Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Ngoại ngữ >> Người Việt học và nói tiếng Anh

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 Ông Trẻ
 guest

 ID 6670
 07/19/2005



Người Việt học và nói tiếng Anh
  Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Mỗi dân tộc học và nói tiếng Anh một khác. Ở đây, tôi không nói đến ngôn ngữ học, hay nói chuyện học tập tiếng Anh, nhưng, nên chỉ đưa ra vài nhận xét may ra giúp được các bạn nói được tiếng Anh chuẩn xác hơn.
Ở đây, tôi chỉ xin đề cập đến một điểm thật quan trọng cuả tiếng Việt là có 5 âm sắc qua các dấu sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng, và một âm không có dấu. Khi nói tiếng mẹ đẻ, ḿnh phải thường xuyên dùng các âm sắc khác nhau này, nên khi chuyển sang nói tiếng Anh, hầu hết người Việt có khuynh hướng ... bỏ dấu tiếng Anh luôn, gọi là nói ngọng (to speak English with a heavy Vietnamese accent)! Tật nói ngọng này không chưà cả những người Việt đă sinh sống cả mấy chục năm trên đất Mỹ (trừ thế hệ 2 di dân), kể cả các “xướng ngôn viên” người Việt làm cho các đài phát thanh nước ngoài, như đài VOA cuả Mỹ, BBC cuả Anh...
Tôi là người Việt lại sống nhiều ở cả Bắc lẫn Nam, nên cũng nhận xét người miền Nam nói tiếng Anh ít ... ngọng hơn người miền Bắc, v́ người miền Bắc phát âm tiếng Việt mà phân biệt thật kỹ các âm sắc hơn người miền Nam.
Trong giới âm nhạc, tôi ít thấy các ca sĩ VN hát tiếng Anh hay Pháp mà không ngọng, nhưng lại có 2 cô (một Mỹ, một Canada) hát tiếng Việt không ngọng một chút nào cả, mà lại hát dân ca và vọng cổ!
Xin mời các bạn nào có say mê học tiếng Anh hăy đóng góp ư kiến, hoặc tŕnh bày các thắc mắc, nếu có, để chúng ta cùng bàn.
Thân ái,



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 guest
 guest

 REF: 52526
 07/19/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trên thế giới này có nhiều quốc gia nói tiếng Anh như Anh Quốc, Mỹ Quốc, Gia Nă đại, Úc Châu ...nhưng mỗi giọng nói (pronunciation)của từng nước có khác nhau về âm tiết (accent)có người ví như thế này. Người Anh nói tiếng Anh giống như người miền bắc VN nói tiếng Việt. Người Mỹ nói tiếng Anh giống như người miền Nam VN nói tiếng Việt. C̣n người Úc nói tiếng Anh giống như người miền Trung VN nói tiếng Việt.
V́ Tôi học tiếng Anh theo kiểu của người Úc (oz)nên xin giới thiệu cùng các Bạn về tiếng Anh của đất nước xa xôi (Downunder) với logo tiêu biểu là con Chuột Túi (Kangaroo).
Sau đây xin trích đăng dưới đây về nguồn gốc tiếng Anh ở Úc để các bạn tham khảo. V́ chúng ta bàn về tiếng Anh nên Tôi xin giữ nguyên văn để các bạn đọc vừa hấp dẫn vừa hiểu sát nghĩa hơn
"The origins of Australian words
Australian English incorporates many uniquely Australian terms, such as outback to refer to remote, sparsely-populated areas, and bush to refer to native forested areas, but also to country areas in general. One theory is that many such words or usages originated with British convicts transported to the penal colonies of Australia between 1788 and 1868. Convicts not only came from Ireland, but also from English cities, such as Cockneys, and many words widely used by country Australians are or were also used in London and/or south east England, with minor variations in meaning. For example: creek (in Australia, a stream whereas in England it is a small watercourse flowing into the sea); paddock (in Australia any field, in England a small enclosure for livestock); bush (in England this usage survives as a proper name, for example Shepherd's Bush) and; scrub (lightly wooded area, in England, this survives as a proper name, for example Wormwood Scrubs).

The origins of other terms are not as clear, or are disputed. Fair dinkum can mean "are you telling me the truth?", "this is the truth!", or even "ridiculous!" depending on context. Dinkum is often claimed to date back to the gold rushes of the 1850s, and that it is derived from the Cantonese (or Hokkien) for "real gold". More recently, dinkum is said to derive from English regional slang for "hard work" or "fair work".[1] G'day is well known as a stereotypical Australian greeting ("G'day" is not quite synonymous with "good day", and is never used as an expression for "farewell").

Some elements of Aboriginal languages have been incorporated into Australian English, mainly as names for places, flora and fauna (for example Dingo, kangaroo). Beyond that, very few terms have been adopted into the wider language. A notable exception is Cooee (a musical call which travels long distances in the bush and is used to say 'is there anyone there?'), which can also be used as a term for an audible range of distance ("If he's within cooee of here we'll spot him").

Though often thought of as an Aboriginal word, Didgeridoo/Didjeridu (a well known wooden musical instrument) is usually considered to be an onomatopaoeic word of Western invention. It has also been suggested that it may have an Irish derivation."

Và sau đây là từ vựng theo từng khu vực khác nhau trên nước Úc, giống như tiếng địa phương ở VN ḿnh vậy, mỗi miền sửng dụng mỗi khác nhau, mời các bạn cùng tham khảo.

"Regional vocabulary
There, however, is a significant variation in Australian English vocabulary between different regions. For example, Queenslanders say "port" (short for "portmanteau") while people in the other states say "school bag", "backpack" and/or "knapsack". In the past variation was so strong that the residents of the NSW town of Maitland would use the term "port" where Newcastle, some 20 kilometres away, would prefer the latter term.

"Football" refers to the most popular code of football in the various States, or regions within them. Victorians start a game of Australian rules football with a "ball up", Western Australians with a "bounce down"; New South Welsh people and Queenslanders start a game of Rugby League with a "kick off".

The variety of names given by Australians to a bland, processed pork sausage – known in other countries as pork luncheon meat or baloney – is so great, that these words are used by linguists to ascertain not only which Australian state or territory a person is from, but also regional origin within states in some cases. For example, in South Australia this product is known as fritz, in Victoria it is stras (short for "Strasbourg"), in New South Wales it is devon, in Western Australia polony, in Queensland windsor and in Tasmania, belgium, and so on.

Other regional mannerisms are alleged: for example, it is often said that people from North Queensland end sentences with the interrogative "eh?", although this can also be found in other parts of the English-speaking world, and is common in Canadian English.

The steadily increasing centralisation of film, TV and radio production, however, is rapidly blurring such distinctions."

Xin chúc các Bạn vui và hẹn gặp lại trong tiết mục này kỳ tới.
Thân ái!
Tâm Hồn Trẻ


 

 THT
 guest

 REF: 52528
 07/19/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin đính chính về giọng nói (pronounce chứ không phải pronunciation) và âm tiết (phonetic chứ không phải là accent). Xin cáo lỗi.
Tâm Hồn Trẻ


 

 OT
 guest

 REF: 52580
 07/20/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi không hiểu tại sao và điều mà THT muốn đính chính, v́ :
- to pronounce (động từ) = phát âm
- pronunciation (danh từ) = cách phát âm, cách đọc chữ ra thành tiếng, giọng đọc.
- phonetic = ngữ âm
- accent = giọng nói (thí dụ người Pháp thường nói tiếng Anh theo giọng Pháp, người Việt thường nói tiếng Anh theo giọng Việt; = to speak English with a French accent, or with a Vietnamese accent)
Thí dụ: Ông George Bush, có người đọc là Gioóc Bút (dấu sắc), có người đọc là Gioọc Bút (1 dấu nặng, 1 dấu sắc); nhưng không ai đọc là ông Bụt (dấu nặng)!


 

 Ông Trẻ
 guest

 REF: 52581
 07/20/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trở lại vấn đề ai trên thế giới nói tiếng Anh, như nội dung bài đăng cuả THT nói về tiếng Anh cuả dân Úc, chúng ta có những số liệu rất thú vị về tiếng Anh:
Theo môt công tŕnh nghiên cứu cuả “British Council” (Hội Đồng Anh Quốc), tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức hay bán chính thức cuả ít nhất là 75 quốc gia trên thế giới, với số người sử dụng là 2 tỷ người. C̣n tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ cuả khoảng 400 triệu người ở Anh, Mỹ, Canada, Úc…, và ngôn ngữ thứ hai cuả khoảng 400 triệu người khác. Người ta tiên liệu số người nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sẽ qua mặt số người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Riêng số người coi tiếng Anh hoàn toàn là một ngoại ngữ là vào khoảng 800 triệu người.
Hai cường quốc lớn hiện nay tại châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, th́ tương lai lên hàng đầu là Ấn Độ, nơi có tŕnh độ công nghệ thông tin vượt trội, nhờ dân Ấn giỏi tiếng Anh hơn dân Tầu!
Một lần nưă, xin cảm ơn THT đă nói thêm về các nước khác có tiếng Anh là ngôn ngữ chính, và cảm ơn các bạn đă đọc.
Thân ái,


 

 OT
 guest

 REF: 52582
 07/20/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nhân dịp này, tôi cũng xin phép được giới thiệu với các bạn có liên quan đến việc học và dạy tiếng Anh, một cuốn sách do "British Council" phổ biến và đăng tải trên internet, dưới dạng pdf, nhan đề "The Future of English? -- A Guide to Forecasting the Popularity of the English Language in the 21st century" (Tương lai cuả tiếng Anh? -Sách hướng dẫn dự báo đà phổ quát cuả tiếng Anh trong thế kỷ 21), dày 66 trang. Mời các bạn vào:
http://www.britishcouncil.org/english/pdf/future.pdf


 

 THT
 guest

 REF: 52584
 07/20/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Theo như OT nói người VN ḿnh nói tiếng Anh giọng nói bị ngọng (a heavy vietnamese accent)là do trong tiếng Việt của chúng ta có dấu (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngă và không dấu). Nhưng Tôi phát hiện thêm điều này tiếng Việt của ḿnh đa số chỉ có một vần (syllable) và mỗi vần đều có ngữ âm (phonetic)và dấu nhấn (emphasis) (tùy theo dấu trong tiếng việt). Trong tiếng Việt ta nói từng chữ rỏ ràng và không có luyến âm từ chữ trước sang chữ sau. Trong câu nói ta nghe âm thanh trầm bổng.
Nhưng khi sang qua nói tiếng Anh th́ gặp khó ở chổ là tiếng Anh có qúa nhiều từ có hai vần, hay ba vần. Khi phát âm th́ dấu nhấn lại rơi vào một trong các vần của từ đó, trong một vần trước hoặc sau. Nếu dấu nhấn rơi sai vần, đôi lúc có nghĩa khác và đôi lúc làm cho người nghe không hiểu ḿnh muốn nói ǵ?.
Một từ khi phát âm chỉ phát âm một lần không đứt quảng. Người Việt thế hệ thứ nhất th́ hay rơi vào trường hợp phát âm sai dấu nhấn và khi phát âm những từ nhiều vần hay bị đứt đoạn và do dó, gọi là giọng nói ngọng.
Thí dụ:
+ Chữ stress chỉ có một vần do đó dấu nhấn là stréss
+ Chữ present (món quà)đọc hai vần và dấu nhấn rơi vào vần đầu présent, nếu present (tŕnh bày)th́ dấu nhấn rơi vào vần thứ hai presént.
+ Chữ understand (hiểu,biết)đọc ba vần và dấu nhấn rơi vào vần thứ nhất únderstand
+ Chữ tomorrow (ngày mai) đọc ba vần và dấu nhấn rơi vào vần thứ nh́ tomórrow
Mong các Bạn đóng góp thêm để chúng ta cùng tham khảo.
Thân mến!
Tâm Hồn Trẻ


 

 OT
 guest

 REF: 52586
 07/20/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi xin phép tóm tắt ư cuả THT :
Tiếng Việt là độc vận (monosyllabic), trong khi tiếng Anh là đa vận (polysyllabic), nên người Việt cứ có thói quen không đọc dấu nhấn, hoặc nhấn không đúng vần.
Bây giờ xin nói thêm:
- Một số phụ âm (consonant) tiếng Anh đọc giống như cuả tiếng Việt, nhưng không phải tất cả. Thí dụ các phụ âm b,d,g. m, n, ... th́ giống VN, nhưng c,h,k,t... th́ khác hẳn.
- Hầu hết các nguyên âm (vowel) Việt đều khác hẳn với Anh, nhất là những nhị trùng âm (diphthong) như trong chữ "boil", "time", "fowl"; và những tam trùng âm (triphthong) như trong "sour"
- Một khuyết điểm nổi bật nhất là người Việt không chịu đọc những phụ âm cuối từ (ending consonant), nhất là khi có nhiều hơn một phụ âm (Thí dụ nói tổng thống Bút, thủ đô Cabun (Kabul),...). Về điểm này, người Việt đọc các từ lime, line, light, live, life, không phân biệt ǵ cả; cũng như down, fowl, loud, mouse, crowd, chỉ đọc theo âm "ao". (Thậm chí ông MC cuả "Paris by Night" cũng đọc là "Pa-Ri Bai Nai"! Có người đọc Live Show là "Lai Sô! Bao nhiêu người Việt ở Mỹ nói "Cái nhà này tôi "đao" (down) hết 20,000 đô?! Thằng chă vưà bị "lê ốp" rồi! Ngày nào cổ cũng làm "ô vờ thai" (overtime)!)
Tôi không dám chê ai, nhưng chỉ nêu ra một số khuyết điểm chính để lưu ư các bạn đang học tiếng Anh, và quan tâm đến việc đọc nói tiếng Anh cho chuẩn.
Trong thời gian tôi làm thông dịch cho các hội nghị quốc tế, tôi cũng học được nhiều khuyết điểm khác nhau cuả những dân tộc khác nhau như Pháp, Đức, Nhật, Tầu, Nga, Đại Hàn, Phi luật Tân, v.v...
Khi có dịp, tôi sẽ xin trở lại vấn đề này sau.
Thân ái,



 

 Ông Trẻ
 guest

 REF: 52612
 07/21/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Khi bàn về cách phát âm một thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Việt, tuy hầu hết chúng ta không phải là những nhà ngữ học, nhưng dù vậy, chúng ta vẫn có thể hiểu và kiểm chứng được điều căn bản là … việc phát âm ra tiếng bắt đầu từ cái miệng, cái miệng cuả ta, chứ không phải cuả ai hết!
Mà miệng th́ có hai cái môi, hai hàm răng, hai cái lợi răng, cái lưỡi, trên cái lưỡi th́ có cái ṿm miệng, và sau cùng, miệng th́ thông hơi lên mũi.
Bây giờ, tôi xin mời các bạn hăy kiểm chứng cách phát âm những nguyên âm tiếng Việt nhé, để xem những bộ phận cuả cái miệng nó sẽ như thế nào.
Khi phát âm O, th́ đôi môi mở rộng và tṛn vo, nhưng Ô th́ đôi môi khép lại một chút và nhô ra phiá trước, Ơ th́ đôi môi lại mở rộng và banh ra hai bên mép, c̣n U th́ đôi môi chum lại, như thể ta “chu” cái mỏ ra! Các bạn có thể kiểm chứng các âm khác như A, Ư… và tự quan sát h́nh dáng cuả đôi môi như thế nào.
Tiếp theo, xin mời các bạn làm việc với phụ âm. Các bạn sẽ thấy âm M khi nói th́ phải ngậm miệng lại, N phải lấy lưỡi đè vào lợi trên, L cũng để lưỡi đè vào lợi trên rồi bật xuống liền, P th́ phải mím môi lại cho hơi bật mạnh ra th́nh ĺnh, S hay X th́ phải cho gió rít qua hai hàm răng, NG hay NH th́ phải đưa âm qua mũi...
Một vài tṛ vui vui có liên quan đến việc phát âm là :
- Đố các cụ già đă móm hết răng nói được câu : Xă Xệ sáng sớm sang song xơi sáu xu xôi xốt xồn xột.
- Đố ai bịt mũi mà nói được chữ cái Đ̀NH.
- Đố ai mở miệng mà gọi được EM.
Chúc các bạn tận dụng các cơ bắp miệng để phát âm thật chuẩn, kể cả khi nói tiếng Việt, huống chi nói ngoại ngữ.
Thân ái


 

 Ông Trẻ
 guest

 REF: 52614
 07/21/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Để giúp các bạn hiểu rơ hơn về việc vận dụng tốt các cơ bắp và bộ phận cuả cái miệng trong việc phát âm tốt, tôi xin đề nghị các bạn hăy để một tấm gương trước mặt để tự quan sát miệng cuả ḿnh trong khi phát âm các mẫu tự (tức là những chữ cái, letters of the alphabet, cuả tiếng Việt)
như a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, v.v...
Khi luyện phát âm tiếng Anh, nếu bạn cũng nói trước gương, cộng thêm một thày cô, hay một người có giọng chuẩn, để quan sát, các bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều lạ, và tiến bộ rất nhiều trong cung cách phát âm.
Mong được nghe các bạn phản hồi kết quả.
Thân ái,


 

 Ông Trẻ
 guest

 REF: 52617
 07/21/2005

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trong đời tôi có một kỷ niệm khó quên khi nói về cách phát âm tiếng Anh, và những cử động cuả môi trong phát âm.
Đó là vào những năm chiến tranh mănh liệt tại miền Nam. Một phi công Việt Nam đào tạo tại Mỹ, bị rớt máy bay, phỏng nặng, và đang điều trị tại một quân y viện Mỹ tại Saigon, mà hy vọng sống sót th́ không c̣n. Bố cuả ông phi công được mời từ Huế đến để gặp con lần cuối. Bố ông trao đổi những lời cuối cùng, ông phi công hiểu, nhưng không thể phát âm được nưă, mà chỉ mấp máy hai môi...Thế là một bác sĩ Mỹ đă được mời tới để trao đổi với ông phi công, v́ các bác sĩ đă được đào tạo để truyền thông với bệnh nhân khi họ không c̣n nói ra tiếng được nưă.
Thế là cuộc đàm thoại cuối cùng đă diễn ra như sau:
Ông bố nói tiếng Việt với người con, tôi phiên dịch sang tiếng Anh để bác sĩ Mỹ hiểu. Ông phi công nói tiếng Anh bằng cách mấp máy môi với bác sĩ Mỹ. Bác sĩ Mỹ nói thành lời, để tôi phiên dịch lại sang tiếng Việt cho ông bố.
Dĩ nhiên, tất cả chỉ là những lời trối trăng vô cùng cảm động!
Thân ái,


 

 hanboulevard
 member

 REF: 55950
 09/24/2005

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Rất hay. Tôi muốn biết thêm nhiều điều nữa v́ tiếng Anh của tôi wá dở :)

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network