phamdagiang
member
ID 71738
03/30/2012
|
TÍNH XẤU HỔ! TÍNH E THẸN! TÍNH MẮC CỠ !
TÍNH XẤU HỔ TÍNH E THẸN! TÍNH MẮC CỠ!
((o_o))
Người ta thường đem 3 cụm từ nhập làm một, đó là: Tính xấu hổ + tính e thẹn + tính mắc cỡ là đồng nghĩa với nhau. Kỳ thật khác nhau v́ tính chất của mỗi từ, chẳng hạn:
*Xấu hổ là kẻ ăn nói điêu ngoa, gian dối, đểu cáng, làm sai lầm mà không nhận lỗi. Bản mặt vẫn trơ như thớt! V́ hắn không hề biết xấu hổ là ǵ…
*E thẹn là cảm thấy bối rối khi tiếp xúc với số đông người, hay người khác phái, cùng trang lứa, nhất là khi nói về chuyện yêu đương…
*Mắc cỡ là tính tự ti mặc cảm. Tự ti đối lập với tự tin.
Phân biệt từng cụm từ như vậy, mới rơ ràng, mạch lạc và ư nghĩa mới rạch ṛi không bị lầm lẫn đáng tiếc. Ví dụ cụ thể như sau:
1-Nói đến xấu hổ là nói đến những kẻ bất nhân bất nghĩa, có tính ích kỷ tham lam, chỉ biết tom góp cho riêng ḿnh, phe nhóm ḿnh. Bất kể phải bóc lột, chấn áp, cưỡng chế người cô thế dưới quyền của ḿnh. Ví dụ chính quyền Tiên Lăng đem công an, quân đội, xe ủi đất và cả chó trận đến cưỡng chế và san bằng căn nhà của anh Đoàn Văn Vươn! Thế rồi: “Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Pḥng là ông Đỗ Trung Thoại, trong cuộc họp báo tại Hà Nội nói là “việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất b́nh và bức xúc nên làm vậy” (Theo bản tin của đài RFA ngày 20-1-2012) . –Họ nói ngược ngạo như thế mà không biết xấu hổ! Trong lúc h́nh ảnh báo, đài đă đưa tin đầy đủ chi tiết để trong và ngoài nước biết cả rồi mà họ vẫn trơ trẽn nói điêu ngoa như vậy được sao? Quả thật họ không c̣n biết xầu hổ là ǵ nữa. Thành ngữ dân gian có câu “Người dại để lồn – Người khôn xấu hổ” (Nghĩa là: Người dại dù có cởi hết quần áo; để trần truồng ra, mà y cũng không biết xấu hổ là ǵ. Trong lúc người khôn, chỉ thoáng trông thấy người dại để tô hô ra, cũng đă cảm thấy xấu hổ thay cho người dại rồi). Quả thật, Phó chủ tịch Hải Pḥng đă “dại” để trơ cái mặt ra mà không biết xấu hổ! Khiến thiên hạ phải xấu hổ thay cho hắn ta. Tức là người xấu hổ là những người chứng kiến chứ không phải là người cởi trần truồng, th́ chẳng biết xấu hổ là ǵ cả.
2-Nói đến tính e thẹn, là nói đến nét đẹp e ấp “duyên dáng” của người phụ nữ trẻ tuổi mà phải đứng trước đám đông, hay lúc có người đến xem mặt! Như nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đă tả:
“Mỗi lúc gặp người ta
Thẹn thùng em không nói
Nam Mô A Di Đà!”…
3-Mắc cỡ là tính tự ti! Tự đánh giá ḿnh, có mặc cảm thấy ḿnh thua kém người khác và thiếu tự tin. Nên ngượng ngùng; đỏ mặt khi phải tiếp xúc… Các triệu chứng xuất hiện kèm theo là nhịp tim đập loạn xạ, ḷng bàn tay đổ mồ hôi, từ ngữ đự định nói biến mất, ư tưởng hỗn loạn và muốn chạy trốn khỏi hiện trường. –Nhớ lại năm 1957 tôi học khoá “Dẫn Đạo Chỉ Huy” ở trại Bùi Như Luông, thuộc Trung tâm huấn luyện Qung Trung (lúc bấy giờ tướng Trần Tử Oai làm giám đốc). Chương tŕnh huấn luyện có rất nhiều mục, trong đó có mục học tập cách “Thuyết tŕnh” trước đám đông cử toạ, mà trong đám quan khách đó, đa số là những vị cao cấp đang ngồi dự thính. –Huấn luyện viên nói: “Hăy tự đáng giá ḿnh một cách khách quan, để triệt tiêu tính tự ti mặc cảm và phát huy mặt mạnh của ḿnh. Tự ti đưa ta đến thất bại trong giao tiếp về tất cả các mối quan hệ. Để thoát được t́nh trạng này th́ phải thực tập làm sao ta có thể tiêu diệt tính tự ti, khi tị ti đă bị triệt tiêu, th́ tự nhiên tính tự tin không cần t́m kiếm nó, mà nó cũng ló dạng! Khi tự tin ló, tức là chúng ta đă thành công trong bài học này”. –Thế là chúng tôi được phân chia lớp học ra làm 12 nhóm nhỏ, Rồi mỗi học viên thay nhau đứng lên phát biểu, là thực tập tính bạo dạn trước đám đông. Sau một số lần tập như vậy, ta sẽ thấy ḿnh ngày một b́nh tĩnh, vững vàng chủ động hơn. Hết lo sợ, để không c̣n tính tự ti nữa và sẽ xuất hiện tính tự tin hơn và chủ động đưa ta đến thành công trong giao tiếp hơn./.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 629504
03/30/2012
|
Tôi không phải là nhà tâm lư học, xă hội học, hay đạo đức học..., nên chỉ có thể góp ư rất chung chung với bác phamdagiang về "xấu hổ", "e thẹn", "mắc cở", mà theo tôi th́ cũng khó gọi nó là tính nết, tính cách cuẳ một con người.
Tôi có khuynh hướng gọi nó là "hành vi", hay cách "hành xử" cuả con người ta dưới sức ép cuả xă hội chăng, cuả một thời chăng?
Ví dụ ở một thời xa xưa nào đó, khi mà "đạo lư" c̣n được coi trọng hơn vật chất (như thời "cái nết đánh chết cái đẹp", hay "giấy rách giữ lấy lề", hoặc "thật thà là cha quỷ quái", v.v...), th́ người ta dễ "cảm thấy xấu hổ, e thẹn, mắc cở", nói chung là giữ được liêm sỉ mà sống.
Khi coi "xấu hổ" là một hành vi, thái độ, cảm nghĩ, ..., th́ tất nhiên sẽ mang tính chủ quan cuả một cá nhân nào đó, chứ chưa hẳn là cuả tất cả mọi ngươi!
T́nh cờ, hôm nay, tôi đọc được một câu hỏi cuả một "cư dân mạng" viết thế này: "Ta phải làm ǵ khi nhặt được tiền ở một nơi công cộng, ví dụ như ở dưới đất, trong siêu thị, công viên, nhà ga, v.v...?"
Và tôi thấy thật ngạc nhiên, v́ có quá nhiều câu trả lời, mỗi người theo chủ quan cuả ḿnh, xin viết lại như sau, để bác pdg và bà con suy nghĩ, v́ đă gọi là "chủ quan" th́ quả thực là khó phán đoán đúng sai:
"Đó không phải là tiền cuả ḿnh, mà bỏ túi ḿnh, th́ có khác chi ăn cắp!"
"Ḿnh không nhặt th́ cũng có người khác nhặt!"
"Tôi thỉnh thoảng cũng nhặt được, nhưng không biết phải ... trả lại cho ai!"
"Nếu đứng ở giưă đường mà rao to : "Ai mất cái này?" th́ có ... cả đống người giơ tay đ̣i!"
"Nếu đi nộp cho cảnh sát, nó sẽ bắt làm tờ khai, điều tra lung tung, chưa kể nó có thể hỏi: "Nhặt được có bấy nhiêu thôi sao?"... Mà nếu không "bị" làm tờ khai, có ǵ ... bảo đảm là viên cảnh sát đó không ... bỏ tiền vào túi cuả anh ta cho xong chuyện?!!!
"Đem bố thí số tiền đó đi! cũng chưa chắc t́m ngay được người đáng được bố thí, chi bằng ... quên đi cho được việc!"
C̣n rất nhiều góp ư, trả lời, làm sao ghi ra cho hết!...
Bà con nghĩ sao?
Thân ái,
|
|
phamdagiang
member
REF: 629539
03/31/2012
|
Cám ơn bác "ototot", bác đă góp ư làm cho bài viết thêm phần giá trị, nhất là những cụm từ "hành vi" và "hàn xử"! Và bác c̣n nếu lên: "Ta phải làm ǵ khi nhặt được tiền ở một nơi công cộng,". Để mọi người suy nghị...
Cám ơn bác ototot thêm một lần nữa nhá!
pdg
|
|
ruacon1987
member
REF: 629601
04/02/2012
|
Nhặt của rơi là chuyện xưa rồi diễm.bây giờ con người có xu hướng nghĩ làm sao để tiền người khác tự rơi vào túi mình ,nhưng vẫn không mang tiếng nhặt của rơi.cũng như 2 từ "cho" và "bố thí" tuy khác âm điệu nhưng cùng 1 ý nghĩa vậy mà!
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|