taolao
member
ID 85933
07/14/2019
|
Mua vợ Việt Nam
Mấy hôm nay, tôi lục t́m các khái niệm khác nhau về “buôn người”. Có một số định nghĩa nhưng chung quy đó là hành vi tác động bằng nhiều cách nhằm đưa người từ nơi này tới nơi kia để kiếm lợi nhuận. Buôn bán người là một trong những loại tội phạm xuyên quốc gia ít được biết đến nhất, tiềm ẩn lan rộng và đem lại lợi nhuận cao.
Việc cô dâu Việt bị người chồng Hàn ở tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc hành hạ khiến nhiều người phẫn nộ. Những lời xin lỗi long trọng và lời hứa "xử lư nghiêm" sau đó dường như chỉ là một biện pháp truyền thông làm lắng vấn đề. Thực trạng bạo lực trong hôn nhân Việt-Hàn không phải là hiện tượng đơn lẻ của một anh chồng trót bị lộ.
Giải quyết vấn đề không nằm ở việc xử lư nghiêm hay không nghiêm một ông chồng đánh vợ. Các cuộc hôn nhân đó rất dễ xuất hiện bạo hành. Rất nhiều trong số chúng h́nh thành nhờ cơ chế bán- mua, thiếu vắng t́nh yêu và ngay từ đầu đă có sự bất b́nh đẳng nghiêm trọng bởi t́nh cảm con người đă bị thương mại hóa.
Sự thương mại hóa ấy được tạo ra bởi động cơ của cả hai phía cung và cầu. Để cải thiện thực trạng suy giảm dân số do đàn ông Hàn Quốc không lấy được vợ, chính phủ nước này đă có nhiều chính sách với nam giới. Hàng chục địa phương tại Hàn Quốc trang trải chi phí cho đàn ông làm lễ cưới, mua vé máy bay, thuê chỗ ở và chi trả phí môi giới khi ra nước ngoài t́m vợ. Tỉnh Nam Gyeongsang trợ cấp cho đàn ông độc thân khoảng 10 triệu Won nếu lấy được vợ nước ngoài với mục đích "thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh".
C̣n tại Việt Nam, môi giới hôn nhân dù bị coi là bất hợp pháp nhưng ḍng cô dâu xuất ngoại vẫn liên tục chảy hàng chục năm qua. Trong khi đó, cơ quan chức năng chưa bao giờ trả lời được, có bao nhiêu cuộc hôn nhân trong số này đă qua môi giới.
Hai năm trước, trong một chuyến thực địa miền Tây, tôi gặp hàng chục cô gái đă lấy chồng Hàn. Họ đang về thăm nhà hoặc đă tháo chạy khỏi quê chồng. Trong đó có cả Trần Thanh Lan, cô gái có khuôn mặt rất hiền về với mẹ trong h́nh hài nắm tro tàn chỉ sau 26 ngày làm dâu ở Hàn Quốc. Trong cuốn nhật kư người mẹ đưa cho tôi, cô gái viết về những trận đ̣n và những cơn hoảng sợ nơi đất khách, trước khi nhảy từ tầng 17 căn hộ nhà chồng xuống đất.
Tôi cũng đă gặp hàng trăm cô gái đang học tiếng Hàn cấp tốc tại thành phố Cần Thơ để tiếp tục theo ḍng chảy di cư đặc biệt này. Lư do phổ biến đẩy họ lên cùng một con thuyền "lấy chồng Hàn" là "người quen giới thiệu".
"Người quen" đó, có cô gọi là bà mai, có cô cho biết đó là người quen của người quen trên thành phố, người quen của bà con của hàng xóm... nhưng đó chính là những người đến gặp các cô, xem mặt mũi vóc dáng, hỏi thông tin về tuổi tác, gia cảnh và thuyết phục các cô đi xem mặt các ông chồng Hàn lớn tuổi. Viễn cảnh "người quen" vẽ ra với các cô gái trẻ và cha mẹ họ đều giống nhau.
"Bà mai nói chồng Hàn lương cao lắm, mỗi tháng 50 đến 100 triệu đồng. Họ sẽ đưa ḿnh giữ. Nhà giàu lắm, cha mẹ chồng cưng chiều, thích thứ ǵ họ đều mua cho hết á, khi nào muốn về Việt Nam thăm cha mẹ họ cho ḿnh về" – Bích kể. Cô mới đào thoát khỏi nhà người chồng tên Li – một công nhân xưởng sản xuất kim chi - trong một đêm tuyết rơi. Cô c̣n không nhớ tên vùng nông thôn đó. Bích bị trầm cảm suốt thời gian dài v́ sợ những lần chồng bóp cổ đến ngất đi trong pḥng ngủ và bạo hành t́nh dục.
Hàng chục cô gái cùng kể rằng ngay sau đám cưới, họ không thể gọi điện cho bà mai. "Mười mấy tuổi, lần đầu lên Sài G̣n, tụi em đâu biết ǵ. Phụ nữ Việt Nam rẻ quá, lấy chồng hên xui c̣n hơn mua vé số chị ơi".
Dù không muốn, nhưng tôi không thể chống lại suy nghĩ suốt nhiều tháng, rằng những người quen, những bà mai lẩn khuất ở khắp làng quê Việt Nam, lùng sục các cô gái chưa đầy 20 để dụ dỗ và giới thiệu họ lấy chồng Hàn, rất gần với những manh mối mang dáng dấp nạn buôn người.
Bích kể, ở Hàn Quốc, đâu đâu cũng thấy quảng cáo của các công ty môi giới hôn nhân với các thông điệp: phí cho một cuộc hôn nhân thành công chỉ 10 triệu won (gần 10 ngàn USD, số tiền này hầu hết do chính quyền chi trả); "đảm bảo chắc chắn sẽ t́m được người vợ châu Á hoàn hảo", "c̣n trinh và không bỏ trốn". Báo Hàn Quốc đăng tin, hiện có khoảng 1.250 công ty môi giới hôn nhân dàn xếp hàng ngh́n đám cưới mỗi năm giữa nam giới Hàn và phụ nữ ngoại quốc. Cô dâu Việt Nam chiếm 73% trong số những cuộc hôn nhân có yếu tố ngoại. Chú rể Hàn trung b́nh hơn vợ 18 tuổi, họ chỉ mất trung b́nh 3,9 ngày để biết mặt và thành phu thê.
Một bên th́ khuyến khích đàn ông t́m vợ ngoại bằng tiền, nói thẳng ra là đi mua. Một bên th́ không kiểm soát những hoạt động tinh vi len lỏi khắp làng quê của "c̣ hôn nhân", t́m hàng hóa để bán.
Tôi gặp Nguyễn Mai H, cô gái Kiên Giang 19 tuổi khoe "mới có chồng" là anh Kim Jung Si, 42 tuổi nhờ "người quen" giới thiệu. Cô đang học lớp tiếng Hàn cấp tốc trong một tháng. "Em sẽ ở với chồng ở tỉnh Nanching" - "Em biết tỉnh đó ở đâu không?" - "Em không. Em chỉ biết chồng làm nghề nhân viên kiểm hàng cho công ty, kinh doanh ǵ em không rơ".
Cô gái có khuôn mặt xinh đẹp, tóc dài nhuộm vàng theo phong cách Hàn đưa những móng tay đính đá lấp lánh vuốt màn h́nh điện thoại khoe ảnh cưới. Người đàn ông mắt một mí, nếp nhăn đă ŕnh rập trên đuôi mắt, mặc sơ mi cộc tay đứng cạnh cô dâu trẻ trong chiếc váy hồng. Họ không chạm vào người nhau. Tay cô cầm bó hoa cưới bằng vải. Tay chú rể đút túi quần. Chồng cô đă Việt Nam hai lần, kể cả lần cưới.
"Ở tỉnh đó họ thích con gái Việt Nam lắm á chị. Người quen đó nói chị lấy chồng Hàn ban đầu cứ sống đại mà sướng lắm nên mới giới thiệu cho em", cô cười khấp khởi.
Lành mạnh hóa hôn nhân quốc tế Hàn - Việt trước hết phải bằng việc đảm bảo phụ nữ thôi là một món hàng mang lại lợi nhuận cho những người trung gian. Trong khi chờ Hàn Quốc điều chỉnh chính sách đối với cô dâu ngoại, chính chúng ta phải bảo vệ công dân của ḿnh bằng cách chấm dứt những cuộc hôn nhân thần tốc.
Tôi hy vọng không c̣n bà mẹ nào phải nhắc đi nhắc lại như bà Kim Anh, mẹ Lan: "Con ḿnh chết rồi, đâu có làm ǵ được nữa đâu, phải chi nó không đi th́ ở nhà có mẹ có con, khổ chừng nào cũng được".
Hồng Phúc
st
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|