cocxau
member
ID 49482
02/16/2009
|
Rượu từ A đến Y.
Rượu từ A đến Y
Nói đến rượu, người ta thường nghĩ đến những tác hại do nó mang lại. Điều này chưa hẳn đúng. Nếu sử dụng đúng cách, rượu sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn sẽ thấy rõ điều đó khi tham khảo các lý giải từ A đến Y sau.
A: A-xít acetic là một a-xít dễ bay hơi và quyết định đến độ chua của rượu. Chỉ cần một lượng nhỏ a-xít acetic cũng có thể làm tăng khẩu vị, mùi thơm và hương vị của rượu. Cho quá nhiều a-xít acetic có thể làm rượu chua như giấm.
B: B1, B3, B5, B6 là các vitamin có trong rượu vang đỏ, có tác dụng ngăn bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong vang đỏ còn có vitamin C, kẽm, a-xít lipoic...
C: Cân bằng là thuật ngữ được nhắc đến khi nếm rượu. Mùi vị của rượu vang phải cân bằng giữa các yếu tố: vị ngọt ( trái cây, đường) , vị chua , độ cồn và vị chát ( tannin, đối với vang đỏ).
Có rất nhiều hợp chất khác nhau ở trong rượu cồn, đặc biết là cồn ethyl, sản phẩm của quá trình lên men rượu. Hàm lượng cồn càng cao, rượu càng mạnh.
D: Điều độ: Các nhà khoa học đã chứng minh rượu có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nếu mọi người uống điều độ. Điều này có nghĩa là bạn nên uống với số lượng hợp lý và đúng thời điểm.
E: Ethanol: Còn được biết đến như ethyl alcohol, rượu ngũ cốc hay cồn uống. Hợp chất hữu cơ này là một loại chất lỏng, không màu, dễ bay hơi và dễ cháy. Ethanol có trong thành phần các thức uống chứa cồn.
G: Glycerol: Còn được biết đến với tên gọi là glycerine, một hợp chất có vị ngọt, như si-rô, là thành phần chính trong chất béo hay dầu. Một số lượng nhỏ chất này được tạo ra trong quá trình lên men rượu, đặc biệt là rượu nho và làm tăng độ ngọt của rượu thành phẩm.
H: Hại: Louis Pasteur từng tuyên bố: "Rượu là thức uống tốt nhất". Đó là do lượng cồn và độ a-xít có trong rượu ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, gây bệnh. Tuy nhiên, đó là khi người uống biết sử dụng rượu một cách hợp lý. Nếu không, rượu là tác nhân gây ra nhiều bệnh như: gan, tim mạch...
I: Italy: Ý là quê hương của nhiều vùng sản xuất rượu xưa nhất thế giới. Ngày nay, Ý vẫn là một trong những nước sản xuất rượu đứng đầu thế giới, chiếm xấp xỉ 1/5 sản lượng rượu thế giới năm 2005. Phần lớn, việc chế biến rượu ở Ý được thực hiện tại các nhà máy hiện đại.
K: Kim Sơn là một thương hiệu rượu nổi tiếng ở Ninh Bình. Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt. Bọt tăm rượu càng to, độ rượu càng cao.
Ngày trước, người ta đựng rượu trong các cò đất đậy bằng lá chuối khô. Rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt, rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp...
L: Lactic a-xit là một trong các loại a-xít góp phần tạo nên độ chua của một loại rượu. Loại a-xít này cũng có trong sữa. A-xít lactic có vị nhẹ hơn các a-xit khác được tìm thấy trong rượu, như a-xít malic chẳng hạn. Nhiều người làm rượu đã khuyến khích đổi a-xít malic có vị chát sang a-xít lactic bằng cách làm lên men loại a-xít này.
M: Methanol còn gọi là methyl alcohol, carbinol hay rượu gỗ. Trước đây, loại này được điều chế bằng cách phân huỷ gỗ, nay tổng hợp bằng hydro và carbon dioxide.
Methanol được dùng trong công nghiệp, đặc biệt làm dung môi hoà tan các chất vô cơ, hữu cơ hay chiết xuất các loại dầu. Để tránh nhầm lẫn với các loại dùng để uống, người ta cho chất màu xanh vào methanol nên gọi là cồn xanh.
Nếu sản xuất đúng quy tắc, lượng methanol có trong rượu ethyl phải thấp dưới mức cho phép. Nếu điều chế không đúng cách, thậm chí cho nhiều để kiếm lợi nhuận, hàm lượng methanol cao trong rượu rất dễ gây ngộ độc.
N: Nhạc: Có thể bạn không tin nhưng khoa học đã chứng minh, mỗi loại nhạc sẽ tăng cường vị giác cho loại rượu mà chúng ta đang thưởng thức. Theo đó, rượu đỏ bị tác động mạnh nhất bởi loại nhạc mạnh mẽ. Còn rượu trắng sẽ ngon hơn khi thưởng thức cùng nhạc vui nhộn, tươi trẻ.
O: Ô-xy hoá: Tác động của ô-xy lên các chất khác được gọi là quá trình ô-xy hoá. Quá trình ô-xy hoá trong rượu xảy ra khi chúng ta mở nắp chai rượu và không đóng lại cẩn thận. Nếu được bảo quản đúng cách, càng để lâu, rượu càng ngon. Một chai rượu có thể mở đi mở lại vài lần, nhưng chỉ cần một lỗ nhỏ trên nút chai cũng khiến ô-xy lọt vào, làm bay hương vị của rượu.
P: Phân loại: Có bao nhiêu loại rượu trên thế giới này? Đó là câu hỏi mãi mãi không có lời giải đáp, vì loại rượu mới liên tục ra đời. Tuy nhiên, thông thường chúng ta phân loại rượu dựa theo nồng độ cồn. Có ba loại chính: rượu vang: 7-14% nồng độ cồn, thường vào khoảng 12%, rượu mùi: khoảng 12 % rượu mùi: Khoảng 15- 75 %, thông thường dưới 30%: rượu mạnh: thường vào khoảng 30-55%.
Q: Quy tắc: Có một số quy tắc cơ bản mà người uống rượu nên nhớ. Đó là vang đỏ dùng cho các món thịt có màu đỏ như thịt bò hay cừu. Rượu vang trắng dùng để ăn cùng với các loại hải sản và thịt lợn. Nguyên tắc cơ bản này giúp thức ăn lẫn rượu đều ngon hơn.
R: Resveratrol có trong vang đỏ, được chứng minh là một chất chồng ô-xy hoá cực mạnh (gấp 20-50 lần vitamin C). Nó có tác dụng ngăn ngừa chứng đông máu, nguyên nhân gây đau tim, đột quỵ và ngăn ngừa bệnh ung thư.
S: Sức khỏe: Khoa học đã chứng mình rượu vang có ích cho sức khỏe như: làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ... nếu uống 100-200ml/ngày.
T: Tartaric a-xít: Một loại a-xit tự nhiên có trong nho góp phần tạo ra vị chua của rượu. Ngoài ra, còn có một số a-xít quan trọng không kém như: a-xít malic, a-xit lactic và carbonic.
U: Uống rượu không chỉ là đưa rượu vào miệng và uống. Bạn còn phải dùng mũi để ngửi mùi, mắt để nhìn màu và miệng để nếm. Rượu vang có rất nhiều mùi hương, nhưng nhìn chung được chia làm 5 mũi chính: trái cây, gia vị, cây cỏ và hoa, gỗ cùng các mùi khác. Rượu tốt không có mùi hôi và chua.
Màu sắc là dấu hiệu ban đầu để đánh giá rượu. Rượu tốt phải có màu sáng và trong.
Tránh uống rượu quá lạnh vì sẽ khiến vị giác tê cóng, không thể cảm nhận vị ngon của rượu. Tốt nhất, thử rượu ở 8-10 độ C.
V: Vang: Vang là một thức uống có cồn lên men từ nước quả nho hoặc một số trái cây khác. Vang đỏ được làm từ nho đỏ hoặc nho có màu sậm. Vỏ nho được dùng trong quá trình lên men và tạo ra màu rượu. Trong khi đó, vang trắng được làm bằng cách phan tách vỏ ra khỏi nho. Vì thế, vang trắng có thể làm từ nho đỏ hoặc trắng.
Sự khác biệt chính giữa vang đỏ và trắng là hàm lượng tannin. Tannin có phần lớn trong vỏ nhỏ nên vang đỏ chứa tannin cao hơn nhiều so với vang trắng. Ngoài ra, tannin còn giúp bảo quản rượu. Vì thế, vang đỏ có tuổi thọ cao hơn vang trắng.
Y: Yên Tử: Đến vùng đất Yên Tử, Quang Ninh, bạn sẽ có dịp thưởng thức chén rượu sóng sánh màu vàng hổ phách với hương vị nồng ấm, men say ngây ngất. Rượu mơ Yên Tử có vị chua, ngọt đậm đà khiến du khách có cảm giác lâng lâng, khoan khoái. Đặc biệt, rượu mơ Yên Tử rất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng chữa các chứng ho, khó thở, hen suyễn, làm mát gan.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|