mai77
member
ID 63695
09/24/2010
|
NGÔ THÙ DU làm hạ huyết áp
Hôm nay là ngày thứ 7 - ở nhà rảnh rỗi nên đọc sách về Y học.Thấy trong đó có bài thuốc dễ t́m,có khi có ngay trong vườn nhà mà chữa trị bệnh rất hữu hiệu,lại không bị phản ứng phụ.
Mai chụp lại 1 số bài gửi cho các bạn cùng đọc để tham khảo nhé,biết đâu lại giúp được cho ai đó.Nhất là những người cao tuổi.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
thanhvan4177
member
REF: 566865
09/25/2010
|
Em à! thuốc này tiệm thuốc Bắc này chỗ nào cũng có phải không?
|
|
mai77
member
REF: 566870
09/25/2010
|
Chị Vân ơi,ở tiệm thuốc Nam đó. Có thể ở các tiệm thuốc Bắc họ cũng bán chị ạ.
Chị có Bị HA cao không? Nếu chị cần th́ em sẽ hỏi để mua gửi cho chị nhé.
Thương,em Mai
|
|
rongchoi123
member
REF: 566885
09/25/2010
|
Không phủ nhận là thuốc làm từ hoa lá, cây cỏ th́ không có phản ứng phụ (hầu như đều như vậy tuy không phải 100% là như vậy). Nhưng vấn đề là bạn ra tiệm thuốc bắc hay nam bạn có mua đúng được thứ như bạn cần hay không?
Sau khi bạn đă mua được thứ mà bạn cần th́ vấn đề chất lượng, vệ sinh nó có bảo đảm hay không. Ai có đọc báo ở VN th́ có thể biết đến mấy cái phóng sự về sản xuất buôn bán thuốc bắc hay nam th́ biết.
Chất lượng: không ai quản lư cả. Hiện nay, cây cỏ, hoa lá sau khi hái lượm thu hoạch rồi người ta dùng lưu huỳnh sao tẩm vào để được tươi lâu hoặc sao tẩm chất độc hại hóa chất vào để thuốc sau khi phơi khô nó không bị mốc. Bởi thế có những hủ thuốc phơi khô để vài ba năm cũng không mốc dù điều kiện bảo quản rất tệ với nhiệt độ của miền nhiệt đới.
Ai có dịp vào Chợ Lớn, nếu thâm nhập điều tra vào mấy vựa thu mua cây cỏ để làm dược thảo th́ sẽ thấy hết sự kinh khiếp của nó.
Dĩ nhiên các lương y tự tay ḿnh làm để bán cho bệnh nhân th́ có thể có uy tín hơn, nhưng giá đắt thường ở trên trời. Hoặc cũng chính họ ra tiệm mua về làm lại mà không biết đă bị tẩm hóa chất độc hại.
Và cũng dĩ nhiên mấy tiệm thuốc họ cũng có một ít loại sạch chỉ dùng cho thân nhân người quen đặc biệt nào đó thôi.
Bởi thế dù biết thuốc làm từ cây cỏ là tốt nhưng ít ai dám dùng là vậy.
|
|
mai77
member
REF: 566897
09/25/2010
|
Nghe bạn Rongchoi123 nói về mấy vựa thuốc người ta ướp ǵ ǵ cho khỏi mốc đó mà hăi nhỉ,cái này M hông có được biết.
Họ nhà Ngoại của Mai có 1 ông Lang,gọi là Ông Lang NGọc nổi tiếng ở Hải Pḥng về tài khám,chữa bệnh bằng thuốc Nam. Từ ngày M c̣n nhỏ đến khi trưởng thành,khi nào cũng thấy pḥng khám,chữa bệnh,bắt mạch,cắt thuốc của ông đồng nghịt người,có đến phải xếp hàng lâu lắm mới đến lượt,có khi phải chờ từ sáng đến chiều.Nhà ngoài và nhà ông liền kề nhau,họ Vũ cũng chỉ quanh cái Làng đó rất là đông,trong họ,nhà ai cũng trồng đầy vườn những cây mà được gọi là vừa làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày,vừa làm thuốc chữa bệnh nếu cần.Mai được nghe ông bà ngoại và ông Ngọc chỉ bảo cho rất nhiều cách dùng những cây thuốc để chữa bệnh. Trong họ hàng nhà M cũng trồng nhiều loại cây,họ có những cách chữa bệnh mà khiến cho bác sỹ phải bất ngờ nhé,rất ít khi dùng thuốc tây đấy ạ!
Chút nữa Mai sẽ giới thiệu cùng các bạn 1 số cây dễ trồng trong nhà ,có thể trồng trong cả hộp xốp ,những cây đó rất hữu hiệu trong 1 số bệnh thông thường mà chúng ta hay gặp,những cây đó làm gia vị trong các bữa ăn rất tốt.
VD 1 trường hợp thế này:
cách đây 1 năm,Cu Cầu cháu của M bị cảm,toàn thân co giật,người sốt trên 41c,mắt trợn ngược lên,một bên chân và tay cứng đơ,trường hợp như vậy mà đưa đi bệnh viên ngay th́ e không kịp...Bác Trưởng của Mai tức là ông Nọi của cu Cầu lập tức đứng tè ngay 1 băi vào miệng cháu,sau đó đặt lên người lấy lá con khỉ giă ra đắp chán,dùng gừng tươi giă ra lấy nước xoa bóp toàn thân,khoảng 20 phút sai thân nhiệt của cu Cầu dịu đi,được xoa bóp toàn thân nên tay và chân bị cúng mềm ra,rồi nhà đưa cháu đến bệnh viện,bác sỹ cho thuốc uống 3 ngày hồi phục.Lạ nha....M nghĩ khiếp quá,nước tiểu của người lớn ..kinh....Mai chưa quên chưa hỏi bác xem nước tiểu có những tác dụng ǵ? nhưng bệnh của cu Cầu là do cảm phong hàn đấy.
Cám ơn anh Rongchoi đă cho M biết thông tin về việc ướp thuốc không đảm bảo vệ sinh và không an toàn cho sức khỏe nhé>
Thân mến, Mai77
|
|
vitbuocno
member
REF: 566922
09/25/2010
|
Cảm ơn mai về bài thuốc hay này nha, Vịt thấy nh́u người bị bệnh này lắm, mà chưa nghe công dụng của cây này bao giờ, bi giờ mới bít, xin được copy lại để có ǵ phổ biến cho bà kon bít thêm nha, cảm ơn mai, chúc mai vui nh́u.
|
|
rongchoi123
member
REF: 567045
09/25/2010
|
Cám ơn cô Mai đă cho biết một chuyện thú vị: nước tiểu người lớn chữa bệnh được!
Đây là lần đầu tiên rongchoi nghe như vậy. C̣n nước tiểu trẻ em nhất là trẻ sơ sinh chữa bệnh được là chuyện thường thấy (nước tiểu trẻ này gọi là đồng tiện). C̣n nước tiểu người lớn (lăo tiện????) th́ thật t́nh là không có khoa học ǵ. Có lẽ ông bác đó bí bách quá làm liều nhưng lại thành công chăng?
Mà nước tiểu trẻ em người ta dùng chữa bịnh th́ cũng bỏ phần đầu, chỉ lấy phần giữa. Điều này cũng có khoa học v́ phần đầu khi nước đái của nó phọt ra kéo theo chất bẩn bám quanh niệu đạo hoặc qui đầu (cũng như ṿi nước máy lâu không dùng th́ khi ta mở ṿi lượng nước đầu tiên nó bẩn hoặc hơi đục hơn lát sau mới trong) Sau đó th́ mới sạch, c̣n phần cuối th́ là phần cặn trong thận hay tiết niệu nên cũng bị coi là không sạch. Bởi vậy theo rong choi biết th́ bên đông y người ta khuyên chỉ dùng phần giữa của nước tiểu trẻ em.
Chuyện này làm rongchoi nhớ lại hồi thập niên 80 có lưu hành cuốn "niệu liệu pháp" bán cũng khá chạy sau đó bị mấy vị bác sĩ phản bác nhà nước cấm lưu hành nên biệt tích luôn.
|
|
mai77
member
REF: 567047
09/25/2010
|
Vịt ơi,Bạn cứ lấy đó để thêm chút hiểu biết về bệnh và cách pḥng ,chữa,nhà Mai toàn người bị huyết áp thấp thôi,xong đọc cuốn sách này M thấy cần cho nhiều người biết các pḥng chữa tức thời sẽ giảm đi những rủi ro không đáng có ở những người cao huyết áp bạn ạ
Chúc Vịt chủ nhật vui nha!
ANh Rongchoi123 mến!
Chuyện nước tiểu của trẻ em dưới 12 tuổi c̣n gọi là Đồng Tiện chữa được 1 số bệnh như bệnh hậu sản ở phụ nữ mới sinh con và 1 số bệnh về cảm mạo.
Phụ nữ sau khi sinh bị hậu sản,buổi sáng sớm dùng 1 ly nước tiểu và 1 củ nhánh gừng tươi,uống rền từ 1 đến 3 tháng.
c̣n nước tiểu người lớn gọi là "luân hồi tửu"Trong y học cổ truyền, nước tiểu có vị mặn, tính hàn (lạnh), có tác dụng chữa hàn nhiệt, đầu thống (đầu đau nhức), ho lâu mất tiếng, chủ yếu dùng chữa các chứng sốt rét, bổ âm, giáng hỏa, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngă hay bị thương, bị đánh người thâm tím"." nh́n như là loại luân hồi tửu này là của chính ḿnh dùng để chữa bệnh cho ḿnh th́ sẽ tốt hơn"
Chuyện Cu cầu được ông cho dùng nước tiểu của ông là hôm đó không có đứa trẻ nào để nhờ lấy nước nên ông dùng luôn của ông..h́ h́...Xong hiệu quá bất ngờ đó nha.
( sưu tầm)
Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, học tṛ của cố GS-TS Đỗ Tất Lợi, cho biết trong nhân dân có sử dụng nước tiểu trẻ em (đồng tiện) lúc c̣n ấm, ngày uống 200ml, uống liên tiếp trong 3 tháng th́ phụ nữ sau khi đẻ gầy yếu, ho, sốt, thổ huyết th́ da dẻ sẽ hồng hào.
Lương y Nghĩa, lưu ư: "Cũng có người sử dụng nước tiểu của người lớn hoặc của chính ḿnh nhưng yêu cầu người ấy phải có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật. Nhưng tốt hơn hết nên uống theo sự kiểm tra kỹ của người có kinh nghiệm. Bởi nước tiểu từ máu lọc mà ra, mà máu đi khắp cơ thể nên trong nước tiểu có đủ các chất do các cơ quan máu đă đi qua bài tiết ra nên có đồng thời những chất cặn bă của chuyển hóa. Trong cùng một cá nhân, thành phần nước tiểu sáng, chiều, lúc no đói, mùa nóng lạnh cũng khác nhau. Cho nên khi dùng nước tiểu không thể tùy tiện mà cần phải kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe, tiến triển bệnh tật của người cho nước tiểu".
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư kư Hội Duợc liệu TP HCM cho biết, khoảng 20 năm trước, phong trào sử dụng nước tiểu chữa bệnh đă từng rầm rộ tại TP HCM nhưng sau đó lắng động. Như lương y Nghĩa, lương y Bảy cho rằng việc áp dụng tùy thuộc vào quan điểm và kinh nghiệm chữa trị của từng người, chỉ sử dụng nước tiểu của đồng nhi khỏe mạnh v́ hệ tiêu hóa của các em thuần, miễn dịch tốt, không nhiễm tạp chất, lấy theo phương cách bỏ khúc đầu, khúc cuối, lấy khúc giữa dùng để sao tẩm thuốc (hương phụ tiện chế).
Lương y Nguyễn Bá Minh, pḥng khám Tuệ Minh (quận 5) cảnh báo: "Nước tiểu người lớn có nồng độ muối cao nên uống vào chẳng khác ǵ uống nước muối, sẽ làm tăng nguy cơ giữ lại nước cho cơ thể, gây biến chứng phù nề, cao huyết áp, suy tim… Đă có trường hợp thiếu hiểu biết bỏ qua phác đồ điều trị của Tây y, tự ư uống nước tiểu của chính ḿnh và uống vô tội vạ mà phải nhập viện với các triệu chứng đau dạ dày, suy thận, choáng váng do ngộ độc amoniac và nhiễm khuẩn. Có khi bệnh tiến triển nặng vô phương cứu chữa…"
|
|
mai77
member
REF: 567059
09/25/2010
|
Hôm nay M giới thiệu với các bạn 1 số cây trồng quanh nhà,vừa làm rau thơm để chế biến thức ăn,vừa làm thuốc để chữa bệnh.
Lá Lốt - Vị Thuốc Của Dân Gian
Lá lốt có thể dùng chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay,bệnh phong tê thấp,bệnh gout và 1 số bệnh khác nữa.
Lá lốt không chỉ là vị thuốc dân gian mà c̣n là món rau và gia vị ngon miệng. Mâm cơm có bát canh Lá lốt nấu với thịt nạc băm nhỏ hoặc nấu với tôm khô đă kích thích dịch vị, ăn xong thấy người khoan khoái dễ chịu.
Lá lốt c̣n là một vị thuốc chữa bệnh mà nhân dân gọi là bệnh Phong thấp. Những năm 1999 - 2000, tôi thường bị sưng, đau khớp gối và bả vai, nhất là khi thời tiết có biến động bất thường như giông băo, áp thấp hoặc lúc chuyển mùa. Tôi đi bệnh viện khám, bác sỹ cho chụp điện rồi kết luận là bị viêm khớp, cấp cho các loại thuốc uống như Diclofenac, Sinh tố C, Sinh tố B6, Actisô… Uống hết thuốc, gối tôi bớt sưng đau nhưng một thời gian sau, nó lại tham gia “dự báo thời tiết” như trước. Đôi ba người khuyên tôi cần phải dùng thuốc đặc trị của Mỹ, Pháp… Thuốc đặc trị th́ đắt tiền, tôi đă nghỉ hưu, bảo hiểm y tế không thanh toán nên tôi nghĩ phải t́m về nguồn thuốc là cây, cỏ, hoa, lá mà nhân dân ta thường dùng, có khi lại hiệu nghiệm hơn thuốc Tây cũng nên. Rất may, tôi được người mách dùng cây Lá lốt. Lúc đầu tôi mua lá tươi, nấu canh ăn hàng ngày, canh hơi ngai ngái nhưng thấy thích v́ khớp dễ chịu. May hơn nữa, tôi được bà thông gia vào thăm con ở Lâm Đồng mang ra biếu một bịch to cả rễ, cây và Lá lốt mà bà đă phơi khô, sao vàng, tôi chỉ việc đun uống như uống nước trà hàng ngày. Uống được hơn 20 ngày tôi thấy khớp bớt sưng, vận động, đi lại thoải mái nên rất phấn khởi. Cho đến nay (năm 2004) tôi chưa thấy đau trở lại, hàng ngày đi tập thể dục, đi bộ b́nh thường và chẳng để ư đến nó nữa.
T́m hiểu thêm, tôi biết được một số người nữa cũng chữa phong thấp như tôi đều đă khỏi. Hai năm về trước, ông Vơ Đức Tiến (ở C12 tổ 91 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội), cũng đau khớp vai trái, dùng cây Lá lốt cả rễ, thân, lá phơi khô sao vàng sắc uống cũng đă khỏi bệnh hoàn toàn. Sách của GS. Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng đề cập đến cây Lá lốt, thành phần hoá học: có tinh dầu, hoạt chất khác chưa rơ. Nhân dân dùng chữa chân, tay đau nhức; nếu kết hợp với rễ cây như: rễ Bưởi bung, rễ cây Ṿi voi, rễ cây Cỏ xước, tất cả thái nhỏ sao vàng, mỗi vị bằng nhau 15g khô, sắc với 600ml nước cô c̣n 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Lá lốt là vị thuốc dễ kiếm, ở Hà Nội, ra bất cứ chợ nào cũng mua được Lá lốt; ở nông thôn càng dễ kiếm hơn v́ nó mọc hoang khắp vườn. Nếu ai bị chứng bệnh như đă nói trên th́ cứ thử chữa bằng cây Lá lốt xem sao! Tôi chắc rằng bạn sẽ khỏi bệnh. Đây là bài thuốc dân gian quư báu, rất rẻ tiền, thậm chí không mất tiền, lại không có phản ứng phụ. Điều cần lưu ư khi dùng cây Lá lốt để chữa bệnh Phong thấp là cần kiêng kỵ món rau Nhút (rau Rút hay nấu với canh Cua Khoai sọ).
Đặng Tuyết Nhung
Nguonsong (trích từ caythuocquy)
Cả cây lá lốt gồm rễ, thân, lá, hoa, quả được dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, đau ḿnh, lưng gối nhức mỏi, nôn mửa. Dược liệu được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, rồi sao qua, trước khi dùng. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác:
- Rễ và thân lá lốt (20g), dây đau xương (10g), rễ thầu dầu tía (10g). Tất cả cắt ngắn, phơi khô, sắc với 400ml nước c̣n 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 7 - 8 ngày.
- Lá lốt (20g), thiên niên kiện (12g), gai tầm xoọng (16g). Sắc uống trong ngày.
- Lá lốt (20g), cỏ xước (20g), cẩu tích (20g), hy thiêm (20g), rễ sy (16g), rễ quít rừng (16g), cà gai leo (12g), thiên niên kiện (12g), sắc uống (Trạm y tế xă B́nh Nguyên, Kiến Xương, Thái B́nh).
Hải Thượng Lăn Ông có bài thuốc chữa nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng rất công. hiệu gồm lá lốt, lá thanh yên, lá chanh, lá ráy, tía tô (mỗi thứ một nắm nhỏ). Lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giă nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, rồi giă nát các dược liệu trên đắp vào. Băng lại. Mỗi ngày đêm thay thuốc một lần.
Ngoài ra, lá lốt phối hợp với quả cà dại hoa trắng, giă nát, lấy nước bôi chữa ong ḅ vẽ đốt; ṿ với lá khế và lá đậu ván trắng, lấy nước uống chữa say nấm độc, rắn cắn; sắc uống với cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ gai tầm xoọng, lá đa lông, mă đề chữa phù thũng.
Món ăn ngon từ lá lốt:
300 gam Thịt nạc heo ,hoặc thịt ḅ băm nhuyễn,1 củ hành tía khô,1 chút bột nêm,hạt tiêu...trộn vào nhau,Lá lốt chọn lá to,rửa sạch trải lá ra và cho thịt băm trộn cùng gia vị vào cuốn tṛn cho vào chảo dầu sôi 180c chiên,mùi thơm sẽ bay khắp xóm ,c̣n ăn th́ ngon truyệt...
Lá lốt c̣n làm được rất nhiều món,như bún ốc,ốc sáo chuối,ếch sáo chuối, Nước rau cải bắp luộc cho 1 trái cà chua cùng 1 củ gừng nhỏ,4 cái lá lốt vào th́ nước rau sẽ tuyệt ngon đấy các bác ạ.hoặc khi bị cảm cúm ăn cháo hành,tía tô,lá lốt sẽ nhanh giải cảm,nếu cần nhanh hơn th́ uống nước lá lốt,tía tô sống nhé.
Nhà bác nào có đất thừa về trồng cây này nhanh nhé,dễ mọc lắm,nhất là chỗ nào đất xốp lại râm mát,cây sẽ mọc như cỏ,leo khắp nơi,tha hồ ăn.
|
|
mai77
member
REF: 567063
09/25/2010
|
Ơ,đây là cây rau ngải cứu...ḿnh nh́n nhầm tưởng cây Đinh Lăng...định giới thiệu về cây đinh lăng,thôi,giờ nói về công dụng của cây ngải cứu trước vây heng!
Ngải cứu là một cây thuốc được trồng rất phổ biến, c̣n có tên gọi là ngải diệp, thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải cao. Tên khoa học là Artemisia Vulgaris L., thuộc họ cúc Asteraceae.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp. Nhân dân thường dùng ngải cứu chữa chảy máu chức năng tử cung (băng huyết, lậu huyết, bạch đới ở phụ nữ tử cung lạnh), đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều… Cùng với hương phụ, ích mẫu, ngải cứu cũng là vị thuốc thường dùng chữa bệnh phụ nữ.
Trị bệnh GAI CỘT SỐNG bằng NGẢI CỨU
- Nguyên liệu: Rau (hay cỏ ǵ đó) ngải cứu, dấm nuôi, mănh vải thưa,
mỏng, mềm bằng sợi cotton.
- Cách chế biến: * Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát.
* Dấm nuôi đun thật nóng.
- Cách điều trị: Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mănh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giă nhiễn vào dấm nuôi đă đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá tŕnh xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.
- Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.
Tuy đơn giản, nhưng khó thực hiện v́ phải duy tŕ độ nóng cho thuốc.
Ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng
Khi thời tiết thay đổi, người bệnh viêm mũi dị ứng rất hay gặp các triệu chứng khó chịu như hắt hơi; nghẹt mũi; chảy mũi trong, có khi đục, chảy mũi thường xuyên. Ngoài dùng thuốc tây y, c̣n có một bài thuốc từ cây ngải cứu cũng giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khá hiệu quả.
Xin giới thiệu đến bạn đọc phương pháp sử dụng cây ngải cứu trong điều trị viêm mũi dị ứng theo tư vấn của Lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP.HCM).
Cây ngải cứu vừa có hoa, hái lá về phơi trong bóng râm mát, nơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ đến khi khô (không phơi ngoài nắng làm giảm chất lượng ). Tán nhỏ lá khô hoặc ṿ bằng tay liên tục đến khi tơi mềm, loại bỏ gân lá, lấy giấy cuộn thành điếu thuốc, dồn chặt đều, dán hồ để khỏi bung, gấp hai đầu kín để dành dùng dần.
Cách sử dụng: mỗi ngày làm một lần, lúc sáng sớm hoặc buổi tối sau bữa ăn. Đốt điếu thuốc hơ lên các huyệt 1, 2, 3, 4, 5 (huyệt số 1 là huyệt nằm giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của hai con đường kéo từ chót hai vành tai lên; huyệt số 2 và 3: nằm trước và sau huyệt số 1 khoảng 2cm; huyệt số 4 và 5: nằm hai bên huyệt số 1, cách mỗi bên ra 2cm).
Cách hơ: Hơ cách da đầu 1,5 cm, cảm giác dễ chịu, ấm dần một lúc đến khi nóng nhiều đổi sang huyệt khác, luân phiên hơ đều, thời gian từ 15-30 phút. Khi hơ, một tay cầm điếu thuốc, một tay ép tóc sát da đầu để tránh cháy tóc.
Liệu tŕnh: Từ 10-15 ngày rồi nghỉ 5-7 ngày là một liệu tŕnh. Nếu sau một liệu tŕnh có kết quả, nên tiếp tục cho đến khi khỏi. Nếu kết quả ít hay không giảm nên chuyển dùng phương pháp khác hoặc kết hợp thêm thuốc uống. Thường sau một liệu tŕnh đă thấy kết quả.( nguồn: Bacsi.com)
Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.
Ngải cứu
- Ngải cứu c̣n gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc ASTERACEAE (COMPOSITAE). Ta dùng lá có lẫn một ít cành non phơi hay sấy khô làm vị thuốc mang tên Ngải diệp (lá ngải).
- Ngải cứu là một vị thuốc rất phổ biến, thông dụng cả trong Đông y và Tây y, nó được đưa vào sách Dược điển của nhiều nước trên thế giới, và được coi là mẹ của các loại cây nhờ công dụng y học thần bí của nó.
- Đông y coi Ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.
Công dụng của ngải cứu khô
1. Làm thuốc chữa bệnh cho phụ nữ
- Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày có kinh dùng 6-12 gr ngải cứu khô sắc với nước hoặc hăm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày. Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Chữa kinh nguyệt không đều, kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: Đến ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt và cả những ngày đang có kinh, dùng 10 gr ngải cứu khô sắc với 200 ml nước, cô lại c̣n 100 ml, chia uống hai lần trong ngày. Nếu khó uống, có thể thêm đường. Có thể cân luôn một lần 20g sắc với 400ml nước, cô c̣n 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và chiều. Chỉ sau 1-2 ngày là thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
- Thuốc an thai: Phụ nữ có thai nếu bị đau bụng, ra máu th́ dùng 16 gr ngải cứu, 16 gr tía tô, đổ 600 ml nước sắc c̣n khoảng 100 - 150 ml, chia uống làm 3 - 4 lần trong ngày.
- Chữa rong huyết: Ngải cứu 16 gr, cỏ hôi (cây cứt lợn) 20 gr, hy thiêm 12 gr, ích mẫu thảo 12 gr, hương phụ chế 10 gr. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô. Cho 600 ml nước sắc với các vị trên, cô lại c̣n 150 ml, chia uống làm hai lần trong ngày. Điều trị kiên tŕ trong 3 - 4 tháng sẽ có hiệu quả.
- Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu khô, rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.
- Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu c̣n được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá , chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.
- Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giải rôm sẩy, giảm viêm sưng, nó cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ. Cách pha trà: dùng một th́a lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn.
Chú ư: Không nên dùng dài ngày. Thai sản b́nh thường không nên dùng nhiều.
2. Tăng cường sức khỏe và chữa các bệnh khác
- Tăng cường sức khỏe: Dùng nhiều lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào túi lọc rồi cho nước nóng chảy qua trước khi chảy vào bồn tắm. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.
- Người Nhật thường có sẵn trong nhà một túi ngải cứu khô để dùng quanh năm. Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giải rôm sẩy, giảm viêm sưng, nó cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ. Cách pha trà: dùng một th́a lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn.
- Chữa bệnh cảm do thời tiết thay đổi bất thường (nhức đầu, đau ḿnh, sốt nóng, ho hen, tứ chi ră rời, …): Lấy chừng 10 – 20g gải cứu khô, một vài lát gừng, đâm dập, tất cả cho vào ấm, đổ chừng 2 chén nước, nấu sôi c̣n lại chừng một chén, đem uống nóng, rồi đắp chăn kín chờ ra mồ hôi rồi lau khô.
- Chữa bong gân: Đắp nước đá hoặc nước lạnh ở chỗ bị bong gân; để khớp bị bong gân nằm yên, kê cao lên; lấy một nắm lá ngải cứu khô (nhiều hay ít tùy vào vùng bị bong gân là rộng hay hẹp), tẩm rượu, bó vào nơi tổn thương. Ngày thay 1 lần.
+ Giảm đau, cơn đau dịu dần và dứt hẳn vào ngày thứ 2-3.
+ Sưng nề và tụ máu dưới da rút đi nhanh chóng.
+ Hồi phục chức năng: Cử động chi sớm. Sau lần bó thứ 2 người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng v́ Ngải Cứu làm mềm gân cơ, hạn chế hiện tượng xơ hóa tổ chức, cử động được nhanh chóng.
+ Rút ngắn thời gian điều trị do: Tanin (Ta nanh) có chất chống phù nề; Xineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá tŕnh xơ hóa; Thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động sớm.
- Chữa hen phế quản bằng cách đốt ngải cứu khô và hít khói. Các nghiên cứu cho thấy khói ngải cứu có tác dụng ức chế co thắt phế quản chuột lang đặt trong b́nh khí dung histamin và ức chế co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetylcholin. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Phương pháp này được áp dụng ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác.
Lời khuyên của Mai là " nếu bạn có ư định dùng tất cả các loại cây làm thuốc th́ hăy tham khảo điều lượng dùng và các dùng thế nào để mang lại hiệu quá tốt nhất nhé,tránh dùng quá nhiều sẽ mang lại tác dụng ngược đấy
Lá ngải cứu non thải nhỏ,trộn với trứng gà ăn sáng cùng bánh mỳ,nước chấm là x́ dầu và tương ướt trộn lại ....ngon lắm đấy...
Khi ăn lẩu gà ta có thể gọi thêm cả lá ngải ăn cùng...nếu ai chưa từng ăn sẽ hơi khó ăn v́ vị hắc của lá,nhưng ăn quen rồi lại nghiền ngay .
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|