo một quy chuẩn, bắt
buộc tư tưởng người ta phải suy nghĩ như vậy không được suy nghi ǵ khác, mà
việc này đôi khi nó cũng có hiệu quả.
Thí dụ như trên báo của Đảng đến ngày sinh của ông Kim
Châng In là ngày 16 tháng 2 th́ năm nào cũng có một bài
nói về các hiện tượng kỳ thú, kỳ lạ của tự nhiên như tự
dưng trời quang mây tạnh th́ có một cầu vồng đôi, hay là
tự dưng thấy có bông hoa lan nở hoa trái vụ, hay là tự dưng
trên các cây ở hai bờ sông Đại Đồng lại có c̣ trắng bay về.
Trên báo Đảng có những bài mang tính chất mê tín dị
đoan, mỵ dân như vậy. Việc chi phí vào tệ sùng bái cá
nhân này cũng lớn lắm. Theo lịch sử chính thống th́ ông
Kim Châng In sinh ở núi Bạch Đầu Sơn. Núi Bạch Đầu
Sơn cách thủ đô hàng mấy trăm ki lô mét, đèo heo hút gió,
không có người ở trên đó thế mà cũng mang pháo hoa lên
trên ấy bắn để ca ngợi ông Kim Châng In.
Ngày sinh của ông Kim không phải là ngày 16 tháng 2
năm 1942 như lịch sử bây giờ, ông Kim sinh năm 1941 ở
Viễn Đông – Nga. Hiện có rất nhiều tài liệu mà Hàn Quốc
đă công bố. Ở ngay Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam
cũng đă có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử của Triều Tiên.
Ngay cô dâu Việt Nam cũng nói: Ngày sinh của vị lănh tụ
của chúng tôi cũng bị hoán cải đi, bóp méo sự thật. Lănh tụ
sinh năm 1941 ở Liên Xô lại nói sinh năm 1942 ở núi Bạch
Đầu Sơn như thế là không đúng. Qua đó ta thấy xă hội
không theo một quy chuẩn nào cả, quy chuẩn đạo đức cũng
không phải, quy luật phát triển của lịch sử nhân loại cũng
không phải.
Cả thế giới người ta đang cách mạng xanh, cách mạng tin
học, nhưng Bắc Triều Tiên cứ lục cục sản xuất tên lửa để
đi đánh nhau. Nhân dân đều biết nhưng không dám phản
đối, v́ mới nho nhoe th́ đă bị túm rồi. Thủ đô B́nh
Nhưỡng hiện nay như một ốc đảo. Các tỉnh xung quanh
Thủ đô th́ rất khổ, rất nghèo, đói rách triền miên. Riêng
Thủ đô vẫn rất sạch sẽ và cung cấp cho nhân dân vẫn
tương đối đầy đủ, khoảng 400 gram lương thực trong một
ngày, c̣n các chỗ khác chỉ khoảng 250 đến 300 gram, tùy
từng vùng. Ở Thủ đô chỉ có gạo thôi, c̣n thức ăn không có
mấy. Thực hiện chế độ bao cấp toàn bộ, tất cả quần áo của
cán bộ công nhân viên ở trong thành phố do Nhà nước cấp
phát. Ở trường học cấp phát đồng phục. Nhân dân được
cấp phát theo chế độ cán bộ này, cán bộ kia. Cho nên nhân
dân ăn mặc tươm tất, không có quần áo rách. Thủ đô là ốc
đảo v́ xung quanh các cửa ô của thủ đô có các quân đoàn
quân đội đóng, có trạm gác. Ai ra vào đều bị khám xét rất
kỹ, không có lệnh không được vào, không được ra (có
khác chi ta lúc « được giải phóng ». Thậm chí phường
này qua phường kia chơi cũng phải xin giấy) . Có
những người ở tỉnh ngoài làm việc ở Thủ đô cũng không
được về thăm gia đ́nh, quê hương. Ra khỏi thành phố là
phải có giấy phép rất đặc biệt. Vào thành phố phải là
những đợt được các tổ chức đoàn thể của Nhà nước cử đi
họp, học tập mới được về, không có chuyện vào thăm hay
vào chơi trong thành phố (TS họ Cù học luật Tây nên
không rành luật của ta. Vào thành phố Bác, phải tù đến
nay thôi !)
Tôi xin kể lại chuyện chị người Bắc Triều Tiên đă lấy
chồng Việt Nam vừa qua. Chồng chị là anh Cảnh, hiện là
huấn luyện viên đội môtô – xe đạp của Sở TDTT Hà Nội –
(c̣n tiếp)
|
|
chukimf3
member
REF: 622796
12/30/2011
|
Gia đ́nh Kim cũng như gia đ́nh Diệm thôi. Gia đ́nh trị và tham quyền cố vị cũng sẽ bị một phát đạn vào đầu.
|
|
rongchoi123
member
REF: 622811
12/30/2011
|
Năm1967, anh được cử sang học ở Triều Tiên. Năm 1968-
1969 anh đi thực tập ở một nhà máy, anh yêu chị công
nhân Triều Tiên. V́ lúc đó quy định của Nhà nước ta là đi
học không được phép yêu đương người nước ngoài. Song
hai bên vẫn cứ hẹn ḥ, chờ đợi cho đến bây giờ. Khi có
những đoàn đại biểu cấp cao đi thăm Triều Tiên th́ anh lại
gửi đơn cho Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
đề nghị tác động với Triều Tiên để được lấy nhau.
Năm 2001, Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Bắc Triều
Tiên, anh Cảnh lại gửi thư nhờ Chủ tịch nước tác động với
Chính phủ Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 2001 đặt vấn đề.
Tháng 8 năm 2001 Quốc hội Triều Tiên họp đă thông qua
cho phép chị lấy anh Cảnh. Nhưng vẫn giữ quốc tịch Triều
Tiên. Chị sinh năm 1948 – anh Cảnh sinh năm 1949. Anh
Cảnh có bố công tác ở Bộ Ngoại giao, anh là con một. Đây
là thắng lợi về mặt chế độ. Hôm nhận được lệnh đi, Công
an mang một xe tải đến đón chị (bên đó không có xe con),
trên đó có một ghế băng. Chị nói chị không đi, dù có chết
cũng không đi. V́ chị nghĩ gia đ́nh chị có mấy tội: một là
ông bố định bỏ đi miền Nam từ năm 1960, tức là tội bất
trung với Đảng, là một tội nặng nhất; hai là bản thân chị lại
yêu một người nước ngoài, tức là không trung thành với
lănh tụ. Với những tội đó chắc là bị đưa đi xét xử, do vậy
chị nhất quyết không đi. Khi công an nói đó là lệnh của
Lănh tụ, chị phải đi. Khi xe đến biên giới của Thủ đô th́ bị
ách lại. Sau đó phải điện cho Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại
giao cho xe con ra đón, đưa chị vào một khách sạn, lúc đó
chị mới tin là c̣n sống. Sau đó họ tổ chức lễ cưới cho chị
ở Triều Tiên, chụp ảnh để lại cho gia đ́nh. Khi sang đây
chị kể lại chuyện mẹ chị bị chết đói cách đây mấy năm v́
thương con không có ǵ ăn nên đă nhường lại cho con ăn.
Những nơi mà ngày xưa các anh ấy đến học tập, thực tập
th́ bây giờ không c̣n ǵ nữa, chỉ c̣n lại là đồi trọc, v́
không có ǵ để đun, nên mọi người đến đó chặt hết. Nhà
máy phân đạm mà ngày xưa anh Cảnh đến thực tập và
chúng tôi yêu nhau, do không có điện nên đă tháo dỡ hết
phụ tùng máy móc để cho vào ḷ đúc thép. Bây giờ ở đó rất
buồn tẻ, con người th́ bạc nhược. Nếu so sánh với miền
Nam Triều Tiên vào năm 1953, sau khi chiến tranh Triều
Tiên kết thúc th́ miền Bắc Triều Tiên có nhiều ưu thế hơn
v́ miền Bắc có nhiều khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên
nhiều, các ngành khai thác đó Nhật bóc lột vơ vét đều tập
trung ở miền Bắc như thép, than. Khi Nhật thua rút đi,
miền Bắc tiếp thu được. Trong khi đó ở miền Nam th́
không có ǵ. Miền Nam chủ yếu là đồng bằng, nông
nghiệp là chính. Nếu tính thu nhập đầu người ở Hàn Quốc
năm 1962 mới chỉ có 62 USD/đầu người . Đến năm 1996
th́ tổng thu nhập b́nh quân đầu người đă lên đến 11.000
USD/ người, đứng thứ 11 thế giới. Đến 1997 bị khủng
hoảng tài chính nên tụt xuống một chút. Mấy năm sau lại
hồi phục được, bây giờ được đánh giá đứng thứ 12 thế
giới. Qua đó ta thấy được đường lối chỉ khác nhau một
chút kết quả thu được đă tất khác nhau. Hàn Quốc thực
hiện đường lối dựa vào ô quân sự của Mỹ, cho Mỹ đóng
quân ở Nam Triều Tiên khoảng 37.000 quân, gần 100 căn
cứ để rảnh tay đi vào sản xuất kinh tế, buôn bán, sản xuất
công nghiệp. Trong khi đó th́ Bắc Triều Tiên tập trung vào
công nghiệp quốc pḥng rất tốn kém, không c̣n đủ tiềm
lực để nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Trong khoảng 14 năm (1962-1975), dưới sự lănh đạo của
Tổng thống Pắc Chung Hy, Hàn Quốc đă khôi phục đất
nước xong, sau đó tiếp tục phát triển rất nhanh đă trở thành
một con rồng ở khu vực này. Tổng sản phẩm quốc dân đạt
400, 500 tỷ đô la, thu nhập đầu người vượt qua ngưỡng của
10.000 USD/người (11.400 USD). (Tiếc thật, nếu Miền
Bắc đừng xua quân vào « giải phóng », hoặc đừng áp dụng
đường lối cào bằng của XHCN mà nương theo chính sách
kinh tế của Miền Nam , th́ ngày nay VN có thua ǵ
Hàn quốc ?)
Con đường phát triển định hướng được đúng th́ đi càng
nhanh, đất nước càng phát triển được. Nếu định hướng sai,
đi càng nhanh càng chết. Ta h́nh dung Nam- Bắc Triều
Tiên như cái kéo, càng đi càng xa nhau, riêng nói về kinh
tế chứ chưa nói về các chế độ khác. Khoảng cách chênh
lệch giữa hai miền càng ngày càng xa nhau. Mấy năm gần
đây Bắc Triều Tiên toàn phát triển trên con số không. Từ
1994-1998 có năm bị âm đến 3,7%. C̣n b́nh thường cứ
âm từ 2% hoặc 3%. Trong khi đó mặc dù Nam Triều Tiên
bị mắc vào khủng hoảng tài chính năm 1997, nhưng đă bứt
lên rất mạnh. Tinh thần dân tộc rất cao. Riêng về kinh tế
khi đất nước lâm nguy, người dân sẵn sàng tập trung toàn
lực mang vàng, bạc góp cho Nhà nước để cùng thoát ra
khỏi khủng hoảng kinh tế.
Ngược lại ở miền Bắc, do đường lối kinh tế xác định
không được chính xác, càng ngày càng lún sâu vào khó
khăn. Như các đồng chí đă biết mạnh v́ gạo bạo v́ tiền,
khi đă nghèo th́ hèn, khi đă không phát triển th́ cảm thấy
xấu hổ, không dám nói với ai. Tôi lấy ví dụ: Ngoại giao
hay dự các buổi gặp mặt, tiệc tùng. Đại sứ hoặc cán bộ
ngoại giao của Hàn Quốc gặp mọi người tay bắt mặt mừng,
gặp gỡ trao đổi với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp,
Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa… Nhưng với Bắc Triều Tiên chỉ
đứng một xó, không dám nói chuyện với ai và cũng không
có chuyện ǵ để nói. Gặp cán bộ ngoại giao chúng tôi, là
những người chí thân, nhưng cũng không biết nói chuyện
ǵ và cũng không có đề tài ǵ để nói cả.
Tôi đă kể một số sự kiện vụn vặt để các anh h́nh dung. Tôi
cũng không áp đặt bảo đây nó là cái ǵ, mà để các anh tự
đặt cho nó một cái tên. (Cái quái thai XHCN chứ c̣n ǵ !)
Đảng của bạn có tên chính thức là Đảng Lao động Triều
Tiên được thành lập từ ngày 10 tháng 10 năm 1945 do ông
Kim Nhật Thành tập họp một số lực lượng chống Nhật.
Quá tŕnh thành lập Đảng cũng nan giải lắm, đánh nhau
ghê gớm. Khi nói về lănh tụ Đảng này, rất nhiều báo chí
phương Tây đăng ảnh Kim Nhật Thành. Để thành lập được
Đảng, Kim Nhật Thành đă phải trừ khử không biết bao
nhiêu là bạn thân, chiến hữu mới lên được chức, thành lập
được Đảng (Đảng ta cũng vậy. Truy sát những người
kháng Pháp nhưng không cùng đường lối như : CS Đệ Tứ
trotskiste, VN Quốc Dân Đảng, Hoà Hảo, Cao Đài). Chính
v́ thế mà có nhu cầu đặc biệt là phải sùng bái cá nhân
(Cũng giống thôi. Chủ tịch HCM mới có hơn 50 mà toàn
dân buộc phải gọi bằng Bác bằng Cụ cơ ! ). Tại sao
phải sùng bái v́ cái ǵ mà người ta phải bắt người khác ca
ngợi th́ không phải cái ấy nó tốt, nó đẹp, mà là nó yếu. Do
đó phải phát động cả dân, huy động không biết bao nhiêu
tiền bạc, của cải vật chất, tinh thần, thời gian, sức lực của
cả dân tộc. Ở Bắc Triều Tiên khi cần huy động một lực
lượng quần chúng độ một triệu người th́ chỉ cần một tiếng
đồng hồ đă đứng suốt dọc đường vẫy cờ, mặc áo dài đẹp từ
sân bay về đến Nhà khách chính phủ để đón một vị khách
nào đó của nước ngoài. Qua đó thấy được một chế độ rất
bao cấp và do nhu cầu chính trị nên nó phải lên gân cốt để
tạo cho ḿnh một thế vững mạnh.
Riêng về đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều
Tiên có rất nhiều cách tranh luận. Về lịch sử, ngày 15
tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô ép được quân Nhật
rút khỏi Triều Tiên và giải phóng được Triều Tiên. Phía
Nam, Mỹ vào giải phóng quân Nhật, phía Bắc Liên Xô vào
giải giáp. Theo hiệp định Giơnevơ kư năm 1945, đến năm
1947 th́ Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đến năm
1948 không thống nhất được, nên mỗi bên thành lập một
Nhà nước riêng của ḿnh. Miền Bắc do Kim Nhật Thành
đứng ra thành lập nhà nước. Trong quá tŕnh hoạch định ra
đường lối phát triển cách mạng của Đảng, cách mạng giải
phóng dân tộc, giải phóng đất nước, quá tŕnh xây dựng
CNXH cũng có rất nhiều khó khăn. Sau đó quyết định khởi
sự cuộc chiến tranh, gọi là Nam tiến. Vấn đề này c̣n rất
nhiều bàn căi. Có người nói Bắc Triều Tiên tấn công vào
miền Nam gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952-
1953; có người th́ nói là do Mỹ và Nam Triều Tiên Bắc
tiến. Gần đây, nhiều tư liệu được tiết lộ ra là phía Bắc tấn
công phía Nam trước. Có nhiều lập luận để chứng minh,
tài liệu bí mật ở Mátscơva tiết lộ bằng giấy tờ chứng minh
lúc đó Bắc Triều Tiên đă xin phép Liên Xô và bàn với
Trung Quốc, sau đó tấn công. Cũng có người chỉ qua suy
luận cũng đoán được rằng Bắc Triều Tiên tấn công Nam
Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tranh
nổ ra. Ba ngày sau, quân của Kim Nhật Thành đă ào ạt tiến
vào giải phóng hơn một nửa Nam Triều Tiên. Sau 4, 5
ngày chỉ c̣n tỉnh Bu San, là tỉnh bé tí ti ở phía Tây Nam.
Điều đó chứng tỏ phải có sự chuẩn bị từ trước. Mỹ đứng ra
cáng đáng cho Nam Triều Tiên, Mỹ đề nghị Hộ đồng bảo
an Liên hợp quốc họp. Mỹ xin được quân của Liên hợp
quốc. Quân của Liên hợp quốc đă giúp Nam Triều Tiên để
chống lại Bắc Triều Tiên, th́ phải có lư do ǵ đó. Qua 2 ví
dụ đó, người ít có điều kiện tiếp xúc với tài liệu cũng có
thể suy luận được rằng miền Bắc tấn công miền Nam.
Thế của Nam Triều Tiên lúc đó cũng giống như thế của
Đài Loan với Trung Quốc. Họ chưa có tham vọng quay trở
lại để giải phóng cả đất nước.
Đường lối giải phóng Nam Triều Tiên của Bắc Triều Tiên
không được suôn sẻ. Khi quân của Liên hợp quốc tấn công
trở ra, toàn bộ quân miền Bắc bắt buộc phải hậu thoát lui
về phía Bắc, tận Ap-Lục giáp với Trung Quốc. Sau đó tràn
trở xuống và giữ đúng vĩ tuyến 38 như hồi đầu chiến tranh,
chết rất nhiều quân, nhiều tướng tài (Không có quân đội
Hoa Kỳ vào phụ chống , chưa chắc ǵ Miền Nam VN
biết mùi tư bản đến 20 năm).
Đường lối đấu tranh thống nhất của Đảng có rất nhiều nan
giải, v́ khi rút khỏi miền Nam th́ đă rút toàn bộ quân đội và những cơ sở cách mạng vốn đă có ở miền Nam. Cuối
cùng ở miền Nam là khu vực rất trống, không c̣n một cơ
sở hạt giống cách mạng nào, không giống như cuộc cách
mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam (Dù đă kư Hiệp
định Genève 1954, Ta vẫn chủ ư giải phóng Miền Nam
bằng cách chôn vũ khí và gài cán bộ ở lại). Cách mạng
giải phóng miền Nam của Việt Nam đă tác động rất nhiều
vào đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên.
Nhiều người thấy rằng việc đánh tràn vào Nam Triều Tiên
năm 1950 là rất khó khăn mà phải theo kiểu Việt Nam, để
cho nhân dân miền Nam tự phát động, miền Bắc ủng hộ,
trong đánh ra ngoài đánh vào mới giành thắng lợi (Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ là bù nh́n, bung xung
cho Đảng ta mà thôi. Xong việc là dẹp ngay !). Chính
v́ thế mà đă gây ra các cuộc tranh căi và thanh trừng nội
bộ Đảng rất gay gắt. Bao nhiêu người đă từng có tư tưởng
mới và đă sang Việt Nam để học tập về đều bị thanh trừng
hết, có đợt thanh trừng 6, 7 cán bộ cao cấp của quân đội,
của Đảng. Cho nên trong nội bộ Đảng có rất nhiều rạn nứt
trong việc đấu tranh thống nhất nước nhà thời gian đầu.
Về đường lối xây dựng kinh tế, cân đối giữa phát triển
kinh tế với phát triển quốc pḥng trong Đảng cũng rất
nhiều tranh căi và phe của Kim Nhật Thành vẫn là phe
thắng. Ông Kim đă gạt bỏ những người có tư tưởng cho là
hữu khuynh, không nh́n rơ kẻ thù, ảo tưởng về ḥa b́nh.
Đảng kiên quyết phát triển công nghiệp nặng, sau đó mới
đến phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, do đó rất
tốn kém tiền của, v́ thế mà sự tin tưởng của nhân dân ở
Đảng ngày càng giảm. Cũng chính v́ đường lối phát triển
không hợp lư, do vậy không thể thực hiện được ước mơ
của Chủ tịch Kim Nhật Thành là “Toàn dân được ăn cơm
trắng và chan canh thịt” cho đến tận bây giờ. Về mặt tổ
chức của Đảng cũng không hoàn chỉnh. Trước năm 1980
th́ cứ 5 năm đại hội Đảng một lần. Nhưng từ Đại hội VI
(10/1980) đến nay – 23 năm không họp Đại hội Đảng. Vậy
các chi bộ sinh hoạt kiểu ǵ? Bầu bán ông Kim lên làm
Tổng bí thư như thế nào? Đó là chuyện rất lạ.
Quá tŕnh đưa ông Kim con lên làm lănh tụ, sẽ nói sau.
Riêng chuyện bầu ông làm Chủ tịch Đảng là cách làm rất
độc đáo, không có Đảng nào làm như thế cả. Theo như báo
Đảng cho biết, ông Kim sinh hoạt trong một chi bộ, được
chi bộ suy tôn lên làm Tổng bí thư. Một người có ư kiến
như vậy, chả ai dám phản đối cả. Ai mà phản đối là phải
rút thẻ Đảng ngay. Cuối cùng cả chi bộ phải đồng ư. Chi
bộ báo cáo lên Đảng ủy khu. Đảng ủy khu lại phổ biến cho
các chi bộ khác. Cũng không có chi bộ nào dám phản đối
cả, cứ theo vết dầu loang đó, cả nước suy tôn ông Kim
Châng In làm Tổng bí thư của Đảng, không có một cái
phiếu bầu, không có một cái biên bản, không cần có một
Đại hội nào cả. Tự dưng ông làm Tổng bí thư, kỷ luật
Đảng, tổ chức Đảng không chặt chẽ, theo một sự duy ư chí.
Tất nhiên là ông ấy đă bật đèn xanh cho một tay nào đó
làm. Bên trong th́ không ai có thể hiểu được, nhưng h́nh
thức bên ngoài th́ là chuyện có thật, viết ở trên báo.
Quá tŕnh lên nắm chính quyền của Kim con là do Kim
Nhật Thành (Kim bố) chọn làm người thừa kế.
(c̣n tiếp)
|
|
ladieubongg
member
REF: 622817
12/30/2011
|
Bài đọc rất thú vị!
Thật đáng cho ta suy gẫm.
Cám ơn Rongchoi nhé.
Mến chúc RC một năm 2012 vui khỏe và nhiều may mắn.
|
|
rongchoi123
member
REF: 622910
12/31/2011
|
Cám ơn lời chúc của chị.
Rongchoi chúc chị Bông năm mới an lành, nhiều ơn trên phù hộ và nhất là có nhiều thi hứng để members ở đây thưởng thức.
...........................
(tiếp theo)
Về gia đ́nh của Kim Nhật Thành: Bà vợ trước có 3 con
trai. Kim Châng In là thứ 3 (Bác và mấy vị trong Bộ
Chính Trị cũng đâu có ít vợ. Tính ra thua chi đồng chí
Kim Nhật Thành ). Ông rất lười học, chỉ thích chơi. Ông đă
phá không biết bao nhiêu xe Mercedes của bố. Ông tập cả
lái máy bay phản lực, tập cả phi ngựa. Nh́n ảnh ông th́ ta
thấy rất xấu tướng, bẩn tướng, tóc lúc nào cũng dựng
ngược lên, môi th́ thâm như có bệnh tim, da dẻ th́ xỉn.
Cho nên mỗi khi ông xuất hiện, các phóng viên ảnh thi
nhau chụp và tập trung chụp vào cái môi để chứng minh là
ông ta có bệnh tim. Chỉ được cái Kim con rất hăng hái với
phụ nữ. Các cô diễn viên điện ảnh xinh xinh, đẹp đẹp là
được tướng quân “chỉ đạo” tại chỗ, nhiều lắm. Tại sao tôi
nói vậy, v́ từ thời anh Nguyễn Văn Trọng, phó ban đối
ngoại Trung ương Đảng làm Đại sứ ở bên ấy, có một cô
con gái học ở Trường Đại học Kim Nhật Thành có mấy
bạn gái người Triều Tiên rất xinh. Một cô đă nói với con
gái anh Trọng: Làm con gái đẹp ở Triều Tiên nhục lắm.
Tao đă bị tướng quân đưa lên “chỉ đạo” ở trên đó một đêm.
Giờ tao chỉ muốn chết. Chỗ nào có bông hoa đẹp là ông ấy
hái ngay.
Bà vợ hiện nay của ông Kim Châng In cũng là một diễn
viên điện ảnh. Bà này đă có chồng, có con rồi. Ông Kim
thích, thế là bà ta dứt khoát bỏ chồng để lấy ông Kim
Châng In.
Nói rộng ra th́ Kim Nhật Thành cũng thế. Bố nào con nấy.
Trong nhà Kim Nhật Thành có cái bể tắm bát tiên, bể tắm
lục tiên, tức là 6 hoặc 8 cô gái trẻ cùng tắm với ông ta. Về
sau khi tuổi già, bác sỹ riêng của ông ta luôn luôn phải
thay máu của ông ta bằng máu của các cô gái trẻ. V́ máu
là cái quyết định sinh khí của con người, máu đó sẽ quyết
định anh già hay trẻ, thay được máu trẻ vào th́ khả năng
sống và sức trẻ của con người sẽ rất tốt và mạnh mẽ hơn.
V́ vậy cứ định kỳ là thay máu để kéo dài tuổi thọ. Thứ hai
là tại sao lại bắt 8 cô, 6 cô cùng tắm với ông ta, v́ để trao
đổi iông giữa người già và người trẻ, sẽ tăng cường sức trẻ
của người già. Kim con được chọn là người thừa kế duy
nhất và đă được Kim bố chuẩn bị rất chu đáo. Khi c̣n
sống Kim bố đă tuyên bố: “Tôi sẽ chọn đồng chí Kim
Châng In làm người thừa kế, v́ tôi thấy đồng chí Kim
Châng In có rất nhiều phẩm chất và năng lực công tác, đạo
đức cách mạng, có nhiều khả năng thay thế tôi làm việc,
cho nên tôi tin rằng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ủng hộ
để đồng chí Kim Châng In làm việc”.
V́ vậy khi Kim Châng In lên là nghĩ ngay muốn giữ ǵn
được an ninh chính trị phải nắm được 3 lực lượng: một là
quân đội để có sức mạnh trị v́ đất nước; thứ hai là lực
lượng an ninh để phát hiện được những chỗ hỏng hóc trong
xă hội để chấn chỉnh, để dẹp. Nhưng quan trọng nhất vẫn
là phải nắm được lực lượng trẻ, đó là lực lượng thanh niên.
Nhưng khi lên nắm quyền th́ mạnh nhất là nắm được quân
đội và một nửa thanh niên. C̣n an ninh th́ không nắm
được. Ông ta nghĩ rằng cũng như các thời đại vua chúa
khác, không có quân mạnh th́ không trấn yên được bờ cơi,
không dẹp được loạn trong nước. Vả lại quân đội là loại
nước sông công lính, tuyển vào không phải trả lương, bắt
đi lao dịch ở đâu là phải đi. Cho nên rất nhiều công tŕnh
lớn của Triều Tiên phần lớn đều do lực lượng quân đội
làm, kể cả đập chắn nước lớn bên bờ biển Tây. Thời hạn
nghĩa vụ của Bắc Triều Tiên hiện nay tăng từ 7 năm lên 14
năm. 14 năm th́ coi như hết cả đời thanh xuân của họ.
Quá tŕnh đưa Kim Châng In lên nắm quyền (1975) trong
nội bộ Đảng đă có rất nhiều thắc mắc. Những năm đó số
cán bộ cốt cán của triều đ́nh c̣n rất nhiều, về tuổi đời,
năng lực làm việc, công lao với cách mạng rất lớn. Thế mà
lại đưa một anh c̣n trẻ măng mới học trong trường – khoa
kinh tế – để thay thế, không khỏi có nhiều người phản đối.
V́ vậy muốn duy tŕ được ư định của ḿnh, Kim Nhật
Thành phải thay đổi rất nhiều cán bộ để duy tŕ chế độ cha
truyền con nối.
Khi ông Kim Nhật Thành chết đột ngột ngày 8 tháng 7
năm 1994, người ta tưởng đây là cơ hội thuận lợi để ông
Kim con lên nắm tất cả các chức quyền trong Đảng, Nhà
nước, Quốc hội và Chính phủ. Nhưng đến tháng 5 năm
1998, tức là 4 năm sau Quốc hội mới họp, lúc đó ông Kim
Châng In mới lên nắm các chức vụ Tổng bí thư Đảng, Chủ
tịch Hội đồng quân sự Nhà nước. Theo Hiến pháp sửa đổi
năm 1998 th́ Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn
bộ quyền hành kể cả về Đảng lẫn chính quyền trong đất
nước. Người làm Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước
thâu tóm toàn bộ các quyền, kể cả quyền phát động chiến
tranh. Như vậy ông Kim con đă giữ hai chức vụ to nhất
của đất nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, toàn
Đảng, toàn dân Triều Tiên suy tôn đồng chí Kim Nhật
Thành làm Chủ tịch nước vĩnh viễn của Nhà nước Triều
Tiên, không có ghế Phó chủ tịch nước. Kim con cũng
muốn giữ chức vụ chủ tịch nước nhưng trong quá tŕnh đấu
đá nhau không thể ngồi được, nên quy cho ông Kim bố
làm chủ tịch vĩnh viễn, mặc dù ông ta đă chết, đang nằm
dưới đất. Như vậy không ai nhảy được vào chiếc ghế này.
Như vậy, tất cả các quyền hành đều nằm trong tay Kim
con. Cho nên có chuyện vui khi ông Đại sứ Bắc Triều Tiên
sang nhậm chức tại nước ta năm 1997, tŕnh quốc thư:
Trong thư tŕnh th́ người kư lại là ông Kim Nhật Thành,
mặc dù ông đă chết được 3 năm rồi. Bộ Ngoại giao ta
không chấp nhận, đề nghị bạn về báo cáo, sau đó thông tin
cho Việt Nam biết. Sau đó Bộ Ngoại giao bạn đề nghị ta
chấp nhận v́ nước bạn lúc đó chưa có chủ tịch nước chính
thức nên cứ tạm thời để Kim Nhật Thành kư. Bạn cho biết
một số nước khác đă chấp nhận như vậy. Cuối cùng Bộ
Ngoại giao xin ư kiến Trung ương. Trung ương chấp nhận
mặc dù người đă chết vẫn kư văn bản cho người đang
sống. Qua đó ta thấy trong Đảng bạn cũng đấu tranh quyền
lực ghê gớm lắm.
Khi Kim Châng In tốt nghiệp cấp III, ông có sang Liên Xô
vào Trường Đại học Lômônôxốp tham quan. Sau đó ông ta
về nước và nói học ở trong nước cũng tốt. Câu nói “học ở
trong nước cũng tốt” của ông đă trở thành phương châm
giáo dục của Bắc Triều Tiên. Từ đó trở đi không gửi lưu
học sinh ra nước ngoài. Măi gần đây có một số học sinh do
các tổ chức quốc tế mời đi tham quan, hoặc đi du lịch 1, 2
tháng rồi về, nhưng thường không được trọng dụng.
Phương châm giáo dục của Kim Châng In đưa ra là phải
đào tạo trở thành những trung thần chỉ biết có trung thành
với một lănh tụ là Kim Châng In mà thôi.
|
|
rongchoi123
member
REF: 622911
12/31/2011
|
Vấn đề tự hào dân tộc th́ rất quá đáng. Lănh tụ Kim Nhật
Thành đă nói chỉ có đúng, chứ không bao giờ không đúng
v́ Hiến pháp năm 1998 sửa đổi đă ghi rơ đường lối kinh tế
là theo đường lối Thanh Sơn Lư (Làng Thanh Sơn). Đường
lối Thanh Sơn Lư do ông Kim Nhật Thành đề ra năm 1959.
Đường lối này là Đảng lănh đạo kinh tế, tất cả đảng viên
tập trung vào thực hiện nghị quyết của Đảng về kinh tế. Bí
thư chi bộ của làng đứng ra phân công lao động: Tổ này đi
bới cỏ, tổ kia đi bắt sâu. 8 giờ ra đồng, đến 10 giờ giải lao
15 phút hát mấy câu, cờ lá chuối cắm khắp cả cánh đồng,
đánh trống ầm ĩ. 11 giờ nghỉ về ăn cơm. Như vậy th́ làm
sao nông nghiệp phát triển được.
Thí dụ thứ 2: Năm 1999, anh Trần Văn Đăng sang thăm
Bắc Triều Tiên, đi thăm rất nhiều nơi, có những ṭa nhà
diện tích mặt bằng 2000 m2 , cao 5, 6 tầng. Hỏi ai thiết kế.
Họ nói chúng tôi thiết kế, xây dựng trong một năm. Đến
đâu hỏi đều được bạn trả lời trong một năm. Đến tàu điện
ngầm, anh Đăng hỏi: Ga tàu điện ngầm xây trong bao lâu.
Họ lại nói trong một năm. Ở nhà máy sản xuất xi măng,
máy móc đều nhập của Hà Lan, đều dán tem sản xuất tại
Hăm Buốc (Tây Đức) và Hà Lan. Khi phóng viên hỏi họ
nói chúng tôi tự sản xuất lấy. Trong khi đó các chuyên gia
Hà Lan đang cầm máy bộ đàm để chỉ đạo sản xuất, lắp ráp.
Họ vẫn bảo tất cả kỹ thuật của Triều Tiên. Chúng tôi thiết
kế, thi công, lắp đặt, vận hành. Tất cả là theo đường lối chỉ
đạo của Kim Châng In.
Ông Kim Châng In cũng rất thích có tiếng tăm. Năm 1989
có Đại hội Thanh niên thế giới họp tại B́nh Nhưỡng, ông
chỉ đạo xây khách sạn Liễu Cảnh 105 tầng, h́nh tháp có 3
chân chĩa ra như đuôi của cái tên. Xây được một năm th́
móng đă bị nghiêng. Báo chí ngày nào cũng đăng tin: Hôm
nay xây được một tầng, hôm nay xây được hai tầng. Sau
đó bỗng thấy báo chí im hẳn. Hóa ra móng nghiêng, không
làm nữa. Đến bây giờ xi măng đă mọc rêu, trên đỉnh vẫn
c̣n có cái cần cẩu để trên đó. Rất nhiều nước xin vào gia
cố, nhưng họ không cho. Lănh tụ đă làm, đă nói là đúng,
có sai cũng để đấy thôi.
Hiện nay xă hội Triều Tiên nói Đảng là ǵ: Đảng là lănh tụ,
lănh tụ là Đảng. Nh́n vào lănh tụ là biết Đảng ra sao.
Về giáo dục của bạn là h́nh thức chủ nghĩa, hời hợt. Bạn
đă biết trên thế giới đang phát triển về mọi mặt, nên bạn
cũng rất lo, đang t́m cách giải quyết, không thể để măi
t́nh trạng hiện tại, sợ sẽ đảo chính. Tin đảo chính th́
nhiều, nhưng chúng tôi cũng không nắm được chính thức.
Nhưng tự dưng có vụ nổ, họ nói đó là đảo chính.
Bắc Triều Tiên cũng đang t́m cách để thoát ra khỏi khó
khăn. Kim Châng In khẳng định: Trên thế giới này chỉ có
một siêu cường, đó là Mỹ. Khi mà khai thông được với Mỹ
th́ khâu trung tâm sẽ khai thông được tất cả các quan hệ
khác. Đó là tư tưởng thông suốt chỉ đạo của Kim Châng In.
V́ không mặc cả được với Mỹ và Hàn Quốc về kinh tế,
phải mặc cả với Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Năm 1985 đă
xây dựng phát triển vũ khí hạt nhân. C̣n việc Bắc Triều
Tiên đă có vũ khí hạt nhân chưa th́ hiện tại chưa ai khẳng
định được. Nhưng Mỹ cũng phải nể và Bắc Triều Tiên
cũng đă kéo được Mỹ vào bàn hội đàm và kư được hiệp
định khung năm 1994. Qua hiệp định, Mỹ yêu cầu Bắc
Triều Tiên không sản xuất vũ khí hạt nhân nữa, Mỹ sẽ xây
dựng cho Bắc Triều Tiên một nhà máy phát điện bằng
năng lượng hạt nhân nguyên tử, trị giá năm 1994 khoảng
4,6 tỷ USD, tính trượt giá đến bây giờ phải non 10 tỷ USD.
Trên đà thắng đó, Bắc Triều Tiên tiếp tục dùng con bài hạt
nhân để mặc cả với Mỹ với mục đích bắt Mỹ phải ngồi bàn
trực tiếp với Bắc Triều Tiên như thiết lập quan hệ đối
ngoại, viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên. Từ chuyện đó
bắt buộc Nhật cũng phải thiết lập quan hệ ngoại giao, phải
viện trợ cho Bắc Triều Tiên.
Bây giờ Mỹ và thế giới cứ phải quan tâm đến vũ khí hạt
nhật của Bắc Triều Tiên, mặc dù không biết thực hư sẽ ra
sao. Nhiều người cho rằng Bắc Triều Tiên nói vậy chứ làm
ǵ có vũ khí hạt nhân v́ tiềm lực kinh tế yếu, tổng sản
phẩm quốc dân có 15 tỷ USD. Trong khi đó, Hàn Quốc có
500 tỷ USD. Nhưng mà ai cũng sợ v́ tính khí của họ là tên
khủng bố quốc tế rồi. Nhật và Hàn Quốc rất sợ v́ họ có
một cơ ngơi khang trang đẹp đẽ, rất cần có một không khí
ḥa b́nh ổn định để phát triển làm ăn kinh tế. Họ rất sợ
chiến tranh. Cho nên nếu mà Mỹ làm căng với Bắc Triều
Tiên th́ Hàn Quốc và Nhật Bản lại phải lạy van Mỹ v́ Mỹ
đánh nhau với Bắc Triều Tiên th́ chỉ thanh lư được một số
vũ khí từ chiến tranh thế giới thứ hai đến giờ. C̣n nếu
chiến tranh nổ ra th́ Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ bị thiệt hại
trước tiên và rất lớn. Mỹ cũng rất muốn đánh Bắc Triều
Tiên. Có 2 lần, đó là cuối năm 1994, Mỹ đă định dội bom
nguyên tử xuống Bắc Triều Tiên. Thông tin này đă được
kết luận. Tháng 12 năm ngoái, Mỹ cũng đă định đánh Bắc
Triều Tiên một lần nữa, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản lại
can.
Tại sao lại gọi Bắc Triều Tiên là khủng bố quốc tế v́ ngay
từ lâu đă có tư tưởng dùng bạo lực để ám sát, triệt lănh đạo
của Hàn Quốc (Ơ ! Ta cũng từng đăng báo khoe đă cài
ḿn ám sát Nguyễn Văn Bông Giám đốc trường Quốc
Gia Hành Chính của ngụy. Và hơn 4 ngàn ngụy quyền
ngoài Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Quên sao ?) .
Năm 1988, Tổng thống Hàn Quốc đi thăm Rang-un (Miến
Điện), đến thăm nghĩa trang Nhà nước. Bắc Triều Tiên đă
cử 2 đặc công sang cài mấy quả ḿn ở cổng nghĩa trang.
Rất may xe của Tổng thống vừa đi qua th́ ḿn nổ, 4 xe
tiếp theo chở các Bộ trưởng và tùy tùng th́ chết. Xe của
Tổng thống th́ thoát. Sau đó an ninh Miến Điện cho lùng
soát và bắt được 2 người Bắc Triều Tiên. Sau đó là vụ
“quả bom nước 20 tỷ tấn” định dội vào Hàn Quốc. V́ khu
vực núi Kim Cương Sơn do rất nhiều trái núi hợp thành hệ
thống núi. Bắc Triều Tiên cho xây chắn núi nọ với núi kia
thành ra một cái bể chứa 20 tỷ mét khối nước. Mỗi mét
khối nước nặng 1 tấn. Người ta gọi là 20 tỷ tấn. Đập đó
cách thủ đu Xê-un 100 km và cao hơn thủ đô Xê-un hơn
1000 mét. Nếu Bắc Triều Tiên cho đặt 1 tấn bộc phá ở
dưới chân đập và cho nổ đồng thời th́ 20 tỷ tấn nước này
sẽ thổi thủ đô Xê-un bay sang biển Đông như ta lấy một
thùng nước hắt một cái lá tre xuống cống. Cho nên thế giới
gọi Bắc Triều Tiên là tên khủng bố quốc tế và phản đối
kịch liệt. Thế giới đă giúp thành phố Xê-un xây một cái
(c̣n tiếp)
|
|
rongchoi123
member
REF: 622954
01/01/2012
|
đập, gọi là đập Ḥa B́nh cong cong để chắn lượng nước từ
bên kia tràn sang, sẽ tóe sang hai bên.
Sau đó lại có vụ nổ máy bay của hăng hàng không
Koreairlines của Hàn Quốc năm 1988 làm chết mấy trăm
người. Rồi là bắt cóc người Nhật về Bắc Triều Tiên. Rồi
việc thanh trừng nội bộ rất nhiều. Cuối cùng Mỹ đă quy
Bắc Triều Tiên vào danh sách nước ủng hộ khủng bố quốc
tế.
Bắc Triều Tiên quan hệ với Việt Nam cũng có rất nhiều
trắc trở. Bắc Triều Tiên rất cơ hội chủ nghĩa và v́ quyền
lợi dân tộc hẹp ḥi, chẳng có v́ quốc tế cộng sản hay v́ cái
ǵ hết. Thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt
Nam, Bắc Triều Tiên cũng ủng hộ nhưng với tinh thần là
để chia lửa với Hàn Quốc, để Mỹ tập trung quân đánh Nam
Việt Nam, để cho Nam Triều Tiên rảnh tay đỡ chuyện
tranh giành khu vực bán đảo Triều Tiên. Chính v́ thế
nhiều khi Việt Nam cần th́ Bắc Triều Tiên không ủng hộ,
lúc không cần th́ lại dương cao ngọn cờ yêu cầu Việt Nam
theo Bắc Triều Tiên lập ra Mặt trận châu Á chống Mỹ vào
khoảng 1968-1970 là lúc cuộc chiến ở miền Nam Việt
Nam đang rất quyết liệt.
Khi Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất
đất nước năm 1975, sáu tháng sau báo chí Bắc Triều Tiên
vẫn không đưa tin thắng lợi vĩ đại của Việt Nam. Cả thế
giới người ta hân hoan vui mừng, trống dong cờ mở để
hoan hô Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhưng
ông bạn Bắc Triều Tiên vẫn cứ im lặng. Sau đó ta vận
động, lúc đó báo chí mới đưa tin, nhân dân mới biết Việt
Nam giải phóng rồi. Sau đó lại thôi luôn cho nên rất nhiều
người về sau này không biết được Việt Nam đă giải phóng.
Họ cho rằng các đồng chí Việt Nam không chịu chờ đợi để
giải phóng Nam Triều Tiên đồng thời giải phóng Nam Việt
Nam, như vậy là các đồng chí dồn hết khó khăn sang cho
chúng tôi. Mỹ xong bên đó rồi sẽ quay sang đánh chúng
tôi. Các đồng chí không có tinh thần quốc tế. Họ lập luận
quái gở như vậy. C̣n vấn đề v́ lợi ích dân tộc hẹp ḥi theo
đuôi Trung Quốc trong vấn đề Campuchia chống Việt
Nam th́ rất lớn. Nhưng v́ ta không bắt được tài liệu,
không bắt được chuyên gia tại đấy, v́ ta đánh Pôn Pốt theo
kiểu xua chân, nếu đánh chụp, đánh bao vây th́ chắc chắn
bắt được nhiều chuyên gia của Bắc Triều Tiên. Bắc Triều
Tiên thực ra cũng chẳng tốt ǵ với Việt Nam, nhưng lúc
nào cũng có tư tưởng đ̣i nợ Việt Nam: trước kia, chúng
tôi giúp các đồng chí trong chiến tranh chống Mỹ, bây giờ
các đồng chí phải giúp chúng tôi. Các đồng chí không
được quan hệ với Nam Triều Tiên. Nhưng do xu thế không
thể đảo ngược được, các nước XHCN, Liên Xô, Trung
Quốc đều đặt quan hệ với Nam Triều Tiên. Việt Nam cũng
là nước XHCN cuối cùng đặt quan hệ với Nam Triều Tiên
cho nên bạn đỡ hậm hực. Khi ta lập được quan hệ ngoại
giao rồi th́ lại khuyên ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao, đừng
đặt về quan hệ kinh tế, quan hệ với Đảng cầm quyền ở Hàn
Quốc. Sau này, Tổng bí thư Đảng ta đi thăm Hàn Quốc,
thiết lập quan hệ với Đảng cầm quyền của Hàn Quốc. Bạn
cũng chẳng thể đảo ngược lại được, đành phải ngậm ngùi.
Mặc dù vậy họ vẫn có những trắng trợn, thí dụ: viên đại sứ
Bắc Triều Tiên hiện nay ở Việt Nam, khóa trước làm tham
tán Sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam, lúc đó là năm 1995,
anh ta lên Bộ Ngoại giao khuyên chúng tôi: Các đồng chí
đừng có tin Nam Triều Tiên kinh tế phát triển, họ không
làm được ô tô, tivi…, mà họ mua của các nước khác về để
tuyên truyền.
Trong khi đó, Việt Nam đă buôn bán với Hàn Quốc, các
công ty của Hàn Quốc đă vào đầu tư ở Việt Nam và họ
cũng biết chúng tôi đă từng công tác, học tập ở Hàn Quốc
nhiều năm. Tóm lại, con người Bắc Triều Tiên là rất khó
chịu, xă hội, lănh đạo rất khó chịu, không hiểu nó là cái ǵ?
Chúng tôi đă công tác ở Bắc Triều Tiên mấy chục năm,
nhưng bây giờ nói Bắc Triều Tiên là cái ǵ th́ rất khó. (Là
cái quái thai của XHCN sinh ra chứ c̣n ǵ !)
Bắc Triều Tiên đưa ra tư tưởng chủ thể. Vậy tư tưởng chủ
thể là ǵ? Đó là tư tưởng cho con người là chủ thể của cách
mạng, cũng là chủ thể của vận mệnh của ḿnh, của chính
bản thân ḿnh. Đó là nội dung của tư tưởng chủ thể.
Nhưng mà việc thực hiện tư tưởng chủ thể th́ lại thực hiện
theo một ư đồ đằng sau những danh từ của tư tưởng chủ
thể. Cho nên thế giới đánh giá tư tưởng chủ thể là loại tư
tưởng đóng cửa, không tin vào bất cứ một ai, không tin vào
bạn bè, đóng cửa chặt. Có người nước ngoài nói tư tưởng
chủ thể là một loại tư tưởng phản động. Xă hội càng phát
triển, càng văn minh lên th́ tư tưởng chủ thể càng bộc lộ rơ
tính phản động, ḱm hăm sự phát triển. Nghe họ nói th́ rất
hay, nhưng làm th́ rất dở. Thế giới sợ và ghét, ngại không
muốn đến gần.
Tư liệu sưu tầm của Triệu Xuân
Một bài viết cũ trên Diplomat
|
|
rongchoi123
member
REF: 623062
01/01/2012
|
Trên đây là về lănh tụ và đời sống của BẮc Hàn, cũng khá nhiều. C̣n về lănh tụ cộng sản của ta th́ sao?
Sau đây là một bài viết của ông Bùi Tín cựu phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân của VN_một người ở trong chăn nên biết chăn có rận (!!!)_ xem thêm để tham khảo biết người biết ta mà cũng biết được "bí sử" VN
TÂM T̀NH VỚI TUỔI TRẺ VỀ HỒ CHÍ MINH
Ngược hẳn lại, bên tố cáo, lên án, kết tội ông Hồ Chí Minh bằng những danh từ xấu xa nhất: trùm cộng sản khát máu, tội đồ của dân tộc, tay sai cộng sản (CS) Liên Xô, tay sai Trung cộng, bán nước hại dân, với tính khí xảo trá, lật lọng, lừa dối, đạo đức giả, hoang dâm. Tôi kể các dẫn chứng sau đây để bạn đọc, nhất là các bạn trẻ trong nước rộng đường xem xét, theo tinh thần minh bạch, trong sáng, công khai, không thiên vị, không áp đặt và thành kiến.
Bên này đặt ra nhiều câu hỏi, như :
● Sao lại có nhiều ngày khai sinh khác nhau (19 tháng 5, hay 15 tháng 1, hay 20 tháng 9?), các năm sinh khác nhau, 1889?, 1890?, 1892? hay 1895, 1896?; ngày và năm nào là đúng? Việc ǵ mà khi nắm chính quyền rồi vẫn c̣n dấu ngày sinh thật? như thế là không ngay thật, không minh bạch.
● Việc anh thanh niên Nguyễn Tất Thành gửi đơn xin vào học Trường thuộc địa của Pháp (đào tạo quan lại bản xứ cho thực dân) đề ngày 15/9/1911 gửi từ Marseille, c̣n lưu trữ ở Pháp, sao Hà Nội vẫn không công nhận là có thật? Họ vẫn cứ cố nói lấy được là anh Thành lúc ấy chỉ một ḷng đi t́m đường cứu nước!
● Việc ông Hồ có vợ, có nhiều vợ, nhiều mối t́nh và sống chung với nhiều phụ nữ, từ cô Bière nào đó ở Paris, cô Véra Vassileva ở Moscow, cô Nguyễn Thị Minh Khai ở Hồng kông và Moscow, cô Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu Trung quốc, cô Nông Thị Xuân ở Hà Nội. Bộ máy tuyên truyền Hà Nội vẫn một mực bác bỏ hết, cố giữ nguyên h́nh ảnh ông Hồ không hề nghĩ đến t́nh cảm riêng tư, một ḷng hy sinh cho cách mạng. Có vợ, có người t́nh th́ có ǵ là xấu xa, c̣n cho thấy ông cũng là con người b́nh thường, việc che dấu chỉ làm tăng thêm niềm nghi ngờ về những chuyện khác hệ trọng hơn. Chính cô tiến sỹ sử học Mỹ Sophia Quinn Judge đến Hồng Kông, Quảng Châu, Paris, Moscow để viết rơ ông Hồ chung sống ra sao với bà Minh Khai, 2 người khai rơ với Văn pḥng đệ tam Quốc tế và Trường Phương Đông là vợ chồng, ở chung hơn 6 tháng trong một buồng nhỏ ở kư túc xá. Chẳng lẽ đó là tài liệu giả?, “v́ hoạt động bí mật nên phải đóng giả vợ chồng”, như một vài cán bộ tuyên huấn chống chế một cách gượng gạo, v́ đây là khai với Quốc tế CS kia mà!
- Ông Hoàng Tranh (Huang Zheng) nhà nghiên cứu sử học Trung quốc đăng trên tạp chí Đông Nam Á tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) số tháng 11/2001 bài “Hồ Chí Minh và người vợ Trung quốc Tăng Tuyết Minh” tả rơ đám cưới 2 người vào tháng 10 năm 1926 tại nhà hàng Thái B́nh giũa thành phố Nam Ninh, có bà Thái Sương, bà Đặng Dĩnh Siêu vợ ông Chu Ân Lai dự. Ban tư tưởng và văn hoá cấm báo trong nước dịch đăng bài này. Cũng lại sợ một sự thật nữa! Trước đó, hai nhà báo Bùi Đ́nh Kế và Kim Hạnh bị vạ khi đưa tin có thật này trên báo .
● Mối quan hệ giữa ông Hồ và cô gái Tày Nông Thị Xuân cũng cần làm rơ. Sự việc bị tiết lộ khi ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên là Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng sau là Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam, hồi 1983 là Chủ tịch Quốc hội đă nhận một lá đơn-thư đề ngày 29/07/1983 của anh thương binh có vợ là cô Nguyễn thị Vàng, quê làng Hà Mạ, xă Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao bằng. Thư kể rằng: cô Vàng có chị họ là Nông thị Xuân, tên khác là Nguyễn thị Minh Xuân. Năm 1955, 2 cô được đưa về Hà Nội ở trên gác số nhà 66 hàng Bông Nhuộm. Cô Xuân buộc phải phục vụ bí mật ông Hồ. Năm 1956 cô sinh con trai, tên là Nguyễn Tất Trung do chính ông Hồ đặt, gởi ông Nguyễn Lương Bằng rồi ông Chu Văn Tấn, và cuối cùng là ông Vũ Kỳ nuôi, đổi tên là Vũ Trung, nuôi cùng 2 con trai ông Vũ Kỳ là Vũ Vinh và Vũ Quang. Lá thư tố cáo Trần Quốc Hoàn, uỷ viên bộ chính trị, bộ trưởng Công an đă hăm hiếp nhiều cô gái, trong đó có cô Xuân rồi mang đi thủ tiêu cô Xuân qua một “tai nạn ô tô” đêm 11/02/1957, và cô Vàng sau đó (khi 2 cô 23 tuổi); lá thư khẩn thiết yêu cầu làm rơ vụ án kinh khủng này. Trước khi mất, ông Nguyễn Hữu Thọ chuyển lại cho người thân giữ cẩn mật lá thư, dặn là để công bố khi thuận lợi cho công lư (các bạn có thể t́m đọc lá thư này trên mạng internet đối - thoại , ở mấy trang cuối phụ lục cuốn “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên. Hiện lá thư là đồ quốc cấm trong nước, mặc dù họ leo lẻo: dân biết, dân làm chủ, quyền được thông tin trung thực, tính công khai, minh bạch, trong sáng! Có ai t́nh nguyện điều tra làm rơ vụ án này?
● Các đảng viên các đảng Quốc Dân đảng, Đại Việt, Duy Dân, Phục Quốc, Trốskưt…, các tôn giáo Phật giáo, Công giáo, Tín lành, Cao Đài, Hoà Hảo… lên án ông Hồ về trách nhiệm trong việc thủ tiêu giết hại các đảng viên, thủ lănh và tín đồ của họ; con số này chưa xác định là bao nhiêu, có thể rất lớn. Họ cho rằng việc đặt cho đường phố các tên Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền… chỉ là đạo đức giả v́ nếu các vị này c̣n sống ắt không “nuốt” nổi chủ nghĩa CS và ắt sẽ bị chung số phận với những Trương Tử Anh, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Phú Sổ rồi ! (bị Việt Minh và đảng CS giết sau Cách mạng tháng Tám 1945).
● Nhiều nhà lănh đạo các đảng trên đây tố cáo ông Hồ đă mù quáng theo một học thuyết sai lầm có hại, mặc dầu lúc ấy đă có nhiều nhà chính trị văn hoá uyên bác như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Kư, Phạm Duy Tốn… cảnh báo rơ rằng chủ nghĩa cộng sản là học thuyết sai lầm, nguy hiểm, mục đích nhân từ (xă hội không giai cấp, 4 biển là nhà) không thể đạt bằng bạo lực, chiến tranh, hận thù và đổ máu. Các vị trên đây cùng sách báo Tây phương từng phê phán rất rơ sự kiện Xô viết Nghệ An hồi 1930 đă mù quáng, quá khích ra sao, khi thực hiện khẩu hiệu “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”; khi vô sản, bần cố nông thất học nắm được chính quyền th́ tai họa khôn xiết kể! Họ tha hồ lùng giết người có học, đốt sách, phá chùa, chẻ câu đối làm củi, chặt đầu tượng Phật, phá bia, hôi của, kích động hận thù ḍng họ. Tai họa Xô Viết gây cho xă hội nông thôn gấp nhiều lần và dai dẳng gấp bội sự đàn áp của thực dân. Tai họa CS cho cả nước là tai họa thời Xô viết Nghệ An nhân lên qui mô cả nước với thời gian 60 năm. Do đó, ông Hồ bị lên án là phạm tội nặng (trọng tội) mang tính chất tội ác dai dẳng và có ư thức, mặc dầu đă được ngăn chặn và cảnh báo trước.
- Quan điểm của các chiến sỹ dân chủ về ông Hồ Chí Minh: việc đánh giá ông cần khách quan, toàn diện, khoa học và công bằng. Không nên có định kiến, theo cảm tính và cực đoan. Việc coi ông như thần thánh, không hề có sai lầm, hay coi ông như hồ quỷ cố t́nh lao vào tội ác đều là quá đáng. Hai cách nh́n trái ngược ấy lại làm điều kiện cho nhau. Sự tuyệt đối phủ nhận thôi thúc sự chống lại bằng sùng bái tuyệt đối. Sự sùng bái tuyệt đối cũng phi lư như là sự phủ nhận tuyệt đối.
Con người là ở giữa thần thánh và ma quỷ. Ông Hồ là con người. Ông đă thành nhân vật lịch sử. Mặt tích cực của ông Hồ không phải là nhỏ. Ông là người lănh đạo của cuộc Cách mạng tháng Tám, được toàn dân hưởng ứng, kết thúc thời kỳ thực dân và phong kiến, mở ra thời kỳ mới cho đất nước. Dù cho lúc ấy phát xít Nhật đă làm đảo chính ngày 9/3/1945 lật đổ thực dân Pháp trao “độc lập” cho vua Bảo đại, nhưng vẫn c̣n viên toàn quyền Nhật ngự trị ở Phủ toàn quyền.
Chủ tịch Chính phủ kháng chiến Hồ chí Minh c̣n lănh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, c̣n gọi là cuộc chiến 9 năm, đến thắng lợi, với chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, thực dân Pháp phải từ bỏ Việt Nam. Ư kiến cho rằng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không cần thiết v́ các thuộc địa sẽ sớm muộn được trao trả độc lập, như Ấn độ, Nam Dương (Indonesia), Malaysia; ư kiến này không có sức thuyết phục v́ thái độ của Pháp lúc ấy khác hẳn với Anh trong chính sách thuộc địa. Như phần trên đă nói, chính giới Pháp rất lạc hậu nghĩ lầm rằng để khôi phục quy chế cường quốc sau khi phải đầu hàng Đức và bị Đức chiếm đóng th́ nhất thiết phải phục hồi hệ thống thuộc địa; do đó có chiến tranh Việt Nam và Algeria. Chính giới Anh sau khi đại thắng Hít-le không có mặc cảm như Pháp nên rất rộng răi với thuộc địa của họ.
Đáng chú ư là 2 thành tựu tích cực trên đây gắn liền với lănh tụ Hồ Chí Minh không dính dáng trực tiếp ǵ đến học thuyết cộng sản, thậm chí chính v́ không dính dáng trực tiếp với học thuyết cộng sản mà mới có thắng lợi; ông Hồ phải tuyên bố giải tán đảng vào tháng 11/1945, và một mực thanh minh rằng: không! tôi không phải là người cộng sản. Sự khôn ngoan của ông là ở đó.
Theo các chiến sỹ dân chủ, mặt tiêu cực của ông Hồ là ở chỗ nào? Trước hết có thể nói rằng ông Hồ là người yêu nước, nhưng yêu nước theo kiểu riêng của ông, theo sự hiểu biết và niềm tin của ông. Ông Hồ từng trả lời khi được hỏi: ông Ngô Đ́nh Diệm là người thế nào, rằng: “Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ta”. Không thể nói ông Hồ không yêu nước - như không ít người ở hải ngoại một mực khẳng định, ông từng bị thực dân truy lùng, xử tử h́nh vắng mặt, bị thực dân Anh bắt giam và xử án ở Hông kông, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ hàng năm trời…, chỉ v́ thật sự ông có ư chí đấu tranh bất khuất cho nền độc lập nước nhà.
Khi 30 tuổi, tự nhận là c̣n non nớt về chính trị, nghe tiếng Pháp c̣n chưa rành, ông tham dự một cuộc họp của đảng xă hội Pháp ở Tours năm 1920, được biết đệ Tam Quốc tế Cộng sản chủ trương giải phóng thuộc địa, thế là ông gửi trọn niềm tin vào tổ chức này; sau đó được đọc một luận văn ngắn của Lê-nin cũng về vấn đề giải phóng thuộc địa ông ôm bài báo vào ngực hét toáng lên giữa đêm khuya: “Anh sáng đây rồi! con đường giải thoát đây rồi!”, để rồi sau đó bắt cả dân tộc đi theo, không c̣n cựa quậy ǵ được nữa, suốt hơn 70 năm ṛng. Sự hăm hở, bốc đồng, nhẹ dạ của anh thanh niên tự nhận là “non nớt về chính trị” đă quyết định số phận dân tộc ta như vậy.
Các chiến sỹ dân chủ hiện nay đều nhận ra rằng qua thử nghiệm của gần một thế kỷ, chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đệ Tam Quốc tế áp dụng đă phá sản triệt để cả về lư luận và thực tiễn, v́ nó thiếu cái lơi nhân văn, cái lỗ hổng tệ hại của nó là quyền tự do cho mỗi con người, là xă hội dân sự cho đất nước.
Đây có thể là lầm lẫn lớn nhất của ông Hồ. Con người ai chẳng lầm lẫn!
Con người có dại mới nên khôn
Ai nên khôn chẳng dại đôi lần!
Chính ông Hồ từng nói: “Chỉ có con người c̣n trong bụng mẹ hay con người đă nằm trong quan tài mới không phạm sai lầm”. Nhưng chọn một học thuyết sai lầm, cho riêng ḿnh th́ không nói, nhưng cho một tổ chức, cho một chính đảng, lại là một chính đảng cầm quyền, lại là độc quyền không chia sẻ cho ai, không suy suyển trong mấy chục năm dài, th́ lầm lẫn “vĩ đại” đến vậy thật là tai họa kinh hoàng.
Lầm lẫn - mà không phải cố t́nh phạm sai lầm, v́ lúc 30 tuổi, anh Nguyễn Tất Thành sau khi có ư định gần mười năm trước vào học trường thuộc địa để thành đạt trong cuộc đời vẫn có thể đổi ư trong môi trường chính trị tự do Pháp để chân thành chọn con đường của Lê-nin như không ít thanh niên và trí thức Pháp hồi ấy.
Anh thật ḷng tin rằng con đường Mác – Lênin là con đường đúng nhất, hay nhất, đáng chọn nhất, hơn hẳn con đường của Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Cường Để.
- Nay học thuyết Mác – Lênin đă không c̣n sức sống ở Liên Xô, đang chỉ c̣n cái bóng mờ nhạt ở Trung quốc, ta có thể trách ông Hồ là ông từng sống ở Moscow suốt từ 1924 đến 1938, giữa những năm khủng bố đỏ rùng rợn nhất của Staline,- khi mỗi ngày báo đảng Pravda đăng tin xử bắn hết uỷ viên bộ chính trị này đến ủy viên trung ương khác, và hàng xâu “tên phản động”, vậy mà ông vẫn sùng bái “trùm tội ác của các thời đại” đến tuyệt đối, sùng bái chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp đến tuyệt đối, th́ cái “tâm” và cái “trí” ông ở đâu?
- Tôi từng gặp và nói chuyện với 4 vị luật sư của nước ta: Trần Công Tường, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Thọ, Phan Anh, cả 4 đều nhận xét, ca thán, có lúc phẫn nộ về sự coi thường luật pháp của chính ông Hồ. Việc đóng cửa trường đại học luật ngay sau tháng 8-1945, việc chấm dứt đào tạo và xử dụng luật sư, việc các toà án nhân dân chỉ xử theo chỉ thị của đảng, việc quốc hội dưới thời ông không thực hiện chức năng làm luật, gây nên vô vàn bất công oan trái, người chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch nước, chủ tịch đảng CS Hồ Chí Minh.
Do đó có thể nói lỗ hổng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh thần dân chủ pháp trị, là tinh thần đa nguyên đa đảng, là tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do bầu cử đầy đủ trên cơ sở một nền dân chủ có luật pháp nghiêm, b́nh đẳng cho mọi công dân. Cái lỗ hổng to tướng ấy con cháu của ông hiện vẫn đang phải ra sức lấp đầy một cách gian truân, trước hết bởi các chiến sĩ dân chủ trong và ngoài nước.
(c̣n tiếp)
|
|
ladieubongg
member
REF: 623064
01/01/2012
|
Theo nhận xét và phân tách của tâm lư học th́ nhu cầu về phần tâm linh của con người thường có chiều hướng là cần một đối tượng nào đó để ngưỡng mộ và tôn thờ.
Trong Thế Giới Cộng Sản vô thần điều này sẽ tạo ra một lỗ hổng rất lớn trong tâm linh con người, và để lợi dụng điểm này, các lănh tụ cộng sản, các lănh tụ độc tài chuyên chế thường thần thánh hóa hay huyền thoại hoá bản thân hoặc bất cứ một nhân vật nào họ muốn để nhồi sọ dân chúng và nhất là lớp trẻ, dần dà bản thân nhân vật đó sẽ được bao phủ bằng một lớp hào quang ảo tưởng và sẽ được xưng tụng tôn thờ như một vĩ nhân hay có khi như một vị thánh. Hồi xưa dễ che đậy, dễ bưng bít v́ đường lối giáo dục của XHCN bị khép kín một chiều, nhưng bây giờ th́....hơi khó.
|
|
lynhat
member
REF: 623110
01/02/2012
|
Chủ Nghĩa Cộng Sản đi đến đâu th́ đất nước đó sẽ điêu tàn.
|
|
rongchoi123
member
REF: 623127
01/02/2012
|
- Về tư tưởng Hồ Chí Minh: hiện trong nước tư tưởng Hồ Chí Minh được nói đến nhiều vô kể, những luận văn dài ḷng tḥng rất ít nội dung thực chất.
Trước hết ông Hồ luôn nói rằng ông không có tư tưởng ǵ riêng cả. Mọi tư tưởng cách mạng, Mác, Lênin, Stalin và Mao đă nói lên hết rồi.
Ông nói ông chỉ để lại cái tác phong, cái cách sống: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thế thôi.
Nếu mang “Hồ Chí Minh toàn tập”ra đọc, đánh dấu, thống kê, ghi chép th́ điều mà ông viết, nói, căn dặn nhiều nhất là: nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xă hội không qua chủ nghĩa tư bản, hay: bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến thẳng lên chủ nghĩa xă hội. Do đó mà vừa cải cách ruộng đất xong đă bắt dân vào hợp tác xă. Chưa ǵ đă ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Chưa ǵ đă xoá bỏ tư hữu.
Từ năm 1986, Đại hội VI đề ra chủ trương xây dựng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa” th́ đó là sự từ bỏ tư tưởng trung tâm trên đây của ông Hồ, không bỏ qua nữa mà là quay lại với chủ nghĩa tư bản. Đơn giản thế thôi. Nhưng c̣n cố đèo thêm cái đuôi “định hướng xă hội chủ nghĩa” chỉ là để chữa thẹn, thế thôi!
Khôn mà không ngoan! Chỉ v́ cái đuôi ḷng tḥng “định hướng xă hội chủ nghĩa” mà các đoàn thương lượng Việt nam về gia nhập WTO (tổ chức thương mại quốc tế) luôn bị chất vấn là: rơ ràng đây chính là sự can thiệp của nhà nước, cho nên không phải thị trường tự do, từ đó nhà nước luôn tác động về giá cả, thuế khoá, bù giá, định giá, ưu đăi của ngân hàng nhà nước, như trong vụ cá ba sa, quần áo, dày da …, rơ ràng là cái đuôi lôi thôi, nặng nề, phiền phức v́ đến nay chưa có ai định nghĩa nổi thế nào là “xă hội chủ nghĩa”, đang c̣n phải nghiên cứu, t́m ṭi chán!
- Thế c̣n việc UNESCO suy tôn Hồ Chí Minh là “Danh nhân Văn hoá Thế giới”th́ thế nào? Người bảo có, người bảo không, sự thật là thế nào? Tôi từng dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội trường Ba đ́nh Hà Nội vào ngày 19/5/1990, có một số bạn bè quốc tế dự đến từ Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào, Cam-bốt, Pháp, Anh, Algeria… Tôi gặp ông A. Patti (người Mỹ, trong tổ chức t́nh báo OSS từng có mặt ở Việt Bắc và Hà Nội hồi cách mạng tháng Tám 1945) tại đây; có ông R. Chandra, người Ấn độ, nguyên trước kia là chủ tịch Hội đồng Hoà b́nh thế giới dự. Không có đại diện nào của UNESCO đến Hà Nội dự. Và cũng không ở đâu UNESCO đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm cả. Để trả lời bạn Phương Nam hỏi, tôi đă đến t́m hiểu tại trụ sở chính của UNESCO ở Paris (số 7, place de Fontenay). Đầu đuôi là thế này. UNESCO có nếp làm việc: nhân kỷ niệm ngày sinh những nhân vật nổi bật của các nước thành viên vào những năm chẵn thứ một trăm (năm sinh lần thứ 1, 2, 3 , 4 hay 5 trăm năm) th́ các nước gửi đề nghị đến UNESCO, UNESCO ghi nhận, xem xét và khuyến cáo các nước thành viên tham gia và Chủ tịch UNESCO có thể ủng hộ, hỗ trợ các nước ấy nếu cần. V́ đây là tổ chức về giáo dục, khoa học và văn hoá nên người được đề nghị phải có hoạt động nổi bật về 1 trong 3 mặt này. Cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 từ 20/10 đến 20/11/1987 tại Paris xét thư đề ngày 14/07/1987 của bộ trưởng Vơ Đông Giang, chủ tịch UNESCO của Việt Nam, thông báo rằng Việt Nam sẽ tổ chức trọng thể kỷ niệm ngày sinh lần thứ một trăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp 19/5/1990, chủ tịch Hồ Chí Minh c̣n là “nhà văn hoá xuất sắc của Việt nam”; cuộc họp quyết nghị: - Ghi nhận (noter) thông báo của Việt nam; - khuyến cáo ( recommander) các nước hội viên tham gia kỷ niệm; - yêu cầu (prier) Ngài Tổng giám đốc UNESCO ủng hộ (soutenir) việc kỷ niệm, nhất là ở Việt Nam.Do đó có thể nói là UNESCO có ra nghị quyết về việc kỷ niệm này theo đề nghị của đoàn Việt Nam.
- Cùng trong phiên họp này, UNESCO ghi nhận đề nghị của Liên Xô kỷ niệm lần thứ một trăm ngày sinh của “nhà văn và nhà giáo dục lớn” Semionovitch Makarenko; ghi nhận đề nghị của Cộng hoà liên bang Đức về kỷ niệm lần thứ 500 ngày sinh của nhà “tiên tri cấp tiến” (prédicateur progressiste) Thomas Mùnzer; ghi nhận đề nghị của Thái Lan về kỷ niệm lần thứ 1 trăm ngày sinh của nhà phê b́nh văn học uyên bác Phya Anuman Rajadhon; và cuối cùng là đề nghị của Thổ nhĩ kỳ (Turquie) về kỷ niệm 4 trăm năm ngày sinh của “nhà kiến trúc kiệt xuất” Sinan, từng xây dựng nhà thờ Hồi giáo kỳ vỹ Suleymaniye giữa thủ đô Istanbul cùng nhiều công tŕnh ở vùng Balkan và các nước Ả-rập, đều vào dịp 1990.
Nhưng... (chính cái “nhưng”này là điều người ta muốn dấu kín) sau đó, một số thư từ, kiến nghị, bài báo gửi đến UNESCO phản đối mạnh mẽ quyết định này, suốt cả năm 1988, 1989 và đầu năm 1990, nêu bật sự kiện thuyền nhân và trại cải tạo, của chính những người trong cuộc với phim ảnh kèm theo, nêu rơ bản chất chế độ đàn áp tàn bạo do ông Hồ chí Minh lập nên, một chế độ phi nhân - phản văn hoá. UNESCO c̣n tiếp hàng chục đoàn đại biểu từ Pháp, Mỹ, Anh, Úc chống đối việc UNESCO dính vào một việc không được dư luận tán đồng. Đại biểu Hội cựu chiến binh Pháp do tướng Simon là chủ tịch trực tiếp đến trụ sở UNESCO tŕnh bày rơ gần 9 ngàn tù binh Pháp bị bắt sống ở Điện Biên Phủ chỉ có hơn 5 ngàn trở về là do sự đối xử vô nhân đạo của chính phủ Hồ Chí Minh... Thế là ông chủ tịch UNESCO quyết định lờ đi, thôi, UNESCO không tham gia việc kỷ niệm nữa để bảo toàn uy tín của tổ chức quốc tế này. C̣n chính phủ Việt Nam làm ǵ th́ tuỳ họ. V́ chưa đến cuộc họp sau (cách 4 năm mới họp Đại hội đồng) nên vấn đề thay đổi này không kịp đưa ra trước Đại hội đồng UNESCO.
Gần đến ngày kỷ niệm 19/05/1990, 2 sự kiện dồn đến. Bức tường Berlin đổ sập tháng 11/1989; một loạt chế độ cộng sản Đông Âu tan biến, Hà Nội mất một loạt đồng minh; Tổng giám đốc UNESCO Amadou M’Bow người châu Phi (Senegal) bê bối về tài chính bị thay thế bởi ông Frederico Mayor Zaragoza người Tây ban nha; ông này ra hẳn chủ trương: UNESCO không tổ chức cũng không tham dự một h́nh thức nào kỷ niệm ông Hồ; ông cũng nói rơ: không có khoản tiền nào của UNESCO để chi cho việc này nữa.
Đến ngày kỷ niệm, Sứ quán Việt Nam ở Paris vất vả chạy vạy thuê một pḥng nhỏ ở trụ sở UNESCO để vớt vát thể diện (pḥng họp này bất cứ ai cũng có thể thuê được). Ban quản trị trụ sở UNESCO giao hẹn không được treo ảnh và áp-phích ngoài hành lang, giấy mời chỉ được ghi là dự một tối văn nghệ. Giấy mời của sứ quán in h́nh Hồ Chí Minh và nền UNESCO bị Văn pḥng UNESCO phản đối là “không được phép, không nghiêm chỉnh” (incorrect) phải hủy, và in vội giấy mời khác. Một đoàn múa rối nước từ Hà Nội sang biểu diễn; cuộc kỷ niệm dự định vài trăm, nhưng chỉ có dưới một trăm người Việt của sứ quán và Hội Việt kiều “yêu nước” cùng mươi người của đảng CS Pháp; làm tại trụ sở UNESCO, nhưng không có một quan chức, một nhân viên nào của UNESCO đến dự. Bà giữ thư viện và tư liệu UNESCO trả lời tôi: “Có văn bản lưu trữ về nghị quyết, nhưng không có văn bản lưu trữ nào nói về sự thực hiện, v́ UNESCO đă bất động, không làm ǵ cả, trên thực tế là coi như không có nghị quyết, do hoàn cảnh đặc biệt xảy ra sau đó”.
Đầu đuôi câu chuyện là thế. Chuyện có có không – không có mà thành không là như thế. Cái gọi là “Bác Hồ chúng ta được UNESCO của Liên Hợp Quốc ra nghị quyết tuyên dương, công nhận là anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới, và UNESCO tổ chức long trọng lễ kỷ niệm” hoá ra là thế, đầu và đuôi là như thế. Cần rơ ràng, minh bạch, tỏ tường như thế.
Về tiểu sử Hồ Chí Minh:Đây là vấn đề có nhiều điều mờ ảo, trái ngược và gây tranh căi. Ngày và năm sinh; động cơ khi xuất dương; nhiều bài báo kư tên Nguyễn Ái Quốc là của chung các ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh nữa hay là của riêng ông Hồ; có những năm dài trong tiểu sử tự kể không biết ông làm ǵ, ở đâu; ông là người có tư tưởng quốc gia hay cộng sản; ông thông minh hay xảo trá; hiền từ hay độc ác; khiêm tốn hay cao ngạo; có tư tưởng riêng hay không; sống đạm bạc khổ hạnh hay ngược lại; đạo đức cao siêu hay đạo đức giả… Xin mời các nhà sử học trẻ nước ta vào cuộc để giải mă những câu hỏi gai góc và lư thú trên đây, với thái độ khách quan khoa học.
Có thể tham khảo rất nhiều sách và tài liệu. Trong nước, có “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”của Trần Dân Tiên, “Vừa đi đường vừa kể chuyện”của T.Lan, đều do ông Hồ viết; gần đây là những bài viết sâu sắc của nhà nghiên cứu Lữ Phương hiện vẫn sống ở Sài G̣n: Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh và Huyền thoại Hồ Chí Minh. Ở ngoài nước có cuốn Ho Chi Minhcủa nhà sử học Pháp Pierre Brocheux, những bài nghiên cứu của bà nhà báo Mỹ Sophia Quinn Judge, lư thú nhất là bài “Những năm thiếu vắng của Hồ Chí Minh”(The missing years of Ho); đồ sộ nhất là cuốn “Hồ Chí Minh, một cuộc đời”(Ho Chi Minh, a life) của William J. Duiker, giáo sư sử học Mỹ, dày 690 trang. Bộ thông tin Hà nội định dịch cuốn này để in nhưng lại muốn kiểm duyệt khá nhiều đoạn, bị tác giả phản đối: hoặc là in nguyên bản, hoặc là thôi!
Về câu châm ngôn: Không có ǵ quư hơn độc lập tự do. Các cuốn tiểu sử trên đây đều có nhắc đến câu nói trứ danh này của ông Hồ. Câu này được khắc bằng vàng trên tường đá vân ngay pḥng lớn của Lăng Hồ Chí Minh. Nhưng các nhà sử học phương Tây đều chú ư đến cách giải thích khá là “lương thiện” của Viện Mác- Lênin kiêm Viện nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh rồi trở thành Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện tại. Họ giải thích rằng “tự do” đây đi tiếp với “độc lập”, là chỉ tự do chung của dân tộc, của đất nước, không hề có cái nghĩa tự do của cá nhân theo kiểu tư sản đâu, đừng tưởng bở nhé! Quả là vậy. Câu này ông Hồ nói trong thời chiến tranh, chỉ để nói độc lập và tự do của tập thể.
Xin đọc kỹ Hồ Chí Minh toàn tập; ông Hồ tỏ ra phẫn nộ khi người dân thuộc địa ở Senegal, người da đen ở Mỹ, người Annamít ta bị đánh đập, treo cổ, kéo xe , làm phu phen, phục vụ ông Tây bà đầm, bị chửi bới, roi vọt, với thân phận người dân thuộc địa, nô lệ mất tự do. Không thấy một chỗ nào ông bênh vực người dân dưới chính thể của ông bị đàn áp, áp bức, ngược đăi. Thậm chí ông tỏ ra dửng dưng, không chút động ḷng khi ông Vũ Đ́nh Huỳnh người thư kư riêng thân cận với ông hơn 20 năm trời bị vu cáo và ngồi tù không xét xử; rồi một loạt uỷ viên trung ương từng bị tù đày thời Pháp thuộc bị nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hăm hại , như các ông Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Nguyễn Vịnh… Ông hoàn toàn làm ngơ khi ông Nguyễn Mạnh Tường, ông Trần Đức Thảo, 2 trí thức xuất sắc nhất bị đày đoạ; ông cũng tảng lờ khi biết rơ bà Nguyễn Thị Năm là người yêu nước từng cưu mang nhiều chiến sỹ cộng sản, bị tuyên án xử bắn… Nhiều nhà sử học quốc tế cho rằng ông đă thần phục Staline đến độ tuyệt đối v́ khi tuổi đến độ chín - từ 35 đến 50 tuổi, ông sống ở Moscow nên đă nhiễm sâu cung cách cầm quyền sắt máu của Staline, coi đó là mẫu mực của chính quyền vô sản. Mọi người được học qua trường đảng cao cấp Moscow đều được học về chỉ thị có tên “Về cuộc khủng bố đỏ”mang lời dạy của Lênin: “Nếu chúng ta ngần ngừ trong việc xử bắn một tên bạch vệ, một tên phá hoại th́ cuộc đại cách mạng của chúng ta c̣n có ư nghĩa ǵ?”. Ông Hồ luôn tỏ ra là con người Lêninít và Stalinít trung kiên; quyền tự do của công dân, xây dựng xă hội dân sự có luật pháp và t́nh thương là ở ngoài quan niệm chính trị của ông.
Có nhà nghiên cứu nói đến trái tim thép lạnh tanh của ông khi bà vợ cũ có hôn thú Tăng Tuyết Minh ḍ hỏi về ông suốt từ 1945 đến 1964, ông vẫn làm ngơ, cho đến khi đảng CS Trung quốc khuyên bà nên quên chuyện này đi, và bà vẫn ở vậy cho đến chết vào tháng 11 năm 1991, thọ 86 tuổi. Cũng có người nói thái độ không b́nh thường của ông đối với người anh cả Nguyễn Tất Khiêm và với bà Thanh chị ruột ông, cũng như với làng quê Kim Liên, khi ông về Hà Nội từ năm 1945 mà đến tận năm 1957 mới về thăm quê lần đầu!
Đến bao giờ chúng ta mới có một tiểu sử chân thật về Hồ Chí Minh? Có nhà sử học trẻ nào dám lao vào việc khó khăn nhưng hấp dẫn và lư thú này.
Xin giới thiệu với cá bạn trẻ trong và ngoài nước một bản tiểu sử ông Hồ rất đặc sắc, chỉ có 2 trang, một ngh́n chữ, in lén theo kiểu “luồn và lách” trên báo Văn nghệ ở Hà Nội rồi bị thu hồi ngay, do nhà văn trẻ Trần Duy Quang nghiền ngẫm trong gần mười năm để phóng ra với dũng khí và tâm huyết của ḿnh, có đầu đề là “Linh nghiệm”, xin mời bạn đọc thưởng thức ở phần phụ lục cuốn sách nhỏ này.
Di chúc của ông Hồ Chí Minh:Ông Hồ mất ngày 2/9/1969, nhưng v́ đó là ngày Quốc khánh nên được công bố ngày ông mất là 3/9, để sau này khi bị lộ, dư luận không chịu sự gỉả dối, lại phải sửa lại cho đúng là ngày 2/9. Nhưng điều quan trọng hơn là khi công bố, bản di chúc đă bị "thiến" mất một số đoạn, trong đó có 3 đoạn chính. Phải đến 20 năm sau, tháng 5/1989,: ông Vũ Kỳ đăng bài hồi kư “Bác Hồ viết di chúc như thế nào”trên báo Nhân dân chủ nhật, ám chỉ đến những đoạn bị cắt, công luận tỏ ra phẫn nộ, buộc Bộ chính trị phải đưa ra trước Quốc hội nguyên văn tập di chúc rồi in ra tập di chúc đầy đủ. Đoạn bị cắt đầu tiên là: “Theo ư tôi việc phải làm trước tiên (sau ngày thắng lợi hoàn toàn) là chỉnh đốn lại đảng…” (có gạch bút đỏ ở dưới); đoạn thứ 2 bị cắt là: “tôi đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xă nông nghiệp để cho đồng bào hể hả, mát dạ mát ḷng thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”; đoạn thứ ba bị cắt là: “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là hỏa táng, v́ như thế đối với người sống đă tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất”. Quốc hội họp tháng 12/1989 ra nghị quyết miễn thuế 50 % cho nông dân trong 2 năm 1990 và 1991. Di chúc ông Hồ được công bố toàn bộ, chụp lại nguyên bản viết tay và đánh máy. Ông Vũ Kỳ gặp tôi, cụng ly một vại bia Hà Nội ăn mừng bà con nông dân ta cực nhọc nay đỡ khổ được đôi chút, dù cho 2 chúng tôi bị Ban bí thư trung ương xát xà pḥng một trận v́ “vô kỷ luật, làm chuyện tày đ́nh mà không xin phép ai cả”.
(c̣n tiếp)
|
|
rongchoi123
member
REF: 623128
01/02/2012
|
Về Lăng Hồ Chí Minh:Mặc dù ông Hồ có ư muốn được hoả thiêu, lăng ông vẫn cứ được xây, uy nghi, đồ sộ, phần trên mái có người nói vui là giống chiếc mũ dạ cô-dắc Nga. Gỗ quư nhất, đá vân đủ màu từ khắp nơi được chọn kỹ đưa về Hà Nội. Nhiệt độ trong lăng quanh năm giữ ở khoảng 16 đến 18 °C, với 2 máy điện dự trữ. Cả một Bộ tư lệnh lăng do 2 ông tướng chỉ huy, bằng 2 tiểu đoàn, canh gác, pḥng thủ nghiêm mật, tuyển theo lư lịch 3 đời trong trắng, chọn kỹ cả về h́nh thể: khoẻ, gọn, cao, khôi ngô, bắn súng, vơ thuật đều loại ưu; 2 tiêu binh như tượng đất nung, dù nắng chói, mưa dầm, gió mạnh, gác cửa vào. Một đội ngũ kỹ thuật đào tạo từ Liên Xô, với những chuyên gia và chuyên viên thượng thặng, gần một trăm người chia thành nhiều kíp lo việc bảo quản “từng tế bào của lănh tụ”; có người tán thêm: mỗi sợi tóc, mỗi sợi râu, mỗi móng tay, móng chân của “ông Cụ” đều có một lư lịch.
Thi hài ông Hồ là đề tài cấm kỵ nhưng vẫn được bàn đến từ cơ quan làm việc, gia đ́nh đến vỉa hè. Bác sỹ của ông Mao kể rằng hồi 1976 khi Mao hấp hối, một đoàn Trung quốc sang Hà Nội học cách bảo quản thi hài, th́ được biết tai trái của ông Hồ đă rụng ra, phải dán lại; không có cách nào cưỡng lại quy luật sinh - tồn - diệt của tạo hoá. Ngay từ năm 1974 tôi đă nghe mấy cụ lăo nông ở làng Kim Liên quê ông Hồ tỏ ra rất không hài ḷng khi biết rằng bộ năo và bộ nội tạng gồm tim và ruột gan của lănh tụ đă bị lấy ra và chôn ở một nơi nào đó; các cụ cho rằng điều này là tối kỵ, là xúc phạm thi hài không thể chấp nhận v́ “cụ Hồ không c̣n toàn thân”, có cụ nói không “toàn thây”, ngược lại với đạo lư và tập quán dân tộc. Như vậy gọi là thi hài nhưng thật ra chỉ là cái vỏ bọc cơ thể, h́nh hài ngoại vi, không c̣n ǵ là “cụ Hồ thật”. Vẫn c̣n mù mờ về bộ xương ông Hồ c̣n nguyên hay cũng đă rút ra rồi.
Lăng ông Hồ cũng thành sự kiện ngoại giao nhiều khi khó xử, phức tạp. Khách nhà nước thường có mục viếng Lăng Chủ tịch Hồ chí Minh. Thế nhưng có tổng thống, thủ tướng, bà hoàng này, ông vua nọ, đoàn đại biểu cấp cao kia xin miễn, lờ đi, cám ơn … rồi thôi. Tổng thống Pháp và bà Mitterrand được phía Việt nam nhiều lần gợi ư, một mực “cám ơn”, dù lên Điện Biên Phủ ông vẫn viếng đài liệt sỹ “Việt Minh”. Tổng thống Chirac và Tổng thống Clinton đều chỉ yên lặng liếc nh́n lăng ông Hồ khi qua gần đó; họ nghĩ ǵ về ông Hồ, về lăng, thật khó đoán.
Tương lai của lăng ông Hồ? cũng khó đoán. Mỗi người một ư.
Nhiều người cho rằng: nó sẽ vĩnh cửu, v́ thực sự ông là lănh tụ vĩ đại, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của dân tộc, chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc kiểu mới Mỹ, giành trọn vẹn độc lập, tự do cho đất nước. Ông tiêu biểu cho niềm tự hào dân tộc. Dân tộc nào cũng ước mong có một lănh tụ tuyệt vời đến vậy. Ta có rồi, sao lại dại dột dèm pha, hạ thấp xuống, có phải là việc làm thiếu suy nghĩ không. Sao lại không tô vẽ thêm cho cao đẹp thiêng liêng hơn lên. Bới móc làm ǵ những chuyện xưa cũ về sinh hoạt, vạch áo làm ǵ cho người xem lưng, làm thế là thiếu thiện tâm, là thấp kém, thiếu khôn ngoan.
Ngược lại, có ư kiến là mọi việc phải ṣng phẳng, minh bạch, theo giá trị thật, tốt xấu rơ ràng, công tội phân minh; phải làm vậy mới mở đường cho dân tộc tiến lên những tầm cao mới, giải thoát đất nước khỏi sức ỳ tệ hại do lầm lẫn những giá trị, đường sáng không đi, đâm quàng vào bụi rậm, mất bao nhiêu công sức thời gian sinh mệnh, để đến nông nỗi lạc hậu, nghèo khổ, chia rẽ, thua kém xa các nước láng giềng, lạc lơng giữa thế giới văn minh ngày nay! Vậy rồi mà không tỉnh, sao mà “ngu” lâu thế!
Có nhiều bạn trẻ học ở Liên Xô và Đông Âu về cho rằng Staline oai phong là vậy, thế mà cũng bị đưa ra khỏi lăng ở Hồng Trường; nay việc đưa thi hài ông Lê-nin ra khỏi lăng đă được đặt ra, chỉ c̣n là thời gian thực hiện, khi bước vào thời kỳ “hậu Putin” nay mai thôi. Nay thi hài Lênin là đối tượng ṭ ṃ của khách du lịch hơn là di thể vị lănh tụ kính yêu để chiêm ngưỡng. Ở Bulgaria ông Đimitrov (Dimitrov Georgi Mikhailovich, 1882 – 1949) được sùng bái c̣n hơn ông Hồ, từng cầm đầu Quốc tế Cộng Sản III, lănh tụ cấp thế giới, cũng bị đưa ra khỏi lăng; lăng đồ sộ Đimitrov bị đập nát, nhường chỗ cho vườn trẻ đầy hoa, nụ cười và tiếng hát, tràn nhựa sống, có ích cho đời hơn.
Báo “Tuổi trẻ” ở thủ đô Sofia số ra năm 2.000 điểm lại các nhân vật thế kỷ 20 và trưng cầu ư kiến bạn đọc, th́ chỉ có 13% tỏ ra luyến tiếc cái lăng Dimitrov, 76% tán thành việc phá bỏ, 11% không có ư kiến. Bungaria sau đó có đa nguyên đa đảng, dân có tự do, đổi đời.
Có ư kiến cho rằng chính ông Hồ đă đề ra việc xây lăng cho ông, c̣n duyệt bản vẽ lăng trước khi ông mất; tôi cho là không có điều ấy, từ trong nước chưa có một dư luận, một tiết lộ, một bằng chứng nào nói vậy. Đây chỉ là một phỏng đoán, giả thuyết. Theo tôi, đối với người dù ta không ưa, vẫn phải công bằng thận trọng khi phán xét. Hồi xưa tôi cả tin, cho rằng ông Ngô Đ́nh Diệm thường ăn nằm, thông dâm với cô em dâu Lệ Xuân, rằng ông Ngô Đ́nh Nhu suốt ngày nằm ngậm tẩu thuốc phiện, ông Ngô Đ́nh Cẩn chuyên ăn gan người bị ông giết… như bộ máy tuyên truyền Hà Nội phổ biến, theo quan niệm vu oan cho kẻ thù là điều tự nhiên, có lợi cho cách mạng, nên làm. Về sau, tôi xác minh đó toàn là chuyện dựng đứng, vu cáo. Tôi nghĩ mong muốn “hoả thiêu” là thành thật của ông Hồ.
Chiến sỹ dân chủ Trần Khuê yêu cầu thực hiện đúng yêu cầu của ông Hồ trong di chúc, là hoả thiêu ông với nghi thức đàng hoàng. V́ theo tập quán Á Đông không ǵ thiêng liêng hơn là nguyện vọng cuối cùng của người sắp từ giă cuộc đời. Huống ǵ mong muốn ấy lại cao đẹp, trong sáng, lại “hợp vệ sinh”, như chính ông Hồ viết trong di chúc.
Trong số người mong muốn “hỏa thiêu” thi hài ông Hồ cũng có không ít người duy tâm, nặng về mê tín dị đoan, cho rằng đất nước ta chưa yên ổn, quá nhiều bất an tệ nạn - từ tham nhũng đến nghiện hút, siđa, buôn bán phụ nữ trẻ em… chỉ v́ thi hài cực thiêng của “cụ Hồ” bị chia sẻ, toàn thân cụ chưa được nhập vào đất mẹ, vong linh cụ nay đây mai đó, không yên vị, không mồ yên mả đẹp nên đất nước bị “động” trên quy mô lớn, phong tục lễ nghi tuỳ tiện, kỳ cục, bị “sái” về thiên ư nhân tâm (ư trời và ḷng người), không chỉnh sửa th́ c̣n là “động” măi không yên.
- “Cháu xin thưa với Bác…”. Trong nước, không ít người quở mắng tôi là lếu láo với lănh tụ tôi từng kính mến, rằng nhân vật vĩ đại này là bất khả xâm phạm, không ai được động đến! Nếu họ muốn, tôi kính cẩn thưa với Bác rằng:
“Thưa Bác! Cháu luôn nhớ, Bác từng 2 lần họa thơ với bố cháu; bố cháu mất, Bác đến gặp an ủi từng người trong gia đ́nh. Cháu tin rằng Bác không bao giờ có ư định tàn phá đất nước như không ít người nghĩ sai về Bác. Nhưng quả thật Bác đă nhầm lẫn. Bác đă nhầm lớn về học thuyết Mác. Bác đă nhầm khi cố công dịch lịch sử đảng cộng sản Liên Xô do Stalin viết khi Bác ngồi bên bờ suối cạnh hang Pác Bó. Cháu tin rằng nếu Bác c̣n sống Bác sẽ tỉnh ra khi Liên Xô vĩ đại là thế đối với Bác đă chuyển sang nền dân chủ đa nguyên đa đảng, để hoà nhập với thế giới tiến bộ. Cháu cũng tin rằng Bác rất không hài ḷng và rất khổ tâm khi thi hài Bác không c̣n nguyên vẹn, chỉ c̣n cái vỏ, chưa được nhập hẳn vào ḷng đất, mà lại lăng phí một cách kinh khủng đến vậy – tiền chi phí cho lăng Bác hàng năm có thể dùng để xây dựng hàng trăm trường học và bệnh viện, trong khi sinh thời cháu được biết Bác từng lộn phong b́ cũ để dùng lại, làm gương tiết kiệm cho toàn dân… Bác linh thiêng, xin phù hộ để cho những người lănh đạo hiện nay mau tỉnh ngộ, sớm nhận rơ sai lầm, đi vào con đường dân chủ chân chính!
DCVOnline biên tập 19/05/2006
Hết trích.
|
|
hoami09
member
REF: 623131
01/02/2012
|
Hăy nói KHÔNG với Cộng Sản
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|