Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Tại Sao Cần Học Ngoại Ngữ? Và Nên Học Tiếng Nào?

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1  2 Next Page  Xem tat ca - Xem Tung trang  

 ototot
 member

 ID 74556
 01/11/2013



Tại Sao Cần Học Ngoại Ngữ? Và Nên Học Tiếng Nào?
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Nên Học Những Ngôn Ngữ Nào?


Chưa bao giờ cụm từ "Toàn Cầu Hoá" (Globalization) được nói đến nhiều như trong vài chục năm gần đây.

Trong topic này, tôi chỉ muốn giới hạn vào việc những ngôn ngữ nào đang được coi là phổ biến nhất, thông dụng nhất, chính xác nhất..., để mọi người trên thế giới , kể cả người Việt ḿnh, và ít nhất là người Việt ḿnh, nên quan tâm...

Tôi lập đề tài, có hai lư do chính.

Một là người Việt ḿnh đang có đ̣i hỏi thúc bách cần biết một ngoại ngữ, coi như "ngôn ngữ thứ hai" (a second language) bên cạnh tiếng Việt mẹ đẻ cuả ḿnh, v́ hội nhập vào thế giới, giao lưu nhiều với thế giới, mà không rành tối thiểu một ngoại ngữ thông dụng, th́ chắc cũng chỉ ... hơn người điếc, người câm, người mù một chút xíu!

Lư do thứ hai cuả đề tài, là tôi tin rằng sự quán triệt một ngoại ngữ thích hợp, cũng góp phần giúp ta nói và viết tiếng Việt một cách rơ ràng, chính xác, một điều kiện để diễn đạt tốt ư tưởng chăng?

Niềm tin này gần đây được thúc đẩy bởi những lời b́nh về phát biểu cuả một ông Cha người Việt giảng đạo ở Việt Nam nói rằng

"Mọi chế độ độc tài đều làm người dân ra hèn…",


và có đề nghị nghe như thế th́ nên hiểu thế này cho "xuôi tai" hơn:

"Mọi chế độ độc tài đều làm cho người dân hèn ra…"(bạn HTN và TNQ)


Hay

"Mọi chế độ độc tài đều làm cho người dân thành ra hèn…"(bạn OSG)


Thậm chí

"Mọi chế độ độc tài đều làm cho người dân (thành) ra hèn (hơn)…"


Trên đây, ta mới đọc ư kiến cuả vài người, về một câu tiếng Việt gồm mấy chữ thôi, mà đă thấy có khác biệt về nhận định rồi.

Theo tôi, chẳng có nhận định nào là sai cả, v́ ... tiếng Việt cuả ḿnh ... nó như thế : có nhiều cách nói, để diễn tả một ư tưởng thầm kín nào đó ở bên trong, chỉ có thể cảm thấy, mà ... nói ra không được; nếu không muốn phỏng đoán, suy đoán, chỉ tổ … căi nhau thôi!

Ai không tin, mà biết tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức tiếng Tây Ban Nha..., th́ thử dịch từ câu tiếng Việt đi, chắc cũng nhận ra ngay cái đặc điểm cuả tiếng Việt nhà ḿnh!

C̣n đem ư niệm về "cú pháp", "văn phạm" ra để biện minh, th́ có thể mở ra một đề tài khác để tranh căi!
Nhớ ngày nào, học chữ "verbe" sang tiếng Việt là "động từ", mà có những "verbe" chẳng động đậy tí nào, như "mourir" = chết, dormir = ngủ"; c̣n "adjectif" là "tĩnh từ" th́ nhiều khi nó động đậy quá trời, như "mobile" = "lưu động" th́ chạy đi chạy lại khắp nơi!


Thú thực với bà con, tôi chỉ là một "tàn dư" cuả một thế hệ sống từ thời Pháp thuộc, đi học th́ ... chào cờ Tây, hát quốc ca Tây, bài "la Marseillaise" với câu mở đầu

"Allons! Enfants de la Patrie"
(Này! Hỡi các con yêu cuả Tổ Quốc!)


Đến thời nước Pháp bị Đức Quốc Xă xâm lăng, lập ra chính phủ chủ trương cộng tác với Đức do Thống Chế Pháp Pétain cầm đầu th́ hát thêm bài nưă:

"Maréchal! Nous voilà! Le Sauveur de la France!"
(Thống Chế ơi! Có chúng tôi đây! Ngài là cứu tinh cuả nước Pháp!)


Thậm chí học môn sử kư, th́ là … sử Pháp với câu nằm ḷng là "Nos ancêtres s'appelaient les Gaulois = Tổ tiên cuả chúng tôi tên gọi là người Gô loa"! Chứ có ai biết Âu Cơ với Lạc Long Quân là ai đâu?!!!


Vài lời mở đầu cho vui câu chuyện, nay xin trở lại với chủ đề "Tại Sao Cần Học Ngoại Ngữ? Và học tiếng nào?", để mời bà con tham gia ư kiến.

Thân ái,



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ototot
 member

 REF: 648060
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Trước mắt, và trong khi chờ đợi, xin kể một ... chuyện tiếu lâm về ngôn ngữ, hơi pha trộn một chút tính kỳ thị chủng tộc, có qua có lại!

Chuyện rằng:

Có một người Việt ở Mỹ, đang ngồi nhâm nhi cà phê ở một quán, gặp một dân bản xứ Mỹ nó bắt chuyện, rồi hỏi:

- Mày là "ese" ǵ?
- Tao không hiểu mày hỏi vậy là sao!
- Ngu quá! Ư tao muốn hỏi mày là "Chinese", "Japanese" hay "Vietnamese" mà!

Mấy ngày sau, anh chàng Vietnamese về nhà mà trong ḷng vẫn … ấm ức, nên lại gặp anh Mỹ bản xứ, và lần này hỏi trước:

- Mày là "key" ǵ?
- Mày nói tiếng Anh cái ǵ mà tao không hiểu nổi!
- Ngu ơi là ngu! Th́ tao hỏi mày là donkey, monkey, hay "Yankee" ? ("donkey" = con lưà; "monkey" = con khỉ, hay "Yankee" = tiếng lóng, chỉ "người Mỹ")


Thân ái,


 

 aka47
 member

 REF: 648068
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




AK thấy thích nghi nhất là chúng ta cần phải có một ngôn ngữ riêng cho cả thgees giới gọi là Thế Giới ngữ,

Tất cả các nước trên thế giới chỉ học một sinh ngữ thôi và rất dễ tiếp xúc khi đi bất cứ nơi đâu.

Tại sao phải lệ thuộc tiếng Anh , tiếng Pháp chứ. Lại c̣n khoe là ḿnh nói tới 10 thứ tiếng !!!!

hihii


 

 ladieubongg
 member

 REF: 648070
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Để nói và viết rành rẽ ngôn ngữ của ḿnh thôi cũng không dễ. LDB rất nể phục những người thông thạo một lúc mấy thứ tiếng (như bác Ot. chẳng hạn).
Mỗi khi học thêm một ngôn ngữ nào ta không chỉ học viết học nói mà thôi mà ta c̣n phải học về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán....của họ. Cả một chân trời khác được mở ra khi ta học một ngôn ngữ mới! Thế nên, một trong những ưu tiên hàng đầu của ldb là sẽ học thêm một ngoại ngữ để phát triển kiến thức và để 'tập thể dục' cho bộ năo của ḿnh đó bác Ot. ơi.


 

 ladieubongg
 member

 REF: 648073
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

LDB xin phép bác Ot. được post thêm câu chuyện vui nữa vừa copy từ web site "Hoa T́nh Thương":
-----------

Việt, Lào: 2 xứ láng-giềng, cùng loại ngôn-ngữ "Có Dấu" .

Nhưng nếu tiếng Việt có đủ các Dấu (Sắc, Huyền, Hỏi, Ngă, Nặng) th́ tiếng Lào chủ-yếu chỉ toàn Dấu Hỏi!

Việt Nam từ khá lâu có 1 thói-quen rất "phản Khoa-học", "phản Ngoại-Ngữ" là cứ khi gặp 1 chữ nước-ngoài nào, kể cả tên người ta là bèn phiên-âm sang tiếng Việt. Như-vậy khi cần tra-cứu thêm, ko biết được chữ gốc viết như thế-nào làm sao tra? Và chính cái người có tên được phiên-âm khi nh́n vào chưa chắc đă nhận-ra đó là tên của ḿnh!!

Thậm-chí nhiều khi những danh-từ riêng về địa-danh mà cũng dịch nữa, thí-dụ như tên của 1 sân đá-banh rất nổi-tiếng ở Pháp là Parc Des Princes, báo-chí Việt Nam dịch chính-thức là sân-banh Công-Viên Các Hoàng-Tử th́ kỳ-cục quá! Mà nếu có phiên-âm là Pác Đề Pơ Ranh Xơ cũng chẳng ra làm sao ; nếu Bạn tới Paris hỏi-thăm đường đi Parc Des Princes mà phát-âm y như vậy , ngay cả viết ra giấy "Pác Đề Pơ Ranh Xơ" , th́ "Ông Cố Nội" thằng Tây cũng ko biết mà chỉ cho Bạn được, chớ đừng nói là hỏi "Công Viên Các Hoàng Tử" !!



Sau-đây, mời xem 1 đoạn trên báo Việt Nam nói về những cái tên rất "dễ-thương" của những người bạn Lào "anh-em" của chúng ta:

Đoàn đại biểu cấp cao của nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào anh em sang thăm Việt Nam. Thành phần gồm có các Đồng Chí:

- Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Săm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Teo Hẳn Mông Bên Phải, Tay Xỏ Mông Thum Thủm, Xà Lỏn Dây Thun Lỏng, Y Hẳn Tay Xin Đểu.



Trong đoàn cấp cao này c̣n có các nhà báo nổi tiếng như :

- Đang Ỉa Lăn Ra Ngủ, Leo Tủ Ăn Đu Đủ, Ăn Tỏi Xong Bum Bủm.

Và một nữ kí giả lăo thành là:

- Cai Hẳn Thôi Không Đẻ :-)


 

 aka47
 member

 REF: 648076
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Chị Bông ơi , chị làm một tăng về ngôn ngữ Lào em cười chảy nước mắt nước mũi luôn.

Nhất là "Trong đoàn cấp cao này c̣n có các nhà báo nổi tiếng như :

- Đang Ỉa Lăn Ra Ngủ, Leo Tủ Ăn Đu Đủ, Ăn Tỏi Xong Bum Bủm."...

Thua chị luôn.


hihii


 

 ototot
 member

 REF: 648089
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ư tưởng nên có một "quốc tế ngữ" như aka nói, thực ra đă có từ cuối thế kỷ 19 lận: đó là ngôn ngữ có tên Esperanto, ư nghiă cuả tên gọi là Hy Vọng, mà ai biết tiếng Pháp cũng thấy nó na ná như chữ "Espoir".

Khác với tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới, "Esperanto" là một ngôn ngữ nhân tạo, hiểu theo nghiă là người ta làm ra nó, chứ không phải nó có sẵn từ xưa.

Thật vậy, về cơ bản, nó lấy tiếng Latin làm gốc, rồi "pha chế" vào tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha để tạo thành ...

Về phương diện "văn phạm", "cú pháp", "từ vựng", nó được thiết kế một cách có phương pháp, có quy luật rơ ràng, ít ngoại lệ, nên dễ học, dễ nhớ...

Tuy nhiên, "hy vọng" th́ vẫn chỉ là "hy vọng", c̣n thực tế có được không, là chuyện khác. Hiện nay, chỉ có 2 nơi là "Esperanto" tương đối được biết đến nhiều nhất là Đông Âu, và nước Tầu, nhưng số người trên thế giới sử dụng nó cũng vẫn chỉ ... đếm được trên đầu ngón tay, vài ngàn, vài vạn, vài chục vạn, vài triệu là cùng.

Thuở thiếu thời, khi c̣n là hướng đạo sinh (boyscout), tôi cũng được dạy "Esperanto", nhưng kết quả cũng chẳng bao nhiêu, v́ thực tế là ở trường th́ phải học ngôn ngữ người ta dạy; càng nhiều ngôn ngữ, càng dễ bị lẫn lộn vào nhau...

Trở lại đề tài là học ngoại ngữ, tôi xin phép được giới hạn vào các ngôn ngữ được chính thức sử dụng ở Liên Hiệp Quốc (LHQ) (tức là United Nations, UN) là Anh, Pháp, NgaTàu, với lư do là tiếng Anh thông dụng nhất, tiếng Pháp nổi tiếng là chính xác cho ngoại giao, tiếng Nga, v́ lư do chính trị; và tiếng Tàu, v́ số dân nó đông quá!

Đến khoảng giưă thập kỷ 1970, cũng vưà v́ đông dân, vưà v́ chính trị, LHQ lấy thêm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Á Rập là ngôn ngữ chính!

Có điều khó xử cho LHQ là một mặt muốn cho công bằng, th́ càng có nhiều ngôn ngữ được sử dụng càng tốt, nhưng về thực tế, th́ rất tốn kém cho ngân sách. Ví dụ thêm một ngôn ngữ, th́ phải có thêm một đội ngũ thông dịch thật kềnh càng, không làm được, nếu không có nước nào chịu làm "Mạnh Thường Quân" hào phóng như Mỹ chẳng hạn!

Gần đây, Ấn Độ cũng đề nghị đua tiếng "Hindu" cuả Ấn vào thành ngôn ngữ chính thức thứ 7, nhưng Ấn lại không đủ khả năng tài chính để đóng góp, mặc dầu nó cũng đông dân vào hạng nh́ thế giới, chỉ sau nước Tàu!


Vậy mời bà con ḿnh góp ư xem trong bối cảnh thế giới ngày nay, người ḿnh nên học ngoại ngữ nào cho có lợi nhất, trong đoản kỳ và trường kỳ.

Thân ái,



 

 ototot
 member

 REF: 648091
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Đang mải chú ư viết bài, nên quên cảm ơn cô Bông về ... phần 2 cuả bài đăng, kể tên các nhân vật nước Lào!

Tôi chắc bất cứ ai đang buồn, đang giận, đang lo, hay ǵ nưă, tưởng như tận thế đến nơi, mà đọc được mẩu chuyện vui này, sẽ quên hết mọi ưu phiền, để vui sống cái đă!

Cách đây vài tháng, h́nh như trên diễn đàn này cũng có một bài đăng tên các "chính khách" Đại Hàn và Thái Lan phiên âm sang tiếng Việt, cũng gây được nhiều trận cười nghiêng ngưả! Vậy ai t́m lại được, xin đăng vào đây luôn!

Riêng chuyện phiên âm hay phiên dịch các tên riêng, như tên người, tên điạ danh, tôi thấy báo chí từ Việt Nam lúc này đă có nhiều tiến bộ, v́ người ta đă bắt đầu nhận thức được rằng người Tàu mới bắt buộc phải phiên âm, v́ chữ Tàu (và cả chữ Nga nưă) không may mắn để có mẫu tự la tinh (alphabet) như tiếng Việt ḿnh.


Thân ái,



 

 ladieubongg
 member

 REF: 648114
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Bác Ot. đề cập đến đoản kỳ và trường kỳ th́ có lẽ v́ t́nh h́nh kinh tế hiện nay, tiếng Tàu đang được nhiều người học.

Riêng LDB sẽ học tiếng Pháp v́ thích. Tiếng Pháp nghe rất quyến rũ; nhạc Pháp hay; văn hóa Pháp cũng phong phú; phong tục tập quán Pháp cũng gần gũi với VN và tiếng Pháp gần với tiếng Anh hơn nên cũng dễ học hơn.

Trước khi bắt đầu, xin Bác Tốt cho LDB một lời khuyên đi.


 

 ototot
 member

 REF: 648120
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Theo tôi, người Việt ḿnh nên học ngoại ngữ nào, là chuyện lưạ chọn cá nhân thôi (personal preferences), v́ mỗi người một hoàn cảnh, một nhu cầu, một khả năng tiếp thu, một tuổi tác...

Tuy nhiên, tôi thấy bản thân rất may là học tiếng Pháp trước, ngay từ hồi thơ ấu, nên đến khi chuyển sang tiếng Anh, thấy dễ dàng đi nhiều; và bây giờ lại muốn học thêm Tây Ban Nha (Spanish), v́ thực ra nó c̣n giống tiếng Pháp dễ sợ!

Căn cứ theo 6 thứ tiếng chính thức cuả Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Nga, Tàu, Tây Ban Nha, Ả Rập, tôi thấy nếu c̣n trẻ, chắc cũng cần học tiếng Tàu, nhưng trở ngại lớn nhất là chữ viết, thứ đến là phải học tiếng Quan Thoại (Mandarin) chứ không phải tiếng Quảng Đông (Cantonese) như tiếng phổ biến ở Chợ Lớn, Singapore, v.v..., mà "Coỏng tống hoả" th́ tôi bập bẹ được hơn là quan thoại!

Về lời khuyên cụ thể cho cô Bông, tôi rất vui mà giới thiệu tiếng Pháp, v́ từ nhiều thế kỷ nay nó vẫn là "ngôn ngữ cuả ngoại giao" (language of diplomacy) bên cạnh "ngôn ngữ cuả văn chương".

Ngay tại Liên Hiệp Quốc ngày nay, bộ phận quan trọng nhất cuả nó là Hội Đồng Bảo An (U.N. Security Council), th́ hai ngôn ngữ chính vẫn là Anh và Pháp, v́ về phần chính xác, nó c̣n hơn cả tiếng Anh nưă; 4 ngôn ngữ c̣n lại, khi có khi không!

Tôi nói chính xác, là v́ văn phạm, cú pháp cuả nó rất phức tạp, mà càng phức tạp, th́ càng không thể nhầm lẫn hay mù mờ...

Ta hăy thử tưởng tượng, một thoả ước quốc tế quan trọng được kư kết, soạn thảo bằng nhiều thứ tiếng, mà sau này mỗi nước diễn giải theo kiểu cuả ḿnh, theo ngôn ngữ cuả ḿnh, th́ làm sao thi hành được!

Cũng v́ thế, các thoả ước quan trọng đều tḥng thêm một câu : Nếu sau này có tranh căi về ngôn từ, th́ sẽ căn cứ vào phiên bản tiếng Anh hay tiếng Pháp để giải thích!


Chuyện ngoại ngữ th́ c̣n dài, dài vô tận, nên có dịp tôi sẽ "8" về đề tài này cho vui, nhất là những giai thoại về phiên dịch (translation) và thông dịch (interpretation)!

Thân ái,



 

 ladieubongg
 member

 REF: 648123
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

LDB xin cám ơn những góp ư giá trị của bác Ot. rất, rất nhiều!

Vậy là LDB sẽ nhất trí học tiếng Pháp. (Thật ra hồi c̣n ở trung học LDB đă học qua tiếng Pháp chừng 1 năm rồi bỏ dở, giờ th́ quên hết rồi!).

D/Đ này may mắn lắm v́ có Bác Tốt là một bậc trưởng thượng, quảng đại, trí thức và kiến thức đầy ḿnh, mà Bác lại đang về hưu nên có th́ giờ để sẵn sàng giúp đỡ.


 

 traithom
 member

 REF: 648131
 01/11/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
*******

Trong mục này TT thấy rất có lư, và rất hữu ích, khi chúng ta biết thêm nhiều ngôn ngữ là điều rất cần thiết...Tuy nhiên, v́ nhiều hoàn cảnh cũng như tùy vào những môi trường tiếp cận, chúng ta nên chọn một ngôn ngữ nào chung cho thế giới...

Theo TT th́ "Anh Ngữ" là một ngôn ngữ rất thịnh hành trên nhiều quốc gia, bạn đi pháp, nếu không biết nói tiếng pháp, bạn cũng có thể kiếm ra người biết nói tiếng "Anh" (English), hoặc có ở Lào, bạn cũng có thể t́m ra người nói tiếng anh...

Những ngôn ngữ thông dụng trên thế giới hiện nay theo TT nhận thấy như:

English,
French,
Spanish,
Russia,
...
Việt Nam,
Tàu...

Ḿnh khuyên các bạn trẻ ở Việt Nam nên học và trau dồi "English", v́ nó sẽ có thể là một ngôn ngữ rất thịnh hành trên thế giới...

cac ban nghi sao?

TraiThom



 

 ngoiquannet
 member

 REF: 648141
 01/12/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Vấn đề ngôn ngữ và sức mạnh ẩn dụ.
Trong một tiết học:

Cô giáo đưa ra đề bài:

- Các em hăy giải nghĩa cụm từ sau:
“Con ông cháu cha” nghĩa là ǵ?

Bạn lư giải thế nào về cụm từ này ???

Một học sinh đứng ngay dậy và trả lời:

- Thưa cô:
Đó là cách gọi ngôi thứ của:

“Đứa trẻ được sinh ra bởi bố chồng với con dâu” ạ!


Chính xác, nhưng không phải chỉ nghĩa đen là đứa trẻ được sinh ra từ mối quan hệ loạn luân giữa bố chồng với con dâu.

Quư vị lưu ư: Cụm từ: “Con ông cháu cha” hay các cụm từ đồng nghĩa tương tự chỉ có ở Việt Ngữ thôi đấy nhé.


 

 ototot
 member

 REF: 648175
 01/12/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Cụm từ "Con Ông Cháu Cha" (viết tắt là COCC và ... đọc tắt là Xê Ô Xê Xê) thực ra đă có từ lâu, đại khái chỉ ngụ ư "con cháu" cuả những bậc "cha ông", tức là thành phần ở bậc thang phiá trên trong xă hội, được hưởng những đặc quyền đặc lợi nhiều hơn, so với các thành phần khác.

Trong ngữ cảnh đó, COCC bất quá cũng chỉ là một trong muôn ngàn hiện tượng bất công khác, thời nào cũng có, nước nào cũng có, như ngày xưa ta đă có câu tục ngữ

"Con vua th́ lại làm vua,
Con anh săi chuà đi quét lá đa!"

Tuy nhiên, ở thời nay mà COCC lại trở thành quốc sách, được thực hiện một cách có hệ thống và trên điạ bàn cả nước, đưa đến suy đồi và sụp đổ cả một nền đạo lư làm người như hiện nay, th́ quả thực đất nước này đă ... hết thuốc chưă!

Cảm ơn bác ngoiquannet đă phát hiện ra được ư nghiă cụ thể từ xưa đến nay, ít người nghĩ ra được, và không ngờ thực tế nó lại khốn nạn đến như thế!

Trong phạm vi ngôn ngữ và dịch thuật, tôi chắc không ai dịch nổi cụm từ "Con Ông Cháu Cha" sang ngoại ngữ!


Thân ái,


 

 ototot
 member

 REF: 648180
 01/12/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Chào cuối tuần cả nhà!

Để đưa topic về chủ đề cuả nó là "ngoại ngữ" và "phiên dịch", bắt đầu từ bài đăng này, tôi xin được viết đôi chút về sinh hoạt cuả Liên Hiệp Quốc, LHQ (The United Nations) khi hội họp.

Chắc mọi người đều biết, LHQ hiện nay có tới 193 nước thành viên, và Việt Nam ḿnh là 1 trong số đó! Và trụ sở cuả nó hiện nay là ở New York, Mỹ.

Wow! Số thành viên đông như thế, với nhiều tiếng mẹ đẻ như thế, không hiểu người ta giao lưu với nhau như thế nào đây!

Như đă nói, hiện nay chỉ có 6 ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở đây là Anh, Pháp, Nga, Hoa, Tây Ban Nha và Ả Rập.

Vậy có người sẽ hỏi, không biết Việt Nam ḿnh đi họp th́ sinh hoạt làm sao. Lẽ dĩ nhiên là nhân viên phái đoàn phải gồm những người "biết" một trong 6 thứ tiếng nói trên rồi, nhưng "biết" đến mức độ nào để làm việc lại là vấn đề khác.

Và đó cũng là một khiá cạnh trong nhiều khiá cạnh khác, đem ra để chúng ta cùng chia sẻ và học hỏi, mà tôi hy vọng cũng thu hút được một chú ư nào đó cuả các bạn trẻ yêu thích ngoại ngữ, nghĩ rằng có thể dùng nó để mưu sinh, hoặc phục vụ đất nước theo khả năng cuả ḿnh...


Rất mong được bà con góp ư và đón xem những bài đăng kế tiếp.

Thân ái,


 

 lopmot
 member

 REF: 648229
 01/12/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Kính chào Bác OTOTOT,

Lopmot có đọc một chuyện cười đăng trên NCD là chú mèo nhờ biết nói được ngoại ngữ chít chít mà bắt được con chuột.

Người Trung Quốc, người Nhật, Hàn, Đức, người Arabia học tiếng Anh nên chắc nhiều người Việt cũng không ngoại lệ, cần học giỏi tiếng Anh để sử dụng.

Nhưng nếu xem ngoại ngữ như là một phương tiện kiếm sống th́ có thể cân nhắc nên học tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, Hàn hay là tiếng Trung cọ.

Lopmot sẽ chờ đọc lời viết của Bác OTOTOT về tiếng Anh nào cần học, học khi nào, học như thế nào..vv..

Kính


 

 ototot
 member

 REF: 648248
 01/13/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nếu cứ hỏi những câu thật cụ thể như nên học ngôn ngữ nào, th́ thật khó trả lời, cho nên tôi chỉ có nhận định rất tổng quát là ai cũng nên có một ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ cuả ḿnh, nhất là trong thời đại tin họctoàn cầu hoá này.

Để cho việc lưạ chọn thuận tiện hơn, th́ như tôi đă gợi ư về những ngôn ngữ chính thức cuả Liên Hiệp Quốc ngày nay là Anh, Pháp, Nga, Hoa, Tây Ban Nha, và Ả Rập, v́ chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta chọn 6 ngôn ngữ này.

Theo tôi, sở thích cá nhân là nhân tố quan trọng nhất để chọn lưạ cho ḿnh, v́ có thích th́ mới dễ thành công sau này trong ước vọng cuả đời ḿnh.

Nếu ví dụ bạn thích tiếng Pháp, mà bây giờ thấy người ta đổ xô nhau đi học tiếng Hàn, th́ cũng đi học tiếng Hàn, với lư do thầm kín là bây giờ đang có nhiều công ty Hàn đầu tư vào Việt Nam, nên biết tiếng Hàn th́ dễ kiếm việc, và lương cao hơn. Tôi gọi đó là làm theo phong trào, nên hay không, tôi không dám có ư kiến.

C̣n một câu hỏi cũng quá cụ thể là học như thế nào, th́ cũng chỉ xin trả lời rất chung chung là học với thày cô tốt, với trường lớp tốt, với sự cần mẫn, với ḷng kiên tŕ...

Tôi đang muốn kể cho bà con nghe về việc cộng đồng thế giới người ta đang hàng ngày giao lưu với nhau trong toà nhà Liên Hiệp Quốc như thế nào, cũng là để nói lên tầm quan trọng cuả ngoại ngữ trong thời đại này.

Mời bà con đón đọc và góp ư cho.


Thân ái,


 

 ototot
 member

 REF: 648251
 01/13/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ai cũng biết Liên Hiệp Quốc (LHQ, The United Nations) là nơi tụ họp cuả 193 phái đoàn thành viên (trong đó có Việt Nam) đến đây với đủ mọi thứ tiếng mẹ đẻ (mother tongues) cuả họ, trong 2 tuần liền mỗi năm cho kỳ họp Đại Hội Đồng (General Assembly) để bàn chuyện thế giới, nên việc thông dịch coi như một trong những gánh nặng to lớn nhất cuả LHQ.

Chẳng thế mà đại hội đồng hàng năm, vào muà thu này, c̣n được người ta ví như ... "Cúp Thế Giới" (World Cup) không phải cho cầu thủ bóng đá, mà cho các tay Thông Dịch Chuyên Nghiệp!

Tuy nhiên, dù trong sinh hoạt b́nh thường hàng ngày đi nưă, chứ không riêng ǵ trong dịp có Đại Hội Đồng, công việc cuả LHQ trong các hội đồng, uỷ ban, các bộ phận xuất bản tài liệu, cũng vẫn giữ cho ban ngôn ngữ gồm gần 460 chuyên viên bận rộn liên tục ngày đêm, đánh vật với ngôn ngữ!

Ông Barry Olsen, chủ nhiệm chương tŕnh thông dịch hội nghị tại "Viện Nghiên Cứu Quốc Tế" (Institute of International Studies) nổi tiếng ở California, nơi đă đào tạo một số thông dịch viên cho LHQ cho biết các chuyên viên ngôn ngữ cuả LHQ được đánh giá là những tay lỗi lạc nhất trong nghề thông dịch.

Ông nói: "Một thông dịch viên (translator) hay thông ngôn viên (interpreter) mà được làm việc cho LHQ là đă phải đạt tới tột đỉnh cuả nghề nghiệp. Và những công tác ngôn ngữ ở LHQ được coi là có những chuẩn mực cao nhất thế giới."


Mời bà con đón xem tiếp.

Thân ái,


 

 vivan11
 member

 REF: 648262
 01/13/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
.

Dạ dạ Vivan kính chào bác OTOTOT
VV chẳng dám bàn ǵ cả ạ ! mà chỉ thích
những bài viết của bác OTO v́ bài nào
cũng hay cũng giá trị ! đọc mà không ngán
c̣n được học hỏi thêm rất nhiều !
Xin cám ơn bác OTOTOT !


 

 ototot
 member

 REF: 648283
 01/13/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Như đă nói, Liên Hiệp Quốc (LHQ) sử dụng chỉ 6 ngôn ngữ chính thức là Anh, Pháp, Nga, Hoa, Tây Ban Nha và Ả Rập, nhưng cũng tiên liệu nếu cần sử dụng thêm một ngôn ngữ nào khác, th́ LHQ sẽ mướn ngoài những thông dịch viên hành nghề tự do, hoặc trông cậy vào các đoàn thành viên đi dự họp th́ mang theo thông dịch viên cuả ḿnh.

Ví dụ phái đoàn Việt Nam ḿnh muốn đăng đàn để nói bằng tiếng Việt cho cả thế giới, th́ LHQ sẽ phải mướn thông dịch viên hành nghề tự do đến làm, mướn 6 ông để dịch từ tiếng Việt sang 6 ngôn ngữ chính thức. Nếu mướn không được, v́ t́m không ra, th́ sẽ yêu cầu Việt Nam mang theo thông dịch viên cuả ḿnh mà làm việc đó!

C̣n như ḿnh cũng không cung cấp được thông dịch viên cho ḿnh, th́ phải nói được bằng 1 trong 6 ngôn ngữ chính thức kia! C̣n không nói được, th́ ... ráng chịu!

Thế mới biêt, hội nhập vào thế giới mà yếu kém hơn người, th́ đành phải chịu thua thiệt.

Ngoài ra, theo qui định cuả Đại Hội Đồng, diễn văn không được dài quá 15 phút cho mỗi phái đoàn, nên ai muốn nói dai, nói dài, cũng không được!


Thân ái chúc vui Chủ Nhật,


 

 aka47
 member

 REF: 648284
 01/13/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Chỉ cần học English thôi , học cho giỏi cũng có thể đi du lịch khắp thế giới mà không cần thông dịch.

Vậy Anh Văn là ...thế giới ngữ.

hihii


 

 ototot
 member

 REF: 648310
 01/13/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Nói đến nghề "thông dịch", "thông ngôn", nhất là "thông ngôn đồng thời" (simultaneous interpretation), nghiă là diễn giả nói đến đâu th́ thông ngôn dịch ngay theo đó; diễn giả nói dí dỏm, th́ thông ngôn cũng phải nói cho vui vui, diễn giả tức giận, th́ thông ngôn cũng phải dằn giọng theo, v.v..., ai theo dơi thời cuộc cũng c̣n nhớ một "sự cố" hơi khác thường ở Liên Hiệp Quốc, khi nhà lănh đạo độc tài và lập dị Muammar Gaddafi cuả Libya ngỏ lời trước diễn đàn Đại Hội Đồng LHQ vài tháng trước khi ông bị truất phế và hạ sát trong biến cố Muà Xuân Ả Rập.

Truyền thông quốc tế bảo ông đă "cướp bục nói" (highjack the podium) ở LHQ để chửi Mỹ suốt trong 96 phút, trong khi qui định cuả LHQ là mỗi phái đoàn chỉ được phát biểu tối đa 15 phút.

Sự cố xẩy ra là mới qua 3/4 bài diễn văn, cụ thể là đến phút 76, th́ thông ngôn do phái đoàn Libya mang theo, chịu không nổi sức ép cuả việc thông dịch, đă bị ngất xỉu, phải khiêng đi cấp cứu!

Thông thường, các thông dịch viên cuả LHQ được lập ra 2 tổ, thay phiên nhau làm việc sau mỗi 20 phút. Nói như vậy để hiểu rằng thông dịch viên không phải là một nghề dễ làm.

Tôi kể lại chuyện này, biết đâu chẳng lọt vào tai cuả một bạn trẻ Việt Nam nào đó đang mơ ước có ngày được tuyển dụng làm thông dịch viên cuả LHQ, mà lương bổng là khoảng 210.000 USD/năm, tức là ngang ngưả với lương cuả Tổng Thống Mỹ đấy!


Có dịp, tôi sẽ kể bà con nghe kinh nghiệm bản thân khi làm thông dịch cho các hội nghị quốc tế.

Thân ái chúc vui,


 

 ototot
 member

 REF: 648337
 01/13/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Vâng, lúc đó là vào năm 1956, thời Đệ Nhất Cộng Hoà ở Miền Nam Việt Nam, có một thanh niên mới "hăm mí", mới học xong bậc Tú Tài, mà đă làm thông dịch viên chính thức cho một hội nghị quốc tế ở Việt Nam, có tên là "Asian Peoples' Anti-Communist League" (viết tắt là APACL, "Liên Minh Các Dân Tộc Á Châu Chống Cộng"),tổng hành dinh ở Đài Bắc, thủ đô Trung Hoa Dân Quốc, thời Tổng Thống Tưởng Giới Thạch, th́ nghe có vẻ ... lộng ngôn quá, khoe khoang quá.

Nhưng thật vậy tôi bị trưng dụng trong suốt 1 tuần khai diễn hội nghị, để thông dịch trực tiếp những bài diễn văn cuả các phái đoàn tham dự như Việt Nam, Trung Hoa Dân Quốc, Nhật, Hương Cảng, Đại Hàn, Phi Luật Tân..., và những phái đoàn quan sát như Đức, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ...

Số là vào thập niên 1950, tiếng Anh vẫn c̣n là một ngoại ngữ mới lạ ở Việt Nam, nên Bộ Thông Tin và Bộ Ngoại Giao ở Sài G̣n chạy sốt vó mà không t́m ra được thông ngôn viên (interpreter), mặc dầu thông dịch viên (translator) th́ không hiếm.

Ở thời buổi nền giáo dục Việt Nam c̣n thiên về từ chương, th́ nhiêù người viết giỏi một ngoại ngữ mà không nói được ngoại ngữ đó, là chuyện b́nh thường. (Các sứ ta khi xưa đi Tàu cũng chỉ thường "bút đàm", chứ không "đàm thoại" được).

Kỷ niệm thứ nhất cuả tôi trong đời làm thông dịch là khi phải đứng bên cạnh tiến Sĩ Ku Cheng Kang, (tiếng Việt phiên âm là Cốc Chánh Cương), Chủ Tịch Liên Minh APACL, người đọc diễn văn khai mạc bằng tiếng Anh, và tôi dịch trực tiếp sang tiếng Việt. Và đó cũng là lần đầu tiên tôi biết rằng mỗi nguời châu Á nói tiếng Anh, hay bị "ngọng" ở một số âm, như "n" đọc là "l" và ngược lại, "v" đọc là "b","r" đọc là "l", chẳng khác ǵ một số người Việt nói "Hau gà rù" thay cho câu "How are you"!

Tôi đứng trước "micro" mà ḷng như lưả đốt, chỉ mong diễn giả nói xong cho mau, để thoát nạn. Và những giây phút sau cùng đă đến, khi tiến sĩ Cốc Chánh Cương yêu cầu cử toạ cùng ông hô to một khẩu hiệu. Ông nắm tay giơ lên nói: "Asia to Asians Lot To Commulít" Tôi không biết phải dịch thế nào, và ông đă hô to 3 lần như thế. Nhờ vậy, sau cùng tôi mới hiểu câu đó là "Asia to Asians! Not to the Communists!" nghiă là "Á Châu cuả người châu Á! Không phải cuả Cộng Sản!"

Cũng tương tự là khi tôi dịch bài diễn văn cuả Trưởng Đoàn Phi Luật Tân. Ông Hernandez nói "Let us raise our boice...." mà tôi cũng không hiểu! Sau ông phải chỉ vào miệng ông ta mà nhắc lại chữ "boice", th́ tôi mới sực nhớ ra ông ấy muốn nói: "Let us raise our voice ..." = Nào, ta hăy cất tiếng nói lên ..."


Cám ơn bà con đă bỏ th́ giờ đọc vài hàng tôi tán dóc về kinh nghiệm bản thân, nhân bàn về nghề làm thông dịch trong các hội nghị quốc tế.

Thân ái,



 

 ototot
 member

 REF: 648366
 01/14/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Mời bà con xem tiếp về công việc cuả những thông ngôn và thông dịch trong những hội nghị quốc tế, góp nhặt và phiên dịch từ trang mạng cuả Liên Hiệp Quốc, để ai quan tâm hoặc có mơ ước một ngày nào đó chọn được nghề này, xem cho biết.

Nghề làm thông dịch viên bắt đầu nổi lên từ khi có "Toà Án Quốc Tế Nuremberg" để xét xử những phạm nhân chiến tranh Đức Quốc Xă vào năm 1946.

Ngày nay, cả Đại Hội Đồng (General Assembly) và Hội Đồng Bảo An (Security Council) có 8 pḥng cách âm (booth) để thông dịch viên ngồi bên trong làm việc; một pḥng cho mỗi ngôn ngữ chính thức (vị chi là 6), và 2 pḥng cho ngôn ngữ bổ sung (nếu cần).

Ngoài ra, theo qui định cuả LHQ, báo chí không được phép tham dự những phiên họp có thông dịch "sống" (live interpretation).

Trong những dịp quan trọng như những buổi họp cuả Hội Đồng Bảo An, thông dịch viên thường được cho biết trước một số thông tin về nội dung họp, để họ chuẩn bị trước được những thuật ngữ chuyên môn...

Nghị tŕnh cuả Đại Hội Đồng thường được trù liệu hàng tháng trước khi họp, nên khối phiên dịch có đủ th́ giờ tính toán xem cần bao nhiêu thông dịch viên cho mỗi phiên họp.

Tính toán th́ chu đáo như vậy, nhưng bắt tay vào việc th́ thông dịch viên vẫn không tránh khỏi những sức ép đè nặng lên họ. Đă có một số nghiên cứu cho thấy, trong những tranh luận gay go, thông dịch viên thường bị "lên máu", nhịp tim đập loạn xạ, khi họ cố dịch cho được những từ ngữ, những cường độ cuả ngôn từ, những "lời qua tiếng lại", thành những câu văn trôi chảy và dễ hiểu cho người nghe.

Đó là thông ngôn, c̣n thông dịch cũng rắc rối không kém, như trong trường hợp cuả một tranh chấp biên giới giữa 2 nước trước đây nằm trong Liên Bang Xô Viết. Một nước th́ tức giận khi thấy thông dịch viên bỏ đi một dấu phảy (comma) trong một văn bản, và đ̣i phải đánh lại dấu phảy đó. C̣n phe thông dịch cuả LHQ th́ không chịu, cho rằng dấu phảy đó làm sai hẳn ư nghia cuả bản văn!...

Photobucket
Đây là bản gốc



Photobucket
Tôi thêm một tí ti cho vui



Photobucket
Nhưng "hai" chắc cũng chưa đủ!


Thân ái chúc vui và hẹn xem tiếp,


 

 hoami09
 member

 REF: 648368
 01/14/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Mén chào bác Otto và khách trong nhà Bác ạ . Đây là cuốn sách do Tiến Sĩ Trần Thị Minh Phương, Tiến sĩ Hoàng Cao Cương , Tiến sĩ Đặng Kim Nga biên soạn và được NXB Giáo dục VN sản xuất:



Với lỗi chánh tả như vậy , mén xin hỏi Bác Otto , người ta thờ ơ với tiếng VN , để chuyển sang một ngôn ngữ khác , hay chỉ là lỗi thông thường của ngành sư phạm . Thời Bác c̣n trẻ , có xảy ra như vậy ko ạ ? ...hí hí



Một vài biểu ngữ chuẩn nhưng cần chỉnh ...h́ h́

Đúng ra là :
Không xao nhăng , ngược đăi , bạo lực , xâm hại trẻ em




Ngày khí tượng thế giới -23/3 khí hậu cho bạn Climate for you




Các đồng chí ơi , BÁNH CHƯNG , BÁNH GIẦY nha ( băng rôn bị gỡ xuống trong ngày giỗ tổ Hùng Vương đấy ạ)




Phim ǵ đây ???




Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam, 60 băng rôn với câu ca dao sai chính tả

đúng ra là : bắc cầu ...











 

 hoami09
 member

 REF: 648369
 01/14/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


siu tầm , vui vui tí ...




"Chú nùn cafe"... Bó tay quá!
 

Biển cửa hàng bán cháo nè, ai muốn ăn "cháo chai" không nào?
 

Đến tấm biển như thế này cũng bị viết sai chính tả. Phải là "lấy ráy tai" cơ.


Ngay cả trên báo cũng có sự nhầm lẫn nghiêm trọng: "Nóng ṇng chờ hỗ trợ".
 



"Thư giăn" chứ không phải "thư dăn" và "thư răn".

 
Viết sai chính tả tận 2 chỗ.
 

Ở đoạn giữa quốc lộ nối thông với cửa khẩu biên giới Mộc Bài có một biển báo viết sai chính tả. Chữ “Trảng” đă bị viết sai thành “Trăng”.


Phải là "bán hàng rong" cơ.


Từ "xin" đă bị biến thành... "sin".


Đến cả từ "trứng" cũng bị biến thành... "chứng".


"Đi nối này" là đi đâu đây...


"Sữa đậu lành" là loại sữa ǵ thế không biết...


Phải là: "Chất lượng tạo nên sức mạnh" mới đúng nhé!


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network