rongchoi123
member
ID 57211
11/19/2009
|
Xây Nhà Máy Điện Nguyên Tử Có Nên Không?
Xin hỏi quí vị ở diễn đàn này, VN hiện đang có chủ trương xây nhà máy điện nguyên tử để cung cấp năng lượng cho đất nước. Việc này có nên không?
Vài ý của tôi:
Theo tôi biết trữ lượng dầu mỏ của VN không lớn (còn thua cả Thái Lan) nên dầu mỏ đào lên bán rồi cũng hết, than đá thì mấy chục năm nay xuất lậu bán cho TQ với mức không thua gì tiêu thụ trong nước (nay mới chấn chỉnh, nên than đá cũng hết hơn nữa nó ô nhiễm ghê gớm.Thuỷ điện thì làm ăn ẩu tả, phá rừng vô tôi vạ đảo lộn sinh thái lại gây ngập lụt chết nhiều người còn hơn cả bão lớn.
Vậy thì điện nguyên tử là tốt nhất, lại không ô nhiễm???
Nhưng chi phí rất lớn ai chịu, với trình trạng tham nhũng như hiện nay thì cái giá phải trả về tiền bạc có lớn không? Hay thành con nợ suốt đời?
Với cơ chế điều hành, tổ chức như hiện nay thì khi xảy ra sự cố như vụ
Chec-nô-bưn ở Nga sô thì ai đứng ra chịu trách nhiệm hay là chỉ nói chung không đâu vào đâu rồi huề cả làng như vụ bão lụt chết dân vừa qua?
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
thuonghan
member
REF: 499610
11/19/2009
|
CHÀO CHỦ NHÀ
NẾU VN LÀM ĐƯỢC G̀ CHO DÂN ĐÓ LÀ 1 ĐIỀU HAY,C̉N VẤN ĐỀ THAM NHŨNG TH̀ BẤT CỨ CHỔ NÀO TRÊN TRÁI ĐẤT,NHƯNG MỔI NƠI MỔI KHÁC, THÍ VỤ Ở VN TH̀ TỪ TRÊN XUỐNG DUỚI ,C̉N DÂN TA HỌC THEO TÂY ,NHƯNG XÀI LUẬT TA ,THẾ MỚI CHẾT ,NÓI RA TH̀ CHẾT ,KHÔNG NÓI TH̀ LÀ SAO LẠI KHÔNG NÓI. CHÁN LẮM NÓI HOÀI KHÔNG HẾT ,THUONGHAN
|
|
nguoihaiphong1
member
REF: 499636
11/19/2009
|
Chào cả nhà.
Nguoihaiphong không dám nói là nên hay không xây nhà điện nguyên tử mà chỉ cùng bàn luận thôi.
Hiện các nước phát triển đang có xu hương khai thác điện từ nguồn năng lượng tự nhiện và năng lượng tái tạo chứ không phải là điện hạt nhân, có một số nước c̣n có kế hoạch loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân ở nước họ, v́ chi phí cho nhà máy điện hạt nhân là vô cùng tốn kém. Và có ảnh hưởng xấu rất lớn đến môi trường.
Giá thành điện nguyên tử bao giờ cũng đắt hơn giá mà người ta công bố. V́ giá thành uran để làm nhiên liệu cho nhà máy điện ngày càng đắt đỏ cộng với việc đầu tư xây dựng cơ sở ban đầu rất nhiều tiền phải tới hàng tỉ đôla. Đó là c̣n chưa tính đến chi phí để xử lư rác nguyên tử. Vấn đề này đến nay ở các nước có nhà máy điện nguyên tử vẫn chưa giải quyết được, v́ người ta phải lưu giữ rác trong hàng trăm ngh́n năm. Chi phí vào việc này cũng rất lớn.
Thứ hai trên thế giới này, tất cả các nước có nhà máy điện nguyên tử đều không có bảo hiểm. Bởi không có một doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân nào lại sẵn sàng bảo hiểm hoàn toàn cho điện nguyên tử. V́ vậy người bảo lănh là nhà nước. nghĩa là khi có sự cố th́ cả xă hội phải nai lưng ra mà chịu. Không ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có thảm họa xảy ra. Một vấn đề khác là nhu cầu nước cho các nhà máy điện nguyên tử để làm lạnh các ḷ phản ứng là cực kỳ lớn. Mà nếu lấy nước ở một nơi th́ cũng đồng nghĩa với việc sẽ thiếu nước ở nơi khác.
Về con người th́ việt nam hiện rất thiếu chuyên gia hạt nhân. Nếu xây dựnh nhà máy điện hạt nhân th́ việt nam phải đào tạo hàng trăm chuyên gia để vận hành nhà máy điện hạt nhân, chi phí đào tạo và trả lương cho những chuyên gia này cũng rất lớn.
|
|
ototot
member
REF: 499637
11/19/2009
|
Vào ngày 5 tháng 2 năm 2009, đă có một ông Tiến Sĩ tên Nguyễn Quốc Anh thuộc Cục An Toàn Bức Xạ và Hạt Nhân đă đăng một bài góp ư nên hay không nên, với đầy đủ những khiá cạnh cuả vấn đề.
Chuyện chuyên môn, ta nên để những nhà chuyên môn bàn, chắc tiện hơn. Vậy ai muốn t́m hiểu, xin bấm vào đây, download bài về mà đọc thay v́ ḿnh là dân thường, không nh́n thấy hết được mọi vấn đề đâu!
Có điều tôi vưà đọc câu mở đầu, thấy "Cách Mạng Tháng Mười", thấy ông Lê Nin, với công thức cuả ổng là "Chủ Nghiă... = Chính Quyền Xô Viết + Điện..." th́ e rằng đă có quyết định nên rồi, có bàn thêm cũng như ... không!
Thân ái,
Đây là vài câu mở đầu chụp lại nguyên xi nó đă như thế này!
|
|
lynhat
member
REF: 499692
11/20/2009
|
Góp ư cùng bác Rongchoi123,
Ở "Miệt Dưới" này có quặng mỏ "uranium" rất nhiều có thể đứng hàng thứ nhất trên thế giới, nó dùng làm bom nguyên tử hoặc dùng vào Xây Nhà Máy Điện Nguyên Tử. Họ bán ra thế giới thu ngoại tệ vào cho đất nước.
Ở đây, dân chúng phản đối chánh phủ dùng "uranium" cho Nhà Máy Điện Nguyên Tử.
|
|
rongchoi123
member
REF: 499872
11/20/2009
|
Cám ơn các bạn đã góp ý.
Tôi có người thân ở Tuy Hoà, Ninh thuận nay nghe nói sắp xây nhà máy điện nguyên tử nên sợ quá, tính chuyện bán nhà đi chỗ khác ở.!!!
Góp ý của mấy bác cũng giống ý tôi. Trình độ phù thuỷ cao tay ấn thì mới đùa với lửa được còn non tay thì chết cháy.
|
|
taolao
member
REF: 499875
11/20/2009
|
Theo cá nhân tôi th́ không nên. Chuyện này mấy ổng đă sắp xếp tươm tất đâu vào đấy hẳn hoi rùi. Có nên hay không cũng chỉ là thăm ḍ ư kiến cho có lệ mà thôi.
|
|
yeucahat
member
REF: 499894
11/20/2009
|
Theo tôi th́ nên làm, rất nên làm, v́ làm cái càng lớn càng dễ "kiếm" tiền. Dù cho nó có đắp chiếu giữa chừng cũng mặc.
|
|
binhminh01
member
REF: 499903
11/20/2009
|
Đúng rồi, nên làm.
Làm để cán bộ Nhà nước sống nữa chứ. Hễ có dự án, có công tŕnh, có tiền của công rót xuống ḿnh mới có cơ hội cắt xẻo, chấm mút được chứ. Làm không xong, ta lại phá đi, làm dự án mới. Có dự án mới lại có thêm tiền. Càng nhiều càng tốt.
Ai chết mặc kệ.
...........
hơi lạc đề tí, nhưng xin kể một câu chuyện vui có thật:
lúc tui mới ra đi làm cơ quan Nhà nước, trưởng pḥng của tui có tŕnh xếp duyệt xây một bức tường rào. Xếp ok, chi 10 triệu (số tiền này hồi đó khá lớn). Trưởng pḥng giao anh em làm bức tường chỉ hết 3 triệu. Xong việc, ổng mời anh em bữa rượu, c̣n lại đút túi hết. Tức cười là hễ mỗi lần có băo, ổng lại kêu mấy anh em nữa đêm chạy ra đạp đổ bức tường để "mai kiếm tiền nhậu". Xếp dư sức biết băo có làm đổ thiệt hay không nhưng vẫn cứ chi như thường. Cứ vậy, có năm cũng bức tường đó được xây đi xây lại 3-4 lần. Anh em nói nhỏ với nhau: trời băo ai lo không biết, mấy chả nghe băo càng khoái!!!
Không biết bức tường đó bây giờ c̣n hay không nữa...
|
|
rongchoi123
member
REF: 501241
11/25/2009
|
QH chấp thuận xây hai nhà máy điện hạt nhân
Nhiều người lo ngại vốn đầu tư xây nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ nhiều hơn 12 tỷ USD.
Quốc hội Việt Nam chấp thuận xây hai nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, với chi phí trên 12 tỷ USD, hoàn tất trong giai đoạn 2014-2020.
Tỷ lệ phiếu thuận tại Quốc hội là 77%. Số đại biểu bỏ phiếu chống là 39 người, trong khi 18 người không biểu quyết, tin trên báo Việt Nam đưa.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được xây tại xă Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Hai tổ máy công suất 2000 MW sẽ hoàn tất trong giai đoạn 2014-2020.
Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xă Phước Hải, huyện Ninh Hải. Thời điểm khởi công chưa rơ. Chính phủ sẽ phải tŕnh Quốc hội chi tiết về dự án trước khi khởi công.
Việt Nam sẽ chọn công nghệ ḷ nước nhẹ cải tiến, một kỹ thuật hạt nhân, theo báo trong nước, “đă được kiểm chứng, với độ an toàn, hiệu năng cao".
Số tiền đầu tư, khoảng 200.000 tỷ đồng (12 tỷ USD) mới chỉ là “ước lượng”, theo tin trong nước. Một khi có báo cáo đầu tư, chọn được công nghệ, chỉ định nhà thầu, khi ấy chi phí của dự án sẽ rơ hơn.
Cho đến nay chưa ai biết chính xác hai nhà máy điện hạt nhân sẽ tốn hết bao nhiêu tiền.
Theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, 12 tỷ USD đầu tư cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chiếm tới nửa ngân sách nhà nước. Và nói thêm, đây chưa phải là chi phí toàn bộ.
“Đó là khi ta chọn công nghệ ḷ phản ứng thế hệ hai,” ông Thuyết nói trong một cuộc tranh luận tại hội trường Quốc hội. “Nếu chọn thế hệ ba phải là 16 tỷ USD. Thế hệ ba cộng c̣n đắt hơn nữa. Ngân khoản này chưa tính tới yếu tố trượt giá.”
Một số đại biểu lo ngại tốn phí thực tế sẽ cao hơn nhiều so với dự tính của chính phủ. Theo họ “hầu như tất cả công tŕnh trọng điểm quốc gia trong nhiều năm qua đều đội vốn.”
Có đại biểu đặt câu hỏi Việt Nam sẽ lấy đâu ra tiền khi vốn đầu tư xây điện hạt nhân chiếm hơn một nửa dự trữ ngoại hối của quốc gia. (hiện là 22 tỷ USD)
Nhân lực, nguyên liệu
Bên cạnh vốn đầu tư, nhiều đại biểu lo ngại về t́nh trạng thiếu nhân lực trầm trọng trong lĩnh vực điện hạt nhân.
Việt Nam sẽ phải dựa gần như hoàn toàn vào nước ngoài, theo một số đại biểu, từ nhân lực, nguyên liệu, vốn đầu tư (75-85% phải vay), cho đến thiết bị công nghệ.
Theo đại biểu Đinh Xuân Thảo, hiện cả nước chỉ có khoảng 70 chuyên gia được đào tạo từ thời Liên Xô cũ, nay đang già yếu.
Trong khi báo cáo của Chính phủ nói rằng để vận hành hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (với 4 ḷ phản ứng) cần tới 600-800 người. Ông Thảo nói, theo tính toán của ông, cụm hạt nhân ở miền Trung sẽ cần đến 1.200 chuyên gia.
Vấn đề t́m nguồn nguyên liệu ổn định chạy ḷ phản ứng cũng đă được các đại biểu mang ra mổ sẻ. Theo ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu tỉnh Lạng Sơn, khi đi vào hoạt động, hai nhà máy điện hạt nhân cần đến 900 triệu USD mua thanh nhiên liệu. Và nói thêm, “đây mới chỉ là khởi đầu.”
“Sau đó cứ 18 tháng phải mất 320 triệu USD để thay thế các thanh này.” Rồi ông Thuyết đặt câu hỏi về tính ổn định của nguồn nguyên liệu: “Uranium của thế giới sắp cạn, nếu họ bán giá cao ta có chịu nổi không?"
Một số đại biểu nói đến giới hạn của các mỏ quặng uranium trên thế giới. Họ cho rằng trong khoảng 100 năm nguyên liệu này sẽ cạn dần.
“Khi uranium cạn kiệt, sẽ trở nên khan hiếm và đắt chẳng khác nào vàng đen. Dựa hoàn toàn vào nhiên liệu nước ngoài rất nguy hiểm,” đại biểu Nguyễn Trung Nhân quan ngại.
Trong bản giải tŕnh trước Quốc hội, ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương cho rằng điện hạt nhân là "lựa chọn thích hợp" cho Việt Nam, khi nguồn than đang cạn dần, mỏ dầu sắp hết, năng lượng thay thế chưa t́m ra.
(trích từ BBC)
Số ít phản biện, chẳng ai nghe! Thôi mấy vị cứ bấm nút Yes rồi con cháu trả tiền vậy!!!
Mà thật ra rongchoi123 cũng thông cảm cho mấy vị đại biểu, vì mấy vị đã được "gợi ý" trước rồi.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|