Một cuốn phim tài liệu tường thuật về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận và tác phẩm ĐƯỜNG HY VỌNG mà Ngài đă viết và sống trong thời gian bị tù đày cũng như trong suốt cuộc đời Ngài.
Đặc biệt trong đó có nhắc đến mối thâm t́nh rất cảm động giữa Ngài và cậu ruột của Ngài là Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
Cha Gioan Lee là Linh Mục Ḍng Salesian, Don Bosco. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa nhưng cha đă bỏ tất cả công danh sự nghiệp sau lưng, và cha đă đáp lại tiếng gọi mănh liệt của Thiên Chúa để trở thành một Linh Mục truyền giáo trong Ḍng Salesian, Don Bosco. Ngay sau khi được truyền chức Linh Mục tại Ṭa Thánh Vatican, cha đă t́nh nguyện đến truyền giáo tại miền Nam Sudan thuộc Phi Châu. Cha đă từ bỏ tất cả công danh, sự nghiệp của người bác sĩ để trở thành Linh Mục. Và hơn thế nữa, cha c̣n muốn trở thành người Mục Tử Nhân Lành sống giữa đoàn chiên nghèo khổ để chăn dắt họ. V́ thế nên cha đă t́nh nguyện đến sống tại một xứ sở nghèo đói nhất thế giới, giữa những người đói khổ và bệnh tật trong làng Tonj thuộc miền Nam Sudan, Phi Châu trong suốt 8 năm trước khi cha qua đời vị căn bệnh ung thư ruột già.
Cuốn phim tài liệu: “Don’t Cry for Me, Sudan” năm 2010 ( “Đừng Khóc Thương Tôi, Sudan” ) đă chia sẻ về cuộc đời truyền giáo của Linh Mục Gioan Lee Tae Suk và là cuốn phim sẽ tham dự Đại Hội Điện ảnh lần thứ 61 tại Berlin, Đức, vào năm tới, 2013.
ladieubongg
member
REF: 642615
11/08/2012
thanhgiangg99
member
REF: 642617
11/08/2012
Chào chị Ladieubong ..
Cám ơn chị đă đăng tin .
tuatethy
member
REF: 642654
11/08/2012
Nh́n mặt Cha Gioan Lee, làm cho tâm hồn ḿnh thanh thảm
Tại sao chúa lại cất đi sơm một mục tử cả đời hiến thân cho ngài
Cảm ơn sis ladieubongg,
thanhgiangg99
member
REF: 642662
11/08/2012
Em cũng được học giáo lư ở trường ḍng Donbosco Việt Nam đó chị LDB& Ttthy..
Ḍng Salesian ở nước nào cũng có ḍng nam và nữ.Mấy anh hay giỡn là thích tu ở ḍng Đông Các Cô.
Nh́n h́nh cha Gioan Lee em mới nhận thấy là tất cả các cha thầy ở Donbosco đều có nét ǵ đó giống nhau ở khuôn mặt.
Tự nhiên lên đây mà t́nh cờ gặp được Donbosco em thấy vui lắm.
ladieubongg
member
REF: 642700
11/09/2012
Xin tổng chào. Cám ơn các bạn đă ghé thăm và chia sẻ những cảm nhận của ḿnh.
Thật vậy, mỗi khi được gặp gỡ hay nghe nói về những tâm hồn cao đẹp như Cha John Lee, như Mẹ Teresa of Calcutta....chúng ta lại cảm thấy được an ủi, khuyến khích và tự tin hơn phải không các bạn?
Mến chúc các bạn nhiều niềm vui và sức khỏe.
laoton
member
REF: 642705
11/09/2012
Lâu rồi không gặp O nhớ ghê
Tu thời hăy cố chuyên tu
Nhưng đừng như nước khơi mù quên trăng
ladieubongg
member
REF: 642715
11/09/2012
O cũng nhớ Lăo lắm (:
'Tu thời hăy cố chuyên tu
Nhưng đừng như nước khơi mù quên trăng'
Quên mần răng được lăo Hằng
Khi mô cũng thấy lăn tăn giữa ḍng
laoton
member
REF: 642719
11/09/2012
hihihihi
Giửa gịng trăng lặn trăng bơi
Thiết tha yêu lắm nước ơi thắm t́nh
O nhớ lắm là nhớ sao! nhiều hay ít hihii
muahe2011ger
member
REF: 642721
11/09/2012
Cám ơn LDB đă post video clip này nha.
Chúc gia đ́nh LDB vui vẻ và hạnh phúc
MH2011ger
ladieubongg
member
REF: 642724
11/09/2012
Tôn Lăo Hiệp Khách
L. giả vờ không hiểu chữ "lắm" ở trên của O phải không? ):
ladieubongg
member
REF: 642725
11/09/2012
MH thân mến,
Đọc xong tiểu sử và coi xong phim trên, LDB nghĩ chẳng sớm th́ muộn thế nào Father John Lee cũng sẽ được phong Chân Phước.
Rất mong tháng 6 năm tới sẽ được gặp MH đó.
calinhoem
member
REF: 642799
11/10/2012
Hôm nay em dành chút ít thời gian xem cuốn phim này mới thấy được Cha Gioan Lee là một người có tấm ḷng bác ái thật đáng kính phục.
ladieubongg
member
REF: 642823
11/10/2012
Cám ơn em nhé Cali. Em thiệt là dễ thương! (:
LDB xin post nguyên bài viết về Cha Gioan Lee lên đây cho những bạn nào không thích coi phim:
SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN
Trong Năm Đức Tin, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hăy tham gia vào công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu cho mọi người qua chính đời sống chứng nhân của ḿnh. Đó là một lời mời gọi đầy ư nghĩa và thiết thực nhất để Lời Chúa được rao truyền đến cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Trong tâm t́nh đó, tôi muốn chia sẻ về đời sống chứng nhân Tin Mừng qua công việc truyền giáo của Linh Mục Gioan Lee Tae Suk tại Nam Sudan, Phi Châu ( 1962 – 2010 ).
T́m hiểu về cuộc đời truyền giáo của cha và những việc làm nhỏ bé nhưng chứa đựng T́nh Yêu phi thường của cha để hiểu rơ hơn rằng: Chính Thiên Chúa, Nguồn sức mạnh của Đức Tin và T́nh Yêu đă giúp cha sống trọn vẹn một cuộc đời chan chứa thương yêu, chia sẻ cho đến tận cùng và sẵn sàng từ bỏ tất cả để theo Chúa. Và cũng chính Đức Tin đă ban nguồn sức mạnh phi thường cho cha để cha đến và sống giữa những người dân nghèo, đau khổ tại Nam Sudan và trở thành một nguồn hy vọng, một ngọn lửa bừng sáng trong ḷng những người dân tại Nam Sudan, Phi Châu. Cuộc đời của cha đẹp như những loài hoa biết nói để tỏa hương sắc của T́nh yêu đến cho tất cả mọi người chung quanh.
Cha Gioan Lee là Linh Mục Ḍng Salesian, Don Bosco. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa nhưng cha đă bỏ tất cả công danh sự nghiệp sau lưng, và cha đă đáp lại tiếng gọi mănh liệt của Thiên Chúa để trở thành một Linh Mục truyền giáo trong Ḍng Salesian, Don Bosco. Ngay sau khi được truyền chức Linh Mục tại Ṭa Thánh Vatican, cha đă t́nh nguyện đến truyền giáo tại miền Nam Sudan thuộc Phi Châu. Cha đă từ bỏ tất cả công danh, sự nghiệp của người bác sĩ để trở thành Linh Mục. Và hơn thế nữa, cha c̣n muốn trở thành người Mục Tử Nhân Lành sống giữa đoàn chiên nghèo khổ để chăn dắt họ. V́ thế nên cha đă t́nh nguyện đến sống tại một xứ sở nghèo đói nhất thế giới, giữa những người đói khổ và bệnh tật trong làng Tonj thuộc miền Nam Sudan, Phi Châu trong suốt 8 năm trước khi cha qua đời vị căn bệnh ung thư ruột già.
ladieubongg
member
REF: 642824
11/10/2012
Sinh trưởng trong một gia đ́nh nghèo khó gồm 10 anh chị em, cha Gioan Lee Tae Suk là người con thứ chin. Năm cha lên 9 tuổi, người bố qua đời để lại gánh nặng gia đ́nh trên đôi vai người mẹ. Người mẹ đă phải tần tảo làm nghề may vá để nuôi nấng đàn con 10 anh chị em. Ngay từ khi c̣n bé, cha Gioan Lee đă phải sống trong cảnh nghèo khó. Sân chơi của cha chính là ngôi nhà thờ gần nhà. Ngay khi c̣n học bậc tiểu học, cha đă tỏ ra yêu thương các người nghèo khổ và có ư tưởng thành lập một cô nhi viện cho các trẻ em mồ côi.
Một ngày nọ, khi chứng kiến cảnh một người ăn xin nghèo khó, rách rưới mà cha ( lúc đó là một cậu bé ) không có ǵ để giúp đỡ người ăn xin này. Cha đă chạy về nhà và hỏi mượn người chị một cây kim và sợi chỉ để khâu lại chiếc quần rách rưới cho người ăn xin. Sống trong tuổi thơ nghèo túng, có những ngày cậu bé Gioan Lee Tae Suk đă phải ngồi chờ mẹ về ở ngoài đường, trong con hẻm gần nhà… Do đó, tuổi thơ của cha đă sớm cảm thông với những nỗi bất hạnh của con người.
Khi lên bậc trung học, cha đă tự học đàn guitar và chơi dương cầm… Năng khiếu âm nhạc đến với cha một cách tự nhiên và dễ dàng. Có lẽ đó là nguồn cảm hứng giúp cha giăi bày những xúc động ẩn chứa trong tâm hồn khi chứng kiến những cảnh nghèo đói, bất công và bệnh tật của những người nghèo khổ trong xă hội. Cha đă tự sáng tác ra những bản nhạc lúc c̣n học ở trung học. Những bản nhạc này như một cầu nối giúp cha đến gần với Thiên Chúa. Cha đă chia sẻ những cảm nhận của ḿnh qua âm nhạc. Âm nhạc đóng một vai tṛ quan trọng trong cuộc đời của cha, giúp cha sống đạo hạnh hơn ngay khi c̣n là một học sinh bậc trung học. Và sau này, trong cuộc đời truyền giáo của ḿnh, âm nhạc đă giúp cha đến được với những đứa trẻ quen sống trong cảnh bạo lực tại Nam Sudan và từ đó, âm nhạc đă giúp cha chuyển hướng tâm hồn chúng thành những đứa trẻ đầy năng khiếu sáng tạo trong âm nhạc.
Là một trong những đứa trẻ rất nghèo, nhưng cha Gioan Lee Tae Suk đă cố gắng học và thi đậu vào trường y khoa – một nơi mà ngay cả những đứa trẻ nhà giàu được cho ăn học tử tế – cũng rất khó được chọn vào. Và cha đă trở thành một bác sĩ y khoa với con đường giàu sang và danh vọng mở rộng trước mặt; được trở thành một người giàu sang, quyền quí và được xếp vào bậc thượng lưu trong xă hội. Viễn ảnh tương lai thật huy hoàng ngay trước mặt… Nhưng sau những năm tháng phục vụ như một bác sĩ y khoa trong quân đội, cha đă cảm nhận được tiếng gọi mănh liệt của Thiên Chúa. Và cha đă quyết định từ bỏ tất cả con đường sự nghiệp đang mở rộng thênh thang trước mắt để bước vào Ḍng Tu Salesian, Don Bosco và trở thành Linh Mục – người của Chúa.
ladieubongg
member
REF: 642825
11/10/2012
Đứng trước sự chọn lựa của cha, người mẹ đă đau đớn v́ phải hy sinh trong suốt bao năm tháng nuôi con trưởng thành; nay lại nh́n thấy viễn cảnh của cuộc sống khó nghèo do bởi sự chọn lựa đó của con ḿnh. Người mẹ đă không đành ḷng mất đi người con yêu dấu sau những tháng ngày vất vả nuôi nấng con nên người. Nhưng rồi bà cũng phải nhận ra Ơn gọi mănh liệt mà Thiên Chúa đă gieo vào tâm hồn cậu bé Gioan Lee Tae Suk ngay những ngày c̣n nhỏ. Cha đă biết ơn người mẹ đă hy sinh trọn vẹn cuộc sống để lo cho đàn con. Và giờ đây, lại một lần nữa, người mẹ đó đă hy sinh những danh vọng lẽ ra sẽ nhận được nếu người con tiếp tục con đường phục vụ như một người bác sĩ tại nơi chính quê nhà của ông – Hàn Quốc. Người mẹ cuối cùng đă nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa đối với con ḿnh c̣n cao cả hơn tất cả những ǵ mà thế gian mang lại. Thế là Gioan Lee Tae Suk bước vào Ḍng Tu Salesian, Don Bosco.
Vào những năm tháng c̣n ở Chủng Viện, thầy Gioan Lee Tae Suk đă có lần được đến thăm miền Nam Sudan, Phi Châu. Ở nơi đó đă xảy ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc vào năm 1983, và cuộc chiến đó đă tàn phá khủng khiếp đất nước này. Cuộc chiến đă làm hơn hai triệu người bị chết và đă để lại bao nhiêu tang tóc cho những người dân quê nghèo khổ. Những người c̣n sống sót sau chiến tranh th́ lại bị chết v́ bệnh tật và nghèo đói. Họ phải sống nơi một vùng đất mà nguồn nước uống bị ô nhiễm trầm trọng.
Do đó, ngay sau buổi lễ truyền chức Linh Mục tại Vatican, Rome, cha Gioan Lee Tae Suk đă xin t́nh nguyện đến phục vụ tại miền Nam nước Sudan ở Phi Châu. Tại nơi đây, vào năm 2001, cha đă mở pḥng khám bệnh đầu tiên tại Nam Sudan, và là người bác sĩ duy nhất tại đó. Mỗi ngày, cha khám và chữa trên 30 bệnh nhân. Có những bệnh nhân đă đi bộ hàng trăm kilômét để đến với cha. Có cả những người phải đi bộ hai ba ngày đường để đến được nơi pḥng khám. Mỗi ngày đều có 30 – 40 người chờ đợi để được khám bệnh.
Nhận thấy nhu cầu quá lớn của những người dân tại Nam Sudan, cha đă quyết định xây một bệnh viện bằng những viên gạch do chính tay cha và dân làng tự làm nên. Cha đă đặt mua xi măng từ Kenya và lấy cát từ ḍng sông Tonj thuộc Nam Sudan. Dưới cái nóng trên 50 độC, cha đă cùng làm việc với những người dân làng để đúc những viên gạch và dung chính những viên gạch đó để xây dựng thành một bệnh viện. Năm 2007, bệnh viện do cha Gioan Lee Tae Suk và dân làng xây được h́nh thành gồm 12 pḥng. Nơi đây, cha đă chữa trị cho các bệnh nhân bị bệnh phổi, tiêu chảy, sốt rét, các phụ nữ mang thai, các trẻ em cần chủng ngừa dịch tả v.v…
ladieubongg
member
REF: 642826
11/10/2012
Cha không bao giờ từ chối bất kỳ một bệnh nhân nào đến với cha, ngay cả vào ban đêm khi cha đang yên ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc. Khi có những bệnh nhân đang trong t́nh trạng nguy kịch đến cầu cứu cha vào ban đêm, cha vẫn sẵn ḷng giúp họ mà không một lời phàn nàn than trách. Các bệnh nhân vẫn liên tục kéo đến với hy vọng được cha chữa lành các vết thương cả thể xác lẫn tâm hồn. Với họ, cha là một người cha và là một thầy thuốc. Cha đă đến với họ bằng tất cả t́nh yêu thương mà họ chưa bao giờ được ban phát. Cha là hiện thân của Chúa Giêsu trong trái tim và tấm ḷng của họ.
Tại nơi này không có nguồn điện. Do đó, cha đă tự làm những tấm năng lượng mặt trời để tạo ra nguồn điện dùng để cung cấp điện năng cho các tủ lạnh để bảo quản các loại thuốc chủng ngừa cho trẻ em. Mỗi ngày thứ tư trong tuần, cha lái xe đến 8 ngôi làng khác nhau để chữa bệnh cho những người phong cùi, mù ḷa... khi họ không thể đi xa được, mà chỉ có thể ngồi tại nhà của họ. Thậm chí, có những người không có ai chăm sóc th́ bị chết trong nhà mà không ai hay biết. Cha luôn sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ ai cần đến ḿnh.
Năm 2005, khi ḥa b́nh được tái lập giữa miền Nam và Bắc Sudan, bảo đảm sự an ninh khi di chuyển; th́ đến năm 2006, cha bắt đầu chương tŕnh thăm viếng các bệnh nhân bị phong cùi khi họ không thể bước chân ra khỏi nhà. Trước khi cha đến, họ đă chết mà cũng không biết chết v́ bệnh ǵ ?
Cha đă thành lập một ngôi làng cho những người mắc bệnh phong ở và cấp thuốc để chữa trị và ngăn ngừa chứng bệnh lây lan. Cha là người duy nhất yêu thương họ, đến với họ và lắng nghe họ. Mỗi lần cha đến thăm họ, cha không bao giờ đi với hai bàn tay không. Cha luôn có quà cho tất cả mọi người, khi th́ là những cái áo, khi th́ là những đôi vớ, lúc th́ là những cái quần, những đôi giày, những cái áo ấm v.v... Cha là người đă khâu những vết thương đầy máu mủ nơi chân tay những người bệnh phong và băng bó vết thương cho họ. Cha đă đo chân từng người và đặt làm những đôi giày cho họ mang để họ bớt đau đớn mỗi khi di chuyển. Không hề có một rào cản nào ngăn cách giữa cha và những người mắc bệnh phong cùi này. Họ đă sống trong hạnh phúc v́ đă được yêu thương mặc dù họ rất nghèo và bị xă hội bỏ rơi. Cha là một Linh Mục đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc đă từ bỏ đất nước của ḿnh và sang phục vụ bên Phi Châu. Cha đă sống và đă hội nhập để trở thành một người dân làng Tonj.
Trong cuốn tự truyện: “Các con là những người bạn của cha”, cha đă chia sẻ động lực thúc đẩy cha đến miền Nam Sudan là: Ngay khi c̣n nhỏ, cha đă cảm nhận được sự hy sinh của người mẹ nuôi nấng và lo lắng, chăm sóc cho đàn con 10 người. Lớn lên, cha nh́n thấy gương hy sinh phục vụ của các cha, các soeur nơi cha sinh trưởng; và nhất là của chính một người anh làm Linh Mục, và một người chị làm nữ tu. Đặc biệt hơn cả là sự hy sinh tận cùng của người mẹ khi chấp nhận cho cha từ bỏ con đường sự nghiệp của người bác sĩ để trở thành Linh Mục. Bà mẹ đă từ bỏ sự hưởng thụ giàu sang khi có con làm bác sĩ để sẵn sàng nâng đỡ cha khi ngài quyết tâm đi theo lời mời gọi của Chúa.
ladieubongg
member
REF: 642827
11/10/2012
Chính những tấm gương sáng đó đă là những động cơ thúc đẩy cha lên đường đi đến Sudan – một nơi nghèo khổ nhất trên thế giới để phục vụ cho những người nghèo, bệnh tật và bất hạnh. Ở nơi đó, cha là người đă xây dựng một ngôi trường học đầu tiên từ cấp mẫu giáo đến cấp trung học. Các giáo sư được cha mời đến từ Keyna để dạy cho các em. Và chính cha cũng đă dùng thời gian eo hẹp của ḿnh để dạy môn toán cho các em.
Nh́n cảnh các trẻ em ngay từ nhỏ đă làm quen với súng đạn, cha quyết tâm phát triển năng khiếu âm nhạc nơi tâm hồn các em để thay những khẩu súng trong tay các em thành những chiếc kèn đồng. Cha đă dùng âm nhạc để xoa dịu những vết thương chiến tranh trong ḷng các em. Thế là cha đă hy sinh những giờ ngủ để tập những nhạc cụ, tập thổi kèn trước rồi sau đó dạy cho các em học. Và cuối cùng, giấc mơ của cha đă thành hiện thực. Một đội kèn đầu tiên ở Nam Sudan đă được thành lập. Cha đă xin các ân nhân để gửi tặng những bộ đồng phục của ban kèn cho các em mặc. Cha nâng đỡ những đứa trẻ và phát triển tài năng về âm nhạc của chúng để chống lại bạo lực tại nơi đây. Khi tâm hồn những đứa trẻ bị tan vỡ do những vết thương chiến tranh tạo ra, qua âm nhạc, chúng sẽ t́m được niềm vui và hy vọng. Đây là một biến cố vô cùng trọng đại trong một đất nước bị tàn phá quá nhiều do bởi chiến tranh. Đối với những người dân tại Sudan th́ có được một ban kèn là một sự việc ngoài trí tưởng tượng của họ, và là một biến cố gây kinh ngạc mănh liệt cho họ. V́ từ đây, những đứa trẻ không c̣n cầm súng trên tay mà thay vào đó là những chiếc kèn mang lại những âm thanh của ḥa b́nh, t́nh yêu và hy vọng….
Nhưng thật đau buồn thay, trong một chuyến nghỉ hè vào tháng 10 năm 2008: Khi trở về Hàn Quốc, cha đă làm một cuộc xét nghiệm sức khỏe tổng quát theo lời khuyên của một bác sĩ, và cha đă phát hiện ra ḿnh đang mang chứng bệnh ung thư ruột già ở giai đoạn cuối. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, cha vẫn chiến đấu dũng cảm với cơn bệnh qua 14 lần chạy hóa trị ( chemotherapy ) để mong được trở về lại Sudan thăm các em. Cũng trong những ngày tháng chữa bệnh này, cha đă viết cuốn sách: “Các con là những người bạn của cha”. Và cuốn sách đă được phát hành vào tháng 5 năm 2009. Một tháng trước khi về với Chúa, biết ḿnh không thể trở lại Sudan được, cha đă mời hai em trong đội kèn đến thăm cha tại Hàn Quốc. Và tại đây, cha đă bảo trợ cho hai em đó được vào học đại học.
Cuối cùng, vào ngày 14.1.2010, cha đă ra đi về với Chúa khi đă sống trọn vẹn 48 năm cuộc đời tại dương thế với những ngày tháng phục vụ trọn vẹn cho những người đau khổ, bệnh tật, phong cùi, nghèo đói... tại Sudan. Ngày 16.1.2010 là Thánh Lễ an táng cha tại Nhà Ḍng Salesian, Don Bosco. Cha đă ra đi trong nụ cười, c̣n những người ở lại đă đưa tiễn cha trong những giọt nước mắt của đau đớn và tiếc thương. Mặc dù cha đă ra đi về với Chúa, nhưng Niềm Tin của cha đă biến thành hiện thực. Cha đă sống và đă cống hiến trọn vẹn cuộc đời của cha cho những người đau khổ và bất hạnh.
ladieubongg
member
REF: 642828
11/10/2012
Tin cha qua đời bay đến Sudan và những người dân ở đây đă đau đớn và không thể chấp nhận một thực tại phũ phàng, quá nhiều mất mát cho họ. Họ khóc thương cha như khóc thương một người thân yêu duy nhất đă yêu thương họ, đă chăm sóc tận t́nh cho họ, đă chia sẻ và ủi an họ với một t́nh yêu đồng loại mà họ chưa từng được biết đến. Có những người dân làng xa xôi đă đi bộ hơn 4 ngày trời để được đến tham dự nghi thức tiễn biệt cha lần cuối tại ngôi Thánh Đường mà chính cha đă cùng với họ xây cất nên. Họ mang trên tay những tấm ảnh của cha như muốn níu kéo cha ở lại măi với họ.
Các em trong ban kèn đă diễn hành từ căn nhà thương – nơi cha xây dựng và chữa bệnh đến ngôi thánh đường- nơi cử hành nghi thức tiễn biệt người cha thân yêu của họ. Tất cả những người dân làng từ khắp nơi kéo về, có những người đă đi bộ hơn 400km để đến tham dự nghi thức tiễn biệt cha lần cuối. Những ḍng nước mắt khóc thương cho một người cha hiện thân của T́nh Yêu và Hy Vọng; hiện thân của Chúa Giêsu trong tâm hồn họ. Chính cha là người đă xoa dịu và chữa lành bao vết thương nơi thể xác lẫn tâm hồn của những người dân đau khổ đang sống tại một nơi nghèo nhất thế giới văn minh này.
Tại nơi đây, những người dân làng đơn sơ, chất phác đă khóc thương cha như khóc thương người cha tinh thần của họ. Trong tâm hồn và trong trái tim của họ đă không c̣n ranh giới giữa giàu sang và đói khổ, mà chỉ c̣n lại t́nh yêu và sự đau xót nhớ thương. Họ đau đớn v́ đă mất đi một con người đă đến sống và ở giữa họ; đă yêu thương và trao tặng họ món quà vô giá của t́nh người. Họ đau đớn v́ đă không c̣n một niềm an ủi và hy vọng giữa cảnh sống nơi một xă hội mà họ đang bị bỏ rơi một cách nghiệt ngă.
Cha Gioan Lee Tae Suk không chỉ là một người cha, một Linh Mục mà cha đă là tất cả của họ. Cha đă sống và đă rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu bằng chính cuộc đời của cha. Cha là hiện thân của Chúa Giêsu trong ḷng những người dân làng Tonj tại Nam Sudan, nơi mà bản thân họ đang phải chịu đựng những tổn thương do bởi một xă hội đầy rẫy những bất công và một thế giới tràn ngập những đau khổ tạo ra… Cha đă gieo những hạt giống của Đức Tin và T́nh Yêu trong tâm hồn những người dân đau khổ và bất hạnh này.
Sự ra đi của cha ở độ tuổi 48 khi Ngài c̣n đang tha thiết muốn phục vụ và được phục vụ những người dân nghèo là một nỗi đau và là sự mất mát không thể bù đắp nơi tâm hồn của những người dân làng Tonj đầy bất hạnh này. Nhưng Niềm Tin mà cha đă gieo rắc và vun đắp trong trái tim và tâm hồn của các trẻ em, nơi các người già yếu, bệnh tật, phong cùi, mù ḷa v.v… ; Niềm Tin đó vẫn sống măi trong ḷng họ… V́ trong một thế giới dẫy đầy bất hạnh và bạo lực này, vẫn đang có những bàn tay và những tâm hồn của những người môn đệ theo chân Chúa, những người đang hy sinh cả cuộc đời để sống cho T́nh Yêu của Chúa, và mang T́nh Yêu đó xoa dịu những vết đau và lau rửa những vết thương trong tâm hồn và nơi thể xác của bao người bất hạnh.
Trong Năm Đức Tin này, hy vọng mỗi người chúng ta cũng sẽ là những bàn tay nối dài của Thiên Chúa. Những bàn tay của những tâm hồn được lớn mạnh trong Đức Tin và được nuôi dưỡng trong Ân sủng để có thể sẵn sàng chia sẻ và làm chứng về T́nh Yêu Thiên Chúa cho mọi người. Ước chi cuộc sống chứng nhân của cha Gioan Lee Tae Suk trong thời đại hôm nay luôn sống động trong ḷng của tất cả mọi người chúng ta. Qua đó, mỗi người chúng ta cũng sẽ trở nên những người truyền giáo, rao giảng Tin Mừng của Chúa qua chính những việc làm bác ái và yêu thương, cùng với những đóng góp xây dựng một thế giới trong ḥa b́nh qua việc chia sẻ, nâng đỡ, ủi an và yêu thương những người kém may mắn, bất hạnh hơn chúng ta.
Xin thân ái kính chúc cộng đoàn Dân Chúa sống năm Đức Tin tràn đầy Ân sủng và T́nh Yêu của Thiên Chúa và qua Ơn lành từ mẫu của Mẹ Maria.
Maria TRẦN THỊ LỆ XUÂN,
Orange, Cali, Hoa Kỳ, 16.10.2012
Cộng Đoàn Chúa Kitô Vua, Gx. St. Columban
ototot
member
REF: 642839
11/10/2012
Vào thời buổi đảo điên này, mở computer ra để vào internet, mà đọc được những bản tin như bài đăng cuả LDB, kể ra cũng là hiếm.
Th́ ra, đó đây trên thế gian này vẫn có những tấm gương về t́nh thương yêu, về ḷng vị tha, về đức hạnh..., về những con người sống với niềm tin, với lư tưởng cuả ḿnh!
Ảnh Cha Gioan Lee ban phép lành cho một thiếu niên Sudan
Thân ái,
ladieubongg
member
REF: 642860
11/10/2012
Cám ơn Bác Ot. ghé thăm LDB.
Thân kính chúc bác những ngày cuối tuần vui Bác nhé.
Thật thế Bác Ot. ơi, nhất là trong một hoàn cảnh mà hầu hết mọi người phải tranh đấu để sống c̣n. H́nh như giá trị tất cả mọi sự việc đều được đong đo bằng tiền bạc và bằng cấp, khiến người ta nhiều khi bất chấp tất cả để đạt được hai thứ này.
Buồn v́ rất ít ai có giờ nghĩ đến giá trị của tâm hồn.
Trời xanh mây trắng lửng lơ bay
Tung cánh đàn chim dưới nắng mai
Đôi mắt long lanh, xanh ước vọng
Mong đời xanh thắm một tương lai
Ldb
ladieubongg
member
REF: 649438
02/01/2013
Một bác sĩ Phật giáo trở thành Linh mục suốt đời phục vụ bệnh nhân phong
Đỗ Tân Hưng1/25/2013
LM. NGUYỄN VIẾT CHUNG, MỘT BÁC SĨ PHẬT GIÁO TRỞ THÀNH LINH MỤC
Linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung nguyên là một bác sĩ Phật giáo, chuyên môn về Da Liễu. Khi lên 18 tuổi, nhân đọc một bài báo nói về cái chết của Đức Cha Jean Cassaigne tại trại phong Di-Linh, cậu Chung cảm thấy cuộc sống đó quá tốt đẹp và vô t́nh Đức Cha Jean Cassaigne đă trở thành thần tượng của cậu. Khi nhắc lại đoạn đời đó, cha Chung cho biết là ngài được rao giảng Tin Mừng bằng đời sống, chứ không phải bằng lời nói. Từ đó cậu Chung có ư nguyện học làm bác sĩ để phục vụ bệnh nhân phong như Đức Cha Jean Cassaigne.
Khi bắt đầu học năm thứ nhất y khoa, nhân dịp tham dự Thánh lễ khai khóa của linh mục giáo sư bác sĩ Lischenberg, cậu Chung nhận thấy con người khoa học uyên bác của giáo sư Lischenberg đă biến thành một linh mục khả kính, trang nghiêm siêu thoát, ch́m đắm trong cơi phúc lạc thần thiêng. Ơn gọi làm linh mục của cha Chung đă chớm nở từ đó.
Khi bác sĩ Chung phục vụ tại trại phong Bến Sắn, D́ Hai Loan thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái là Phó Giám Đốc. D́ là người đă phục vụ ở đây gần 17 năm, bất ngờ ngă bệnh ung thư và mất đi sau mấy tháng. Khi D́ hấp hối, bác sĩ Chung đang sửa soạn để đi với bác sĩ Quang, bác sĩ Bích Vân lên trại phong Di-Linh khám mắt cho bệnh nhân. V́ xe chưa tới, bác sĩ Chung tiếc nuối những giây phút cuối cùng c̣n lại với D́ Hai Loan nên đă trở lại giường bệnh của D́. Lúc đó D́ Hai Loan mở mắt ra, nh́n bác sĩ và đôi môi mấp máy như muốn nói điều ǵ. D́ Mười hiểu được, liền nói: “Chung, D́ Hai Loan nói, tại sao chưa đi?”
Khi kể lại kỷ niệm nầy cho tôi, cha Chung đă dùng những ngón tay phải chỉ vào cánh tay trái và cho biết lúc đó cha cảm thấy bị rởn da gà lên. Sau đó, bác sĩ Chung về dự tang lễ của D́ Hai Loan và đă quyết định theo đạo. Một năm sau nữa bác sĩ đă vào tu ở Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn và đă nhận lănh Thánh chức linh mục hơn một năm nay.
Ba vị đă tác động mạnh mẽ trên Ơn Gọi của cha Chung là giám mục Jean Cassaigne, linh mục Lischenberg và D́ Hai Loan. Cả ba cùng có một mẫu số chung - như lời cha Chung - đó là họ đă rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói!
Nguyện ước của cha Chung là được phục vụ bệnh nhân phong và bịnh nhân Aids rồi cuối cùng ngă bệnh giữa những bệnh nhân mà cha yêu thương phục vụ, đúng như lời Chúa Kitô đă phán dạy: “Không có T́nh Yêu nào cao trọng cho bằng hy sinh mạng sống ḿnh v́ kẻ ḿnh yêu!”
NHỮNG TRỞ NGẠI VỀ PHÍA GIA Đ̀NH
Đáp câu hỏi của tôi là trên con đường theo Chúa, có những trở ngại lớn lao nào về phía gia đ́nh không? Cha cho biết gia đ́nh của cha là một gia đ́nh nghèo. Đời sống gia đ́nh thường xảy ra cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”. Điều đó đă ảnh hưởng cha từ thuở thiếu thời nên cha đă có ư định đi tu v́ nhận thấy đời sống gia đ́nh không mang lại hạnh phúc.
Khi làm bác sĩ, trong hai năm đầu cha đă hành nghề để có thể trả nợ cho gia đ́nh. Trong những năm kế tiếp, cha đă giúp đỡ những người em ăn học và hiện có một em trai là bác sĩ chuyên môn về phổi. Người em nầy đă thay thế cha phụng dưỡng hai cụ thân sinh.
Khi c̣n là tu sĩ, chưa được thụ phong linh mục, một ngày kia được tin cụ thân sinh bệnh, cha đi xe đạp về thăm. Vừa vào nhà, cụ thân sinh liền quở trách cha là một người “không biết nhục”. Theo lời cụ, các bạn bè của cha đều đi xe hơi, xây nhà lầu hai ba tầng cho bố mẹ ở. C̣n cha, cha lại đạp chiếc xe đạp cọc cạch về thăm nhà!
Trước đây khi cha ngơ ư với cụ bà là muốn đi tu th́ cụ bà rất vui, v́ tưởng cha tu theo Phật giáo. Nhưng khi biết cha sẽ tu theo Công giáo th́ cụ bà giữ im lặng.
Sau khi được thụ phong linh mục vài ba hôm, cha về thăm gia đ́nh. Mới bước vào nhà, cụ bà cất tiếng nói: “Mẹ có điều nầy muốn nói với con.” Cha vội kéo ghế mời cụ bà ngồi rồi nói: “Thưa Mẹ, xin Mẹ cứ nói, con xin nghe.” Bấy giờ cụ bà đáp: “Mẹ muốn nói với con điều nầy là đạo Mẹ, Mẹ giữ, đạo con, con giữ.” Cha liền thưa: “Xin Mẹ cứ giữ đạo của Mẹ. Con không bao giờ dám có ư nghĩ là sẽ khuyên bảo Mẹ theo đạo của con.”
NHỮNG THỬ THÁCH TRÊN HÀNH TR̀NH TU TR̀
Đáp câu hỏi của tôi là trong thời gian đi tu cũng như làm linh mục, có lúc nào cha cảm thấy những thử thách quá lớn và nảy sinh ư định muốn bỏ cuộc? Cha đăm chiêu nh́n tôi một phút rồi chậm răi trả lời: “Thật ra ở giai đoạn nào trong đời sống tu tŕ cũng đều có những cám dỗ riêng: từ nhà tập đến khấn tạm rồi khấn trọn đời và làm linh mục. Nhưng nếu tu sĩ biết tuân giữ ba lời khấn là vâng lời, khiết tịnh và khó nghèo, đọc kinh Nhật Tụng, suy gẫm Phúc Âm th́ sẽ vượt qua những cơn cám dỗ.”
Cha Chung c̣n chia sẻ với tôi đôi điều có tính cách riêng tư nhưng có phần nào ray rứt tâm can. Trong giờ phút cảm động đó, tôi đă đưa tâm hồn lên với Chúa, cầu nguyện cho cha Chung và cho tất cả các linh mục cũng như nam nữ tu sĩ, đă trải qua những giây phút cô đơn trong cuộc đời tu tŕ, bằng lời kinh “Phút Cô Đơn”, của Ludovic Giraud, (sách LKĐNTNK, trang 49-50):
“Lạy Chúa,
Con dâng lên Chúa những giờ phút cô đơn
Đôi lần đến với con trong cuộc đời.
Con dâng lên Chúa
Lúc con phải làm việc một ḿnh:
Trong sự tẻ nhạt của bổn phận nặng nề
Mà không có lấy một sự khích lệ đỡ nâng
Trong cộng đoàn.
Con dâng lên Chúa
Những lúc cô đơn,
Ṃ mẫm đi t́m trong hoài nghi,
Khi không c̣n biết con đường
Ḿnh đang theo đuổi sẽ dẫn đến đâu
Và trên đó bóng đêm bao trùm.
Con dâng lên Chúa
Những giờ phút con phải
Đau khổ âm thầm một ḿnh,
Dù đang ở giữa những kẻ mà con phải
Bày tỏ Chúa cho họ và bị vô ơn hất hủi,
Do thờ ơ và thiếu cảm thông.
Con dâng lên Chúa
Những giây phút con phải yêu một ḿnh
Giây phút thật nặng nề
Khi trái tim con khắc khoải,
Đi t́m sự tương giao
Mà không gặp thấy trong ḷng người khác.
Và trong ḷng những người con ưa thích
T́m thấy một sự no thỏa mà không nếm cảm được.
Con dâng lên Chúa
Những giờ phút con phải đau khổ một ḿnh,
Những giây phút Giếtsêmani của bản thân con.
Và chính trong những lúc ấy,
Lạy Chúa, con ước ao được nên giống Chúa.
Cũng như Chúa,
Con ước muốn và cầu xin
Cho chén khổ nầy ra khỏi con,
Nhưng xin Chúa cho con sức mạnh
Để chế ngự ḿnh
Mà vâng theo Thánh ư Cha,
Đấng Chúa yêu ngàn đời,
Cả khi Ngài chấp nhận thấy con đau khổ.
Lạy Chúa,
Xin đừng theo ư con
Nhưng cho ư Cha được thể hiện Amen.”
I. THÁP TÙNG CHA CHUNG: TRUNG TÂM MAI-H̉A
Cao điểm của những ngày về thăm Việt-Nam là việc tôi tháp tùng linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung đi thăm viếng Trung Tâm Mai-Ḥa. Cha Chung hiện là một trong ba bác sĩ phục vụ tại Trung Tâm đó do các Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn đảm trách. Mỗi thứ hai hằng tuần, cha Chung đều lên Mai-Ḥa suốt ngày để dâng Thánh Lễ và khám bệnh. Hai bác sĩ thiện nguyện khác sẽ khám bịnh cho bịnh nhân vào ngày thứ tư và thứ bảy.
Hôm đó tôi rời Saigon đi xe honda “ôm” với cha Chung lúc 7 giờ 30 sáng để trực chỉ Củ Chi, với đoạn đường dài trên 45 cây số. Lần đầu tiên tôi đi honda với nón an toàn nặng trĩu trên đầu. Khi honda vừa chạy độ 5 phút, trời mưa lâm râm, cha Chung đưa tôi mặc bộ quần áo mưa, trông chẳng khác nào hai phi hành gia bất đắc dĩ. Nhưng xe chạy được mười lăm phút, trời tạnh mưa. Một ít lâu sau trời bắt đầu nắng, nhưng cha Chung không hề dừng lại để cởi áo mưa. Sau khi rời đường quốc lộ, xe c̣n chạy trên mười cây số nữa mới tới Trung Tâm Mai Ḥa.
Hôm đó tôi mặc áo dài tay, quần tây dài, mang giày, để tỏ ḷng kính trọng của tôi đối với những chi thể đau khổ của Đức Kitô. Thường ngày tôi chỉ mặc áo cụt tay, quần đùi, đi dép để ứng phó với cái nóng bức của trời Saigon.
SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM MAI-H̉A
Đây là Trung Tâm săn sóc bệnh nhân Aids ở giai đoạn cuối, không nơi nương tựa. Đây là một cơ sở Công giáo đầu tiên được chính thức thành lập để chăm sóc bịnh nhân Aids tại Việt-Nam. Trung Tâm không nhận bệnh nhân đến trực tiếp mà chỉ nhận bệnh nhân chuyển đến từ khoa nhiễm E thuộc Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới, Trung Tâm Lao Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện miễn phí An-B́nh. Hiện Trung Tâm Mai-Ḥa do nữ tu Nguyễn Kim Thoa (D́ Tuệ Linh) đảm trách.
Địa chỉ của Trung Tâm Mai-Ḥa:
Ấp Lô 6, Xă An Nhơn Tây, Huyện Củ Chi, TPHCM.
Điện thoại: (848) 8 926 135
Địa chỉ email: aidsmaihoa@yahoo.com.vn
NHỮNG EM BÉ MỒ CÔI MẮC BỆNH AIDS
Khi tới nơi, cha Chung và tôi cởi nón an toàn và bộ quần áo mưa ra. Mồ hôi tôi ướt đẫm như tắm. Nghe tiếng xe honda của cha Chung, mấy em bé năm sáu tuổi chạy ra mừng rỡ la lớn: “Cha ơi! Cha!” chẳng khác nào cảnh tượng mẹ đi chợ về. Ban đầu tôi cứ tưởng đó là những em c̣n khỏe mạnh mà cha mẹ đă qua đời v́ bệnh liệt kháng, không được ai chăm nuôi. Sau đó cha Chung cho biết tất cả các em đều mắc bệnh, và mồ côi cha mẹ, ngoại trừ một em bé gái 4 tuổi c̣n mẹ.
Cách đây mấy tháng, mẹ của em nầy đă mang em lại để trước cổng chùa, với một miếng giấy ghi mấy chữ vắn tắt: “xin nhà chùa nuôi giúp”. Ngoài ra mẹ em có cho biết tên em và em được bốn tuổi. Vị sư trụ tŕ đă mang em vào chùa nuôi. Sau đó em bị Viêm Phổi, đi khám nghiệm mới biết em nhiễm HIV, đă trở thành bịnh Aids. Nh́n thân thể ốm yếu và nét mặt kém vui của em, tôi đoán biết em đang bị cơn bẹạnh hoành hành và đang trên đà tiến tới giai đoạn hiểm nguy.
Cảm tưởng đầu tiên của tôi là Trung Tâm Mai-Ḥa ngày nay đă được nhiều ân nhân giúp đỡ, nhất là một số ṭa đại sứ ngoại quốc nên nhà cửa khang trang hơn, chứ không c̣n gây ấn tượng rùng rợn như khi xem cuốn video một năm trước đây.
THAM DỰ THÁNH LỄ VỚI NƯỚC MẮT CHAN H̉A
Đây là Thánh lễ cảm động nhất mà tôi đă tham dự từ trước tới nay. Thánh Lễ được cử hành đơn giản trong một căn nhà thủy tạ h́nh bát giác, bên dưới là một gịng nước đục ngầu ứ đọng, không buồn chảy, chẳng khác ǵ gịng đời với chuỗi ngày dài lê thê của những bệnh nhân ở đây.
Nghe những tiếng thưa đáp của các bệnh nhân trong Thánh lễ nhất là của các em bé tôi không thể cầm được nước mắt. Suốt buổi lễ, nước mắt tôi chan ḥa, khi thấy các em vẫn hồn nhiên đọc kinh, hát xướng như thường, không chút ư thức về số phận đen tối đang đè nặng trên các em. Những lưỡi hái của tử thần đang treo lủng lẳng trên đầu các em và sẵn sàng rơi xuống để gặt hái các em trong một ngày rất gần đây mà các em không chút hay biết.
Tôi nhớ lại sau đó, cha Chung đă vào thăm các em trong căn nhà dành riêng cho các em. Các em đă xúm lại ôm chân cha, níu kéo cha và quyến luyến không muốn rời khỏi cha. Có em đă được cha ẳm lên, vuốt ve một cách tŕu mến. Tôi cũng nhớ lại lúc xế trưa, các em đă vui đùa cười giỡn trong sân với chị nữ tu phụ trách. Khi thấy các em vui đùa, tâm trạng của tôi lúc bấy giờ cũng giống như cha Đông trước kia: thấy các em cười nhưng tôi lại khóc.
MỘT BỮA ĂN ĐẠM BẠC
Hôm tôi lên Trung Tâm Mai-Ḥa, tôi gặp bốn d́ Nữ Tử Bác Ái phục vụ những bệnh nhân liệt kháng ở giai đoạn chót. D́ Tuệ Linh là giám đốc, một D́ trước đây đă phục vụ ở trại phong Di-Linh hơn hai mươi lăm năm, hiện làm y tá, một D́ săn sóc các em bé và một D́ nấu ăn.
Hôm đó tôi thấy thức ăn gồm rau muống luộc, canh khổ qua nhồi thịt và đồ tráng miệng là một miếng dưa hấu đỏ. Thức ăn nầy được dùng chung cho các nữ tu và bệnh nhân. Các bệnh nhân chia làm ba nhóm ăn cơm chung với nhau, đó là nhóm các trẻ em, những người bị lao phổi và những người nhiễm các bịnh khác.
Sau khi chia sẻ với tôi nhiều điều, cha Chung đă dẫn tôi sang pḥng ăn Trung Tâm và dùng bữa ăn trưa. Tôi khâm phục tài nấu nướng của chị nữ tu phụ trách nhà bếp. Những món ăn rất ngon và đậm đà, hợp khẩu vị. Khi ăn trưa xong, đă hơn hai giờ rưỡi chiều và cha Chung đă mất buổi nghỉ trưa.
Sau mấy tiếng đồng hồ được cha Chung chia sẻ tâm t́nh, tôi cầu xin Chúa cho tôi được học hỏi đôi điều qua gương sống chứng nhân của cha, của các linh mục và nam nữ tu sĩ khác, bằng bài thơ “Xin Cho Con Sức Mạnh” của R. Tagore do Đỗ Khánh Hoan dịch (Sách LKĐNTNK, trang 39):
“Lạy Thiên Chúa,
Đây lời con cầu nguyện:
Xin tận diệt, tận diệt trong tim con
Mọi biển lận tầm thường.
Xin cho con sức mạnh thản nhiên
Để gánh chịu mọi buồn vui.
Xin cho con sức mạnh hiên ngang
Để đem t́nh yêu gánh vác việc đời.
Xin cho con sức mạnh ngoan cường
Để chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó,
Hay cúi đầu khuất phục
Trước ngạo mạn, quyền uy.
Xin cho con sức mạnh dẻo dai
Để nâng tâm hồn vươn lên
Khỏi ti tiện hằng ngày.
Và cho con sức mạnh tràn trề
Để dâng ḿnh theo ư Ngài luôn.”
II. TRUNG TÂM THIÊN PHƯỚC:
CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT
Sau đó cha Chung dẫn tôi sang Cơ Sở Nuôi Trẻ Khuyết Tật Thiên Phước ở bên cạnh. Cơ Sở nầy do một cộng đoàn nữ tu khác đảm trách.
Trong khi cha Chung lên lầu dâng Thánh lễ cho các nữ tu, tôi ngồi ở dưới lầu, nơi có vài chục em dưới năm tuổi, nằm, ngồi hay ḅ hoặc đong đưa trong các chiếc ghế xích đu. Có em ḅ lại gần tôi, lấy tay sờ vào chân tôi, rồi nhoẻn miệng cười. Trông các em thật dễ thương và tội nghiệp. Khi nh́n các em, ḷng tôi se thắt!
Qua việc thăm viếng hai cơ sở nầy ố Trung Tâm Mai-Ḥa và Trung Tâm Thiên Phước ố tôi cầu xin Chúa cho tôi được mở mắt ra để thấy Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời:
“Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho con thấy Chúa thật lớn lao,
Để đối với con, mọi sự khác trở thành bé nhỏ.
Xin cho con thấy Chúa thật bao la,
Để cả mặt đất cũng chưa vừa cho con sống.
Xin cho con thấy Chúa thật thẳm sâu,
Để con đón nhận nỗi khổ đau sâu thẳm nhất.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin làm cho con thật mạnh mẽ,
Để không nỗi thất vọng nào
C̣n chạm được tới con.
Xin làm cho con thật đầy ắp,
Để ngay cả một ước muốn nhỏ,
Cũng không c̣n có chỗ trong con.
Xin làm cho con thật lặng lẽ,
Để con chỉ c̣n loan báo Chúa mà thôi
Xin Chúa ngự trong con thật sống động,
Để không phải là con,
Mà chính Ngài đang sống.
(“Xin Cho Con Thấy” trích từ Rabbouni đăng trong sách LKĐNTNK trang 93)
NHỮNG NẮM TRO TÀN
Sau đó cha Chung và tôi trở lại Trung Tâm Mai Ḥa. Trong một giờ đồng hồ, cha Chung hoàn tất những hồ sơ bệnh lư, c̣n tôi đi dạo quanh vườn. Những bông hoa cỏ dại mọc đó đây ở Trung Tâm Mai-Ḥa gợi lên cho tôi sự hoang dại của kiếp sống, cũng như số kiếp của những bệnh nhân ở đó.
“Lời Kinh Của Người Đau Khổ” (Paradoxes Of Prayers) trong sách LKĐNTNK (trang 70-71) đă gói ghém trọn vẹn tâm t́nh của tôi trong giờ phút suy tư đó:
“Lạy Chúa,
Con cầu xin ơn mạnh mẽ
Để thành đạt trong cuộc đời,
Chúa lại làm cho con ra yếu ớt
Để biết vâng lời khiêm hạ.
Con cầu xin có sức khỏe
Để mong thực hiện những công tŕnh lớn lao,
Chúa lại cho con chịu tàn tật
Để chỉ làm những việc nhỏ tốt lành.
Con cầu xin được giàu sang
Để sống sung sướng thoải mái,
Chúa lại cho con nghèo nàn
Để học biết thế nào là khôn ngoan.
Con cầu xin được có uy quyền
Để mọi người phải kính nể ca ngợi,
Chúa lại cho con sự thấp hèn
Để con biết con cần Chúa.
Con xin ǵ cũng chẳng được theo ư muốn.
Nhưng những điều con đáng phải mơ ước,
Mà con không hề biết thốt lên lời cầu xin,
Th́ Chúa lại đă ban cho con
Thật dư đầy từ lâu.
Lạy Chúa,
Hóa ra, con lại là người hơn hết trên đời nầy,
Bởi con đă nhận được ơn Chúa vô vàn”
Trong lúc chờ đợi cha Chung, tôi ngồi đắm ḿnh trong suy tư như thế trên một ghế đá được một ngôi chùa trao tặng, trong cả chục chiếc ghế như thế được nhiều ân nhân khác trao tặng Trung Tâm.
Sau khi hoàn tất hồ sơ bệnh lư, cha Chung dẫn tôi đi thăm nhà quàng của Trung Tâm, mà phía ngoài một bức tường được dựng lên, có ngăn nhiều ô nhỏ để giữ tro tàn những bệnh nhân đă vĩnh viễn ra đi, nhưng không có thân nhân thừa nhận. Những tro tàn đó được chứa đựng trong những cái quách nhỏ với một tấm h́nh gắn lên bên ngoài.
Trong số gần trăm cái quách đó, tôi để ư đến mấy em rất trẻ, khoảng đôi mươi, trai cũng như gái, mới từ giă cuộc đời gần đây thôi. Trông h́nh các em rất xinh! Ḷng tôi quặng đau. Nếu không v́ tai họa của Aids th́ đời các em đẹp biết bao!
Trong khi tôi đang miên man nghĩ ngợi, bỗng nh́n xuống đám cỏ xanh trên mặt đất, phô bày đó đây mấy bông “hoa mười giờ”. Câu hát kết thúc bài ca Hoa Mười Giờ “đời con gái chỉ đẹp lúc ban đầu!” khiến tâm hồn tôi càng thêm năo nuột tê tái. “Lúc ban đầu” của các em quá vắn vỏi và đầy đau thương! Đúng là “Nửa chừng xuân thoắt găy cành thiên hương.” (Đoạn Trường Tân Thanh).
Cha Chung chỉ vào h́nh một cô gái khoảng ba mươi tuổi. Cha cho biết là chị được chồng chuộc ra khỏi một động măi dâm ở Kampuchia. Nhưng về sau chị bị Aids và đồng thời cũng phát hiện ra ông chồng bị lây luôn. Những thảm cảnh như thế nầy không bút mực nào có thể diễn tả được.
TRÊN ĐƯỜNG VỀ
Trong khi cha Chung và tôi sửa soạn ra về th́ một em bệnh nặng đang hấp hối. Ba của em và bà nội vào thăm viếng em lần cuối. Lâu lâu v́ không thể chịu đựng được cảnh đau ḷng nầy, người cha ra ngoài, đứng nh́n trời mây mà ứa nước mắt.
Lúc đó cha Chung đi ngang qua và buột miệng nói với tôi là trong t́nh huống nầy, cha cũng không thể làm ǵ hơn được. Câu nói của cha Chung cho tôi thấy sự bất lực của con người khi phải đối diện với tử thần. Xét về một phương diện nào đó, cái chết trong trường hợp nầy là con đường giải thoát duy nhất cho những người chẳng may mắc phải tai họa nầy.
Sau khi chạy honda ra khỏi Củ Chi để vào xa lộ trở về Saigon, cha Chung quay lại hỏi tôi có buồn ngủ không. Thật t́nh tôi không buồn ngủ mà chỉ lo cho cha Chung đă mất giấc nghỉ ban trưa và bây giờ phải cố thức tỉnh để lái honda trên 45 cây số nữa.
LỜI NGUYỆN CỦA CHỊ VÉRONIQUE
Lúc bấy giờ nền trời âm u, mây đen vần vũ, nhưng may mắn là không đổ mưa. Nh́n những đám ruộng “nửa vàng nửa xanh” hai bên vệ đường, tôi liên tưởng đến cảnh chết chóc đang xảy ra tại Trung Tâm Mai-Ḥa. Chỉ trong tuần lễ trước đây, hung thần Aids đă cướp đi bảy sinh mạng và trong tuần nầy cũng phải một hai mạng người nữa.
Khi tâm tư tôi bị dằn vặt về những ưu tư liên quan đến những cái chết quá đau thương cũng như đoạn chót cuộc đời đầy đau khổ của những bệnh nhân ở Trung Tâm Mai Ḥa, tôi bỗng đưa tâm hồn lên để quyện ḷng ḿnh với chị Véronique qua “LỜI NGUYỆN” của chị được ghi lại trên tạp chí Prier, xuất bản năm 1979 (sách LKĐNTNK, trang 13-16):
Chị Véronique là một người Pháp, tính đến năm 1979, được 58 tuổi, với 55 năm bị mắc bệnh phong Hansen, 20 năm bị mù ḷa, nhưng chị vẫn làm việc trong một xí nghiệp sản xuất đồ dùng của người bệnh Hansen tại nước Cameroun, châu Phi.
“Lạy Chúa,
Chúa đă đến và đă xin con tất cả,
Và con, con cũng đă hiến dâng cho Chúa tất cả.
Xưa kia, con ưa thích đọc sách,
Và Chúa đă muốn mượn đôi mắt của con.
Ngày trước, con thích chạy nhảy trong những khu rừng thưa,
Và Chúa đă mượn đôi chân của con.
Mỗi độ xuân về,
Con tung tăng hái lượm những cánh hoa tuơi,
Và Chúa lại xin con đôi tay.
Bởi con là một phụ nữ,
Con ưa nh́n suối tóc óng ả của con,
Thế mà giờ đây,
Đầu con hầu như chẳng c̣n sợi tóc nào,
Cũng chẳng c̣n đâu,
Những ngón tay hồng xinh xắn nữa,
Chỉ c̣n lại một vài que củi khô queo nham nhúa.
Chúa ơi, Chúa hăy nh́n xem:
Cái thân thể diễm kiều của con đă bị hủy hoại đến độ nào.
Thế nhưng, con không hề muốn nổi loạn,
Con lại muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn.
Vâng, lạy Chúa,
Muôn đời con sẽ xin thưa hai chữ tạ ơn,
Bởi v́, nếu đêm nay,
Chúa truyền cho con phải ra đi vĩnh biệt cơi thế,
Con cũng sẽ chẳng tiếc hận ǵ.
Đời con đă được quá ư đầy tràn diệu kỳ tột độ:
Đó là con đă được sống
Đắm ḿnh trong T́nh Yêu,
Đă được Chúa lấp đầy
Chan chứa bằng T́nh Yêu,
Vượt quá cả những ǵ tim con hằng mong ước.
Ôi lạy Chúa là Cha của con.
Cha đă đối xử quá tốt với bé gái Véronique của Cha.
Và chiều nay, ôi T́nh Yêu của con,
Con xin dâng lời nguyện thiết tha,
Cho tất cả mọi người phong cùi trên mặt đất,
Xin Cha thương một cách đặc biệt,
Cả đến những người bị bệnh “cùi tâm hồn”
Đang đè bẹp hủy hoại,
Con yêu thương đặc biệt những con người bất hạnh ấy.
Và chiều nay, trong âm thầm,
Con xin tận hiến đời con cho họ,
Bởi v́ họ cũng là những người anh chị em con.
Ôi lạy Cha, T́nh yêu của con,
Con xin dâng Cha
Căn bệnh phong cùi thân xác của con,
Để cho những người thân yêu kia
Đừng bao giờ biết đến nữa,
Cái đắng cay, cái lạnh lẽo kinh hồn
Của căn bệnh “cùi tâm hồn”.
Con là bé gái thân thương của Cha,
Cha ơi, hăy nắm lấy bàn tay
Đă tàn phế của con để dẫn con đi,
Như người mẹ hiền
Dắt tay đứa con gái cưng của ḿnh.
Cha hăy ôm con vào ḷng,
Như người cha ấp ủ đứa con cưng
Trong ṿng tay của ḿnh.
Cha hăy nhận ch́m con sâu xuống tận đáy trái tim Cha,
Cho con được ở đấy
Cùng với mọi người thân yêu của con,
Bây giờ và cho đến măi muôn đời Amen
GHI CHÚ: Những tên sách viết tắt:
- LKĐNTNK: “Lời Kinh Đẹp Nhất Thiên Niên Kỷ”
- TTTVLĐT: “Tiếng Th́ Thầm Và Lời Đáp Trả” của Eileen, Nguyễn Thị Chung dịch.
ladieubongg
member
REF: 649499
02/02/2013
Dù bài ST trên hơi dài, thấy th́ ngại đọc, nhưng là một bài viết vô cùng cảm động!
Cho ta thấy giữa một xă hội tăm tối đầy sa đọa hiện nay trên thế giới, vẫn tiếp tục bùng lên những tâm hồn sáng láng, đáng để cho ta kính phục và suy nghĩ như LM Nguyễn Viết Chung.
ladieubongg
member
REF: 675266
04/24/2014
Con đường Đức tin vào Nước Chúa qua cây cầu Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận
14 Tháng 4 2014
Nhà văn Phao_Lô Nguyễn Hoàng Đức, một chứng nhân sống động của Chúa, của Chân phước F.X Nguyễn Văn Thuận. Ông từng là trung uư an ninh, công tác tại cục "chống phản động" A16 thuộc Bộ Nội Vụ, phụ trách vấn đề tôn giáo.
Năm 1987, ông có dịp gặp ĐHY F.X Nguyễn Văn Thuận lúc đang bị giam cầm để học tiếng Pháp. Sau gần hai năm học cùng ngài, ông được khai sáng Đức Tin Thiên Chúa. Một thời gian sau khi ĐHY được trả tự do sau 13 năm giam giữ bất công, ông Đức cũng từ bỏ ngành công an và chính thức trở thành con cái Chúa vào dịp lễ phục sinh 2003.
Tôi được ông gửi tặng bản photo viết tay này trong lần gặp ở Hà Nội vào tháng ba vừa rồi. Câu chuyện này đă giúp tôi gia tăng thêm Đức Tin cả về lư trí lẫn linh hồn. Một câu chuyện tuyệt vời, sống động mà tôi muốn đánh máy lại để chia sẻ cùng các bạn, những người yêu mến Chúa như một món quà tặng gửi các bạn trong tuần Thánh và những ngày Phục Sinh sắp tới.
--------------------
Tôi viết bài này để chia sẻ và hiệp thông cùng cảm ơn Cố Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận trong niềm hân hoan c̣n tươi dấu cuộc khai sinh lần hai, khi sinh làm con Thiên Chúa trong nước rửa tội và thần khí thiêng liêng, đúng dịp lễ Phục sinh, thứ bảy, ngày 19 tháng 4, năm 2003.
Lễ Phục sinh, Thế giới đón nhận hồng ân Thiên Chúa đă chết và sống lại sau biến cố vượt qua đầy nhiệm mầu thánh hiến. Riêng đối với tôi, đă được đón nhận ân sủng Phục sinh bằng cả một cuộc trải nghiệm, đầy ánh sáng rọi soi từ hiện thực.
Thứ nhất: Tôi đă được rửa tội trong nước và thần khí Thiên Chúa. Để vượt qua từ công dân trần gian trở thành công dân nước Chúa.
Thứ hai: Kể từ đầu tháng 4 năm 1993 tôi mắc bệnh thần kinh tọa rất nặng, người cong vẹo h́nh chữ “C” mới đầu là chân phải bị teo, sau đó đến chân trái. Sau nữa có thể phù lên từ dưới da, và ra máu xấu từ ngón chân lên tận đỉnh đầu. Tất cả kéo dài hơn 10 năm, cho đến khi tôi tham dự lớp dự tong tháng 10 năm 2002, th́ trên mặt vẫn c̣n bị lở loét, việc đó có linh mục Nguyễn Xuân Thủy, linh mục An Tôn Nguyễn Văn Thắng, Các hồng y Phanxico Asisi Doanh và thầy Hùng, thầy Hải, thầy Kỳ, thầy Hải, cùng các bạn trong lớp dự tong đều thấy. Vào dịp tháng 8 năm 2001, học giả, dịch giả Trần Thiện Đạo khá nổi tiếng từ Pháp về thăm Việt Nam có đên thăm tôi và chụp ảnh cùng. Tôi vẫn c̣n giữ tấm ảnh mà khuôn mặt vừa cương cứng vừa phù sưng toàn máu đọng và lở loét. Cách lễ rửa tội vài ngày thôi, Linh mục Thomas Thủy và thần Phanxico Doanh thấy mặt tôi vẫn c̣n lở loét nên ái ngại hỏi: “Sức khỏe của anh Đức thế nào?”
Trong quá tŕnh trị bênh tật, nhiều đêm đằng đẵng liên tục lo bóp nặn máu mủ, nhưng tôi vẫn yên tâm sống và làm việc bởi tin vào hai giấc mơ Chúa đă mạc khải cho tôi.
Giấc mơ thứ nhất, trước ngày tôi bị ốm là: Tôi vào trong buồng tắm vặn nước chỉ thấy phân chảy ra, tôi chạy ra ṿi nước khác vặn, vẫn thấy phân chảy ra, và vài ṿi nước khác ở trong và ngoài nhà cũng chỉ có phân chảy ra, sáng ra lúc tỉnh dậy người tôi rất nặng nề và u uất.
Giấc mơ thứ hai, cách một ngày sau là: Tôi lắp đặt một ṿi nước mới bắc qua một mảnh vườn mới, nó phun lên toàn nước sạch, xối xả, mạnh mẽ, khi tỉnh dậy, người tôi rất sảng khoái, và dường như tôi được mặc khải để suy ra điều rằng: Ống nước là h́nh tượng của ống xương hay hệ dây thần kinh, nó đang chứa chất bẩn và độc như phân. Sau đó sẽ trào vọt một nguồn nước sạch mới và ta sẽ khỏi bệnh.
Trong quá tŕnh bệnh tật, nhiều lúc quá đau đớn tôi đă từng muốn hờn trách, thậm chí nguyền rủa Thiên Chúa, nhưng tôi vẫn nghĩ đến h́nh ảnh của ông Gióp. Ngài bị bệnh bảy năm lở loét hôi thối đầy người, bị vợ con xa lánh có lúc không chịu được ngài khẽ trách Thiên Chúa “sao không để cho ngài được chết” tôi nghĩ tôi đă có được h́nh ảnh của ông Gióp để làm gương, vậy không thể nào lặp lại “dấu ngă ḷng” đó, v́ thế mà tôi vẫn cắn răng chịu đựng. Thêm nữa trong quá tŕnh bệnh tật, tôi tự ngẫm thấy ḿnh nhận được quá nhiều ánh sáng vinh quang của Chúa, mà không có Chúa trợ giúp và dẫn dắt, tôi không thể làm được. Trong thời gian đó tôi đă viết được hàng chục cuốn sách, gồm chuyên luận, truyện ngắn, trường ca… có những cuốn quan trọng như “Y hướng tính văn chương” – có hẳn một chương bàn về Thượng Đế, “Hành tŕnh nhận thức nhân loại”, “Hành tŕnh tâm linh nhân loại”, và trường ca thần học “ Ngước lên cao” – Tôn vinh Chúa và đức tin của con người. Tôi luôn nghĩ, vinh quang là món quà lớn nhất mà Chúa đă trao cho ta, th́ ta c̣n kêu ca về những đơn đau thể xác làm ǵ ?(!)
Vào dịp rửa tội – lễ phục sinh tôi xuất hiện trước mắt mọi người tinh tuyền, sạch sẽ. Và tôi chime nghiệm đó là món quà Chúa ban cho tôi: Vượt qua một cơ thể đầy rẫy bệnh tật u ám để phục sinh thành con cái Chúa trong một thân xác mới.
Thứ ba: Trước lễ rửa tội một tuần, bố tôi bảy mươi tuổi lâm bệnh rất nặng, tôi phải về nhà đưa cụ vào bệnh viện Việt – Xô cấp cứu. Ngay trong đêm đó, bệnh viện hội chẩn và quyết định mổ, sau ca đại phẫu lấy mật cho cụ, lúc 3 giờ sáng tôi trở về nhà, việc đầu tiên tôi mặc quần áo, leo lên gác xép, thắp 3 ngọn nến cầu nguyện Thiên Chúa ban phước lành để bố tôi vượt qua bệnh tật. Mỗi ngọn nến nhỏ hơn ngón tay út, được cắm vào chiếc đế bằng sứ màu nhỏ như đáy chén. Vậy mà tôi cho rằng một việc như phép lạ đă xảy ra, lúc gần 9 giờ sáng tôi tỉnh dậy, vẫn thấy một ngọn nến c̣n cháy. Như vậy một ngọn nến bé xíu, cùng một chút nến c̣n sót lại nơi đế chén đă cháy bảy giờ đồng hồ. Tôi nghĩ Chúa Thánh Thần đă ban cho tôi sự ấm ḷng, Ngài như muốn bảo: “ Ta cho con một dấu chỉ để con yên tâm”. Trọng bệnh của bố tôi dần dần b́nh phục. Vào ngày tôi rửa tội, tôi nghe, sang tuần bố tôi có thể xuất viện. Như vậy Chúa không chỉ cho bố tôi sức khỏe, cho gia đ́nh tôi b́nh an, mà c̣n cho tôi một đêm rửa tội an b́nh, thuận buồm, xuôi gió. Và tôi tự chiêm nghiệm rằng: với gia đ́nh và tôi, đây cũng là ân sủng phục sinh của phép nhiệm mầu vượt qua.
Nhưng tất cả hành tŕnh “vượt qua” để trở thành con chiên của Chúa đó được bắt đầu từ đâu? Lần lại hơn mười năm, nó được bắt đầu từ cái ngày tôi may mắn được gặp Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận. Một triết gia có nói “ Một ḥn đá đặt đúng chỗ có thể thay đổi hướng chảy cả một ḍng sông”, có thể nói Đức cha Nguyễn Văn Thuận là viên đá làm chuyển hướng ḍng sông cuộc đời tôi, đặc biệt Ngài khơi nguồn để ḍng sông tâm hồn tôi chảy từ trần gian qua miền đức tin hướng về nước Chúa. Nói chính xác hơn, cho đến nay tự thân tôi vẫn luôn đánh giá, việc gặp Đức cha Nguyễn Văn Thuận là “biến cố tha nhân lớn nhất cuộc đời tôi” (le plus grand événeement de l’antrui).
Ngài là người nhân ái nhất, trí tuệ nhất, nguyên tắc nhất mà tôi từng gặp. Và Ngài như một hạt men hùng hậu nhất đă gieo vào cuộc đời tôi, để triển nở thành một đức tin vô cùng mănh liệt. Đến nay, dù tôi sống vẫn c̣n nhiều vấp phạm, song tôi không bao giờ có thể mảy may nghi ngờ: “Chúa là sức mạnh lớn nhất trong tôi. Chúa là vinh quang lớn nhất cuộc đời tôi!”
Sự việc bắt đầu thế này. Trước kia tôi là sinh viên khóa VI của Đại học An Ninh, c̣n gọi là C500, đóng ở khu vực giáp khi Thanh Xuân, Hà Nội. Tôi học từ năm 1974, đến năm 1979 ra trường được phân về công tác tại cục “ Chống phản động” tức A16 thuộc Bộ Nội Vụ. Thời gian đầu tôi công tác tại pḥng “Dân tộc”. Sau bảy năm, số phận bắt đầu đưa đẩy tôi vào một sự sắp đặt mới, tôi được chuyển sang pḥng “Tôn giáo”. Mới về pḥng, tôi đă nghe anh em bàn tán về việc của Đức cha Nguyễn Văn Thuận. Nào là “ Ngài giỏi lắm, biết đến tám ngoại ngữ!” “Ngài nhân từ với mọi người!” “ Ngài bị cầm tù mà lúc nào cũng vui vẻ và tràn đầy hy vọng”… rồi tôi cũng được xem tập hồ sơ của Ngài. Cái ấn tượng đầu tiên của tôi là ảnh Ngài chụp chung với khoảng 200 tu sinh và thanh thiếu niên mặc toàn đồ trắng trên băi biển Nha Trang. Và cái tội lớn nhất của Ngài trong tập hồ sơ là: Thành lập “Tu hội Hy Vọng” và là thành viên của gia đ́nh “mũ rất to” là Ngô Đ́nh Diệm (Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa).
(c̣n nữa)
ladieubongg
member
REF: 675281
04/24/2014
14 Tháng 4 2014
Trong thời gian đấy cục tôi, do ông Hoàn Thành cục trưởng, ông Lam trưởng pḥng Tôn giáo có trách nhiệm quản thúc Đức cha Nguyễn Văn Thuận tại số nhà 23 phố Ḥa Mă. Sau mười năm công tác, tôi đă trở thành một cán bộ cốt cán nằm trong chỉ tiêu được nâng lên cao hơn, khi các ông cục trưởng và trưởng pḥng hỏi tôi về nguyện vọng, tôi đă trả lời: “Thưa các thủ trưởng, hiện nay tôi đă hoàn thành chương tŕnh học tiếng Anh khóa buổi tối, nay tôi theo học tŕnh độ C tiếng Pháp. Vậy nguyện vọng của tôi chỉ mong được hàng tuần gặp Đức cha Nguyễn Văn Thuận để tập nói tiếng Pháp”. Với tổ chức, nguyện vọng đó khá giản dị, v́ tôi không đ̣i thăng quan, tiến chức mà chỉ đ̣i học. Thế là tôi được cấp cục và cấp pḥng đồng ư cho gặp Đức Đức cha và tất nhiên tôi được ông trưởng pḥng sửa soạn cho lập trường tư tưởng, làm sao không để “đối tượng” cảm hóa ngược.
Vào một chiều đầu năm 1987 tôi đến số nhà 23 phố Ḥa Mă. Đó là một ngôi nhà so với điều kiện của người Việt thời đó, có thể nói là trên cả tiêu chuẩn của thủ trưởng. Ngôi nhà kiểu Pháp, mặt tiền khoảng 6 mét, phía dưới có hai pḥng. Pḥng ngoài để Đức cha ăn uống và sinh hoạt. Qua phần cầu thang đến pḥng thứ hai để cho hai cán bộ thường trực ở đó quản lư Ngài. Hai pḥng trên gác, pḥng phía ngoài với một mảnh tre màu xanh che phía trước dành cho Đức cha ở, c̣n pḥng thứ hai, có kê bàn ghế kiểu văn pḥng giành cho lănh đạo cục pḥng, đôi khi chỉ lănh đạo Bộ làm việc với Đức Cha.
Khi tôi ra, ngay cái nh́n đầu tiên chúng tôi đă mến nhau. Tôi th́ đă biết khá kỹ về Ngài, cùng danh tiếng của Ngài, c̣n Ngài th́ chí ít cần một người đối thoại, để cho vơi bớt cô đơn. Hôm thứ nhất Ngài c̣n hỏi tôi: “Nhà này thuộc phố nào?” Tôi không trả lời! Và tôi giữ nguyên tắc đó từ đầu đến cuối, nghĩa là tôi có thể rất chân t́nh với Ngài về phần con người, rất thành thật với Ngài trong các cuộc trao đổi, hỏi Ngài về các nhăn quan chính trị, xă hội hay tôn giáo, nhưng không đánh mất vai tṛ của một cán bộ có chức năng chuyên môn.
Hôm sau, Ngài dẫn tôi vào thăm pḥng Ngài. Ngài chỉ qua cửa sổ của lớp mành che nói rằng, phía bên kia đường phố chủ nhật nào cũng có các bà mặc áo dài đi lễ. Và Ngài nói, tôi có thể nh́n rơ biển quảng cáo trên các hiệu may để biết đây là phố nào.
Rồi sau hai giờ tập nói tiếng Pháp với Ngài, qua các cuộc trao đổi về mọi lĩnh vực, tôi có ra tận nơi Ngài tự nấu ăn. Ở phía sau tầng trệt. Ngài chỉ ra phía cổng sau, nơi có chiếc loa phóng thanh và nói: “Hỏi để thử anh Đức vậy thôi, c̣n sáng nào chiếc loa kia chẳng mở đầu bằng câu 'Đây là phường Ḥa Mă'
”… đó là những kỹ niệm làm quen đầu tiên của tôi với Đức cha.
Trong thời gian đó, để chống lại nỗi cô đơn không được làm phụng vụ, Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận soạn và viết khá nhiều sách, như cuốn từ điển tám thứ tiếng, sách học tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italia, Ngài viết sách và làm b́a bọc bằng các túi nilon đựng thực phẩm. Ngài tặng tôi một cuốn Lexikon. Từ vựng tiếng Đức – Anh – Pháp – Việt (cùng gốc – đồng nghĩa), học bằng b́a Osuimono – một thứ gia vị của Nhật Bản, với hàng chữ: “Avec mes meilleurs souhaits et mes sincères felicitations pour vos succcès en Frangais et en Anglais”, Hà Nội, 24, Avrie 1988.
Ngài c̣n tặng tôi cuốn sách học tiếng Đức “L‘Allemand sán peine” của tác giả A Chérel được bọc trong chiếc b́a cứng cùng khổ của một cuốn sách phụng vụ khác có tên là “Lé Actes du concile, Vatican II texts intégrou” Với hàng chữ đề tặng “Affeclueuse Souvenir, Hà Nội 20 –x-1988). Ngoài ra cho đến giờ tôi vẫn c̣n áy náy và ân hận, đó là việc mượn cuốn từ điển tám thứ tiếng tự soạn bằng chữ viết tay của Ngài về để nhờ anh bạn cùng lớp photocopy, nhưng anh này đă làm thất lạc mất sách của Ngài. Thật là một sự cẩu thả làm phí phạm bao công sức của Ngài. Tôi đă xin lỗi Ngài nhiều lần về việc này.
Hồi đó tôi cũng đọc một số trang Kinh Thánh và cùng đọc sách Kinh Phật, so sánh tôi thấy Đức Phật nói nhiều vấn đề khúc triết, trái lại Chúa Giê-su th́ nói những điều khá b́nh dị.
Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận từ tốn trả lời:"Đức Phật nói khúc triết v́ Ngài nói như một nhà triết học, một nhà thần học. Trong khi đó, Chúa Giê-su nói cách giản dị v́ Ngài là Chúa tể tạo ra trời đất, Ngài ở trên mọi người, và Ngài nói cách giản dị để mọi người thực hiện. Lời Chúa là bản chất của vũ trụ từ trong Ngài đi ra nên mạch lạc và giản dị, v́ Ngài là Đấng sáng tạo vũ trụ hiểu thấu mọi việc Ngài làm. Trái lại Đức Phật t́m cách kiến giải vũ trụ bằng sự giác ngộ của Ngài, v́ vậy Ngài phải dùng lời khúc triết."
Nghe xong sự giải thích của Đức cha, tôi thấy sự sáng tỏ, tôi bị chinh phục hoàn toàn chẳng hỏi thăm ǵ nữa.
Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận là người lúc nào cũng bày tỏ sự chân t́nh, kiên nhẫn và lạc quan. Hầu như lúc nào Ngài cũng hát, lúc xách một phích nước lên gác Ngài hát tranh thủ thời gian của vài bước chân, lúc nhặt rau Ngài hát tranh thủ một thời gian của một xoong nước bé tư bốc hơi, những bài ngài hát toàn là những thánh ca. Ngài có rất nhiều chuyện tiếu lâm, đời có, đạo có, và mỗi khi có dịp ngài lại kể ngay một chuyện. Mọi người ở quanh ngại đều thường bị tính t́nh, cách sống, trí tuệ uyên bác, Đức tin sâu thẳm của ngài cảm hóa. Riêng tôi, bị thấm nhiều ngài nhanh đến mức, chỉ sau vài lần tiếp xúc với ngài, khi tôi đến nhà vợ của chú em út, th́ cô em dâu dù rất xa lạ với Đức tin Ki-tô giáo, đă sững sờ thốt lên: "Anh Đức trông giống cha Đạo quá!". Tôi ngắm lại ḿnh, và tự hỏi, có lẽ ánh mắt ḿnh đă xa hơn, sâu hơn, bao dung hơn, c̣n phong thái th́ nho nhă đĩnh đạc hơn chăng mà "lật trang" thành một người khác hẳn? Và tôi hiểu tất cả ảnh hưởng vừa nhanh-vừa mạnh-vừa sâu đó được bắt nguồn từ Đức cha Phanxico Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
C̣n nữa...
ladieubongg
member
REF: 675321
04/25/2014
15 Tháng 4 2014
Đức Cha hay kể cho tôi nghe và xem ảnh cha-mẹ của ngài đang ở bên Úc. Ngài kể, vào mỗi dịp xuân về là ḷng ngài cồn cào nhiều nhất về nỗi nhớ cha mẹ. Trước giao thừa, ngài thường soi gương để xem khu ấn đường trên mặt có vết đen không. Ngài bảo, theo tướng mạo của người Hoa th́ khu đó thường biểu hiện cho cha mẹ, khu đó sáng sủa th́ cha mẹ vẫn tốt, c̣n vết đen th́ cha mẹ gặp chuyện chẳng lành. Và trước tết âm lịch năm 1988, ngài yêu cầu tôi, ngày tết hăy dẫn đứa con trai của tôi tới, để ngài được sống trong t́nh thương của những đứa trẻ vô tư.
Cơ quan tôi, ai cũng ngại trực đêm ba mươi tết, họ liền bảo tôi" Đức cha Thuận quư thằng Đức nhất nên cho nó trực đêm ba mươi để hai thầy tṛ tâm sự". Tôi vui vẻ nhận lời trực đêm ba mươi. Đức Cha có đưa tôi ít tiền mua thức ăn để hai thầy tṛ nhắm rượu đón giao thừa. Đêm đó, ngài lại nói nhiều về cha mẹ. Ngài thường nói một câu của Khổng Tử, đại ư rằng: Mỗi mùa xuân đến tôi vui v́ cha mẹ đă thọ thêm một tuổi, và cũng buồn v́ cha mẹ đă già đă yếu thêm một tuổi.
Đức cha c̣n cho tôi xem một lá thư của một người tên là Vinh th́ phải. Ông Vinh tuổi đă khá cao, là một phạm nhân phạm tội về kinh tế, một người trong thời gian dài được đưa vào tiếp cận để theo dơi Đức Cha. Nhưng rút cục cảm phục trước tài cao-đức trọng, Đức tin-nghĩa khí và sự ân cần của Đức Cha, mà ông đă thổ lộ với Đức Cha công việc theo dơi của ḿnh. Sau khi măn hạn giam giữ, ông Vinh trở về nhà, đă rửa tội, trở thành con cái Chúa. Và gửi thư cám ơn Đức Cha hết lời về ḷng tốt của ngài đă nâng đỡ ông, và sự giúp đỡ tài chính của ngài đă giúp ông xây được ngôi nhà.
Hết ca trực, sáng mồng một tết tôi về nhà, sau đó có dẫn con trai tôi là Nguyễn Hoàng Minh lên chào chúc tết Đức cha. Đến nơi, bố con tôi gặp anh Thanh phó pḥng cùng vài cán bộ nữa đi đến đó. Sau đó anh Thanh có trách tôi vi phạm nguyên tắc, đem người nhà, là trẻ con đến một nơi quan trọng như vậy. Nhưng v́ tôi đă chủ định giành cho Đức Cha một cơ hội t́nh cảm nhân dịp năm mới, nên chẳng thấy tiếc ǵ, cho dù có bị khiển trách hay kỷ luật.
Khoảng cuối năm 1987, Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận có đọc và mời tôi góp ư cho đơn kiến nghị ngài gửi lên chính phủ xin được trả lại tự do và làm mục vụ. Trong đơn, theo trí nhớ của tôi có ba phần chính:
1- Quá tŕnh và chức năng phụng vụ của ngài cho giáo hội Việt Nam.
2- Ngài xin được tự do để làm mục vụ, dù làm ở bất cứ đâu, trại hủi Quy Nhơn cũng được.
3- Ngài tŕnh những khúc mắc của ngài trong vai tṛ là một công dân, muốn giải bày và làm sáng tỏ các việc làm của ngài trước luật pháp cũng như lề luật hành chính của nhà nước.
Đơn của Đức Cha viết khá dài, tỉ mỉ và chu đáo về mọi đằng. Nghe xong, tôi chỉ góp ư với ngài: "Đây là lá đơn gửi lên chính phủ chứ không phải giáo hội, v́ thế ông nên đưa phần con người công dân lên đầu". Đức cha là người có tinh thần khiêm tốn và cầu thị, Đức Cha đồng ư với ư kiến của tôi. Đức Cha đă viết lại đơn kiến nghị theo tŕnh tự mới, lần sau ngài đọc lại cho tôi nghe, rồi mới gửi cho các ông lănh đạo. Trong thân tâm, kỳ thực tôi cũng thấy tự hào về việc này, v́ Đức cha là người uyên bác đến vậy, mà ư kiến của tôi vẫn được ngài chấp nhận, và đắc dụng cho ngài. Đơn kiến nghị gửi lên trên, khoảng một tháng sau th́ có những tín hiệu sáng sủa và tích cực. Một hôm, Đức Cha c̣n dẫn tôi sang pḥng ngài, khoe tôi một đôi giày da đen từ Úc gửi sang, ngài nói "khi được tự do ngài sẽ xỏ đôi giày đó". Ngài nói và khoe đôi giày trong ánh mắt vui vẻ hồn nhiên đến kỳ lạ. Hồn nhiên như một đứa trẻ được mút một que kem. Thấy ánh mắt ngạc nhiên của tôi, về một con người uyên bác chẳng thiếu thứ ǵ lại có thể có niềm vui về một đôi giày như vậy. Ngài hiểu liền và bảo" Trong cuộc sống nên biết kiếm niềm vui trong cả những điều nhỏ nhất. C'est la vie!"
Trước khi Đức Cha được tha, ngài ghi địa chỉ nhà tôi ở khu tập thể trường Trung cấp y tế Phúc Xa Hà Nội. Rồi cuối năm 1988, sau khi được tha, ngài đến thăm nhà tôi ba lần. Lần đầu tiên đến cùng cha Thomas Nguyễn Xuân Thủy. Lần hai đi cùng thầy Giu-se Nguyễn Quốc Hùng, người gọi ngài là ông cách rất tŕu mến và hướng dẫn đi theo con đường của đức tin đến độ xin vào học Chủng viện Hà Nội để phụng sự Chúa, và sắp thụ phong linh mục. Lần ba, Đức Cha tự đi xe đạp đến một ḿnh. Lần nào cũng vậy, sau khi Đức cha về, khu tập thể của tôi cũng xôn xao, họ nói "cái ông già đến nhà anh Đức làm ǵ mà vừa đẹp, vừa hiền hậu, mà vừa có uy đến vậy?!" Mọi người hỏi v́ suy diễn rằng, Đức Cha đi xe đạp chắc không phải người có chức quyền, nhưng sao trông ngài lại có uy đức đến vậy!
(C̣n phần cuối)
ladieubongg
member
REF: 675322
04/25/2014
15 Tháng 4 2014
Cuối năm 1988, sang đầu năm 1989 tôi bắt đầu nộp đơn xin chuyển ngành, lư do chính là, sau một loạt sự kiện hệ thống xă hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan vỡ, đặc biệt "sự kiện Mùa xuân Bắc Kinh" xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, rồi quân đoàn 27 tràn vào trộn máu thịt sinh viên bằng xích xe tăng, lúc đó Việt Nam coi "Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp" nhưng lại chiếu phim thời sự trong nội bộ để học tập cách đàn áp của Trung Quốc. Điều đó làm tôi không muốn ở cục "Chống phản động" nữa, v́ qua ngót mười năm làm việc, đọc nhiều hồ sơ, tôi hiểu hầu hết người dân lành đó không phải là phản động. Đôi khi, vài anh em bạn bè trong cục tôi vẫn thường bảo với nhau: Tại sao chúng ta thừa nhận Giáo Hội là hợp pháp, trong khi đó lại coi việc hành lễ hay rước lễ của họ là bất hợp pháp? Tại sao một linh mục hợp pháp cả về tư cách công dân, cả về tư cách mục vụ đă được nhà nước chấp thuận theo luật, vậy mà ông linh mục đi từ nơi này đến nơi kia lại phải xin phép?
Ngay việc của Đức cha F.X Nguyễn Văn Thuận thôi, nếu Giáo Hội mà ngài theo hợp pháp, th́ việc Giáo Hội đó tổ chức ra một hội đoàn "tu hội Hy Vọng" tại sao thành bất hợp pháp? Nếu bất hợp pháp sao không đưa người phạm pháp ra xử theo luật mà cứ tự tiện biệt giam?
Xin Chuyển ngành không được, tôi liền xin thôi việc. Việc này tôi cũng có kể với Đức cha F.X Nguyễn Văn Thuận. Sau khi đă nộp đơn xin thôi việc ba tháng, cơ quan vẫn không trả lời, tôi liền tự tiện bỏ việc, và sau đó bị gửi cho tờ quyết định kỷ luật v́ "vô kỷ luật không đến cơ quan".
Tôi xin việc vào công ty Dịch vụ dầu khí đóng ở Hà Nội. Sau khi kiểm tra tŕnh độ tiếng Anh của tôi, ông giám đốc tên là Nhậm đồng ư, và cử tôi vào TP Hồ Chí Minh nhận việc. Vào đó, sau lần thứ hai kiểm tra tŕnh độ tiếng Anh do người nước ngoài thực hiện, tôi được nhận vào làm việc tại công ty Shell đóng ở 21 Phạm Ngọc Thạch, với chân "Radio operator". Hồi đó, một cách tự nhiên, hàng tuần tôi thường đi dự thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà, nghe linh mục Khảm giảng lễ, một lần thấy cha giảng hay quá, tôi c̣n đợi hết lễ và sang tận nhà xứ gặp cha, khi nghe nói tôi ở Hà Nội vào, cha liền kể cha người Hà Nội di cư vào Nam thế nào. Tôi cũng có vài lần đi dự thánh lễ ở nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế, và nhà thờ Tân Định. Lần đầu tiên dự thánh lễ, tôi rất cảm động và khâm phục về tŕnh độ phản tỉnh cũng như mở ḷng với tha nhân qua hai h́nh thức "Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi mọi đàng!" Và việc "Anh chị em chúc b́nh an cho nhau", cúi phía trước, cúi phía trái, cúi phía phải chào nhau.
Sau đó v́ hoàn cảnh công ăn việc làm toàn cảnh chèn ép chướng tai gai mắt, thêm nữa, tôi đă bắt tay vào viết cuốn sách đầu tiên, v́ thế tôi thôi làm việc cho công ty "Dịch vụ dầu khí", chuyển ra Hà Nội.
Nhờ khoản tiền trung b́nh của công ty, tôi mua một căn nhà nằm sâu trong đất ruộng của khu Thanh Xuân, phía nam Hà Nội. Tôi ngừng đi lễ nhà thờ. Nhưng có một đêm tôi được một giấc mơ kéo vào thế giới của tâm linh, đại loại như có một cánh tay dẫn tôi đến một chân trời có tấm phông thả từ ṿm trời xuống, và có giọng nói, nếu tôi vén màn sẽ nh́n thấy thế giới ánh sáng ở phía bên kia. Tôi giơ tay vén màn th́ choàng tỉnh. Đêm thứ hai, sau đó vài ngày, th́ giấc mơ kéo tôi đến thẳng nhà thờ, và có giọng nói" hăy đi vào đường của tâm linh thiêng liêng".
Sáng hôm sau, không biết trời xui đất khiến thế nào, tôi mặc quần áo cộc chạy vào khu vực trong làng, và tôi đă nh́n thấy nhà thờ Phùng Khoang. Kể từ đó, sáng chủ nhật nào tôi cũng dậy từ 5h sáng để đi lễ nhà thờ Phùng Khoang lúc 6h sáng. Kể từ khi đi lễ, tôi đă luôn tự nhận ḿnh là con cái Chúa. Khi tôi bị mất chứng minh thư, phải lên công an thành phố làm lại, tôi đă ghi trong tờ khai phần "tôn giáo" là: Thiên Chúa Giáo. Nhưng công an tra sổ gốc, thấy tôi trước kia không tôn giáo nên họ vẫn ghi như cũ.
Sau đó tôi sốt sắng bày tỏ với linh mục Nguyễn Văn Long, cha xứ nhà thờ Phùng Khoang về việc xin rửa tội. Việc chưa xong, khi tôi lên bày tỏ với linh mục Cảnh thuộc nhà thờ Hàm Long. Sau đó cha Cảnh giới thiệu tôi đến nhà thờ Lớn gặp cha Nguyễn Xuân Thủy. Từ đó tôi ghi danh theo học lớp giáo lư dự ṭng từ tháng 10/2002 đến 19/4/2003 th́ rửa tội. Trong quá tŕnh học, tôi không nghỉ buổi nào.
Tối 19/4/2003, tôi được rửa tội để trở thành con cái mới của Chúa, cha Thomas Nguyễn Xuân Thủy rửa tội và sức dầu cho tôi, cha Ju-se Đặng Đức Ngân cho tôi chịu lễ ḿnh Chúa và máu Chúa bởi bánh thánh nhúng trong rượu nho, trước sự trợ giúp của người đỡ đầu là Jean Baptiste Nguyễn Ban, cùng sự làm chứng của nhiều người. Trước bàn thờ Chúa ở nhà thờ và bàn thờ Chúa ở nhà riêng, tôi đă hân hoan cảm tạ Chúa rằng: " Lạy Chúa! Hành tŕnh đi đến đức tin của con có cả ơn soi-ơn gọi-và ơn chọn, khởi đầu từ hạt men đầu tiên nơi cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận giờ đă dậy lên cả đống men trong tâm hồn con tràn ngập ân sủng đức tin của Chúa, trong Chúa và hướng về Chúa!"
Cùng với việc trở thành chiên mới của Chúa, giờ đây tôi đă là tác giả của hơn mười cuốn sách, trong đó có một trường ca "Ngước lên cao" viết cho Chúa và tặng Giáo Hội với lời đề tặng rằng: "Con xin dâng Chúa những ư thơ đẹp nhất, những lời thơ vô song, bằng toàn tâm-toàn trí-toàn bộ tinh hoa mà thể xác cùng linh hồn vắt kiệt thành. Bằng tất cả niềm tin và mọi niềm hy vọng". Đó là niềm hạnh phúc của vinh quang mà tôi luôn tâm niệm câu Chúa dạy: "Kẻ nào kiêu hănh th́ hăy kiêu hănh trong Chúa"
Tâm linh tôi lúc nào cũng thấu suốt một điều là: Chúa đă cho tôi Đức tin-soi-gọi-và chọn, và quà tặng vinh quang trong sáng tạo và lao động mang h́nh dáng của sứ mệnh thuộc về Đức tin đó. Và tất cả điều đó được mở đầu từ nhịp cầu đầu tiên chắc chắn và vĩ đại: Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận. Ngài là cuộc gặp gỡ con người lớn nhất của đời tôi. Bởi tay ngài mở ra cuộc hành tŕnh, mà tôi đă vượt qua cả chặng đường của đức tin để trở thành công dân-sống công lư của Nước Trời.
Xin Tạ ơn Thiên Chúa!
Và xin cám ơn Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận bằng sự hiệp thông chịu ơn thiêng liêng nhất!
Hà Nội 2/5/2003
Phao-lô Nguyễn Hoàng Đức
ladieubongg
member
REF: 676812
05/26/2014
Thánh lễ cầu nguyện cho công lư hoà b́nh: Mừng đón Nhạc Sĩ Tô Hải vào Hội Thánh Công Giáo
VRNs (26.05.2014)- Sài G̣n- “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”, đó là một lời trích từ bài giảng hôm qua, 25 tháng 5, của cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lư và Hoà b́nh tại Ḍng Chúa Cứu Thế Sài G̣n.
Vẫn như mọi khi, những ngọn nến lại được thắp lên để cầu nguyện cho một đất nước Việt Nam được thật sự hoà b́nh và phồn thịnh. Nhưng điểm nhấn của tối qua là niềm vui mừng của các tín hữu tham dự thánh lễ khi được đón chào một người anh em mới vào gia đ́nh Công Giáo, nhạc sĩ Tô Hải.
Tưởng cũng nên nhắc lại một vài nét về cuộc đời của nhạc sĩ này. Tên đầy đủ của ông là Tô Đ́nh Hải, sinh ngày 24 tháng 9 năm 1927 tại Hà Nội, quê ở Tiền Hải – Thái B́nh, hiện sống tại quận B́nh Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Tô Hải học nhạc lư và tham gia Ban đồng ca Saint-Joseph từ nhỏ, từng đoạt giải thưởng âm nhạc “Chim sơn ca” tại Rallye Kiến An của Hướng đạo sinh toàn Đông dương. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia vệ quốc đoàn, năm 1949 ông được kết nạp thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951 ông về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, ông làm trưởng đoàn.Từ năm 1961 ông về công tác tại Nhà xuất bản âm nhạc và mỹ thuật.
Tô Hải là nhạc sỹ đa phong cách, sáng tác nhiều thể loại như ca khúc, hành khúc, hợp xướng, nhạc kịch, nhạc phim, khí nhạc. Ngoài ra ông c̣n viết nhiều tiểu luận, và viết báo về âm nhạc.
Ông là một nhà cách mạng lăo thành, nhận được rất nhiều huân chương của Nhà Nước, như: Huân chương Chiến công hạng Nh́, Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
Sau khi từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông cho ra đời một cuốn hồi kư nổi tiếng được xuất bản ở Mỹ có tên Hồi kư của một thằng hèn. Cuốn sách này gây ra nhiều tranh căi và ngay sau đó đă trở thành một cuốn sách được t́m kiếm đọc nhiều qua Internet.
Tập hồi kư này được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ in ra năm 2009 dưới bản quyền của chính tác giả.
Một bài hát rất nổi của ông là “Nụ Cười Sơn Cước”. Trong đó có đoạn viết: “Tôi nhớ măi một chiều xuân.. chia phôi, mây mờ buông xuống núi đồi, và trong ḷng mưa hơn cả ngoài trời.”
Có lẽ ḷng của người nhạc sĩ tự gọi ḿnh là “thằng hèn” này đă “mưa hơn cả ngoài trời” vào tối qua. Cả cộng đồng đă chứng kiến cảnh nhạc sĩ Tô Hải xúc động như thế nào khi được quay trở về quê nhà Giáo Hội của ḿnh ở tuổi 87.
‘Trên chúng ta c̣n một thế giới lớn hơn’ giúp chúng ta dám đứng lên để nói điều phải và đúng
Người đỡ đầu cho nhạc sĩ Tô Hải, với vai tṛ nâng đỡ ông trong đời sống tâm linh là cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, cũng là linh mục giảng lễ hôm qua.
Chào đón nhạc sĩ Tô Hải vào gia đ́nh chung Công Giáo, và nói về những trải nghiệm của ông trước khi nhận phép rửa tội, cha giảng lễ phát biểu dựa trên bài đọc sách Thánh:
“Thần ô uế là ǵ? Là thấy điều đúng không dám nói, thấy điều phải không dám bênh. Hay gian dối, thấy sự thật không dám nói. Không phải ḿnh xấu đâu. Có những lúc ḿnh sợ….Tự nhiên có lúc được ơn trong đời, mà ḿnh thoát khỏi ḿnh, thần sợ hăi, gian dối, ích kỷ đi khỏi ḿnh. Khi đó ḿnh nhận ra Chúa Giêsu và vui mừng đi theo người. Bắt đầu t́m thấy niềm tin lớn hơn ḿnh và cứ con đường đó mà đi. Mỗi ngày thấy ḿnh sinh hoa trái thêm.”
Linh mục Mátthêu Phụng nói tiếp: “Hôm nay, chúng ta tụ họp nhau đông đúc, cầu nguyện cho công lư cho hoà b́nh, cho sự thật, cho quê hương, tôi trộm nghĩ không phải tất cả chúng ta đều mạnh đâu….chống lại như châu chấu đá xe. Nhưng tại sao lại có những con người dám đứng lên chịu bao bách hại chỉ để nói lên những điều ḿnh cho là phải và đúng.”
“Tại sao? Bởi v́ chúng ta nhận ra rằng: không chỉ cá nhân chúng ta với sức mạnh riêng tư mà trên chúng ta c̣n một cái lớn hơn bản thân chúng ta và các thế lực đang chi phối ở thế gian này.”
“Trên chúng ta có một thế giới mà chúng ta khám phá ra,“ vị linh mục nhấn mạnh: “đó là thế giới của Chúa Giêsu. Chúng ta vui mừng mà đi theo người.”
“Sự lành, sự chết, công lư, sự thật, không chỉ là cái máu anh hùng riêng tư của mỗi một người trong chúng ta mà nó là thế giới của Chúa.”
Một điểm rất đáng lưu ư nữa trong bài giảng này mà mỗi người trong chúng ta phải suy ngẫm một cách nghiêm túc và sâu sắc là thách thức nào đặt ra cho chúng ta trong thời đại này? Linh mục Mátthêu trả lời: “Thách thức thời đại ngày nay là với sự tiến bộ của thế giới ngày nay về mọi mặt, hỏi rằng tập thể cộng đồng xă hội của chúng ta có đủ sức để chấp nhận một thách thức, không phải là đi t́m chiến tranh, không phải là đi t́m đổ máu, nhưng là một cuộc đấu tranh hoà b́nh, v́ công lư, một cuộc đấu tranh v́ lẽ phải, trong sự hiệp nhất với tất cả những người thiện chí ở trên thế gian này. Thách thức này đặt ra trước lương tâm của nhân loại.”
“Và chúng ta tin rằng: cuối cùng lẽ phải và công lư và quyền sống của con người tuy có lẽ là nhỏ bé hơn người khác, tuy có thể là yếu hơn người khác nhưng không phải v́ thế mà người mạnh có quyền chà đạp quyền sống và nhân phẩm của người yếu.”
Chúng ta phải hướng đến một thế giới mà theo linh mục Mátthêu Phụng, là một thế giới mà con người ta không c̣n lệ thuộc vào sự bắt nạt của kẻ mạnh. Con người ta không c̣n phải cúi đầu trước những nguyên tắc và chân lư áp đặt, nguỵ tạo của kẻ mạnh.
Đặt ra câu hỏi: liệu chúng ta có thể làm được hay không, câu hỏi trên cũng đă từng đưa nhạc sĩ Tô Hải rơi vào t́nh trạng mất hết niềm tin, kể cả niềm tin vào sự thay đổi của dân tộc Việt Nam.
Nhạc sĩ Tô Hải, có niềm tin th́ ḿnh sẽ phấn đấu để sống cho đến ngày cái ác nó phải đi
Cũng nên nhắc lại về câu chuyện của người con Tô Hải và con đường đưa ông về với Mẹ Hội Thánh, với Chúa Giêsu.
Linh mục Phụng gọi ông là con người đă đi cho đến cùng con đường của ḿnh khi nhắc lại lời của linh mục quá cố Chân Tín: “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”.
“Ông Tô Hải đă khởi đi từ những cuộc cách mạng giải phóng con người, nhưng những cuộc cách mạng chính trị xă hội ấy của thế gian cũng giống như ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng: đang vui vẻ, tự nhiên ăn trái cấm vào và sự vui vẻ mất hết. Nhiều công tŕnh thế gian cũng giống như vậy.”
Sau một thời gian phát hiện ra con đường ḿnh đi cùng Đảng Cộng Sản Việt Nam là con đường sai lầm, ông Tô Hải đă muốn thoát khỏi nó nhưng vẫn e ngại, mà đúng hơn là lo sợ đến sự an nguy và sự nghiệp của bản thân và gia đ́nh. Ông giằng co trong cái sự mất niềm tin to lớn, cho đến khi tưởng chừng như tuyệt vọng. Ông từng tâm sự:
“Sự mất niềm tin càng bám tôi. Tôi quay lại và hỏi tại sao ḿnh không t́m ra một niềm tin ǵ? Một niềm tin mà ngày xưa ḿnh nghĩ nó trừu tượng quá, nó khó với tới quá, th́ ngay hôm nay, ḿnh thấy rằng có cái niềm tin đó, niềm tin mà tôi viết trong bài hát này (ông đang nói đến bài hát do ông sáng tác: Lạy Chúa Cứu Vớt Kẻ Lạc Đường), rằng tôi là kẻ lạc đường, nếu mà có được cái niềm tin th́ ḿnh sẽ phấn đấu để sống cho đến ngày cái ác nó phải đi.”
Và sự chuyển đổi này không bao giờ là dễ dàng. Nó được ghi dấu bằng một quá tŕnh đấu tranh kịch liệt trong ông mà về sau ông đă kể lại trong tập hồi kư của ḿnh.
Xin đăng lại đoạn mở đầu trong tác phẩm “Hồi Kư một thằng hèn” để bạn đọc có thể hiểu được đôi chút về chặng đường khó khăn ông Tô Hải đă đi qua và những đấu tranh nội tâm mà ông đă vượt lên để lấy lại niềm tin vào cuộc sống ở cái tuổi ngoài tám mươi.
“Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ng̣i bút của ḿnh sao vẫn c̣n rụt rè, vẫn c̣n lấp lửng. Mới biết ḿnh vẫn c̣n chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền ‘chuyên chính vô sản’ mà ḿnh từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con ḿnh sẽ phải chịu đựng những đ̣n thù bẩn thỉu của bầy dă thú đội lốt người, nếu chẳng may những ǵ ḿnh viết ra rơi vào tay chúng.
“Tôi thấy ḿnh cần phải sửa lại cuốn sách – từ cách viết, từ cái nh́n chưa đủ tinh tường về những sự kiện lịch sử – và viết thêm về những con người cần được nhắc tới, mỗi người là một mảnh gương nhỏ, nhưng gộp lại người đọc có thể thấy h́nh ảnh một thời đại.”
“Và viết thêm một chương ‘TÔI ĐĂ HẾT HÈN’!”
“Nhưng đă đến chưa, cái thời cơ có thể đưa cuốn sách mà tôi ấp ủ bấy lâu ra tŕnh diện người đọc? Vẫn c̣n chưa phải lúc chăng? Ngẫm ra, tuy viết là ‘Tôi đă hết hèn’, nhưng trong thực tế cái hèn vẫn c̣n đó, nó vẫn bám chằng chằng, như một bộ phận của cơ thể, cái sự ḿnh khẳng định với ḿnh rằng đă hết hèn mới chỉ là sự mạnh dạn với bản thân khi cầm bút mà thôi!”
“C̣n đấu tranh trực diện với cái sức mạnh tăm tối đang cai trị đất nước, ḱm hăm sự phát triển của cả một dân tộc là chuyện khác, không phải là điều ai cũng dám làm!”
Nhạc sĩ đón nhận Ánh sáng Chúa Kitô trong nghi thức Rửa Tội
ladieubongg
member
REF: 676813
05/26/2014
NỤ CƯỜI SƠN CƯỚC
Nhạc sĩ: TÔ HẢI
Ca sĩ: KHÁNH LY
ladieubongg
member
REF: 676853
05/27/2014
Kể từ 22 giờ ngày 25/5 Nhạc Sĩ Tô Hải đă có tên Thánh là PhanXiCô Tô Hải. Sau đây là lời phát biểu của ông sau Thánh Lễ:
Lời Cảm Tạ Chân Thành
Chưa đến một ngày trời mà tôi đă được hàng ngàn lời chúc mừng từ khắp nơi gởi tới qua Facebook, Email, Phone...
Thật là quá hạnh phúc khi cuối đời c̣n được nhiều người mến yêu và được làm con chiên của Chúa để có niềm tin vững chắc hơn, đó là, cái ÁC sẽ sớm bị xua tan, để có được sự b́nh yên trong trong tâm hồn, không c̣n đau khổ, tuyệt vọng v́ niềm tin vào chính ḿnh đă mất...
Một lần nữa, tôi xin cám ơn tất cả mọi người nhất là hàng trăm nhiếp ảnh gia, cameraman đă truyền nhiều tin và h́nh ảnh về đêm Lễ Rửa Tội của tôi
Saigon, Đêm 25/5/2014
PhanXiCô Tô Hải
------------------------
Vui mừng biết bao khi được biết nhạc sĩ Tô Hải đă mở rộng ḷng ḿnh đón nhận Thiên Chúa vào đời sống tâm linh của ḿnh.
Chân thành chúc mừng nhạc sĩ Tô Hải và thân quyến
hơn 2.000 người tham dự tại DCCT Saigon. Hàng đầu, thứ 3 từ phải sang là chị Dương thị Tân (vợ cũ của anh Điếu Cày Nguyễn văn Hải đang bị CSVN cầm tù)
đông đảo anh chị em Phật Giáo Ḥa Hảo cũng hiện diện trong ḍng người tham dự Thánh Lễ tại DCCT Saigon
ladieubongg
member
REF: 676875
05/27/2014
LDB lại mới nhận thêm email này nữa của một cựu thành viên NCD. Xin được chia sẻ với các bạn.
-----------------
Lá Diêu Bông thân mến !
Tối hôm qua Linh có đến Ḍng Chúa cứu thế để tham dự Thánh lễ rữa tội & thêm sức cho bác Tô Hải , rất là căm động . Nếu có thời gian LDB ghé thăm trang blog của bác ấy cũng có nhiều tâm sự rất hay .
Hôm nay Linh giới thiệu thêm một gương mặt khác cũng thú vị không kém . Ông là cựu đại úy quân lực VNCH , được mệnh danh là người tù thế kỷ với tổng cộng 37 năm tù - hơn cả ông Nelson ở Châu Phi nữa đó . Năm 75 đi căi tạo 5 năm mới được về . Đến năm 1982 , do ông tố cáo một số quan chức tỉnh Cà Mau nên bị bắt tù và bị xử án tử h́nh , sau giăm xuống c̣n chung thân . Ông mới được thả ra mấy tháng nay . Cha ông là người Công Giáo , mẹ ông th́ không có đạo . Ông cũng theo mẹ . Đến khi ở tù , ông chợt căm thấy cần phải trở về với đạo của cha ông , ông t́m các thầy ở tù chung để học giáo lư và ông thật sốt mến với niềm tin vào Chúa và ông nhận được rất nhiều ơn của Chúa ngay trong tù . Ông tâm sự : lúc 3 năm bị cùm chân trong biệt giam , sợi dây xích cùm chân ông có 90 mắc , ông đánh dấu 50 mắc xích theo chuỗi Mân Côi và ông lần chuỗi theo sợi xích cùm chân ấy . Tuyệt vời không LDB : chuỗi Mân Côi của ông lại là sợi dây xích cùm chân ông ! LDB nếu có thời gian vào chuacuuthe.com hoặc search Nguyễn Hữu Cầu trên google để đọc thêm về ông . Nhờ vậy ḿnh cũng cố thêm ḷng tin vào Thiên Chúa .
Linh vẫn nhớ đến LDB và các bạn bè thân yêu qua lời cầu nguyện hằng ngày .
Thân ái !
N N LINH
thuonghan03
member
REF: 676877
05/27/2014
HELO LDB
lâu quá không ghé vào thăm hỏi , truớc xin chúc ldb và g/đ vui vẽ và hạnh phúc , dạo này trung quốc phá quá à , nên chac mọi nguời vn không mấy ǵ để vui , hy vọng ĐỨC CHÚA VÀ BỀ TRÊN HIỂN LINH mang lại b́nh an cho nhân loại không riêng ǵ việt nam , chúc ldb hạnh phúc. thuonghan03
ladieubongg
member
REF: 676952
05/28/2014
Mến chào Thuonghan. Lâu rồi không gặp TH và LDB cũng vậy, càng ngày càng có nhiều việc phải làm hơn nên cũng không thường xuyên vào đây như xưa nữa.
LDB cũng mến chúc TH và các bạn ghé thăm luôn an vui.
ladieubongg
member
REF: 677460
06/05/2014
"SỰ THẬT sẽ giải thoát các con" (Ga 18, 38)
ĐHY Nguyễn Văn Thuận - Đời Tù Đầy
ladieubongg
member
REF: 677520
06/06/2014
ĐƯỜNG HY VỌNG
Một cuốn phim tài liệu tường thuật về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận và tác phẩm ĐƯỜNG HY VỌNG mà Ngài đă viết và sống trong thời gian bị tù đày cũng như trong suốt cuộc đời Ngài.
Đặc biệt trong đó có nhắc đến mối thâm t́nh rất cảm động giữa Ngài và cậu ruột của Ngài là Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
ladieubongg
member
REF: 677578
06/07/2014
Hơn 20.000 người Trung Hoa gia nhập Giáo Hội Công Giáo trong Mùa Phục Sinh.
Hơn 20,000 người đă được rửa tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc vào lễ Phục sinh năm nay. AsiaNews đă cho biết như trên hôm thứ Sáu 23 tháng 5.
Hầu hết những tân ṭng mới được rửa tội là người lớn. Bất chấp nỗ lực của chế độ Bắc Kinh muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Giáo Hội, số lượng người gia nhập Giáo Hội đang phát triển, mạnh.
Số liệu thống kê người rửa tội vừa kể chưa tính đến con số người được rửa tội trong Giáo Hội Thầm Lặng v́ những khó khăn trong việc thu thập thông tin.
Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, số tín hữu Kitô tại Trung Quốc đă lên tới 67 triệu người vào năm 2010, đứng hàng thứ hai sau Phi Luật Tân trong phạm vi Châu Á.
Hốt hoảng trước sự gia tăng nhanh chóng của Kitô Giáo, nhiều biện pháp bách hại đă được nhà cầm quyền Trung quốc đưa ra.
Mới đây nhất, vào ngày Lễ Lao Động 1 tháng 5, một ngôi thánh đường lớn ở Ôn Châu Trung Quốc đă bị chính quyền dùng xe ủi đất phá b́nh điạ. Ôn Châu là một thành phố ven biển có biệt danh là "Jerusalem của phương Đông" v́ có đông người Kitô giáo cư ngụ tại đây.
Thánh đường bị phá hủy đă được xây dựng trong 12 năm và tốn vào khoảng 30 triệu nhân dân tệ. Ban đầu chính quyền cho phép xây dựng ngôi thánh đường này và tháng Chín năm 2013 chính quyền địa phương c̣n ca ngợi ngôi thánh đường này là một mô h́nh kiến trúc tân kỳ
Khi ra lệnh phá hủy ngôi thánh đường, chính quyền cho rằng kiến trúc thánh đường đă to hơn gấp bốn lần diện tích cho phép. Tuy nhiên, anh chị em giáo dân ở đây nói rằng chính quyền muốn giới hạn ảnh hưởng người Thiên Chúa Giáo v́ số người tin ở Thiên Chúa đă tăng vọt trong những năm vừa qua. Số giáo dân chiếm 15% trong tổng số dân cư của thành phố.
Năm quan chức chính quyền địa phương liên quan đến việc trước đây đă cho phép xây dựng nhà thờ đang bị điều tra và một người đă bị bắt.
Thứ ba - 03/06/2014 22:13 (tin tức Giáo Hội Thế Giới)
ladieubongg
member
REF: 685431
10/01/2014
TÊRÊSA, VỊ THÁNH CỦA THỜI ĐẠI
(LỄ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU)
Toàn thể Giáo Hội hôm nay mừng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Ngài là một vị thánh vĩ đại trong Giáo Hội và là một vị thánh có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi người kitô hữu chúng ta.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta biết về ngài không phải là một vị thánh có tài giảng thuyết, cũng không phải là một đấng uyên thâm về tri thức, lại càng không phải là một nam nhi, mà là một phụ nữ, chân yếu tay mền, mới 24 tuổi xuân, 9 năm sống trong nhà ḍng, và lại là một tu sĩ ḍng kín.
Như vậy, xét theo phương diện con người, cuộc sống của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu cũng chẳng có ǵ là nổi nang, nhưng lại được Giáo Hội tuyên dương là bậc thây thiêng liêng, một vị thánh lớn và là bổn mạng của các xứ truyền giáo. Tại sao vậy?
1. Một con đường mang đậm nét thơ ấu thiêng liêng
Có lẽ cần phải nói ngay là: thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đă sống hết ḿnh, đă chu toàn bổn phận cách xuất sắc. Đă phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Sống giây phút hiện tại cách nhiệm mầu. Đă yêu và yêu hết ḿnh. Ngài đă không để một giây phút nào qua đi mà không sinh ích cho phần rỗi của ḿnh và ơn cứu độ nơi các linh hồn.
Quả thật, thánh nhân đă yêu Chúa bằng một t́nh yêu đơn sơ, chân thành như một em bé yêu cha mẹ. T́nh yêu của thánh nhân phát xuất từ tâm hồn, từ trái tim, nên không hề có chuyện được thua. Mọi chuyện ngài làm đều khởi đi từ t́nh yêu, v́ thế, nơi ngài: cứ yêu trước rồi làm sau.
Ngài luôn có một cảm thức rằng: nếu không yêu th́ có làm được những chuyện lớn lao cũng chỉ là vô ích. Nhưng nếu yêu, th́ không có ǵ qua đi mà vô hiệu cả.
Thánh nhân đă khám phá ra linh đạo của trẻ thơ, nên ngài đă sống trọn vẹn linh đạo ấy bằng tâm hồn thơ bé mà ta vẫn gọi là con đường thơ ấu thiêng liêng.
V́ thế, ngài đă nói: “trong Giáo Hội, con sẽ là t́nh yêu”. Thánh nhân đă để cho t́nh yêu của Chúa và tha nhân thấm vào từng thớ thịt, đụng chạm đến tận trái tim và thôi thúc ra từng lời nói cũng như hành động, nên v́ yêu, ngài đă đón nhận tất cả. Điều này đă được ngài thốt lên cách liên liên lỷ: “Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế “.
Cuộc đời của thánh nữ được thấm nhuần bởi câu nói của Đức Giêsu: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, th́ sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,3).
V́ thế, thánh nhân đă sống cuộc sống kỳ diệu với những triết lư thô sơ của trẻ thơ, nhưng lại uyên thâm và mầu nhiệm đối với bậc thông minh thượng trí. Đây quả là một khoa học thánh, khoa học của t́nh yêu.
Ngài đă âm thầm hy sinh trong sự khiêm nhường. Sẵn sàng hy sinh làm những việc tầm thường, vui vẻ khi bị chỉ trích, luôn nhường nhịn phần hơn cho chị em, đón nhận chị em như tiếp rước chính Chúa, kể cả những chị em không ưa ḿnh. Luôn vui vẻ, ḥa nhă với mọi người. Ngài luôn khước từ sự sung túc, an nhàn… luôn coi những hy sinh đó như những đóa hoa hồng dâng lên trước tôn nhan Chúa. Lại vui hơn khi gặp những nghịch cảnh. V́ thế, trong cuốn tự thuật của thánh nhân, ngài đă viết: “… con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu…. Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng ‘hành động nhỏ bé nhất mà do t́nh yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công tŕnh khác hợp lại với nhau’”.
Thật vậy: thánh nữ Têrêsa đă không bị tử đạo theo nghĩa đen, nhưng ngài đă cố gắng sống trung thành với Chúa, đơn sơ, khó nghèo, luôn coi ư bề trên là ư Chúa và sẵn ḷng đón nhận mọi thử thách v́ ḷng yêu mến Chúa và các linh hồn th́ quả là một cuộc tử đạo liên lỷ trong cuộc đời và nơi tâm hồn của ngài. Đây cũng chính là quan niệm các nhà tu đức hiện nay.
Thánh Têrêsa đă làm cho t́nh yêu của ḿnh được triển nở từng giây, từng phút trong cuộc sống của ngài. Ngài cũng không ngừng làm cho t́nh yêu đó được vươn xa đến tận chân trời góc biển bằng lời cầu nguyện. Chính nhờ linh đạo này, ngài đă trở thành vị thánh bổn mạng các xứ truyền giáo.
Bên cạnh đó, ngài cũng trở thành vị thánh của thời đại qua con đường thơ ấu thiêng liêng.
2. Nên thánh bằng con đường ấu thơ
Vẫn một t́nh yêu. Vẫn một trái tim. Vẫn một linh đạo của trẻ thơ. Và mầu nhiệm t́nh yêu trong các chiều kích đó được tô đậm.
Cuộc đời của thánh nhân chỉ vỏn vẹn có 24 năm, 9 năm sống đời đan sĩ, ấy vậy mà khi ngài qua đời không bao lâu, tinh thần của ngài đă nhanh chóng lan xa như vết dầu loang. Các phong trào của nhiều thành phần đă khám phá, yêu mến và đi theo tinh thần thơ ấu thiêng liêng của ngài.
Một khoa tu đức thật đơn giản và hiệu nghiệm. Đơn sơ mà giá trị. Tại sao thế? Thưa đơn giản là: chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương ḿnh và ḿnh yêu lại Chúa cách chân thành như con cái yêu cha mẹ ḿnh. Nếu cha mẹ không chấp lỗi con thơ, ngược lại các ngài lại rất thích sự hồn nhiên trong trắng của chúng th́ hẳn ta cũng vậy, không có ǵ là khác cả. Nguyen lư của ngài là: nếu trẻ em cần đến cha mẹ thế nào th́ chúng ta cần đến Thiên Chúa như thế. Nếu trẻ em tin tưởng tuyệt đối nơi cha mẹ thế nào th́ chúng ta cũng cần tín thác như vậy. Nếu trẻ em mong được bố mẹ yêu thương thế nào th́ chúng ta cũng khao khát nên thánh như thế.
Con đường nên thánh của ngài chính là con đường của thời hiện đại. Điều này đă được Đức Giáo Hoàng Piô XII, lúc đó c̣n là Hồng Y, trong chuyến viếng thăm nước Pháp để phong thánh và làm phép đến thờ kính ngài đă nói: “Hỡi Thánh Nhỏ, người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của người nhiều như cát biển sao trời… các nhà tiến sĩ luật học đă trở lại thiếu thời v́ học với người… Xin người hăy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi… Hỡi Thánh Nhỏ, người lớn lắm”. Và Đức Giáo Hoàng Piô X đă chỉ vào chân dung thánh Têrêsa và nói: “Đây là vị thánh lớn nhất thời hiện đại”. Chỉ 2 năm sau khi phong thánh, Giáo Hội nhận ra con đường tuyệt diệu của thánh nhân trong việc loan báo Tin Mừng, nên đă đặt ngài làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Đến ngày 19 tháng 10 năm 1997, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nâng ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh.
Như vậy, thánh nhân xứng đang trở thành vị thánh vĩ đại của thời đại chúng ta, bởi v́ con đường nên thánh của ngài là một con đường phù hợp với hết mọi người, từ già đến trẻ, từ trai đến gái, từ người giàu đến người nghèo, từ người có quyền lẫn thường dân… không ai mà không thể nên thánh được chỉ cần có t́nh yêu và yêu rồi làm… Bởi v́ t́nh yêu bao gồm mọi ơn gọi, t́nh yêu là tất cả; t́nh yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian.
3. Sống sứ điệp của thánh Têrêsa Hài Đồng
Sứ điệp mà thánh nhân gửi đến cho tất cả mỗi người chúng ta chính là con đường thơ ấu thiêng liêng, đó là: sống như trẻ thơ, không kiêu ngạo, không than trách, không bảo thủ. Luôn tin tưởng, tín thác và bán víu vào Thiên Chúa như trẻ thơ. Hăy trở nên bé nhỏ trong ṿng tay yêu thương của Thiên Chúa. Tất cả được thêu dệt bởi t́nh yêu. Khi yêu như thế, chúng ta được ở lại trong Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là T́nh Yêu (1x. Ga 4,16).
Thật vậy, nếu không có t́nh yêu, th́ dù chúng ta có làm những chuyện lớn lao kỳ vĩ đi chăng nữa, hẳn cũng không thể có chút giá trị ǵ. Nhưng nếu có t́nh yêu, th́ mọi chuyện b́nh thường sẽ trở nên phi thường v́: chỉ có t́nh yêu, mọi cơ năng trong con người của ḿnh mới có thể vận động và theo chiều hướng thuận, đồng thời phát sinh công hiệu.
Cứ yêu rồi thích làm ǵ th́ làm. Luôn hướng mọi chuyện về mục đích tối hậu là Nước Trời. Khao khát nên trọn lành trong từng giây phút. Làm mọi chuyện v́ ḷng yêu mến Chúa, dù là việc nhỏ nhất.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết noi gương thánh Têrêsa, luôn yêu mến Chúa và thi hành mọi việc v́ ḷng yêu mến Chúa và các linh hồn. Amen.
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Bông Đồng Thảo Nhỏ
Rực rỡ muôn hoa giữa đại ngàn
Là Bông Đồng Thảo Nhỏ phong lan
Ô ḱa Người chọn bông hoa ấy
V́ dáng đơn sơ, nét dịu dàng
(1 October - Kính dâng chị thánh Têrêsa)
LDB
ladieubongg
member
REF: 688071
11/14/2014
Suy niệm Tin mừng Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11
Hùng ca viết bằng Máu
Mỗi người chỉ có một cuộc đời, một lần sống, nhưng hơn thua nhau là biết sống khôn ngoan hay không. Cuộc sống không quan trọng ở chiều dài mà quan trọng ở chiều sâu. Ai cũng chỉ có một cuộc đời nhưng số phận có thể khác nhau.
Ai cũng chỉ có một lần sống, và cũng chỉ có một lần chết. Phải sống sao cho có ư nghĩa th́ cũng phải chết sao cho hợp lư. Có điều rất lạ: Trong Nhóm Mười Hai có đến 10 vị Tông Đồ tử đạo, chấp nhận máu đổ ra để minh chứng Đức Tin, trừ người-môn-đệ-Chúa-yêu là Gioan và người phản bội là Giuđa Ítcariốt. Rất phù hợp với Mối Phúc thứ tám: “Phúc thay ai bị bách hại v́ sống công chính, v́ Nước Trời là của họ” (Mt 5:10).
Chính Chúa Giêsu c̣n nói thêm để tái xác định và chứng minh: “Phúc thay anh em khi v́ Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hăy vui mừng hớn hở, v́ phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5:11-12).
Về số phận của những người công chính, Kinh Thánh cho biết: “Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực h́nh nào động tới được nữa” (Kn 3:1). Như vậy là họ được “bay” thẳng về trời, không phải qua Luyện H́nh. Ôi, chẳng c̣n hạnh phúc nào hơn nữa!
Và Kinh Thánh c̣n cho biết thêm: “Bọn ngu si coi họ như đă chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an b́nh. Người đời nghĩ rằng họ đă bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử” (Kn 3:2-4). Trong con mắt của người đời, họ là những người thua thiệt, là dại dột, nhưng thực ra họ lại được chính Thiên Chúa làm gia nghiệp đời đời. Tục ngữ Việt Nam cũng nói: “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”. Hai chữ khác nhau, chỉ đổi vị trí là đảo nghĩa ngay: “Cười người” thành “người cười”. Thể chủ động (cười) biến thành thể thụ động (bị cười). Việt ngữ độc đáo quá!
Sách Khôn Ngoan nói rơ: “Sau khi chịu sửa dạy đôi chút, họ sẽ được hưởng ân huệ lớn lao. Quả thế, Thiên Chúa đă thử thách họ và thấy họ xứng đáng với Người. Người đă tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong ḷ lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy. Họ sẽ xét xử muôn dân, và thống trị muôn nước. Và Đức Chúa sẽ là vua của họ đến muôn đời. Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật; những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Người, v́ Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn” (Kn 3:5-9).
Bức tranh cuộc đời của mỗi người đều được vẽ bằng những nét số phận, mỗi người mỗi khác. Cuộc đời của mỗi người cũng là những bài thơ với các thể loại và các vần điệu khác nhau. Cũng vậy, cuộc đời của mỗi người cũng là một bản trường ca với giai điệu khác nhau, âm thể khác nhau, tiết tấu khác nhau, ḥa âm khác nhau, kể cả giai kết cũng khác nhau, nhưng ư chính vẫn phải là bản nhạc yêu thương. Với các thánh tử đạo Việt Nam, bản nhạc đời của các ngài là bản hùng ca vô thường, không chỉ viết bằng những nốt nhạc của số phận mà c̣n viết bằng máu đào, tươi thắm màu tin yêu. Vâng, Chúa Giêsu đă xác định: “Không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh” (Ga 15:13).
T́nh yêu phải rỉ ra chất hy sinh mới là t́nh yêu đích thực. Chính cái chết lại khiến người ta hạnh phúc chứ không là đau khổ. Hạnh phúc không chỉ tăng lên theo cấp số cộng, mà c̣n tăng lên theo cấp số nhân: “Khi Chúa dẫn tù nhân Sion trở về, ta tưởng ḿnh như giữa giấc mơ. Vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn ră trên môi khúc nhạc mừng. Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán: ‘Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay!’. Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại! ta thấy ḿnh chan chứa một niềm vui” (Tv 126:1-3). Thật là quá đỗi kỳ diệu, ngoài sức tưởng tượng của con người. Chúng ta, dù là người văn hay chữ tốt nhất thế gian, cũng không thể dùng phàm ngôn mà diễn tả hết niềm hạnh phúc lớn lao như vậy!
Đau khổ càng nhiều th́ hạnh phúc càng lớn. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống văi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126:5-6). Đó là hệ lụy chắc chắn. Khi quá vui, v́ không c̣n biết diễn tả bằng cách nào khác, đôi khi người ta phải bật khóc, để những giọt mặn của niềm vui sướng tự do lăn dài, cả hồn xác ướt đẫm nỗi vui mừng khôn tả!
Thấm nhuần giáo huấn của Thầy Giêsu, Giáo hoàng Phêrô cho biết: “Nếu bị sỉ nhục v́ danh Đức Kitô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em” (1 Pr 4:14). Lạ hết sức, “bị sỉ nhục” mà lại là “có phúc”. Những người không có niềm tin Kitô giáo th́ không thể hiểu nổi!
Thánh Phaolô tâm sự: “Đức Kitô đă chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu. Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, th́ đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1 Cr 1:17-18). Cây Thập Giá là biểu tượng của đức tin, v́ thế mà những người bách hại Công giáo rất sợ, họ đă dùng Thập Giá để dụ người ta bước qua, nhưng vô ích đối với những người tin vào Đức Kitô – cụ thể là hàng trăm ngàn các vị tử đạo Việt Nam, đủ mọi lứa tuổi và đủ mọi thành phần – thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Thánh Phaolô dẫn chứng: “Có lời chép rằng: Ta sẽ huỷ diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. Người khôn ngoan đâu? Người học thức đâu? Người lư sự của thời này đâu? Thiên Chúa lại đă không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao?” (1 Cr 1:19-20). Những câu hỏi nhỏ nhưng không dễ trả lời chút nào, và cũng khó lư giải nếu không có loại t́nh yêu “khác người”. Thật vậy, “thế gian đă không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người, cho nên Thiên Chúa đă muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin” (1 Cr 1:21).
Thánh Phaolô cho biết: “Trong khi người Do-thái đ̣i hỏi những điềm thiêng dấu lạ, c̣n người Hy-lạp t́m kiếm lẽ khôn ngoan, chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. V́ cái điên rồ của Thiên Chúa c̣n hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa c̣n hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 1:22-25). Hai thái cực trái ngược nhau, v́ thế mà người đời không thể hiểu nổi cách lập luận như vậy, nhưng chúng ta may mắn có đức tin Kitô giáo, cho nên chúng ta có thể hiểu cái lư lẽ nghịch-mà-thuận đó – dù mức độ hiểu nhiều hay ít, khác nhau ở mỗi người.
Chúa Giêsu đă từng cảnh báo: “Hăy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền v́ Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết” (Mt 10:17-18). Lời tiên báo đó đă và đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, càng lúc càng có chiều hướng gia tăng. Thật đáng sợ với mưu mô thâm độc, nhưng đừng hốt hoảng, v́ Chúa Giêsu căn dặn: “Khi người ta nộp anh em th́ anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói ǵ, v́ trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói ǵ. Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10:19-20).
Bị người ngoài bách hại đă đành, những người tin yêu Chúa cũng chẳng yên thân với chính các thân nhân của ḿnh: “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. V́ danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10:21-22). Không hẳn là những người trong gia đ́nh hoặc trong ḍng họ sẽ nộp nhau hoặc ra mặt chống đối, nhưng có thể “bằng mặt mà không bằng ḷng”, họ bách hại nhau bằng nhiều cách tinh vi: Lườm nguưt, xa lánh, ghen ghét, mỉa mai, gièm pha, khích bác,… Kẻ nào “yếu bóng vía” th́ sẽ “lung lay” ngay!
Các thánh tử đạo Việt Nam cũng là con Rồng cháu Tiên, sinh trưởng trên dải đất nhỏ bé h́nh chữ S, ở một đất nước như chúng ta, có hoàn cảnh sống như chúng ta, hít thở không khí như chúng ta, ăn uống các loại ẩm thực như chúng ta,… thế nhưng các ngài đă viết nên bản Hùng Ca Tin Yêu bằng chính những giọt máu đào của ḿnh. Âm nhạc có những cung bậc khác nhau, cuộc đời của chúng ta cũng tương tự. Chúng ta không viết bản nhạc cuộc đời ḿnh bằng máu tử đạo, nhưng chúng ta có thể viết bằng cách khác, v́ sống âm thầm chịu đựng đau khổ v́ Chúa cũng là một cách tử đạo liên lỉ, có ích lợi cho chính ḿnh và các linh hồn. Cách nào cũng có mức độ khó riêng, chẳng cách nào dễ. Vấn đề là chúng ta có hoàn tất bản tổng phổ cuộc đời ḿnh hay không.
Trên đường lữ hành trần gian và sống cuộc sống gọi là đời thường nhưng lại lắm thứ nhiêu khê hơn chúng ta tưởng. V́ thế, chúng ta luôn cần phải cảnh giác nhiều thứ, cảnh giác không ngừng, cả tinh thần lẫn thể lư. Một trong các thứ cần phải luôn cảnh giác là những người chúng ta giao tiếp hằng ngày, như Thánh Phaolô đă nói: “Chơi với kẻ xấu, người tốt cũng ra xấu” (1 Cr 15:33).
Thật vậy, người Việt cũng có những cách nói tương tự: “Chọn bạn mà chơi”, hoặc “Gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng”. Sờ vào bùn đất th́ làm sao giữ cho tay không vấy bẩn? Sống trong môi trường ô nhiễm, mấy ai không nhiễm bệnh? Kẻ yếu th́ đừng ra gió!
Lạy Thiên Chúa, xin thêm ḷng tin cho chúng con (Lc 17:5) để chúng con đủ sức đi trọn đường trần. Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con, xin giúp chúng con luôn biết noi gương các ngài mà viết cuộc đời của chúng con bằng những nét tin yêu rơ ràng và dứt khoát. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
ĐÂY BÀI CA NGÀN TRÙNG / Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo VN tại Melbourne / Lễ CTTĐVN 2013
ladieubongg
member
REF: 688136
11/16/2014
(tt)
HÙNG CA VIẾT BẰNG MÁU
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 19/6/1988, tại Rôma, tức là lúc 15 giờ cùng ngày tại Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă long trọng tôn phong 117 vị chân phước tử đạo tại Việt Nam lên bậc hiển thánh, gồm 96 người Việt Nam và 21 vị thừa sai ngoại quốc.
300 năm bị bách hại với hơn 100.000 vị tử đạo, đủ cho mọi người thấy sự ác liệt thảm khốc cũng như sức chịu đựng bền bỉ kiên cường và ḷng trung thành đối với đức tin mà cha ông chúng ta đă lănh nhận và tôn thờ.
Các ngài cảm thấy hạnh phúc v́ thuộc về Chúa, các ngài hănh diện v́ là người Công Giáo, các ngài can đảm tuyên xưng danh Chúa và cương quyết giữ vững lập trường đức tin chân chính của ḿnh.
Trong hơn 100.000 vị tử đạo, có 58 Giám mục và Linh mục ngoại quốc thuộc nhiều nước như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Hà Lan, Ư, 15 Linh mục Việt Nam, 340 Thầy Giảng, 270 Nữ tu Mến Thánh Giá, 99.182 Giáo dân.
Trải qua ba trăm năm, với 53 sắc dụ cấm đạo dữ dội, Giáo Hội Việt Nam đă bị bách hại và đă biểu lộ hào hùng sức mạnh đức tin qua dọc dài lịch sử.
– Các Thánh Tử Đạo đă chịu đủ mọi cực h́nh:
Bị xiềng xích, lao tù,
bị tra tấn, bị bỏ đói, bị chém đầu, bị thắt cổ, bị bá đao, phanh thây, bị ḱm kẹp,
bị voi dày, bị thiêu sống, bị buộc đá thả trôi sông,
bị tống cổ ra khỏi nhà, làng mạc, sống vất vưởng trong rừng sâu nước độc.
Các ngài đă bị chết đói, chết khát, chết bịnh và bị dă thú ăn thịt…
Nhưng với sức mạnh đức tin, các ngài đă chiến thắng mọi thứ cực h́nh dă man.
Cho dù là gông cùm, xiềng xích, nhốt trong cũi, đánh đ̣n, đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng, thiêu sống, phân thây ra từng mảnh…các ngài chấp nhận tất cả nhờ đức tin mạnh mẽ.
Quả thật trên đây là những tấm gương anh hùng của các thánh tử đạo Việt Nam.
Tuy nhiên chúng ta luôn phải nhớ rằng tử đạo là một ơn đặc biệt Chúa ban cho một số người, nhưng bổn phận làm chứng cho Chúa th́ không dành riêng cho một ai.
Đă là Kitô hữu, chúng ta phải có bổn phận làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống của ḿnh.
Làm chứng một cách âm thầm nhưng không kém phần anh hùng như trường hợp của một giáo lư viên sau đây:
Vào năm 1934, cha Alexis đến truyền giáo tại vùng Đông Bắc Lybia. Nơi đây, cha được một sự cộng tác rất nhiệt thành của một giáo lư viên tên là Joan Cardina.
Cardina được gởi tới một làng ngoại giáo.
Ban đầu anh bị dân làng chống đối, nhất là các thầy phù thủy hầu như lúc nào cũng như muốn t́m cách giết anh cho bằng được.
Cuối cùng anh bị dân làng trục xuất, thế là anh phải cất một cái cḥi ở ven làng.
Những người có thiện cảm nhất với anh cũng không ai dám ghé thăm.
Thế nhưng anh vẫn can đảm tự ḿnh làm lụng vất vả, kiên tŕ cầu nguyện, đồng thời sẵn sàng chia sẻ phần thu họach ít ỏi với những người nghèo đói, cứu giúp họ thóat khỏi những cơn bệnh nguy tử bằng một vài lọai cây thuốc trong rừng.
Có lần, một ông già làng đến gặp anh và nói: ”Tại sao anh không chịu đi nơi khác, anh coi đấy, chẳng ai ưa anh, cũng chẳng ai muốn nghe cái thứ tôn giáo của anh”.
Cardina ôn tồn trả lời:”Thiên Chúa đă sai tôi đến đây, Ngài đă hy sinh mạng sống để cứu chuộc mọi người chúng ta. V́ thế tôi cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống ḿnh để các ông nhận biết Ngài. Tôi sẽ không rời bỏ nơi này bao lâu chưa có ai trở thành người Kitô hữu”. Thế rồi dân làng đành cho anh ở ĺ.
Mấy năm sau, Cardina bị bệnh sốt ác tính và anh đă qua đời tại đây.
Sau khi anh qua đời, dân làng cảm phục trước sự kiên tŕ của anh, đă tự ư đi t́m chỗ học đạo. Thế là một số giáo lư viên được gởi đến và chỉ sau một thời gian ngắn cả làng đều theo đạo.
Giáo Hội thời nào cũng cần những người dám sống đức tin, dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu, không đ̣i hy sinh mạng sống. Mỗi ngày chúng ta thường bị đặt trước những chọn lựa, trước thập giá của Chúa Giêsu y hệt như các vị Tử Đạo ngày xưa.
Càng có tự do, chúng ta càng dễ sa sút đức tin.
Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc vẫn là những tạo vật gây ra những bách hại êm ả nhưng khủng khiếp mà cuối cùng chúng ta cũng phải đối diện.
Ước ǵ chúng ta không để mất đức tin đă được mua bằng giá máu của bao vị thánh Tử Đạo Việt Nam, và ước ǵ chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy cho anh em đồng bào trên quê hương Việt Nam chúng ta. Amen.
Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
Bài giảng Lễ Kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam
của Đức Giám Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khảm
ladieubongg
member
REF: 716216
06/11/2017
Hàng triệu tín hữu đón chào Đức Thánh Cha tại linh địa Fatima
ladieubongg
member
REF: 716217
06/11/2017
Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima Và Thông Điệp Của Đức Mẹ
--------------
Lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima (tại VN) - Bài giảng của Đức Cha Khảm