rongchoi123
member
ID 63897
10/02/2010
|
Đọc qua cho biết chút chơi
Công ty nào ở VN đă lấy của người dân VN cứ một người là một triệu đồng? Vinashin chứ ai.
Số tiền thất thoát lên đến 90 000 tỷ đồng Việt Nam tức là tương đương với 4,5 tỷ đô la Mỹ. Nhưng chính phủ cũng phải rót vốn ra để cứu nó thôi.
Sau đây là lời của một người "ở trong chăn nên biết chăn có rận". Những lời mà báo chí ở VN chưa nêu ra đầy đủ.
Vinashin – Chuyện bây giờ mới kể (Bài 1)
Lê Trung Thành [1]
“Cần táo bạo hơn nữa” và khoản vay 750 triệu USD
Tổng công ty công nghiệp tầu thủy Việt Nam (VINASHIN) chính thức ra đời tháng 1.1996 [2] với các doanh nghiệp đóng tàu truyền thống như Bạch Đằng, Sông Cấm, Hạ Long, Cần Thơ,… Năng lực đóng mới rất hạn chế, tŕnh độ sản xuất manh mún, lạc hậu nên ngay tại chiến lược phát triển ngành đóng tàu giai đoạn 2001-2010, Chính phủ phê duyệt tổng mức đầu tư chỉ ở mức “rất nhẹ nhàng”: 450 triệu USD. Trong khoảng 10 năm kể từ ngày ra đời, VINASHIN hầu như chỉ đóng tàu trọng tải nhỏ dưới 6.500DWT đồng thời tiến hành vay vốn cải tạo, nâng cấp Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nam Triệu để có thể đóng mới tàu 50.000DWT. Cũng trong giai đoạn này, Liên doanh sửa chữa tàu Huyndai – Vinashin được thành lập tại khu vực Ḥn Khói - Ninh Hồa, Khánh Ḥa. Đây là cơ
sở đóng và sửa tàu lớn nhất Đông Nam Á, với nhiều thiết bị hiện đại và có 2 ụ khô có thể sửa chữa được tàu 400.000 DWT và đóng tàu 100.000DWT.
Từ cuối năm 2003, Vinashin tiến hành đàm phán với đại diện của Công ty đầu tư Graig Investment LTD, Anh Quốc để nhận đóng mới 15 tàu loại Diamont 53 - trọng tải 53.000 DWT trong tổng số 27 tàu mà hăng này đang đặt mua tại Trung Quốc và Việt Nam. Tin tức Vinashin sẽ có bản hợp đồng “vĩ đại” nhất trong lịch sử đóng tàu Việt Nam được truyền khắp nơi và đến tai các vị lănh đạo cao cấp. Ngày 14.2.2004, ông Trần Đức Lương - Chủ tịch nước đến thăm Nhà máy đóng tàu Hạ Long và tại đây, trong bài diễn văn khen ngợi nhà máy, ông khuyến khích Vinashin theo dạng bức điện văn nổi tiếng của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp khi chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975. Ông Trần Đức Lương chỉ đạo: “Các đồng chí đă táo bạo cần táo bạo hơn nữa, đă
tăng tốc cần tăng tốc nhanh hơn nữa để đưa ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta ngang tầm với các nước tiên tiến” … Câu nói này mở ra cho Vinashin (VNS) một cánh cửa rộng thoáng nhất và kích thích những người quản trị Vinashin “táo bạo hơn nữa” mà cú đầu tiên là tḥ tay kư bản hợp đồng đóng tàu với Hăng Graig vào tháng 4.2004. Theo công bố của Vinashin vào năm 2005, mỗi con tàu 53.000DWT có giá 26,5 triệu USD và lợi nhuận thu được khoảng 0,33 triệu USD từ mỗi sản phẩm (khoảng 1,2% doanh thu). Thế nhưng, ngay lúc kư kết xong nhiều nhà kinh tế hàng hải đă hết sức ngỡ ngàng v́ Vinashin đă nhận đóng mới với giá quá thấp so với thị trường thế giới lúc đó khoảng 32,6 triệu USD một chiếc. Điều đó có nghĩa là Vinashin “tự nguyện” mất 6,1
triệu USD mỗi con tàu.. Nếu nhân với 15 con tàu, Vinashin đă “đánh rơi” 90 triệu USD! Hăng đặt mua tàu với giá hời nhưng lại rất an tâm khi có tới 3 ngân hàng lớn của Việt Nam đứng ra bảo lănh thực hiện hợp đồng cho Vinashin đóng tàu là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Ngoại thương c̣n Quỹ hỗ trợ phát triển (DAF) cho Vinashin vay 1.200 tỷ đồng. Sau khi có bản hợp đồng này, Vinashin tiến hành dự thảo lại Chiến lược phát triển ngành đóng tàu và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án điều chỉnh giai đoạn 2005-2010, định hướng đến năm 2015” theo quyết định 1106TTg ngày 18.10.2005. Bản đề án điều chỉnh đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm mau chóng đưa Việt Nam thành quốc gia đóng tàu mạnh trong khu vực
và trên thế giới, nội địa hóa sản phẩm tới 60% và có khả năng đóng mới tàu chở hàng 80.000DWT, tàu chở container đến 3.000 TEU, đóng tàu chở dầu 300.000 DWT, sửa chữa tàu 400.000 DWT… Cuối cùng, đề án khẳng định quyết tâm sẽ đạt tổng sản lượng đóng mới vào năm 2010 là 3 triệu T/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD và đến năm 2015 đạt 5 triệu T/năm (chiếm xấp xỉ 10% thị phần đóng tàu thế giới). Muốn đạt các chỉ tiêu “vĩ cuồng” nêu trên, Vinashin cần vốn đầu tư 3 tỷ USD cho 5 năm (2005-2010). So với dự tính ban đầu cho giai đoạn 2001-2010 là 450 triệu USD, th́ nó gấp … 7 lần để gấp gáp thực hiện hàng loạt dự án mới.
Thủ tướng đă duyệt, Vinashin cứ theo vậy mà đ̣i vốn nên phương án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế lần đầu tiên mau chóng được sự “đồng thuận” cao từ Chính phủ tới Bộ Tài chính và bên thụ hưởng là Vinashin. Thông qua các nhà môi giới tại thị trường chứng khoán Singapore ngày 3.11.2005, Chính phủ quyết định phát hành 750 triệu USD trái phiếu với lăi suất 7,125%/năm. Trước đó, theo Quyết định 914 ngày 1.9.2005, Chính phủ cho Vinashin vay lại số tiền này. Bà Lê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn sang Singapore, Hồng Kông, London, NewYork từ ngày 20 đến 28.10.2005 đă nhận được số tiền cần vay v́ lăi suất khá hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính quốc tế. Đó cũng là một sự kiện lớn thể hiện sự
hội nhập của Việt Nam vào thị trường, mở ra một kênh huy động vốn mới đầy tiềm năng.
Theo thời giá năm 2005, 750 triệu USD tương đương 12.085 tỷ đồng VN nhưng sau khi thanh toán phí phát hành trái phiếu, Vinasin thực nhận có 731,45 triệu USD. Khoản vay này phải trả nợ gốc một lần vào ngày 15.1.2016 và mỗi năm phải trả 51,56 triệu USD tiền lăi chia làm hai lần trong năm (ngày 15.1 và 15.7) thông qua tài khoản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN. Vinasihn đă lên một bản kế hoạch phân bổ nguồn vốn này cho… 180 dự án thuộc giai đoạn 2006-2010 với tỷ lệ 50% để nâng cấp, mở rộng đầu tư xây dựng mới các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, 30% đầu tư vào các dự án nhằm nội địa hóa các sản phẩm tàu thủy, sản xuất thép tấm, sản xuất động cơ, sản xuất container… và 20% c̣n lại dành để phát triển đội tàu. Có tiền trong tay, VNS bỗng chốc
trở thành “Thánh Gióng”, các vị lănh đạo tràn trề hy vọng rằng Vinashin sẽ sử dụng số tiền này để đưa Việt Nam thành cường quốc đóng tàu đứng thứ 5 trên thế giới sau vài năm nữa! Tương lai của các cụm công nghiệp tàu thủy trải khắp bờ biển hiện ra thật rực rỡ. Nào là Khu công nghiệp An Hồng (Hải Pḥng) sản xuất các loại động cơ, nồi hơi tàu thủy, trang trí nội thất, Khu công nghiệp Lai Vu – Hải Dương sản xuất container và hy vọng sau một năm sẽ có loại container mang nhăn “Made in Việt Nam” ra ḷ, Khu công nghiệp Cái Lân th́ triển khai dự án cán nóng thép tấm 500.000T/năm và chỉ năm sau sẽ không c̣n phải nhập thép đóng tàu nữa! C̣n Khu công nghiệp Dung Quất sẽ có Nhà máy đóng loại tàu 100.000-150.000 DWT rồi nâng lên thành 300.000 DWT, tiến
tới sản xuất các giàn khoan dầu khí …
Kế hoạch rồng bay, phượng múa của Vinashin có vẻ hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển khiến các vị càng ủng hộ Vinashin hết ḿnh nên khi ông Phạm Thanh B́nh kêu rằng 750 triệu USD chỉ mới đáp ứng 49% số vốn cần có (23.000 tỷ đồng chia cho 180 dự án) th́ họ đồng ư cho Vinashin vay nợ Ngân hàng Credit Suisse (Thuỵ Sỹ) thông qua chi nhánh của ngân hàng này tại Singapore 600 triệu USD và cho phát hành trái phiếu trong nước liên tục 5 đợt nữa. Đây là “thời cơ vàng” để Vinashin vung vít khắp nơi nhằm khoa trương thanh thế! V́ vậy, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin được thành lập tháng 5.2006 rất dễ dàng nhờ hai chữ “thí điểm” giống như thời chuyển Hợp tác xă cấp thấp lên Hợp tác xă cấp cao vào những năm bảy mươi của thế kỷ trước,
ông Chủ tịch Phạm Thanh B́nh kư quyết định thành lập hàng chục doanh nghiệp thành viên đồng thời tiếp nhận hơn một trăm doanh nghiệp khắp ba miền xin đổi mác Vinashin với đủ ngành nghề, từ sản xuất sơn, khung nhôm… đến nuôi cá giống, nấu bia “cỏ”. Một loại HTX cấp cao “hổ lốn” nhưng lại được bao biện dưới h́nh thức “Tập đoàn đa ngành nghề”. Kỹ sư vỏ tàu B́nh “sếu” dễ thương, dễ mến ngày xưa không c̣n nữa mà thay vào đó là một ông Chủ tịch, Tổng giám đốc Vinashin khệnh khạng, kênh kiệu xuất hiện ở khắp mọi nơi kèm theo với thói hănh tiến v́ ông ta đă “nắm được thóp” của nhiều quan chức.
Chính lúc Vinashin đang có đà tiến th́ cũng là lúc bắt đầu có những dấu hiệu tụt dốc, hư hỏng. Những lời cảnh báo đầu tiên về sự tha hóa của Vinashin xuất hiện nhưng chẳng có ai để ư tới!
LTT
Chú thích
[1] Nguyễn Trung Thành là bút danh của một Kỹ sư GTVT đă từng tốt nghiệp ở trong nước và được cử đi học tiếp tại Liên Xô, về nước năm 1987. Nhiều tư liệu do anh cung cấp là tư liệu quư hiếm trong ngành, chưa mấy người biết.
[2] Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu thành lập ngay 31-1-1996 theo Quyết định số 69/Ttg do Thủ tướng Vơ Văn Kiệt kư. Đến ngày 7-2-1996, nghĩa là chỉ sau 7 ngày, ông Kiệt lại kư Quyết định số 94/Ttg đổi tên thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.Viet tat la Vinashin, trụ sở đóng tại 108 phố Quan Thánh, quận Ba Đ́nh, Hà Nội. Ngày 15-5-2006,Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 103/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế Vinashin và kư luôn quyết định số 104/Ttg thành lập Tập đoàn Vinashin trên cơ sở Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. V́ vậy, cái tên Vinashin có từ khi thành lập Tổng công ty năm 1996.
Vinashin – Chuyện bây giờ mới kể (Bài 2) [*]
NHỮNG DỰ ÁN HĂO HUYỀN TIÊU TỐN 2000 TỶ!
Đến bây giờ, nhịều người đă biết chuyện Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (VNSlines) vung hơn 200 triệu USD (khoảng 3.136 tỷ đồng) để ôm về tới 6 con tàu có tuổi từ 22 đến 26 năm trong số 9 tàu của Công ty này. Mọi người cũng biết cả chuyện bốn, năm chiếc tàu của VNSlines đang bị cầm giữ ở Thiên Tân, Thượng Hải (Trung Quốc) và ở Cảng Haidia (Ấn Độ)… v́ nhiều lư do. Vậy mà, cũng có tàu của vài thành viên Tập đoàn Vinashin (VNS) từng bị cầm giữ ngay tại… Cảng Sài G̣n nhiều tháng, có chiếc bị giữ cả năm trời. Nguyên nhân đơn giản thôi: Tập đoàn “mẹ” và mấy ông con đưa tàu vào cảng xếp, dỡ, neo, đậu nhưng “quên” trả tiền cho cảng (!). Số dư nợ đă có lúc lên tới… gần 90 tỷ đồng. Ông Lê Công Minh – Tổng Giám đốc Cảng
Sài G̣n buộc phải ra quyết định “nếu tàu của VNS vào cảng không trả tiền trước” th́ không “tiếp đón” nữa! Tuy nhiên, bài báo này lại muốn viết kỹ hơn vế cách xài tiền thông qua mấy “dự án hoành tráng” khác để bạn đọc có thêm những phút “thư giăn” gây sốc …
Có thể v́ ông Trần Văn Liêm - "nguyên" Tổng giám đốc VNSlines đă một thời làm Trưởng pḥng Thương vụ của Liên doanh Vietsovlighter chuyên khai thác Lash theo công nghệ của Liên xô nên ông đă thuyết phục được Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc TCty CNTT VNS (Vinashin) Phạm Thanh B́nh phê duyệt dự án đóng mới tàu Lash “mẹ” và hàng trăm xà lan Lash (con) để công ty VNSlines khai thác trên tuyến biển nội địa. Đứng về mặt lư thuyết, dùng tàu “mẹ” chở 40 xà lan (con) chạy vào sâu nội địa sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của, nhưng ngay cả Liên doanh Vietsovlighter với đội tàu mẹ và cả ngàn xà lan con hùng mạnh vẫn phải “bó gối qui hàng” trước mạng lưới tàu thuyền dày đặc ở đất Cửu Long và rồi sau nhiều năm thua lỗ, Liên doanh “kết thúc” sứ
mạng lịch sử vào năm 1998. Gần một ngàn xà lan (con) được bán thanh lư hoặc gán nợ cho phía Việt Nam dần dần biến thành sắt vụn v́ những ông chủ mới khai thác không hiệu quả. Vậy mà, lănh đạo VNS không đánh giá được hậu quả tai hại mà Liên doanh Vietsovlighter đă phải gánh chịu nên vẫn giao cho Viện khoa học Công nghệ tàu thủy thiết kế tàu Lash mang kư hiệu H165 đi biển cấp II hạn chế. Thiết kế chưa ráo mực, dự án H165 được ghép ngay cái tên rất mỹ miều “Dự án thí điểm đóng mới” và ngay lập tức, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho Bộ Tài chính bổ sung vào danh mục “đóng tàu mẫu” làm cơ sở để Quỹ hỗ trợ phát triển cho VNS vay 70% kinh phí đóng tàu.
Ngày 22.7.2005, VNS đă kư kết hợp đồng tín dụng với Quỹ hỗ trợ phát triển Hải Pḥng về khoản vay 309,896 tỷ đồng để triển khai kế hoạch đóng tàu H165. Cùng lúc ấy, ông Phạm Thanh B́nh quyết định giao cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (NASICO) đóng chiếc tàu này và thuê Cục Đăng kiểm Việt Nam giám sát, cấp đăng kư cho tàu. Theo thiết kế, tàu dài 183m, rộng 25m và chiều cao mạn 12m, trọng tải 10.900 DWT, có thể chở được 38-40 xà lan con trọng tải 200 DWT mỗi chiếc. Ngay lập tức, Nasico triển khai thực hiện dự án và tới ngày 16.10..2006 làm lễ hạ thủy bước vào giai đọan lắp đặt máy móc thiết bị, nghi khí hàng hải, trang trí nội thất và lắp đặt cẩu dàn 300T. Nasico hứa sẽ giao tàu vào tháng 8.2007 nhưng rồi măi tới ngày 10.2.2008 (ngày 4 tết Âm
lịch Mậu Tư) mới chính thức bàn giao cho Công ty Vận tải biển viễn dương VNS. Tổng chi phí đóng mới con tàu Lash H165 (và được mang tên Lash Sông Gianh) khoảng 400 tỷ đồng.
Có tàu Lash (mẹ) Sông Gianh chưa đủ nên trong thời gian Nasico đóng tàu mẹ th́ ông Phạm Thanh B́nh giao cho Nhà máy đóng tàu Sông Lô đóng mới tàu đẩy xà lan công suất 190cv, giao cho Nhà máy đóng tàu Bến Kiền đóng tàu công tác 2x192cv, đồng thời giao cho các nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Sông Lô, Sông Đào, Hải Dương, Bến Thủy, Đà Nẵng, Cần Thơ đóng mới 120 xà lan (con) trọng tải 200DWT có kích thước dài 20m, rộng 10,2m, cao 2,5m. Theo kế họach, dây chuyền công nghệ thứ nhất bao gồm tàu Lash Sông Gianh và xà lan, tàu đẩy, tàu công tác, tàu hút bụng công suất 500m3/h (để nạo vét luồng tàu) sẽ phục vụ công tác chuyển tải, vận chuyển clinke, xi măng cho Nhà máy xi măng Sông Gianh do Tổng công ty xây dựng Miền Trung làm chủ đầu tư, xây dựng tại xă Tiến Hóa, huyện Tuyên
Hóa, Quảng B́nh, công suất 1,4 triệu tấn/năm. Để có nơi trú đậu, kéo thả xà lan, Vinashin lập dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp tàu thủy Bắc Sông Gianh giai đoạn 1 trên diện tích 20,49ha với kinh phí 200 tỷ đồng.
Dự án tưởng như đồng bộ, hiện đại này được ca tụng “nhiệt liệt” khi chạy thử chuyến đầu tiên chở than từ Quảng Ninh vào Sài G̣n. Hàng vào Nam th́ có, hàng ra Bắc th́ không nên mấy chục xà lan rỗng ruột phải gửi tạm ở vùng nước của mấy cơ sở đóng tàu của VNS. Hơn hai năm phơi trong nắng gió, chắc chẳng mấy chiếc c̣n nguyên vẹn. C̣n tàu mẹ, phần không có hàng chuyên chở hai chiều, phần th́ máy móc, thiết bị chưa đồng bộ và có nhiều khiếm khuyết nên đành nằm một góc chờ… cơ hội. Có tờ báo tính toán, nếu mang bán sắt vụn may ra c̣n thu lại được chừng 50 tỷ. Dây chuyền công nghệ Lash Sông Gianh đầu tiên gặp chuyện không may và có nguy cơ thua lỗ nếu tiếp tục hoạt động đă phá tan giấc mộng đóng tiếp tàu Lash Sông Gianh thứ hai
và đóng thêm 80 xà lan con cho vừa đủ 200 chiếc, đóng thêm 15 tàu đẩy cho vừa chẵn 20…
Nhưng tính sơ sơ, chỉ với dây chuyền công nghệ lash đầu tiên đă được đóng mới hoàn chỉnh th́… dự án nửa vời này đă chi khoảng 600-650 tỷ đồng. Vốn vay phải lo trả lăi, trả gốc nhưng cũng chẳng mấy ai chịu trách nhiệm. Cái được nhất là Ông Trần Quang Vũ, Tổng giám đốc Nasico “có dấu hiệu vụ lợi qua dự án Sông Gianh” như báo Đại đoàn kết đă vạch ra, vẫn chễm chệ ở ngôi điều hành Tập đoàn Vinashin!
***
Trong đám tàu cũ, nát của VNSlines có một chiếc tàu nát nhất mang tên “Bạch Đằng Giang”. Số phận của nó khá ly kỳ và "bí mật" bởi hồ sơ gốc con tàu nay không biết thất lạc ở đâu. Có thể do vô t́nh, có thể do cố ư nên khi các cơ quan chức năng hỏi đến, chẳng ai xuất tŕnh được… nhưng, chỉ biết rơ rằng, nó được Công ty xuất nhập khẩu vật tư tàu thủy VNS mua về từ năm 2000 và đặt cho nó cái tên khá “oai hùng" là “Bạch Đằng Giang". Nó cũng chở hàng, nó cũng có đủ cơ phận như bao tàu khác nhưng cách sử dụng lại hết sức đặc biệt. Muốn đưa hàng lên tàu, người ta phải bơm nước cho tàu ch́m xuống rồi tàu chở hàng khác “chạy” vào đưa hàng lên boong hoặc bụng tàu. Sau khi nhận đủ hàng người ta dùng máy nén khí đẩy nước ra cho tàu
nổi lên. Công đoạn này gần giống như hoạt động của ụ nổi sửa chữa tàu. Cuối năm 2002, khi đang bơm nước ra th́ hệ thống kích nổi bị trục trặc, tàu Bạch Đằng Giang… từ từ ch́m ở vùng Vịnh Hạ Long. Sau hàng tháng trời t́m phương án cứu hộ, lúc 18 giờ ngày 11.2.2003, VNS mới trục vớt “thành công” tàu Bạch Đằng Giang. Ngâm trong nước biển dài ngày, máy chính, máy phụ và hầu như các thiết bị trên tàu bị hư hại nặng, VNSlines mất một khoản tiền không nhỏ để sửa chữa và nâng cấp Bạch Đằng Giang nhưng khai thác không đạt hiệu quả mong muốn. Để nằm phơi sương gió măi th́ lăng phí phương tiện và vẫn tốn chi phí bảo quản, khấu hao tài sản nên ông Phạm Thanh B́nh nghĩ ra một phương án “tuyệt chiêu". Bằng quyết định số 473 CNTT-DT ngày
31.3.2006, ông “cho phép” VNSlines chuyển giao tàu Bạch Đằng Giang cho Nasico với “giá gốc” 155 tỷ đồng (làm tṛn). Sau đó, ông bàn bạc với ông Trần Quang Vũ – lúc đó là Tổng giám đốc Nascio – “người cộng sự” gần gũi và sẵn sàng “chia lửa” với ông Phạm Thanh B́nh. Hai ông đều đắc ư triển khai một dự án hoành tráng nhất thể hiện “bước phát triển vược bậc về công nghệ đóng tàu của Việt Nam”. Đó là dự án hoán cải tàu Bạch Đằng Giang thành khách sạn nổi bốn sao lộng lẫy và được thông qua theo quyết định số 943 CNTT ngày 15.6.2006 do ông Phạm Thanh B́nh kư. Dự án sẽ đầu tư 1.000 tỷ để biến con tàu ma nát nhoét thành khách sạn nổi có chiều dài gần 200 mét, rộng 24.4 mét và chiều cao mạn 10.2 mét. Sau khi đóng xong nó sẽ được kéo
ra neo đậu tại đảo Cát Bà khai thác phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Đến ngày 20.9.2006 ông Trần Văn Liêm chính thức bàn giao tàu Bạch Đằng Giang cho ông Trần Quang Vũ kèm theo một bản hợp đồng đóng mới một tàu chở hàng trọng tải 54.000 DWT, một tàu chở dầu 13.500 DWT.
Nhận tàu rồi mà thiết kế khách sạn nổi chưa xong nên ông Vũ cho đập phá, cắt bỏ bê tông… và lại chờ, lại đợi. Tính ra, Nasico bỏ gần 14 tỷ vào công việc dọn dẹp con tàu siêu trường, siêu trọng này. Chờ măi chẳng thấy tiền rót cho dự án, ông Vũ có vẻ chán nản nên ngày 14.6.2007 ông đệ đơn xin ông B́nh cho “thanh lư” mặc dù chỉ trước đó hơn 20 ngày, vợ chồng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đă đến thăm Nasico. Hai ông bà đi thăm nhà ăn, nhà trẻ, trường mẫu giáo, rồi đi thăm khu đóng tàu 53.000 DWT, dạo ngang dự án khách sạn nổi bốn sao Bạch Đằng Giang… và khen Nasico hiện đại, giỏi giang, dám nghĩ, dám làm. Vậy mà… Ông bà Thủ tướng vừa đi khỏi, Nasico phải xin bán con tàu với giá khoảng 160 tỷ, chào măi mới có một khách trả giá cao nhất 75
tỷ nên ông B́nh quyết định cho tháo máy móc đưa vào kho bảo quản và đồng ư bán xác tàu với giá hơn 66 tỷ đồng. đương nhiên tính cả giá mua tàu và chi phí phá dỡ, Nasico mất toi hơn 102 tỷ đồng sau một năm mơ màng về cái khách sạn nổi 4 sao. Nhiều người quan tâm đến dự án này nói nhỏ với nhau: “Ông Vũ chẳng mất ǵ đâu, cú này là “tṛ chống lưng cho nhau”, ông B́nh sẽ t́m cách trả ơn ông Vũ mấy hồi…”.
***
Dự án tổ chức vận tải hành khách, hàng hóa trên biển tuyến Bắc - Nam bằng tàu biển “cao tốc” của VNS được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ngày 12.4.2007 với nội dung cho VNS mua và đóng mới một số tàu, có tổng mức đầu tư từ 1.5 đến 2 tỷ USD. Chắc chắn là, các tác giả của dự án này phải “hót” hay lắm nên được ông Hồ Nghĩa Dũng – “ tân “ Bộ trưởng GTVT – chấp thuận ngay trước khi gửi lên thủ tướng, Ông Trần Văn Liêm, Tổng Giám đốc VNSlines vội vă bay sang ư cùng một nhà “môi giới” thân quen, đă sát cánh bên ông qua nhiều phi vụ mua tàu cũ. Anh ta c̣n trẻ, tuy chẳng được học hành bài bản như ông nhưng nhanh nhẹn, chịu chơi, chịu chi, sống ở sài g̣n trong một gia đ́nh có nghề đi biển, anh ta có nhiều mối quan hệ, v́ vậy
chuyện chắp nối trở thành “đệ tử ruột” của Tổng giám đốc VNSlines là điều dễ hiểu. Chuyến đi mua tàu chở khách được sắp đặt trước nên khá mau mắn, ông Liêm và nhà môi giới trẻ tuổi – Giang Kim Đạt – quyết định chọn mua tàu Cartour cao 7 tầng. Đây là loại tàu Ro-pax vừa chở người, vừa chở ô-tô trên các tuyến biển tầm trung b́nh. Nó được hạ thủy ngày 8.4.2001 và tới ngày 28.9.2001 bàn giao cho chủ tàu Lavantina Transporti Bari. Tới tháng 10 năm 2001, chủ tàu kư hợp đồng cho Công ty du Lịch Lữ hành Caronte & Tourist thuê dài hạn để vận chuyển khách du lịch đi bằng ô-tô từ Messina đến Salerno miền Trung nước Ư. Sau khi kư kết hợp đồng, chuyển trả tiền, ông Liêm làm thủ tục giao nhận tàu vào ngày 15.10.2007, tạm đặt tên là Vinashin Prince rồi
nhổ neo về Việt Nam. Tới ngày 11.11.2007 đến vùng vịnh Hạ Long và chính thức mang tên tàu Hoa Sen. Tổng chi phí mua tàu 60 triệu Euro tương đương 1.300 tỷ đồng. Cả lănh đạo Tập đoàn kinh tế Vinashin mơ mộng rằng tàu sẽ đầy ắp khách ở bốn tầng trên và hai tầng dưới chật kín ô-tô chạy từ Cái Lân – Quảng Ninh về cảng Chân Mây – Huế, tiếp tục hành tŕnh vào ngắm Nha Trang rồi cập bến cuối ở cảng Nhà Rồng. Tuy nhiên, ngay từ chuyến khai trương, tại Ḥn Gai lúc 16h ngày 13.12.2007, cụ B́nh Tâm – nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, vị khách cao tuổi nhất đoàn chỉ khen “tàu đẹp” mà không nói lời nào về hiệu quả khai thác con tàu khi phóng viên báo Sài G̣n giải phóng tới phỏng vấn cụ. Với kinh nghiệm, với dự cảm của một người từng lănh đạo Cục
vận tải Thủy, cụ B́nh Tâm thấy trước sự thất bại thảm hại của dự án đầy phiêu lưu, nông cạn và bất chấp thực tế của những người lănh đạo tập đoàn Vinashin.
Tàu càng chạy càng ít khách nhưng công bằng mà xét, nhiều lái xe đông lạnh, xe tải chở hoa quả, nông sản từ miền Nam ra Móng Cái rất vui mừng. Họ cho xe lên tàu rồi tha hồ nghỉ ngơi, ngắm biển và bớt hẳn nỗi vất vả, bớt khoản nộp măi lộ trên đường cái quan. Tiếc rằng số lượng xe vẫn ít, không giúp VNSlines bù vào khoản lỗ mỗi chuyến gần 1.5 tỷ đồng.
Lỗ lớn, dự án có nguy cơ phá sản không làm cho Vinashin chùn bước. Công văn xin mua tiếp con tàu cỡ Hoa Sen thứ 2 được gửi đến Bộ GTVT. Lần này, Ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng hơi cảnh giác nên chuyển cho Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng xử lí. May mà có ông Lă Ngọc Dũng – Kỹ sư vận tải biển khóa 6 (từng làm thư kí cho bộ trưởng Bùi Danh lưu, Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn) đang làm Trợ lư cho Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng – đă kịp thời can gián. Do vậy, không được sự đồng ư của Bộ GTVT, con tàu thứ 2 dự kiến đưa về việt nam giữa năm 2008 bị đ́nh hoăn.
“Thua keo này bày keo khác”, VNS “cố đấm ăn xôi”, đệ tŕnh lên Thủ tướng Chính phủ đề án “Xây dựng và khai thác tuyến vận tải khách và hàng hóa cao tốc Bắc – Nam trên biển” có tổng mức đầu tư 19.600 tỷ đồng. Theo đó, bằng ba nguồn vốn: 51% từ phát hành trái phiếu, 42% vay thương mại và 7% vốn tự có, VNS xin đầu tư 6 tàu chở khách trong giai đoạn 2007 – 2011. Vừa mua, vừa đóng, VNS sẽ đóng mới tàu chở tới 2.700 khách và chở 1.000 ô tô, tốc độ 30 hải lư/h tương đương 55km/h. VNS hứa hẹn, nếu dự án được triển khai, VNS sẽ giải quyết việc làm cho hơn ngàn người, mỗi năm nộp gần 300 tỷ thuế thu nhập và hàng trăm tỷ tiền thuế và tiền lệ phí… cho ngân sách nhà nước!
Lại may (cho những người nộp thuế), Bộ GTVT không chấp thuận nên đề án chưa được Thủ tương phê duyệt nhưng có thể hơi giống dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vừa bị Quốc Hội “bác” hồi tháng 6, có dịp thuận tiện nào đó, chắc mấy vị lănh đạo VNS sẽ tiếp tục tŕnh dự án này???
Trong khi chờ đợi, tàu Hoa Sen được kéo vào nhà máy sửa chữa tàu biển Huyndai-Vinashin ở Khánh Ḥa để sửa chữa. Lúc này người ta mới biết tàu Hoa Sen đă từng bị thủng đáy trong thời gian khai thác ở Ư. Sửa chữa xong, nó chạy về vùng nước thuộc Công ty công nghiệp đóng tàu Cam Ranh neo đậu. Dù tàu không chạy mà vẫn phải cho máy nổ, phải có người canh giữ. Mỗi năm phải trả lăi vay gần 80 tỷ đồng, cho nên dù có chuyển sang Tổng Công ty hàng hải Việt Nam, tàu Hoa Sen vẫn sẽ là gánh nặng cho ông chủ mới.
***
Thế là, với “ba giấc mộng” hăo huyền như trên đă dẫn, Tập đoàn kinh tế Vinashin đă tiêu tốn trên dưới 2.000 tỷ đồng. Phần nào ăn được, ḅn rút được đă chạy vào túi không ít người tham gia dự án. Phần không ăn được là những con tàu, những chiếc xà lan vô hồn đă và đang xuống cấp, rỉ sét, hư hỏng từng ngày và chẳng mấy chốc sẽ biến thành sắt vụn.
Ai sẽ chịu trách nhiệm v́ những giấc mộng hăo huyền này???
Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng c̣n tâm huyết với đất nước!
LTT
Vinashin – Chuyện bây giờ mới kể (Bài 3) [*]
SIÊU DỰ ÁN HẢI HÀ 15 TỶ USD VÀ 3.000 CÔNG NHÂN KHỐN KHÓ.
Giữa năm 2006, một thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà với ước tính tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu tham gia góp vốn.. Những “anh cả đỏ” bao gồm Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Đầu tư và phát triển Hạ Long, và Vinashin – một thành phần quan trọng nhất làm “hạt nhân” của siêu dự án này. Sau khi nghe báo cáo, tại Thông báo số 1872TB-VPCP ngày 11.8.2006 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ư về mặt chủ trương và nguyên tắc cho phép tiến hành nghiên cứu dự án Kinh tế - công nghiệp tổng hợp, h́nh thành một tổ hợp các nhà máy công nghiệp, dịch vụ, du
lịch và đô thị dựa vào trung tâm là cảng biển. Ông cũng lưu ư phải thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch tổng thể và chi tiết, ưu tiên nghiên cứu trước đầu tư xây dựng cảng biển.
Gọi là “siêu dự án” bởi phạm vi quy hoạch (trong ư tưởng) chiếm tới 16.000 ha trong phần đất của hai thị trấn, 9 xă thuộc hai huyện Hải Hà và Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 160 km, cách thành phố Móng Cái 30 km. Dựa vào đảo Ḥn Miễu và cửa Đại có độ sâu 20-22m, người ta sẽ xây hệ thống cảng biển rộng 1.000 ha với cảng container đủ sức đón tàu chở 14.500 TEU (super post panamax), xây cảng tổng hợp, cảng dầu đón tàu tới 200.000 DWT, ngoài ra c̣n có các cảng bốc xếp than, cảng đón tàu du lịch… trong khu vực này, một loạt các nhà máy hoá chất, nhà máy đóng tàu loại 150.000-320.000 DWT, xây nhà máy lọc dầu công suất 10 triệu T/năm, xây nhà máy sản xuất thép 6 triệu T/năm và xây một nhà máy nhiệt điện công suất 1.000 MW. Bên cạnh đó,
cụm công nghiệp, thương mại, đô thị có diện tích 1.400 ha sẽ có các nhà máy sản xuất ô tô, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, công nghiệp điện tử, chế biến thủy, hải sản… tất nhiên, một chuỗi đô thị hiện đại, du lịch sinh thái biển sẽ mọc lên trên một diện tích 10.000 ha, dư chỗ sống và sinh hoạt cho 300.000 cư dân tương lai! V́ quá gần đất bạn Trung Hoa nên người ta mang đầy hy vọng Hải Hà sẽ trở thành một đặc khu kinh tế đủ sức phục vụ cả các tỉnh phía Nam Trung Quốc với 400 triệu dân, mở thông cánh cửa nối giữa các quốc gia Asean và “đại lục” láng giềng.
Trước viễn cảnh huy hoàng của Khu kinh tế Hải Hà, tại Công văn số 2180 VPCP-KTTH ngày 24.5.2007, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tập đoàn kinh tế VNS khẩn trương tŕnh Chính phủ đề án phát triển Khu công nghiệp Hải Hà, đồng thời chỉ đạo “bổ sung dự án KCN Hải Hà vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xă hội tỉnh Quảng Ninh và Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam”. Hơn nửa năm sau, vào ngày 23.1.2008, Thủ tướng kư Văn bản số 141 TTg-CN lại đồng ư chủ trương đầu tư KCN-cảng biển Hải Hà trên diện tích 5.000 ha (riêng KCN chiếm 3.900 ha) và chính thức được bổ sung vào “Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Đây gần như
một quyết định làm cơ sở cho tỉnh Quảng Ninh và các bên liên quan tiến hành các công việc cần thiết chuẩn bị khởi động dự án, tạo điều kiện pháp lư cho Vinashin chủ động thành lập Công ty cổ phần đầu tư phát triển Khu kinh tế Hải Hà do ông Tô Nghiêm – Tổng giám đốc Công ty CNTT một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân (sau đây viết tắt là Cty CNTT Cái Lân) kiêm Tổng giám đốc công ty này.
Trước những bước chuyển động tích cực từ phía Chính phủ, ngay từ đầu năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ninh và lănh đạo huyện Hải Hà đă chủ động góp thêm sức cho dự án mau chóng được triển khai. Theo đề nghị của VNS, ngày 12.2.2007, UBND tỉnh phê duyệt mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng sân băi phục vụ lễ động thổ, khởi công đồng thời ra Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 12.2.2007 “thu hồi và cho Công ty CNTT Cái Lân thuê 3 ha để xây dựng mặt bằng sân băi phục vụ lễ động thổ dự án Tổ hợp công nghiệp-dịch vụ-cảng biển huyện Hải Hà”. V́ chi tiết này liên quan đến phần sau nên người viết nhấn mạnh thêm: UBND tỉnh mới chỉ có quyết định cho VNS thuê 3 ha hay là 30.000m2 (ba chục ngàn mét vuông). Quyết định này ảnh hưởng đến 44 hộ dân và 2
doanh nghiệp đang hoạt động tại núi vơ và núi Ḷ Chum, việc đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra suốt năm 2007 và sang đầu năm 2008 mới xong, tuy gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do VNS và Công ty CNTT Cái Lân chậm chạp thanh toán nhưng nhân dân địa phương vẫn vui vẻ khắc phục khi nghĩ đến một tương lai rực rỡ do VNS sẽ đem lại cho quê hương họ. Mới đây, ngày 19.5.2010, UBND tỉnh Quảng Ninh đă tổ chức lễ khởi công xây dựng đường trục chính nối QL18 vào KCN cảng biển Hải Hà với tổng kinh phí 204 tỷ đồng xây dựng 10 km đường tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, mặt rộng 12m. Thế nhưng, cũng bắt đầu từ năm 2007, VNS đă giao cho CT CNTT Cái Lân thay mặt VNS làm chủ đầu tư rầm rộ triển khai dự án tại khu vực Hải Hà. Trong bối cảnh VNS đang được o bế,
thế và lực đang lên như diều gặp gió nên dự án Hải Hà mang lại nhiều hy vọng cho các nhà thầu địa phương Quảng Ninh và khu vực, họ đặt cược cả niềm tin, tiền của, thiết bị máy móc của doanh nghiệp của gia đ́nh vào dự án Hải Hà nên không chút nghi ngờ về vốn liếng, về cung cách điều hành của Tập đoàn VNS và ông chủ Tô Nghiêm.
***
Ngày 8.3.2007, Ông Phạm Thanh B́nh – với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đă kư quyết định số 572 QĐ-CNT-KHĐT sau khi xét tờ tŕnh số 122/CTCL ngày 6.3.2007 của Công ty CNTT Cái Lân. Ông cho phép Công ty CNTT Cái Lân làm chủ đầu tư và được quyền lập dự án đầu tư: “San lấp giai đoạn 1 Khu kinh tế Hải Hà và làm đường công vụ khởi công Nhà máy đóng tàu Hải Hà” với quy mô san lấp Khu công nghiệp liên hiệp giai đoạn 1 trên diện tích 2.064 ha đến cốt 0.0 (hệ lục địa) và làm tuyến đường công vụ nối từ Hà Cối vào băi khởi công dài 4.400m, chiều rộng mặt đường 7,5m, độ dày đắp đất là 0,4m, dự kiến tổng mức đầu tư 945 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự án từ tháng 2 đến tháng 7.2007.
Nếu đọc kỹ, Quyết định này mới chỉ cho Công ty CNTT Cái Lân lập dự án đầu tư và theo tŕnh tự, báo cáo đầu tư lập xong phải gửi về Tập đoàn CNTT VNS xin phê duyệt rồi mới triển khai xây dựng. Thế nhưng, ông Tổng giám đốc Tô Nghiêm hiểu theo cách khác. Đây là quyết định cho ông bắt đầu triển khai san lấp mặt bằng trên một diện tích “cực lớn” của vùng biển thuộc huyện Hải Hà rộng tới 2.064 ha! Chẳng hiểu ông chủ tịch Phạm Thanh B́nh căn cứ vào quyết định nào của UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho VNS vùng nước ấy trong khi ngay tại Quyết định số 572, ông chỉ “căn cứ Quyết định số 626 QĐ-UBND ngày 12.2.2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thu hồi và cho Công ty CNTT Cái Lân thuê 3 ha để xây dựng mặt bằng sân băi phục vụ lễ động thổ”
…
Không ai giao đất, VNS cũng cứ làm v́ ông Phạm Thanh B́nh ỷ vào Thông báo số 1872/TB-VPCP “ư kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc h́nh thành Tổ hợp công nghiệp-dịch vụ-cảng biển phía Đông-Bắc tỉnh Quảng Ninh” ngày 11.8.2006! Chỉ cần có ư kiến của Thủ tướng là quá đủ nên ông Phạm Thanh B́nh, ông Tô Nghiêm yên tâm triển khai công việc, phớt lờ luôn ông chủ đất Quảng Ninh.
Muốn ăn từ gốc đến ngọn, ông Tô Nghiêm đứng ra thành lập Công ty cổng phần khai thác hạ tầng Vinashin Hạ Long mà ông sẽ giữ chân “Chủ tịch Hội đồng quản trị” bởi ông đại diện cho Công ty CNTT Cái Lân góp vốn (trên giấy tờ) 43,5 tỷ đồng (chiếm 51%). Các thành viên sáng lập khác như Công ty TNHH Thanh Hương góp 15 tỷ đồng, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hoàng Long góp 15 tỷ, và ba cá nhân khác góp hơn 10 tỷ đồng. Ngày 12.4.2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng kư kinh doanh cho Công ty cổng phần khai thác hạ tầng Vinashin Hạ Long. Tới ngày 7.5.2007, ông Tổng giám đốc Tô Nghiêm kư Quyết định số 155/CTCL-QĐ-KHĐT “giao nhiệm vụ thực hiện san lấp mặt bằng Khu kinh tế Hải Hà… cho Công ty cổng phần khai thác hạ
tầng Vinashin Hạ Long” mà ông là Chủ tịch HĐQT.
Có quyết định giao việc, có hợp đồng kinh tế, nhà thầu chính t́m ngay được 9 nhà thầu phụ bao gồm Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hạ Long, Công ty cổng phần thương mại Phúc Sơn, Công ty TNHH Hà Long, Công ty TNHH Thương mại sản xuất Mỹ Quyên, Công ty cổ phần Đại Thắng, Công ty TNHH Đức Trọng, Công ty TNHH Đồng Tâm và Công ty TNHH Quảng Phú. Các nhà thầu được giao nhiệm vụ san lấp mặt bằng từ ngày 16.10.2007 đến 16.6.2008 (8 tháng) phải hoàn thành một khối lượng rất lớn nên họ đă tập trung công sức, tiền của, khẩn trương huy động đến công trường gần 500 tàu hút, ca nô, tàu kéo, xà lan, ô tô vận tải và xấp xỉ 3.000 công nhân chia ca kíp lao động suốt ngày đêm để đẩy nhanh tiến độ. Vùng biển vốn hoang sơ, tĩnh lặng bao đời bị đánh thức bởi
tiếng máy nổ, tiếng xe gầm, không khí sôi động làm ấm ḷng người giữa mùa đông tê buốt. Các vị lănh đạo tỉnh Quảng Ninh và huyện Quảng Hà nh́n cảnh hiện trường tấp nập tàu thuyền cũng mềm ḷng bỏ qua chuyện VNS tự tung, tự tác.
Công việc hút cát đang ngon trớn th́ tới gần cuối tháng 1 năm 2008 các nhà thầu nhận được lệnh của ông Tô Nghiêm “tạm dừng thi công”! Mấy ngàn người ngỡ ngàng, năm trăm tàu thuyền im tiếng máy. Nỗi hoang mang lên cao độ v́ các doanh nghiệp đă bỏ vốn liếng, vay mượn ngân hàng, huy động tiền của gia đ́nh, bạn bè… gấp gáp đầu tư, mua sắm hàng chục tỷ đồng thiết bị chưa kịp khấu hao đă phải nằm phơi sương gió. Họ lại lo lắng bội phần khi chủ đầu tư đến hẹn thanh toán số tiền 190 tỷ đồng (theo biên bản nghiệm thu 4,2 triệu m3 cát) đă có dấu hiệu đáng ngờ. Nếu như lúc đang thi công rầm rộ, mấy vị lănh đạo VNS và Công ty CNTT Cái Lân lên xuống công trường liên tục, khen lấy khen để. C̣n bây giờ, khi các doanh nghiệp gọi điện thoại,
gửi công văn đ̣i tiền… “mấy vị” giở bài lánh mặt, tắt máy di động, đùn đẩy trách nhiệm… Đ̣i măi, đ̣i măi, ông chủ Tô Nghiêm mới thanh toán cho nhà thầu chính và 9 nhà thầu phụ khoảng 36%, c̣n nợ 124 tỷ đồng hẹn lần, hẹn lữa “sẽ thanh toán khi có số tiền 1.000 tỷ đồng VNS cấp cho dự án từ nguồn vốn vay nước ngoài 600 triệu USD”. Nếu tin vào quyết định 114QĐ-CNT-TCKT ngày 16.1.2008 của ông Chủ tịch VNS Phạm Thanh B́nh kư th́ Công ty CNTT Cái Lân có tới 3.374 tỷ đồng để đầu tư một loạt dự án lớn như xây dựng Nhà máy cán nóng thép tấm 500.000 T/năm (số vốn 500 tỷ), xây dựng hạ tầng cơ sở cụm CNTT Cái Lân (300 tỷ), xây dựng cảng Cái Lân-Vinashin (269 tỷ), xây dựng Nhà máy điện Hải Hà (500 tỷ) … và 1.000 tỷ cho dự án san lấp giai
đoạn 1 khu kinh tế Hải Hà. Tuy nhiên, nhà thầu chờ dài cổ chẳng thấy ông Tô Nghiêm có động thái nào khác ngoài mấy cụm từ: xin khất, sẽ có, chắc chỉ tuần sau là tiền về… Sự kiên nhẫn mất dần, 10 doanh nghiệp đành cậy nhờ đến Tỉnh ủy Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam giúp đỡ nhưng không có kết quả ǵ mặc dù các cơ quan trên đă cố gắng tiếp cận VNS bằng nhiều cách! Cực chẳng đă, ngày 8.6.2009, lănh đạo 10 doanh nghiệp và đại diện gần 3.000 công nhân tại dự án Khu kinh tế Hải Hà đă viết đơn cầu cứu gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các cơ quan thông tấn, báo chí. Họ viết rằng: “Sự bội tín của Công ty CNTT Cái Lân và Tập đoàn VNS đă đẩy chúng tôi vào cảnh những người cùng khổ”… “việc VNS
trốn nợ làm các chủ doanh nghiệp bị ngân hàng xiết nợ, nhiều tàu thuyền, máy móc bị thu bán đấu giá. Doanh nghiệp vừa không có tiền trả lương công nhân vừa không c̣n tiền tái đầu tư hay thực hiện dự án mới. Nhiều doanh nghiệp phải bán nhà, trụ sở để trả nợ… Với gần 3.000 công nhân, do khó khăn chồng chất từ phía doanh nghiệp, suốt hơn một năm qua, chúng tôi cật lực làm việc nhưng chưa trả được lương. Nhiều doanh nghiệp phải sa thải công nhân v́ không cáng đáng nổi. Hiện nay, đă có 50% cán bộ, công nhân phải nghỉ việc, lang thang đi t́m việc từ Bắc tới Nam. Cứ đà này, sẽ có thêm 20-30% công nhân nữa phải “tay trắng” rời Khu kinh tế Hải Hà v́ sự bội tín của VNS”.
Lời khẩn cầu đă được nhiều tờ báo, nhiều bản tin điện tử đồng loạt đưa ra công luận nhưng cũng chỉ gây được chút ồn ào vài ba tuần lễ rồi lại rơi vào “sự im lặng đáng sợ”. Từ ngày gửi lá đơn đến nay, một năm có lẻ trôi qua, có tới hàng chục cuộc họp giữa các doanh nghiệp chủ nợ với các đại diện VNS như ông Lê Lộc – Tổng giám đốc phụ trách đầu tư, như ông Trần Quang Vũ – Tổng giám đốc điều hành VNS, cũng không ít lần, cán bộ công nhân của nhiều doanh nghiệp từ Việt Tŕ, Hải Pḥng, Quảng Ninh kéo tới trụ sở của Tập đoàn trên đường Ngọc Khánh – Hà Nội để đ̣i nợ nhưng VNS vẫn chỉ hứa suông. Dịp gần tết âm lịch 2010, VNS có chuyển trả được hai tỷ rưỡi “an ủi” các nhà thầu, con số nợ gốc hơn 120 tỷ
chưa có lời giải đáp chính xác đến khi nào, lúc nào VNS sẽ thanh toán cho 10 doanh nghiệp!
Vậy mà, khi đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại huyện Hải Hà, ông Chủ tịch VNS hồ hởi báo cáo với người đứng đầu Chính phủ rằng VNS đă san lấp được 93 ha với 5,2 triệu m3 cát, đă lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp – cảng biển, đă tŕnh Ban quản lư các khu công nghiệp Quảng Ninh hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, chuẩn bị xây cảng khởi động dài 300m. xây nhà máy sửa chữa tàu biển, nhà máy cán thép, nhà máy nhiệt điện than… với số vốn giai đoạn 1 khoảng 1,4 tỷ USD. Nói một hơi về các dự án “chuẩn bị khởi công”, ông Chủ tịch VNS đề nghị Thủ tướng “đưa quy hoạch cảng biển Hải Hà vào danh mục quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam(*) và ông than phiền “chủ đầu tư” (VNS) chưa có 3.200 tỷ đồng (tương
ứng 20% số tiền chuẩn bị đầu tư) nên xin vay vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển”… Ông Thủ tướng chăm chú lắng nghe rồi nhấn mạnh Hải Hà phải là trung tâm công nghiệp – cảng biển, trở thành cảng tổng hợp, cảng container, trung tâm sản xuất và đóng tàu thủy lớn của cả nước… Ông hy vọng “Hải Hà không chỉ phục vụ phát triển kinh tế trong nước mà c̣n vươn ra hợp tác với Trung Quốc, v́ vậy, trong ṿng 10 năm tới, Hải Hà sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch của Quảng Ninh và cả nước”.
Ông dặn ḍ nhiều, chỉ đạo sát lắm, nhưng không thấy nhắc VNS phải mau trả nợ cho các donh nghiệp – những người đă tin tưởng, gửi gắm hy vọng vào ông sẽ ra tay cứu giúp họ trong cơn nguy khốn …
***
Sau lần thị sát của Thủ Tướng, cái siêu dự án ấy chẳng thấy động tĩnh ǵ. Phần mặt bằng san lấp được đă bị sóng biển cuốn đi mất một phần. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Khu kinh tế Hải Hà do VNS đứng cái chưa thấy các bên tham gia góp vốn như đă hứa. Theo một nguồn tin, h́nh như chỉ có Tập đoàn Than và khoáng sản (TKV) góp 3,6 triệu USD. Vậy th́ đến bao giờ mới có 15 tỷ USD để xây xong siêu dự án?
Câu trả lời có một phần vào chiều ngày 7.4.2010 khi ông Nguyễn Văn Thành – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chủ tŕ buổi làm việc với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Khu kinh tế Hải Hà. Tại đây, ông Tô Nghiêm – Tổng giám đốc Công ty vẫn báo cáo rằng dự án đầu tư giai đoạn 1 trên diện tích 2.350 ha sẽ xây dựng hạ tầng, cảng khởi động, nhà máy sửa chữa tàu, nhà máy nhiệt điện… và đến nay đă đầu tư 220 tỷ đồng (ấy là ông đă gộp số tiền san lấp mặt bằng c̣n đang thiếu nợ 10 doanh nghiệp). Ông cũng “khảng khái” nói rằng “tiến độ triển khai dự án… chậm chạp”.
Cũng phải thôi, dự án chậm cũng có thể xuất phát từ công văn phúc đáp của Bộ GTVT gửi tới văn pḥng Chính phủ khi Bộ GTVT được hỏi ư kiến về đế án phát triển khu công nghiệp Hải Hà. Công văn mang số 1394 BGTVT-KHĐT ngày 13.3.2009 do Thứ trưởng Trần Doăn Thọ kư. Xin trích đoạn quan trọng nhất: “Điều kiện tự nhiên ở đây (Hải Hà) không thật thuận lợi cho việc xây dựng cảng tổng hợp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối tới cảng. Do vậy, cần xác định đây là một cảng chuyên dùng lớn phục vụ Khu kinh tế, Khu công nghiệp theo yêu cầu của nhà đầu tư và do các nhà đầu tư thực hiện, tự chịu trách nhiệm”.
Siêu dự án lấy cảng biển làm trung tâm. Nếu theo ư kiến của Bộ GTVT, cái trung tâm ấy không phù hợp th́ đầu tư nhiều tiền của vào sẽ không hiệu quả. Trong quyết định : “tái cơ cấu” VNS của Thủ tướng Chính phủ tháng 6.2010, dự án Khu kinh tế - cảng biển Hải Hà sẽ chuyển cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Chắc chắn là, nhà đầu tư mới sẽ phải cân nhắc lại, xem xét lại toàn bộ quy tŕnh lập và triển khai dự án bởi họ đang có nhiều chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm quản lư hầu hết các cảng biển lớn ở Việt Nam. Điều mà người viết mong muốn và cũng là ư nguyện của các nhà thầu và 3.000 công nhân thi công trên công trường san lấp biển ở Khu kinh tế Hải Hà là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sớm kết hợp với VNS t́m giải pháp triệt
để, thanh toán công nợ ṣng phẳng với 10 nhà thầu đang lâm vào cảnh khốn cùng!
Chú thích:
(*) Có một sự trùng lặp thú vị là: Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xă hội tỉnh Quảng Ninh không ai nghĩ tới việc xây dựng KCN tại khu vực Hải Hà. Trong danh mục các KCN ở Việt Nam và các KCN ưu tiên xây dựng trước năm 2015 không có tên KCN Hải Hà và trong quy họach hệ thống cảng biển Việt Nam cũng không có tên cảng biển Hải Hà. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Thủ tướng, công việc bổ sung KCN và cảng biển Hải Hà vào ba bản quy hoạch nói trên đă được hoàn tất.
LTT
Vinashin chuyện bây giờ mới kể
(Bài 4) [*]: NGƯỢC SÔNG HỒNG BẤT THÀNH TÀU “CỬU LONG – VINASHIN” GĂY LÁI
Lê Trung Thành
Từ khi Tập đoàn kinh tế Vinashin (VNS) thành lập tháng 5/2006, họ đă mau mắn kết nạp khoảng 200 doanh nghiệp lớn nhỏ để trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề lạ lùng nhất từ trước tới nay..
Những ông, bà “con nuôi” trải rộng từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến vùng núi cao xa lắc, xa lơ đều được ân huệ gắn tên Vinashin ở phần cuối tên doanh nghiệp. Chẳng biết cách quản lư đàn con này ra sao nhưng thoạt nh́n, ai cũng biết nếu ông Chủ tịch Tập đoàn Phạm Thanh B́nh dù có chỉ số IQ cao hết cỡ và có ba đầu sáu tay cũng không nhớ nổi tên và có chăm chỉ “đến thăm và làm việc” th́ ông cũng chẳng bao giờ giáp mặt hết đống “con cái” sinh sôi mau mắn của ḿnh! Tuy nhiên, vẫn có vài doanh nghiệp được ông đặc biệt “quan tâm, chăm sóc, hồ hởi mở rộng ṿng tay đón chúng về với “mẹ” Vinashin. Nói một cách ví von, ông cho con tàu mang tên “Cửu Long – Vinashin” xuất bến từ km 9 – Quán Toan thuộc quận Hồng Bàng – Hải Pḥng (Trụ
sở Công ty Cổ phần Thép Cửu Long – Vinashin) ngược lên Hà Nội theo đường sông Hồng lên tận Yên Bái làm cuộc giải cứu ngoạn mục nhất, ly kỳ nhất chưa từng xảy ra trên đất Việt Nam!
Diễn biến câu chuyện này hơi dài ḍng bởi sự việc xảy ra từ giữa những năm cuối thế kỷ hai mươi sang đầu thế kỷ hai mươi mốt, lúc các ông Vũ Tiến Chiến(1), Hoàng Quốc Hiển(2) c̣n đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Vào thời đó, Yên Bái c̣n nghèo lắm, các nhà lănh đạo lo dân nghèo, dân đói nên nghe có cây ǵ, con ǵ chăn trồng mang lại ấm no là sẵn sàng du nhập. Trước tất cả là cây trẩu, cây sở, cây lai được trồng khắp nơi nhưng ít năm sau lại đốn bỏ, người dân nghèo vẫn hoàn nghèo, cụm từ “khổ sở lai” h́nh thành từ đó. Tới năm 1994, 1995 lănh đạo Yên Bái quyết định chọn cây cà phê Catimo làm cây xóa đói giảm nghèo. Vào cuối những năm 2.000 đă có gần 1.800ha cà phê được trồng hầu hết các huyện, có năm cao nhất đạt gần
3.000ha! Cây cà phê Catimo xanh tốt được chạy vào thơ ca, nhạc họa, chạy vào các bài diễn văn đầy hào hùng của thời đại! Lúc đó, Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái – một doanh nghiệp nhà nước có hạng chuyên kinh doanh phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật… được lănh đạo tỉnh tin tưởng nên ngân hàng cho Công ty vay vốn, đầu tư hơn 41 tỷ đồng mua giống, phân bón cùng nhiều loại vật tư cần thiết đưa xuống tận các thôn các xă vùng sâu vùng xa để cung cấp cho các hộ trồng cà phê. Vật tư sẵn trong kho, bà con cần bao nhiêu cứ tới lấy về. Lănh đạo các xă đứng ra nhận nợ thay, chờ khi có sản phẩm bán ra sẽ trừ vào số tiền đă nợ. Để chuẩn bị cho công tác thu mua, chế biến, Công ty cà phê Yên Bái ra đời và ông Tiến sỹ Nông
học – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Yên Bái được tỉnh ra quyết định giữ chức Giám đốc Công ty này.
Nhưng… Khi cà phê đến tuổi ra hoa, người ta chẳng thấy mấy cây kết trái! Cây nào có quả th́ lưa thưa, năng suất cực thấp. Dân chúng hoang mang, chán ngán, lo lắng v́ bao công sức, tiền của bỏ ra trồng cà phê nay chẳng thu lại được 5% - 10%. Thế là bà con bảo nhau chặt cà phê làm… củi. Đến năm 2004, diện tích chỉ c̣n lại 360ha. Catimo… về… mo! Kế sách tưởng như chắc ăn bị đổ vỡ hoàn toàn đă đẩy nhiều gia đ́nh vào diện thiếu đói, mất đất, mất nhà, người ta đành gom góp chút sức tàn mua giống tre Bát Độ của Đài Loan về trồng lấy măng, lấy lá đắp đổi qua ngày. C̣n Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái mất trắng vài chục tỷ đồng cả gốc lẫn lăi. Tuy nhiên vẫn có nhiều vị Chủ tịch xă (đứng nhận nợ thay dân) phải ra hầu Ṭa án Nhân
dân huyện sở tại!
Dư âm về cái chết tức tưởi của “Công chúa Catimo” chưa dứt th́ kế hoạch trồng giống dứa Cayen ra đời. Sau khi điều tra thổ nhưỡng , người ta chọn ra 5 xă phía Bắc huyện Văn Yên gồm Châu Quế thượng, Châu Quế hạ, Đông An , Lâm Giang và Lang Thíp thành vùng chuyên canh trồng dứa với diện tích 2.400ha. Dựa vào phép tính mỗi ha dứa cho 50 tấn quả, nếu bán mỗi cân một ngàn đồng th́ chẳng mấy chốc người nông dân sẽ có trong tay vài ba trăm triệu. Dứa nhiều như vậy, chắc phải xây ngay một nhà máy chế biến dứa và hoa quả xuất khẩu nên cái lễ khởi công xây dựng Nhà máy chế biến dứa, hoa quả xuất khẩu Đông An diễn ra khá ŕnh rang. Lần này, Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái lại được vay hơn 41 tỷ đồng để thực hiện dự án hoành tráng với
ước mong cây dứa Cayen mang đến vị ngọt ngào xóa nỗi chát đắng của cây cà phê catimo. Ngoài ra Công ty Vật tư Nông nghiệp c̣n đầu tư thêm 18,5 tỷ đồng xây dựng và mở rộng Nhà máy chế biến thức ăn gia súc B́nh Sơn với thiết bị hiện đại mua từ CHLB Đức và 8,5 tỷ đồng triển khai xây dựng Trung tâm nuôi lợn công nghệ cao. Vậy mà, trời chẳng có mắt, lại gây “họa vô đơn chí” cho Yên Bái lần nữa. Cây dứa Cayen tàn lụi rất nhanh sau 3 năm thử nghiệm. Công ty Vật tư Nông nghiệp mất hơn 32 tỷ đồng vốn trồng gần 500 ha dứa, mất 6,7 tỷ đồng ở dự án xây Nhà máy chế biến thức ăn gia súc và mất hơn 3 tỷ đồng ở dự án chăn nuôi lợn. Tổng cộng họ bị lỗ và mất vốn khoảng 42 tỷ đồng.
Với một tỉnh nông nghiệp, thu nhập thấp th́ con số thất thoát 42 tỷ là quá lớn nên cơ quan thanh tra, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái vào cuộc sau khi nhận được nhiều thư tố cáo có quá nhiều sai phạm ở Công ty Vật tư Nông nghiệp. Sau khi làm rơ, Thanh tra tỉnh yêu cầu Ban giám đốc Công ty Vật tư Nông nghiệp kiểm điểm và đề nghị tỉnh ủy, UBND tỉnh có h́nh thức kỷ luật nghiêm khắc với các cá nhân sai phạm, đồng thời ra quyết định thu hồi số tiền thất thoát nộp vào ngân sách. Hơn thế nữa, các cơ quan chức năng đă chuẩn bị chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Sở công an Yên Bái nghiên cứu, điều tra làm sáng tỏ thêm sự vi phạm pháp luật của các cá nhân liên quan…
***
Chính trong thời gian này, công ty Cổ phần Thép Cửu Long – Vinashin đang tiến hành các bước cuối cùng để triển khai dự án xây dựng Nhà máy luyện gang thép đặt tại khu công nghiệp phía nam thuộc xă Văn Tiến huyện Trấn Yên trên diện tích 28ha với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 594 tỷ đồng. Ngày 29/01/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh yên bái cấp giấy chứng nhận đầu tư số 119/ UBND-CNDT cho Công ty Cổ phần Thép Cửu Long - Vinashin xây dựng Nhà máy luyện gang thép có quy mô đầu tư: dây chuyền thiêu kết công suất 150.000t/năm, ḷ cao luyện gang lỏng 180m3/giờ, dây chuyền luyện phôi thép 200.000 tấn/ năm, dây chuyền sản xuất ô xy 3.000 m3/ giờ, tiến độ thực hiện là 18 tháng. Ngày 07-03-2007, lễ khởi công xây dựng Nhà máy được tổ chức khá lớn với sự có mặt của
các ông Hoàng Quốc Hiển - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, ông Hoàng Xuân Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh, ông Dương Anh Điền Phó bí thư Thành ủy Hải Pḥng và tất nhiên có mặt ông Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh B́nh. Trong bối cảnh Yên Bái đang trống vắng các doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực sản xuất công nghiệp th́ dự án xây dựng cơ sở sản xuất thép có suất đầu tư lớn của Vinashin được lănh đạo tỉnh Yên Bái hết ḷng giúp đỡ. Thông qua dự án đầu tiên thành hiện thực, Yên Bái ngỏ lời hợp tác toàn diện, lâu dài với Tập đoàn Vinashin đang “bừng bừng khí thế” và một biên bản chính thức ra đời ghi nhận rằng Vinashin sẽ sẵn sàng mở rộng đầu tư vào Yên Bái trên các lĩnh vực như công nghiệp, du lịch, thương mại và sẵn sàng giúp đỡ các huyện vùng cao
giảm nghèo và phát triển bền vững. Có lẽ xuất phát từ mối quan hệ thân thiết này nên UBND tỉnh đă bàn bạc với lănh đạo Vinashin cứu cho tỉnh một bàn thua trông thấy, ấy là tiếp nhận nguyên trạng Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái đang thua lỗ kéo dài và đầy bê bối. Sau khi nhất trí cao, UBND tỉnh Yên Bái phát ngay Công văn số 704/UBND-TH ngày 27/04/2007 gửi Thủ tướng Chính phủ xin chuyển giao Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái cho Vinashin quản lư. Hơn 6 tháng sau, ngày 30/11/2007 văn pḥng Chính phủ gửi thông báo ư kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ tới UBND tỉnh Yên Bái và Vinashin “đồng ư chuyển Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái thuộc UBND tỉnh Yên Bái về làm đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”.
Trước khi kết thúc năm 2007 sáu ngày, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức lễ bàn giao nguyên trạng Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái cho Vinashin nhưng đến lúc này, người ta mới biết doanh nghiệp Nhà nước “hàng đầu” của tỉnh sẽ về làm “công ty con” dưới quyền quản lư của ông Nguyễn Tuấn Dương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Cửu Long - Vinashin. Dẫu có chút thắc mắc tại sao Công ty cổ phần lại có quyền quản lư doanh nghiệp Nhà nước (?) nhưng vẫn là một kết thúc có hậu. Cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy… ngậm ngùi tạm xếp lại hồ sơ đang thụ lư dở dang. Mấy vị lănh đạo cao cấp của tỉnh thở phào nhẹ nhơm và sung sướng nhất chính là các cá nhân đang bị đưa vào tầm ngắm của pháp luật. Họ đă “bơi từ sông ra
biển”, đă trở thành “con” được cấp giấy khai sinh với tên gọi “Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long-Vinashin”. “Thừa thắng xông lên”, Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái lại trao đổi với lănh đạo Vinashin đề nghị mau chóng tiếp nhận thêm 2 doanh nghiệp nữa là Công ty Cổ phần Sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn và Công ty Cổ phần Khoáng sản Yên Bái. Thế là ngay tại vùng cao xa tắp vinashin có ba Công ty con được gắn tên Cửu Long-Vinashin. Tên tuổi của ông Phạm Thanh B́nh và ông Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Dương nổi lên như cồn. Người ta dành không ít lời ngợi ca hai ông đă mang lại sự ổn định t́nh h́nh chính trị, kinh tế cho tỉnh Yên bái đầy sóng gió… Biết tin Vinashin tiếp nhận doanh nghiệp khá dễ dàng nên có vài ba công ty khác ở Yên Bái muốn được gia
nhập nhưng họ bị từ chối bởi không có sự “giới thiệu”của các cơ quan đầu tỉnh.
***
Những tháng đầu tiên mang nhăn mác “Cửu Long - Vinashin” Công ty Vật tư Tổng hợp được Vinashin ưu đăi cho vay 6.7 tỷ đồng để có vốn kinh doanh vật tư nông nghiệp và trả mấy khoản nợ quá hạn nhưng v́ đang lún sâu vào thua lỗ triền miên, số tiền c̣m cơi này không cứu nổi doanh nghiệp và hơn 500 người lao động. Con số nợ 80 tỷ đồng không có nguồn thanh toán đẩy Công ty vào đường cùng không lối thoát nhưng khốn khổ nhất là các cán bộ, công nhân vốn gắn bó với công ty hàng chục năm trời không có tiền lương, không có tiền bảo hiểm xă hội (là không có bảo hiểm y tế) nhiều người đành rời bỏ công việc quen thuộc để t́m kiếm nghề khác mưu sinh. Theo báo cáo của Bảo hiểm xă hội tỉnh Yên Bái, năm 2009 có năm doanh nghiệp trong tỉnh nợ 5,321 tỷ
đồng tiền bảo hiểm xă hội th́ riêng Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long – Vinashin nợ 32 tháng với số tiền 3,441 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Khoáng sản Cửu Long – Vinashin nợ 228 triệu. Cho đến nay, chỉ c̣n khoảng 200 cán bộ công nhân cố gắng “bám trụ” nhưng tương lai khá mịt mù.
Thiếu tiền kinh doanh, không tiền trả nợ và tập đoàn “mẹ” cùng “ông bố nuôi” Nguyễn Tuấn Dương đă cạn túi từ lâu nên Công ty Vật tư Tổng hợp lại nghĩ tới chuyện vay vốn ngân hàng có sự bảo lănh của Tập đoàn. Tuy nhiên, dù đă hai lần ông Phạm Thanh B́nh kư vào thư bảo lănh tín dụng ngắn hạn cho Công ty Vật tư Tổng hợp vay số tiền 56 tỷ đồng (mỗi lần 28 tỷ) nhưng chẳng ngân hàng nào chịu mở hầu bao cấp tiền cho Công ty Vật tư Tổng hợp dù ông B́nh cam kết Vinashin chịu trách nhiệm trả toàn bộ gốc và lăi thay trong trường hợp Công ty Vật Tư Tổng hợp không trả đúng hạn cho ngân hàng. điều đó cho thấy uy danh Vinashin đă tụt dốc thảm hại đến nhường nào!
Không vay được tiền, Công ty VTTH đành nhắm mắt đưa chân, lập hội đồng đánh giá thực trạng, lập hội đồng thanh lư bán công khai nhiều tài sản cố định của các cửa hàng, kho vật tư nông nghiệp, thu được gần hai tỷ đồng nhưng thanh tra tỉnh Yên Bái đă phát hiện ra nhiều sai phạm về công tác quản lư đất đai trong quá tŕnh tiến hành thanh lư, nâng giá bán quá cao so với giá trị tài sản c̣n lại.
Mặc cho Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long – VNS ở bên bờ vực phá sản, Tập đoàn VNS chưa có phương thức nào cứu văn “đứa con bị ruồng bỏ” này. Bằng chứng xác thực nhất là vào ngày 11/12/2009 tại thành phố Yên Bái trong Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 30A/2008 Nđ – CP, Chính phủ giao trách nhiệm cho các tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước hỗ trợ các huyện nghèo nhất nước. VNS nhận giúp hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, ông B́nh khoe rằng, năm 2009, VNS đă chi 2 tỷ đồng xóa nhà dột nát cho hơn 830 gia đ́nh ở hai huyện trên. Ông cũng dơng dạc tuyên bố một kế hoạch gây xúc động ḷng người là từ năm 2010 đến năm 2020, VNS sẽ hỗ trợ 200 tỷ đồng giúp Trạm Tấu và Mù Cang Chải phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục, đào
tạo nghề, y tế và văn hóa xă hội. Nhiều cán bộ, công nhân c̣n lại ở Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long – Vinasin tự hỏi nhau “ông Chủ tịch hứa bỏ ra 200 tỷ đồng vậy tại sao không bỏ ra vài chục tỷ cứu doanh nghiệp của ḿnh đang sống dở, chết dở???” C̣n các nhà thầu đang xây dựng Nhà máy luyện gang thép th́ buồn ra mặt bởi từ tháng 8/2009, công tŕnh “trọng điểm ngành cơ khí” mang tên Cửu Long – VNS không c̣n tồn tại nữa mà thay bằng tên khác “Nhà máy luyện gang thép Cửu Long – Yên Bái” mất hẳn cái tên VNS kiêu hănh một thời! Họ hứng khởi bao nhiêu khi tham gia thi công dự án sản xuất thép xốp từ hạt quặng sắt Yên Bái để chế biến thành phôi thép đưa vào ḷ cán nóng thành thép tấm đóng tàu như ông Phạm Thanh B́nh, ông Nguyễn Tuấn
Dương lên giọng vào tháng 3/2007 th́ bây giờ đây, họ ngán ngẩm v́ vốn liếng không đủ, thanh toán chậm chạp dẫn đến dự án kéo dài tới tận bây giờ chưa sản xuất được sản phẩm nào. Quặng sắt chất đầy sân băi vài chục tháng nay đă ngả mầu, cỏ mọc ngập đầu…
***
Đến lúc này, các vị lănh đạo tỉnh Yên Bái và ông chủ Vinashin cay đắng nh́n thảm cảnh suy sụp của Công ty Vật tư Tổng hợp không phương cứu chữa. Ông Phạm Thanh B́nh rơi vào cảnh… “tiến thoái lưỡng nan”, hy vọng giải cứu Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long VNS bất thành lại tiền mất, tật mang. Nhưng điều an ủi cho các vị lănh đạo Tập đoàn là ở triển lăm Vietship - một triển lăm về ngành đóng tàu, công nghiệp phụ trợ và vận tải biển do VNS đứng ra tổ chức thu hút ba, bốn trăm các hăng tàu lớn, các tập đoàn từ khắp nơi thế giới tới dự, th́ trong gian hàng của VNS người ta thấy trưng bày cả… dứa, làm khách quan nước ngoài hết sức… thích thú và lạ lẫm!
Cuộc giải cứu có một không hai có vẻ như đă xong từ ba năm trước, những người trong cuộc liên quan tới sự kiện này tưởng được yên thân nhưng họ không ngờ đến việc vẫn có rất nhiều cán bộ, công nhân đă viết đơn tố cáo, kiên tŕ đấu tranh đ̣i đưa ra ánh sáng công lư những vi phạm pháp luật của Ban lănh đạo Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên bái trước kia và Công ty Vật tư tổng hợp Cửu long – VNS hiện tại. Họ cũng dũng cảm quy kết Ban thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đă tiếp tay che giấu cho một nhóm người… Chính v́ vậy sau khi tiến hành kiểm tra các dấu hiệu vị phạm, tại kỳ họp lần thứ 32 ngày 5/7/2010, Ủy ban kiểm tra Trung ương đă ra kết luận như sau: “Ban thường vụ tỉnh Yên Bái đă buông lỏng lănh đạo, chưa chỉ đạo xử lư dứt
điểm, triệt để các vụ việc nổi cộm để nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó có một số cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái quản lư chưa được xem xét, xử lư kịp thời, gây dư luận bất b́nh… Qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm, phát hiện ba doanh nghiệp thực hiện ba dự án sử dụng vốn Nhà nước đang bị thua lỗ, mất vốn, chưa được xem xét xử lư đă bàn giao cho VNS do Chính phủ quyết định”.
Kết luận đă quá rơ ràng!
Con tàu “Cửu Long – VNS” do ông Phạm Thanh B́nh phát lệnh ngược sông Hồng “cứu bạn” đă thất bại hoàn toàn. Liên minh “hợp tác toàn diện, lâu dài” giữa các vị lănh đạo Yên Bái và VNS ẩn chứa âm mưu xóa bỏ dấu vết vi phạm pháp luật của mấy doanh nghiệp bước đầu đă bị phanh phui.
Ủy ban kiểm tra Trung ương quyết định tiếp tục xem xét vụ việc trên và sẽ thông báo vào kỳ họp thứ 33 sắp tới.
Chúng ta hăy chờ xem những ông nào, bà nào tham gia cuộc giải cứu này phải lộ mặt nguyên hinh
(1) Ông Vũ Tiến Chiến – Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nay là Chánh văn pḥng Ban chỉ đạo TW chống tham nhũng.
(2) Ông Phùng Quốc Hiển – Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nay là Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách và tài chính Quốc hội.
Vinashin – Chuyện bây giờ mới kể
(Bài 5) [*] khi người khổng lồ chân nặn bằng đất sét mắc bệnh “Sở Cuồng” [1] măn tính
Lê Trung Thành
Khoản tiền Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên đă biến Vinashin sau một đêm ngủ dậy trở thành “người khổng lồ”. Sau khi kư hợp đồng vay lại 750 triệu USD từ Bộ Tài Chính VNS ồ ạt rải tiền dọc theo “bờ biển nước ta dài 3.200km…” với sự hậu thuẫn của những người từng mộng mơ tới cụm từ “lọt vào tốp 5 cường quốc đóng tàu”! Ông Phạm Thanh B́nh chi tiền quá mạnh tay cho nhiều dự án chưa lập luận chứng, chưa cần báo cáo đầu tư khiến nhiều địa phương lầm tưởng rằng, VNS đang đầy ắp vốn sẽ là cứu cánh giúp họ mau chóng nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp, mở ra một niềm hy vọng mới cho những tỉnh thuần nông quanh năm đầu tắt mặt tối mà dân vẫn nghèo nàn, lạc hậu. Nhờ cách nghĩ cả tin đến ngây
thơ, VNS nhanh chóng “chiếm đoạt” được những vùng lúa năng suất cao, những cánh rừng ngập mặn pḥng hộ đẫm phù sa, những vùng làng đông đúc dân cư, những đầm tôm, hồ cá, những ruộng muối trắng ngần mà chẳng tốn kém mấy tiền. Được nuông chiều, được mời mọc, được đăi đằng c̣n hơn cả các chính khách, ông Chủ tịch Tập đoàn VNS ở đâu cũng hứa với những lời có cánh cỡ chim đại bàng khiến quan chức địa phương ngây ngất.
Các ông Lê Lộc – Tổng giám đốc phụ trách đầu tư và ông Nguyễn Quốc Ánh – Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh lại có dịp trổ tài biến những bài “đít-cua” của Chủ tịch Phạm Thanh B́nh thành hiện thực bằng những lễ khởi công hoành tráng, có đủ mặt văn vơ bá quan chứng kiến. Dự án nối tiếp dự án ra đời và tập trung nhiều nhất, lớn nhất là vào năm 2006 và 2007 bởi VNS đă nắm trong tay 750 triệu USD, 8.300 tỷ đồng phát hành trái phiếu trong nước và 600 triệu USD vay của Ngân hàng Thụy Sĩ.
Nếu tính từ vùng đất Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (đă viết trong bài 3) với siêu dự án khổng lồ 15 tỷ USD khởi công tháng 3.2007 th́ tại khu kinh tế tổng hợp Đ́nh Vũ (Hải Pḥng) công ty đóng tàu Phà Rừng khởi công xây dựng cảng tổng hợp và cụm công nghiệp phụ trợ vào ngày 1.8.2007 với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng. Về đến tỉnh lúa Thái B́nh, VNS lập dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu và cảng Tân Đệ, chiếm 28,5 ha đất của huyện Vũ Thư, đồng thời xây dựng Nhà máy đóng tàu Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy trên diện tích 30 ha. Tổng vốn đầu tư của hai dự án là 1.109 tỷ đồng. Lănh đạo tỉnh Thái B́nh mừng lắm, nghĩ tới những diêm dân trẻ sẽ trở thành những công nhân kỹ thuật đóng tàu nên quyết định trích ngân sách hỗ trợ cho VNS tiền
san lấp mặt bằng 18.000 đồng/m2 giảm 50% tiền thuê đất và cấp cho mỗi học viên được đào tạo nghề là 500.000 ngàn đồng cho một người. Tiến vào đất Nam Định, dự án của VNS vĩ đại hơn cả với kế hoạch xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ trên diện tích 8.780 ha của hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Một cảng biển Lạch Giang hiện đại sẽ h́nh thành để phục vụ 4 khu công nghiệp trong đó có một nhà máy nhiệt điện công suất 600MW và… một sân bay hạng trung làm bàn đẩy cho Nam Định tiến vọt lên… mây xanh. Cùng lúc ấy vào tháng 6.2007, VNS chính thức triển khai ba dự án khác bao gồm “Nhà máy đóng tàu Thịnh Long (thị trấn Thịnh Long), Nhà máy chế tạo thiết bị đóng tàu VNS ở khu công nghiệp Mỹ Trung huyện Mỹ Lộc”. Hai nhà máy này sẽ hoạt động vào
quư 1 năm 2008. Để đảm bảo năng lượng cho các cụm công nghiệp hoạt động, VNS giao cho Công ty cổ phần công nghiệp đóng tàu Hoàng Anh làm chủ đầu tư xây dựng. Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng công suất 175 MW với số vốn 1.481 tỷ đồng, khởi công vào ngày 12.5.2007 và dự kiến sẽ phát điện tổ máy đầu tiên vào cuối năm 2009. Trước một nhà đầu tư đáng kính như VNS, lănh đạo tỉnh Nam Định vui mừng khôn xiết. Nhưng rồi niềm vui cứ giảm dần theo thời gian, khi các cơ quan hải quan, cảnh sát bảo vệ môi trường phát hiện những chuyện động trời trong gần 931 tấn thiết bị nhập khẩu từ Hàn Quốc về cảng Cái Lân có giá trị 610 tỷ đồng mà chủ hàng là Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long – VNS (một công ty con của Công ty cổ phần thép Cửu Long – VNS).
Khi tiến hành kiểm tra, người ta thấy hầu hết các “thiết bị xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng” đă qua sử dụng. Loại cũ nhất sản xuất… 1967 và sớm nhất là 1978, 1979. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đă gửi văn bản số 2242/BCN ngày 22.5.2007, tới Ban Quản lư các khu công nghiệp tỉnh Nam Định về việc thẩm tra dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng nêu rơ: “Dự án đầu tư và thiết kế cơ sở cho thấy có dấu hiệu sử dụng máy móc thiết bị cũ (kể cả thiết bị chính)…”. Ngày 15.6.2007, Bộ công nghiệp lại gửi công văn tới UBND tỉnh Nam Định yêu cầu đ́nh chỉ dự án xây dựng Nhà máy. V́ trong danh mục quy hoạch nhiệt điện đến năm 2010 và 2020 không có chủ trương xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng nên tới ngày 6. 9. 2007, Bộ
Công thương chính thức gửi văn bản số 1501 tới UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn VNS khẳng định việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện không phù hợp với quy hoạch kế cả đến năm 2025. C̣n với lô hàng 931 tấn han rỉ, cũ nát đến vậy nhưng VNS vẫn bao biện rằng, các thiết bị này… c̣n dùng tốt, c̣n đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và đề nghị sớm giải tỏa cho họ mang về công tŕnh lắp đặt!
Trên dải đất miền trung, VNS cũng có hàng chục dự án lớn nhỏ, nào là đầu tư xây dựng cụm công nghiệp tàu thủy Quảng B́nh, cụm công nghiệp phụ trợ và cảng Cửa Việt (Quảng Trị) tiếp nhận chuyển giao cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế) và xây dựng cụm công nghiệp tàu thủy tại Đà Nẵng… Tuy nhiên chẳng có dự án nào lớn bằng đại dự án xây dựng Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất tại Quảng Ngăi.. Từ năm 2001, khi khu kinh tế Dung Quất đang im ắng v́ sự chuẩn bị thoái lui của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Nga khỏi liên doanh xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất th́ sự có mặt của lá đơn xin đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu và cụm Công nghiệp phụ trợ của Tổng công ty CNTT Việt Nam thổi một làn gió ấm xua bớt sự hoang lạnh của toàn dự án..
Các vị lănh đạo tỉnh và khu kinh tế Dung Quất “trải thảm đỏ” đón những người hùng VNS, cắt ngay 118 ha đất của xă B́nh Đông, huyện B́nh Sơn và cấp giấy chứng nhận đầu tư… nhanh chưa từng thấy! Ngày 17.2.2003, vns tổ chức lễ khởi công trong niềm hạnh phúc vô bờ của người dân quanh vùng. Cái tin VNS sẽ tuyển đến 6.000 lao động rồi lên 10.000 vào năm 2010 làm nức ḷng trai tráng đang sống lắt lay trên đồng ruộng. Nhờ khoản vay ưu đăi 99,8 triệu USD của Chính phủ Trung Quốc thông qua Chính phủ Việt Nam, ngày 20.10.2004, VNS kư hợp đồng với nhà thầu Tổng công ty đầu tư phát triển Hoa Nguyên – Thượng Hải và Tổng công ty xuất nhập khẩu máy Vân Nam (Trung Quốc) làm tổng thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng Nhà máy đóng tàu Dung Quất. Với tổng vốn
của cả hai giai đoạn ước tính 6.200 tỷ đồng (giai đoạn 1: 3.700, giai đoạn 2: 2.500), ông Phạm Thanh B́nh sẽ đẻ ra một chàng khổng lồ mang tên Dung Quất, có thể đóng tàu 150.000 DVVT tiến đến đóng tàu 400.000 DVVT. Bên cạnh đó, khu công nghiệp phụ trợ bao gồm mười nhà máy cộng với nhà điều hành bảy tầng, khu hậu cần tại thành phố Vạn Tường khang trang có đầy đủ biệt thự, nhà ở cao cấp rộng 25 ha đủ cho 6.000 hộ gia đ́nh, chuyên gia, Kỹ sư sinh sống, kèm theo một nhà ăn ba tầng “lớn nhất Việt Nam” v́ mỗi tầng rộng đến 3.200 m2 và một nhà nghỉ ca đêm có 320 pḥng đủ chứa 1.500 người! Thật là đáng nể! Dự án này có mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, khởi công ngày 20.12.2007 nhưng chẳng nhúc nhích là bao nên cách đây ít ngày UBND tỉnh Quảng Ngăi có
công văn nhắc nhở VNS đẩy nhanh tiến độ, nếu chậm nữa th́ sẽ bị thu hồi! Điều đáng nói nhất vẫn là chuyện đóng tàu của người khổng lồ Dung Quất. Ông Lê Lộc từng tuyên bố chắc như “đinh đóng … vào giấy” là hết năm 2008, con tàu chở dầu 104.000 DVVT đóng mới cho Công ty vận tải viễn dương VNS sẽ xuất bến đi chở dầu cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, thế mà tới bây giờ, tàu chẳng thấy đâu! C̣n ba chiếc tàu 105.000 DWT đóng theo hợp đồng kư với Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam (Pvtrans) từ ngày 14.2.2007 với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội cũng mới xong…10%. PVtrans thiệt đơn, thiệt kép, phải bỏ hơn 50 triệu USD mua một con tàu chở dầu của Hàn Quốc thế chỗ cho việc VNS không giao tàu đúng hẹn.
Nghe đâu đến quư IV – 2010, may ra có một con xuống biển nhờ sau khi Tập đoàn Dầu khí quốc gia tiếp nhận Nhà máy đóng tàu Dung Quất, họ đă gấp rút đầu tư tiền vốn đẩy nhanh tiến độ, tạo thêm việc làm cho hàng ngàn công nhân mất việc từ thời ông B́nh, ông Cao Thành Đồng quản lư.
Nghĩ đến chuyện Dung Quất, nhắc tới chuyện từ ngày kư nhiều hợp đồng đóng tàu với các chủ hàng mà chưa xong chiếc nào, những ai từng đến, từng ngắm nh́n “khẩu hiệu hành động” của ông Phạm Thanh B́nh “Đóng tàu lớn, giao tàu nhanh, chất lượng tốt, an toàn cao, giá thành hạ” mới thấy hài hước làm sao! và người ta cũng nhớ tới câu nói đầy kiêu hănh của ông Tổng giám đốc Lê Lộc “Nhà tỷ phú Gami - người Isarel đă đặt VNS đóng 8 tàu chở dầu loại 315.000 DWT tại Dung Quất” . May mà lời nói khuếch khoác này không thành hiện thực!
Trong lúc “lên đồng”, Chủ tịch Vinashin đă tới Khánh Ḥa bàn chuyện xây dựng Nhà máy sản xuất thép liên doanh với tập đoàn POSCO – Hàn Quốc trên diện tích 996 ha vùng vịnh Vân Phong. Dự án đă được Thủ tướng gật đầu cho tiến hành nghiên cứu nhưng kẹt một nỗi nếu nó ra đời sẽ phá hỏng quy hoạch và môi trường của vịnh Vân Phong nên ông B́nh đă ngăng ra. Thay vào đó, ông tuyên bố sẽ bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng đầu tư một loạt dự án rộng 1.300 ha phía vịnh Cam Ranh. Theo đó, các khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái sẽ được xây dựng từ 250 – 300 ha ở thôn Ḥa Diên, xă Cam Thịnh Đông, từ 400 – 450 ha tại khu công nghiệp Cam Ranh và 100 ha tại Bắc Ḥa Quy. Một khu đô thị lớn rộng 200 ha sẽ mọc lên trên vùng xoài và cát trắng Cam Phú – Cam Linh. Hơn
thế nữa VNS sẽ thay chỗ Tổng công ty hàng không Việt Nam đầu tư vào dự án Hồ Sông Cạn và cùng Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước đầu tư xây dựng lại cảng hàng không dân dụng Cam Ranh thành một nhà ga quốc tế sang trọng bậc nhất miền trung.
C̣n vào đến vùng muối công nghiệp và chế biến, nuôi trồng thủy sản ở khu vực Cà Ná, huyện Ninh Phước của đất Ninh Thuận ngập nắng, ông Phạm Thanh B́nh dẫn theo phái bộ của Công ty Maju Stabil mới thành lập ngày 24.5.2007, thành viên của Tập đoàn Lion - Malaysia tới bàn chuyện thành lập Công ty TNHH Thép VNS – Lion với số vốn điều lệ 780 triệu USD tương đương 12.480 tỷ đồng. Trong đó vốn của Maju chiếm 70% VNS góp 30% bằng … đất. Giai đoạn 1 sử dụng 662 ha để xây dựng khu liên hợp thép công suất 4,5 triệu tấn một năm và kết thúc giai đoạn 2 sẽ sản xuất 14,4 triệu tấn/năm vốn đầu tư lên tới 9,8 tỷ USD. Liên doanh sẽ xây dựng một nhà máy điện công suất 1.450 MW và cảng biển công suất bốc xếp 50 triệu tấn một năm. Khỏi phải nói tới sự sung
sướng cao độ của các vị lănh đạo Ninh Thuận. Vùng đất quá nghèo, thu nhập thấp vào loại nhất nước, có một dự án thép là trên cả tuyệt vời! vội vă cấp đất, vội vă cấp giấy chứng nhận đầu tư, Ninh Thuận làm hết sức ḿnh để cho dự án không tuột khỏi tay ḿnh. Đáp lại thịnh t́nh của địa phương, VNS và đối tác tổ chức lễ khởi công vào sáng 23.11.2008 hứa hẹn tới hết 2010 kết thúc giai đoạn 1. Thế nhưng sau lễ, sau khi đền bù 84 tỷ đồng để thu hồi 662 ha, liên doanh chẳng thấy động tĩnh ǵ! VNS đỗ lổi cho Maju, c̣n Maju im hơi lặng tiếng, chắc là lại do… khủng hoảng kinh tế giống VNs nên nhà đầu tư bỏ cuộc.
Một số nhà kinh tế phân tích rằng, Lion là tập đoàn kinh doanh đa ngành, không thạo sản xuất thép bằng buôn bán nên họ thừa thông minh để làm bài toán góp vốn với VNS. Chộp được hơn sáu trăm ha đất đền bù cho dân hết hơn tám chục tỷ đồng mà VNS tính đổi lấy 30% vốn trị giá 234 triệu USD th́ mỗi ha đất Cà Ná có giá lên tới gần… 8 tỷ đồng. Như vậy Maju t́m đường tháo thân là có lư lắm! Chỉ tiếc cho tỉnh Ninh Thuận, mong chờ măi mới có nhà đầu tư “xịn” đến nhưng chưa nóng chỗ đă thấy mùi thất bại.
Vào tới vùng đồng bằng sông Cửu Long, VNS vừa ngỏ lời đă nhiều tỉnh ch́a tay đón rước trọng thể. Mấy ông lănh đạo tỉnh Tiền Giang nhiệt t́nh đến mức sẵn sàng giao ngay 285 ha đất trồng rừng pḥng hộ ven đê biển thuộc xă Vàm Láng, huyện G̣ Công Đông cho VNS san lấp mặt bằng xây dựng Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp. Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu cỡ 70.000 DVVT tại vùng đất nghèo của tỉnh Tiền Giang mang lại niềm hy vọng cho biết bao người. Hy vọng đến mức trong bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xă hội G̣ Công Đông có đoạn viết “Lấy công nghiệp cơ khí đóng tàu, làm trọng tâm phát triển công nghiệp. Xây dựng khu công nghiệp tập trung Vàm Láng – Gia Thuận với quy mô diện tích 500 ha doVNS đầu tư”. Vậy mà từ khi giao đất cho
VNS tính đến nay đă hơn 4 năm nhưng chưa xong công tác san lấp. Chờ măi không thấy tiến triển ǵ, vào tháng 6.2009, UBND Tiền Giang gửi công văn yêu cầu VNS mau chóng hoàn thành các thủ tục đầu tư và chính thức thu hồi 200 ha đất định giao thêm cho VNS xây dựng khu công nghiệp.
Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp – VNS, cái tên kêu như chuông giờ tắt lịm. Phần đất san lấp cỏ mọc lút đầu, c̣n người dân Vàm Láng sống trong lắt lay tạm bợ. Những đầm tôm mang lại giàu có cho bao hộ gia đ́nh biến mất từ lâu nhưng không ai quên được cái giá đền bù chỉ có… 8..000 đồng một m2 không đủ mua một tô hủ tiếu! Chẳng thế mà toàn bộ 285 ha, VNS “són” ra có… 30 tỷ đồng tiền bồi thường!
Tương tự như số phận đen đủi của Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp, Cụm công nghiệp và đô thị ở huyện Lai Vung và cảng sông, khu đô thị mới, trường dạy nghề ở thành phố Cao Lănh tỉnh Đồng Tháp cũng chẳng hơn ǵ. Vào tháng 11.2007, VNS khẳng định quyết tâm đầu tư lớn vào vùng Đồng Tháp với đủ loại dự án. Nào là xây dựng Nhà máy đóng tàu 30.000 DWT, nào là xây dựng Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hiện đại tại khu vực Tràm Chim huyện Tam Nông để góp phần bảo vệ các loài chim di cư… Toàn là dự án cực lớn, cực hấp dẫn nên lănh đạo tỉnh Đồng Tháp chủ động lên phương án bồi hoàn cho dân và dài cổ ngóng nhà đầu tư từ Hà Nội vào. Càng chờ, càng lặn bóng chim, tăm cá nên UBND Đồng Tháp cũng gửi công văn cho VNS ngày 16.7.2009 đề
nghị trả lời về việc đầu tư vào Đồng Tháp. Trong khi chờ đợi, người dân vùng dự án treo phấp phỏng, lo âu, chẳng dám sửa nhà, xây nhà, chẳng dám bỏ vốn cấy trồng v́ sợ VNS “bất ngờ đánh úp”.
Khổ đau, tức tưởi, dẫn tới việc nhiều gia đ́nh căm giận VNS đă tước đoạt nguồn sống bao đời của họ rồi để hoang hóa nhưng bi hài nhất, có lẽ là dự án Khu công nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang. Được ra ở riêng từ năm 2004 sau khi tách khỏi Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang thiếu thốn trăm bề. Ước mong xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, nước, cầu đường giao thông song song với các kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhưng vốn ngân sách nhỏ nhoi nên Hậu Giang có nhiều chính sách ưu đăi các nhà đầu tư có hướng làm ăn lâu dài trên đất Hậu Giang. Chính v́ vậy, khi Tập đoàn VNS lập dự án xây dựng Cụm công nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang th́ đến cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cũng mừng rỡ. Tại lễ khởi công sáng 30.4.2007, ông có mặt từ sớm để chia vui cùng lănh đạo và nhân dân xă Đông Phú, huyện Châu Thành. Ông bày tỏ sự cảm thông với 887 hộ dân phải từ bỏ ruộng vườn màu mỡ, ph́ nhiêu để nhường lại 290 ha đất chuẩn bị xây dựng các nhà máy phụ trợ và hạng mục quan trọng nhất là Nhà máy đóng tàu có vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng chia làm hai giai đoạn. Tại đây chẳng bao lâu nữa sẽ đóng mới những con tàu từ 20.000 – 30.000 DWT và tương lai sẽ đóng các loại tàu 50.000 – 70..000 DWT. Chắc chắn bà con nông dân và con em họ sẽ đổi đời. Ông Thủ tướng tràn đầy hưng phấn khi đề cập tới VNS xây dựng dự án này không chỉ giúp Hậu Giang, mà giúp toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển. Ông chỉ đạo VNS cần
nhanh chóng thành lập một trường đào tạo nghề công nghiệp tàu thủy tại khu vực này để lớp thanh niên địa phương có cơ hội trở thành những công nhân kỹ thuật giỏi tay nghề…
Sau buổi lễ lớn, những người nông dân mừng ít lo nhiều. Những nỗi lo lớn nhất là không c̣n đất đai canh tác, không c̣n nhà ở, nếu cầm một nắm tiền mà chẳng có việc làm th́ chẳng mấy chốc lại tiêu tan. C̣n “người khổng lồ” VNS có vẻ biết điều hơn nhiều công tŕnh khác. Họ tiến hành san lấp, xây dựng mấy nhà làm việc, lắp dựng mấy dàn cẩu, tuyển dụng vài ba trăm công nhân kể cả ngoài miền Bắc vào và đóng vài chiếc… xà lan. Bên cái barie có một tấm pa-nô khổ đại thể hiện quy mô dự án cực kỳ hoành tráng… Thời gian lần lữa trôi qua, dân t́nh xung quanh vừa thở dài tiếc của, tiếc ruộng bỏ hoang, vừa bàn chuyện chẳng thấy công tŕnh xây dựng triền tàu 30.000 DWT, chẳng thấy xây cầu tàu cỡ tàu 50.000 DWT neo đậu. Các chú công nhân h́
hục làm suốt tháng chỉ nhận vài trăm ngàn tạm ứng, đánh ra quán “cắm sổ”. Chủ quán cho thiếu măi cũng sạt vốn luôn! Nhiều người rủ nhau bỏ việc đi nơi khác kiếm kế sinh nhai. Vậy mà ông chủ đầu tư VNS vẫn thực hiện được một “cú lừa tinh thần” ngoạn mục. Ấy là vào ngày 19.3.2008 trước lúc khai mạc Festival Lúa gạo lần thứ nhất tổ chức tại thị xă Vị Thanh, và trước buổi hội thảo kêu gọi đầu tư vào Hậu Giang, VNS đă tổ chức một lễ kư kết hợp đồng tại Hội trường UBND tỉnh, có mặt nhiều lănh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tỉnh ủy, UBND và nhiều chức sắc khác. Nội dung của bản hợp đồng kư kết giữa Công ty TNHH một thành viên Nhà máy đóng tàu Hậu Giang với Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển CNTT Hậu Giang
là: Đóng mới 5 tàu biển loại 20.000 DWT với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng, thời gian giao lô hàng vào cuối năm 2012. Trong thời gian đó, Nhà máy đóng tàu Hậu Giang sẽ đóng vài con tàu loại 6.800 DVVT “lấy ngắn nuôi dài”. Hợp đồng đă kư gần hai năm rưỡi nhưng nào có thấy sắt thép chuyên chở về, nào có thấy triền đá, ụ iếc như nhà máy vẽ lên. Dĩ nhiên càng không thấy bóng h́nh Khu công nghiệp phụ trợ với các công tŕnh xây dựng nhà máy sản xuất container công suất 120.000 TEU/năm, nhà máy nghiền xi măng công suất 1 triệu tấn/năm, nhà máy nhiệt điện công suất 3.600 MW! Eo ơi, toàn là công tŕnh vĩ đại mà VNS muốn dành tặng cho Hậu Giang mau đứng ngang tầm… thế giới??? Khỏi phải nói, đến giờ này lănh đạo tỉnh Hậu Giang thất vọng về “người khổng
lồ” VNS đến mức nào nhưng sự thất vọng ấy không chứa hết khổ đau cùng cực của hàng ngàn người dân Châu Thành sống dở, chết dở v́ các dự án hoang đường của tập đoàn VNS.
***
Trong một bài báo, thậm chí là hàng chục bài, chẳng người viết nào có thể tả hết, chuyển tải hết thói ngông cuồng của một số người lănh đạo Tập đoàn VNS. Họ toan tính đầu tư tới mọi nơi, mọi chỗ với cách nghĩ, cách làm cẩu thả, không nh́n trước, trông sau, thích chỗ nào là cắm chỗ đó, chà đạp lên số phận của người dân cần cù, chất phác, thấp cổ, bé miệng v́ họ ỉ lại vào sự nôn nóng của không ít người lănh đạo địa phương. Thói hư danh ngấm vào máu khiến họ mắc phải căn bệnh “Sở Cuồng” trầm trọng không phương cứu chữa. Hậu quả khôn lường tất yếu xảy đến. Hàng ngàn tỷ đồng từ vốn vay trả lăi từ 7 – 12 % một năm nằm chôn chết ở các dự án đầu voi đuôi chuột kéo dài từ địa đầu Móng Cái đến chót mũi Cà
Mau. Hàng ngàn, hàng chục, hàng trăm ngàn người, đa phần là nông dân, diêm dân hết cơ hội sống trên mảnh đất họ từng chôn rau, cắt rốn v́ giấc mơ cường quốc đóng tàu ám ảnh các ngài quản trị VNS..
Bởi vậy, dẫu sẽ có năm người, bảy người nào đó rồi đây bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc th́ hậu quả căn bệnh “Sở Cuồng” măn tính của “người khổng lồ có đôi chân nặn bằng đất sét” – VINASHIN – vẫn c̣n đeo bám dai dẳng mấy thế hệ mới có thể nguôi ngoai!
LTT
[1] Sở Cuồng: Tên là Tiếp Dư, một người cuồng nước Sở thời Xuân thu, lấy hiệu là Sở Cuồng, ngông nghênh, lánh đời, Khổng Tử muốn gặp không thèm gặp mà bỏ đi, vừa đi vừa hát. Ở đây tác giả muốn mượn một cái tên quen thuộc trong kho điển cố phương Đông để gọi cái kẻ mà về mặt ngông cuồng một tấc đến trời th́ trên đời này có lẽ hiếm người sánh được và có lẽ cũng không người nào tỉnh táo dám đặt cược niềm tin vào ba tấc lưỡi của anh ta trừ mấy vị quan đầu tỉnh và... Thủ tướng chúng ta – BVN chú.
VINASHIN – CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Bài 6: Con ngựa hoang sống nhởn nhơ ngoài ṿng pháp luật
Lê Trung Thành
Cuối năm 2005, tin tức về những cuộc đánh bạc cỡ triệu đô của ông Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc Ban quản lư dự án 18, làm xôn xao dư luận xă hội. Khi ông ta bị bắt giam th́ những người am tường chuyện hậu trường đă nói tới “cái sảy, nảy cái ung” và một “cơn động đất” sẽ xảy ra làm “sụp đổ” căn biệt thự đẹp nhất cơ quan Bộ GTVT ở số 80 phố Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Đó là nơi ông Bộ trưởng Đào Đ́nh B́nh và Thứ trưởng thường trực Nguyễn Việt Tiến ngồi làm việc. Diễn biến của trận động đất không phải xảy ra mấy giây mà dồn dập vào những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4.2006.
Ngày 29.3:
Thủ tướng Phan Văn Khải kư quyết định số 481/QĐ-TT tạm đ́nh chỉ chức vụ Thứ trưởng GTVT Nguyễn Việt Tiến để kiểm điểm.
Ngày 31.3:
Thủ tướng gửi văn bản tới Bộ Chính trị đề nghị tạm đ́nh chỉ công tác của Bộ trưởng GTVT Đào Đ́nh B́nh.
Ngày 1.4:
Ban bí thư TW Đảng ra quyết định 4735 đ́nh chỉ sinh hoạt đảng của ông Nguyễn Việt Tiến tại Ban cán sự Đảng bộ GTVT, BCH Đảng bộ Khối các cơ quan kinh tế TW và BCH Đảng bộ cơ quan Bộ GTVT.
Ngày 3.4:
Bộ Chính trị họp xét kỷ luật ông Đào Đ́nh B́nh nhưng để ngỏ … cho ông B́nh tự nhận h́nh thức kỷ luật.
Ngay buổi chiều, tại pḥng làm việc, ông Đào Đ́nh B́nh viết đơn xin từ chức Bộ trưởng GTVT, Bí thư Ban cán sự đảng bộ GTVT và xin rút tên khỏi danh sách dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
Ngày 4.4:
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam ông Nguyễn Việt Tiến …
***
Quay trở lại những h́nh ảnh đầy sóng gió cách đây hơn bốn năm để thấy một thảm cảnh tan hoang, xơ xác đă xảy ra (do những hệ lụy của vụ án PMU18) tại cơ quan đầu năo của Bộ GTVT. “Rắn đă mất đầu”, hoạt động ở các cục, vụ tham mưu gần như tê liệt và lúc này, mọi người lại ŕ rầm chuyện ông A, ông B … sẽ lên thay quyền Bộ trưởng, ông C, ông D … sẽ được về làm bộ trưởng. Trong bối cảnh xáo trộn nhân tâm như thế, ông chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phạm Thanh B́nh cũng thử so găng cùng các đối thủ. Cái rủi của người này có thể là cái may của người khác. Nắm được lợi thế ngành đóng tàu đang phất lên nhờ khoản vốn vay “từ New York bay xuống” và dư âm của bản hợp đồng đóng 15 tàu
hàng khô 53.000 DWT cho hăng Graig – Anh Quốc, ông Phạm Thanh B́nh muốn chứng tỏ sức mạnh của ḿnh bằng việc gấp gáp tổ chức hạ thủy con tàu 53.000 DWT đầu tiên mang tên HL01-Florence vào chiều tối ngày 6.4..2006 tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long – Quảng Ninh.
Buổi lễ hạ thủy được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, ŕnh rang v́ sự có mặt của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhiều quan chức cao cấp khác. Sự có mặt của ông Phó Thủ tướng (đang được phân công theo dơi hoạt động của vài bộ, trong đó có Bộ GTVT) giữa lúc nước sôi lửa bỏng mang nhiều hàm ư sâu xa nên mặc dù có rất nhiều chuyên gia khuyên can ông B́nh chưa nên hạ thủy con tàu v́ điều kiện con nước và triền đà thiếu an toàn, ông ta không nghe và vẫn quyết định tiến hành theo chương tŕnh đă lập.
Khi chai sâm-banh đập mạnh vào đuôi tàu vỡ tan theo phong tục, con tàu lao xuống nước… Những lời chúc tụng ngợi ca, những cái bắt tay hoan hỷ, làm chủ lẫn khách ngất ngây. Nhưng khi họ ngủ gà, ngủ gật trên xe trực chỉ Hà Nội th́ một vết rách lớn ở vỏ tàu khu vực khoang hầm số 4 làm nước biển tràn ngập nhiều khoang, cỗ máy chính giá trị hàng triệu đô la cũng bị đe dọa bởi các khoang đang thông nhau qua những lỗ công tác. Tin dữ đến tai ông B́nh. Đế trấn an dư luận, cả ông Giám đốc Nhà máy đóng tàu Hạ Long lẫn ông Phạm Thanh B́nh đều xuất hiện trong bản tin thời sự tối 9.4 của Đài truyền h́nh Việt Nam. Các ông nói bừa rằng “sự cố ṛ tàu Florence khi hạ thủy là bất khả kháng”, c̣n nguyên nhân là “do một thanh dầm gỗ bị xô lệch đă
dựng đứng lên và đâm vào vỏ ngoài của tàu. Cú đâm đă khiến vỏ tàu tại khoang hầm số 4 bị xé một lỗ thủng dài gần 1 mét”.
Sự việc xảy ra ngoài mong đợi của ông Phạm Thanh B́nh đă bồi thêm một cú đấm trời giáng vào thời khắc xấu nhất của ngành GTVT, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của chính ông. Do vậy, ông phải t́m mọi cách bưng bít thông tin hậu quả tai họa này.
Người ngoài nghe qua rồi cũng lắng dần nỗi hoài nghi, chỉ người trong ngành, chẳng mấy ai tin lời ông B́nh nói. Thực tế là vết rách dài 3-4 mét, hàng chục ngàn m3 nước đă tràn vào. May mà máy chính chưa hoạt động nên sự cố chỉ dừng lại ở phần vỏ đáy. Tuy nhiên, việc hàn vá, bơm nước ra chỉ là biện pháp cấp cứu tạm thời. Muốn sửa chữa đến nơi đến chốn phải cho con tàu chạy vào tạm Nhà máy sửa chữa tàu biển Huyndai-VNS tận Khánh Ḥa mới có đủ triền đà và thiết bị. Như vậy, VNS và Nhà máy Đóng tàu Hạ Long phải chi thêm nhiều tỷ đồng để “bù” vào thói chơi ngông của ông chủ tịch!
Chẳng rơ ông báo cáo lên cấp trên thế nào về chuyện tàu rách vỡ, mà lại vỡ đúng con tàu đầu tiên của sê-ri tàu 53.000 DWT đă mang lại cho ông sự vinh thân, ph́ gia, con đường công danh rực rỡ mở ra phía trước? Có lẽ lời tâu tŕnh êm ái lắm và hợp lư lắm nên chỉ hơn một tháng sau, vào ngày 15.5.2006 bản đề án thí điểm thành lập Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam được nhanh chóng thông qua. Và ngay lập tức, quyết định thành lập Tập đoàn do ông Phan Văn Khải kư không cần có đề nghị của Bộ GTVT đă chính thức đưa ông Phạm Thanh B́nh ngang hàng, phải lứa với những người lănh đạo Bộ GTVT dù về mặt h́nh thức, Bộ GTVT vẫn được giao quản lư VNS. V́ sao ông ta và kể cả các thành viên hội đồng quản trị đựợc đặc quyền ấy? Đó là v́
chính Thủ tướng kư quyết định bổ nhiệm và có việc ǵ cần, ông bẩm báo trực tiếp với người lănh đạo chính phủ, c̣n Bộ “chủ quản” là câu chữ nói cho vui, chẳng có thực quyền quản lư VNS.
Chiểu theo Điều 1 (mục 7) của quyết định số 104/2008/QĐ-TTg, ông Thủ tướng là người trực tiếp phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành nghề kinh doanh, phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung điều lệ, tổ chức lại, giải thể, đa dạng hóa sở hữu, bổ nhiệm thành viên HĐQT, chủ tịch HĐQT là chủ tịch Tập đoàn… và người ta chỉ cần có ư kiến của các bộ liên quan mà thôi.
Tiếp đó, Thủ tướng c̣n trực tiếp phê duyệt các dự án của Tập đoàn VNS, các dự án đầu tư ngoài ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng theo quy định của pháp luật về đầu tư. C̣n Bộ GTVT được làm có hai việc chính: “báo cáo Thủ tướng Chính phủ ư kiến khi HĐQT Vinashins tŕnh chính phủ về mục tiêu, chiến lược, điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ, tổ chức lại, giải thể, bổ nhiệm thành viên HĐQT”… và điều thứ hai là cùng các Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Kế hoạch và Đầu tư… “giám sát thực hiện các dự án đầu tư của VNS thuộc thẩm quyền của pháp luật về đầu tư”. Các Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng được phân công kiểm tra, giám sát theo phần việc chuyên môn nhưng rơ
ràng là, kể cả Bộ GTVT là nơi ruột thịt nhất cũng không được trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra VNS trong mọi lănh vực. Hơn thế nữa, vào lúc Tập đoàn VNS ra đời, ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngăi được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng GTVT thay ông Đào Đ́nh B́nh bị Quốc hội miễn nhiệm vào ngày 29.6.2006 tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XI. Ông vốn là kỹ sư cán thép, tốt nghiệp tại Hungari nên là người “ngoại đạo” ngành GTVT. Ngày 11.7.2006, khi đưa ông Hồ Nghĩa Dũng tới nhậm chức tại 80 Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc đến công lao của ông Đào Đ́nh B́nh và đề nghị tân bộ trưởng “xắn tay” cùng tập thể lănh đạo ngành mau chóng giải quyết các vấn đề nhức nhối do hậu quả của
vụ án PMU18, hoàn thành nhiệm vụ năm 2006 để lấy lại uy tín của ngành. Giữa một băi lầy như vậy cộng với các cơ quan tham mưu của Bộ gần như án binh bất động, ông Hồ Nghĩa Dũng chơi vơi trong hàng núi công việc bị bỏ bễ từ đầu năm nên khi nghe về những hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn VNS, ông không thể tự ḿnh phân tích, đánh giá đúng, sai, hay, dở. Đây là cơ hội cho VNS qua mặt Bộ GTVT một cách dễ dàng. Những dự án đầu tư mặc dù chuẩn bị hết sức sơ sài và chẳng có cơ quan nào thẩm định nhưng đầy ắp mỹ từ về hiệu quả kinh tế, về cả “ư nghĩa nhân văn”, đă được phê duyệt rất dễ dàng. Con số hơn 180 dự án lớn, nhỏ đưa vào danh mục đầu tư để nâng cao năng lực đóng tàu cực lớn và gấp gáp xây dựng ngành
công nghiệp phụ trợ tiến tới mục tiêu nội địa hóa hơn 60% (tương lai đến 75%) sản phẩm đóng tàu đă cuốn nhiều cơ quan đầu năo, nhiều ngân hàng, nhiều địa phương vào ṿng xoáy của chiếc chân vịt Vinashin mới đúc vội từ loại hợp kim pha đồng lẫn đất. Trước khi cái chân vịt dỏm này tan vỡ, nó đă kịp nghiền nát hàng chục container chở tiền xuống biển sâu.
Tiền xài như nước nên chẳng mấy đă hết nhẵn, dù được hà hơi tiếp sức, dù được Ngân hàng phát triển Việt Nam lên cơn mê muội triền miên dốc tiền vào con tàu thủng đáy, VNS vẫn khát vốn để tiếp tục bỏ vào các dự án không tiền khoáng hậu và một phần không nhỏ dùng để đảo nợ và trả lăi các khoản vay. Để mong được cấp trên rủ ḷng từ bi và các ngân hàng trong nước, ngoài nước yên ḷng cấp vốn, VNS sử dụng nhiều kênh quảng bá h́nh ảnh của một “tập đoàn kinh tế” hùng mạnh, sẵn sàng chiều chuộng, o bế nhiều nhà báo đến viết bài, đưa tin theo ư muốn của ông chủ. Trong làng báo, chẳng ai lạ ǵ mặt mũi một ông “lít-đơ” trước kia công tác ở một Đài phát thanh truyền h́nh rồi chuyển qua pḥng quảng cáo một tờ báo
“nhớn”, chuyên dẫn dắt đồng nghiệp theo gót ông chủ tập đoàn. Chẳng thế mà ở Khu kinh tế Hải Hà mới phun được vài chục ha rồi để hoang hóa mặc cho mưa dập sóng vùi, có ông nhà báo được VNS mời sang Nhật Bản, đă ca ngợi dự án hết lời, tưởng như cả khu kinh tế sắp cắt băng khánh thành! Nhờ chiêu PR loảng xoảng tiếng gơ vào vỏ tàu, người ta thường nghe điệp khúc VNS đă kư được mười mấy tỷ đô la, hợp đồng đóng tàu đủ xài đến 2012, 2015 !!! Cái con số tỷ, tỷ đô la đó cũng chẳng mấy khi nhất quán. Lúc th́ 4,5 tỷ, lúc th́ 8 tỷ… nhưng tựu trung lại, là để ṿi vay thêm tiền. Muốn tăng thêm “độ tin cậy” của các định chế tài chính quốc tế, ông Phạm Thanh B́nh kư kết hợp đồng chỉ định, rồi tái chỉ định Công ty kiểm
toán KPMG có trụ sở đóng tại Hà Lan để làm công tác kiểm toán và tư vấn quản trị cho ḿnh. Ông bảo rằng, với một cơ quan kiểm toán danh tiếng lẫy lừng như KPMG, VNS sẽ minh bạch hóa công tác tài chính, nâng lên mức uy tín quốc gia để bất cứ tổ chức tiền tệ hay ngân hàng quốc tế nào nh́n vào là … OK ngay! Nhiều người cố tin lời ông Phạm Thanh B́nh v́ KPMG đang hoạt động ở hơn 140 quốc gia và vùng lănh thổ, có tới 165.000 nhân viên th́ không lư ǵ phải nghi ngờ vào năng lực và kinh nghiệm của công ty xuyên quốc gia này. Thế nhưng tại trang Web của Tập đoàn VNS, chẳng ai thấy một ḍng báo cáo tài chính nào trong mục “quan hệ đầu tư”, càng chẳng bao giờ thấy VNS “khoe” báo cáo kiểm toán do KPMG thực hiện. Chuyện thật giả thế nào, chuyện vàng
thau lẫn lộn đến mức nào xung quanh bản hợp đồng kiểm toán với KPMG chưa ngă ngũ th́ vào đầu tháng 1.2009, Chủ tịch Phạm Thanh B́nh “đơn phương” công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008. Ông chủ tịch loan tin thị trường vận tải biển sụt giảm do khủng hỏang kinh tế thế giới nên VNS có khoảng 10% giá trị hợp đồng bị hủy và 40% hợp đồng kéo dài thời hạn tuy nhiên vẫn bảo đảm đủ việc làm cho các nhà máy đóng tàu biển đến hết năm 2010. Ông cũng “vui mừng” thông báo năm 2008, VNS đạt giá trị tổng sản lượng hơn 36.800 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 32.538 tỷ đồng, tăng 39-48% so với năm 2007. Sau khi trừ các khoản chi phí, trả tiền lăi vay… các ông c̣n lăi 1.000 tỷ đồng! Thật là ấn tượng trước những “thành tích” của VNS. Và ông
cũng nói rằng đến tháng 3.2009, KPMG sẽ công bố báo cáo kiểm toán VNS với các số liệu chi tiết về tổng tài sản và lợi nhuận. Tháng 3 tới, tháng 4 qua… và cho đến hôm nay, các báo cáo (nếu có) vẫn ở trong ṿng … bí mật. Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương ngày 5.7.2010, “trong những năm qua Tập đoàn đă báo cáo không trung thực về t́nh h́nh tài chính của doanh nghiệp”. Điều đó cho thấy không riêng có ông B́nh mà cả tập thể thành viên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc điều hành VNS đă đồng thanh dối trá, biến lỗ thành lăi để lừa bịp từ Thủ tướng đến dư luận xă hội. Họ phải chịu trách nhiệm về sự đồng lơa và che giấu nhằm động cơ trục lợi, tiếp tay cho ông Phạm Thanh B́nh có điều kiện thao túng, chuyên quyền, vô
hiệu hóa cả đảng bộ Tập đoàn lẫn hệ thống tổ chức điều hành.
Sự tha hóa, dối trên, lừa dưới của lănh đạo tập đoàn VNS đă đẩy hàng chục ngàn công nhân, trong đó có nhiều thợ giỏi, tay nghề cao lâm vào cảnh mất việc làm, giảm thu nhập, nhiều tháng không nhận được tiền lương, gia đ́nh con cái khốn đốn. Xin hăy vào Nhà máy đóng tàu Bến Thủy tọa lạc trên đất Nghi Xuân – một công ty con thuộc Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (NASICO), dưới quyền quản lư một thời của ông Trần Quang Vũ (đương nhiệm Tổng giám đốc điều hành VNS) – để thấy t́nh cảnh cơ cực của hơn 600 cán bộ, công nhân như thế nào! Số là từ năm 2006, sau khi giám đốc Phan Đ́nh Thuận qua đời, Nhà máy đóng tàu Bến Thủy nho nhỏ nhưng vẫn sống b́nh yên, no đủ được đưa về làm con của NASICO. Ông Trần Quang Vũ háo hức lập dự án
đầu tư tiền của để nâng cấp nhà máy có thể đóng được tàu đến 10.000 DWT với số vốn 900 tỷ đồng, sẽ tuyển dụng thêm cả ngàn công nhân vào làm việc để đạt con số 3.000 người! Trong danh mục xây dựng thấy có đủ nhà xưởng, ụ tàu, mua sắm nhiều thiết bị hiện đại, lắp đặt cần cẩu lớn, xây hệ thống bến băi, giao thông nội bộ trên diện tích mở rộng thêm 16 ha. Một khu văn pḥng được xây cất tốn kém, một khách sạn mang tên “San hô đỏ” ở băi biển Xuân Thành, đầu tư xấp xỉ 90 tỷ đồng ra đời … Cái ǵ cũng mới toanh xóa sạch dấu vết nhà máy cũ (đang c̣n dùng tốt) để chứng tỏ tài nghệ của ông Tổng giám đốc NASICO. Chỉ tiếc rằng ông Vũ “quên” tập trung vốn xây dựng triền đà! Thế là hai con tàu trọng tải 7.000DWT có
giá trị 500 tỷ đồng không hạ thủy được v́ triền đà không bảo đảm an toàn. Công ty TNHH Rạng Đông (Thanh Hóa) thuê đóng 2 tàu cũng bị mắc kẹt v́ NASICO “chót” vay tiền trước của khách hàng đầu tư lung tung, chẳng c̣n tiền mua vật tư nên 1 chiếc đă lắp ráp sườn khung, 1 chiếc trơ trọi dàn khung xương, chẳng biết đến lúc nào nhà máy mới giao được tàu cho khách! Tàu nhỏ, tàu lớn không xong, tiền lương của công nhân cũng không có trả. Tính đến hết năm 2009, Nhà máy nợ bảo hiểm xă hội Hà Tĩnh hơn 3,8 tỷ đồng trong đó số tiền bảo hiểm y tế là 1,8 tỷ đồng. Mấy trăm công nhân cần khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế, nên nhiều người bỏ tiền túi về quê xin mua bảo hiểm y tế tự nguyện để khám, chữa bệnh. Thật là tủi nhục, đau đớn
cho số phận của hàng ngàn công nhân đang lắt lay chờ đợi tiền lương, tiền bảo hiểm ở các nhà máy đóng tàu Đà Nẵng, Cam Ranh, ở Công ty TNHH một thành viên công nghiệp thủy sản VNS trong khu công nghiệp Tam Hiệp, huyện Núi Thành (Quảng Nam) và kể cả ở những nhà máy đóng tàu “đàn anh” ở Nam Định, Hải Pḥng, Quảng Ninh cũng chịu chung số phận hẩm hiu.
***
Tại sao VNS và những người lănh đạo Tập đoàn này đă bưng bít sự thật phũ phàng đến hơn bốn năm trời kể từ ngày thành lập “thí điểm” mới bị phanh phui phần lớn?
Tại sao điều lệ hoạt động và quy chế tài chính của Tập đoàn VNS không được ai phê duyệt và chẳng ai nhắc nhở VNS phải mau chóng đệ tŕnh? Bốn năm qua, VNS được thả lỏng như con ngựa hoang trên đồng cỏ, nó không bị chi phối, không bị chế tài bởi không ai trực tiếp quản lư nó. Cơ quan kiểm toán nhà nước mấy lần “lên kế hoạch” kiểm toán VNS th́ lại “trùng” vào kế hoạch thanh tra nên sợ “bị chồng chéo”, họ “đành” thúc thủ chờ dịp nào thuận tiện. C̣n cơ quan thanh tra, vào nhiều lần nhưng làm chưa rốt ráo, chưa sờ đến “hang ổ” của VNS v́ vậy chẳng phát hiện được ǵ. Đó là do năng lực hay do…???
Tóm lại, từ việc “thí điểm” thành lập đến việc phải “tái cơ cấu” VNS là sự trả giá đau đớn nhất v́ sự vô trách nhiệm của những cá nhân và tổ chức liên quan đến hoạt động của VNS hơn bốn năm qua.
Tuy vậy, vẫn có một an ủi là: Nhờ có khủng hoảng kinh tế nên VNS không vay được thêm nhiều tiền từ các ngân hàng trong và ngoài nước. Nếu không, bây giờ, nhân dân này, đất nước này sẽ è cổ trả nợ thay VNS hàng chục tỷ đô la chứ không phải 4,5 tỷ như đă công bố!
L. T. T.
Vinashin – chuyện bây giờ mới kể (Bài 7) [*]:
Không dám đối mặt với sự thật, không thể có một Vinashin mới
Lê Trung Thành
Từ đầu tháng 7 đến nay, cụm từ “tái cơ cấu” Vinashin (VNS) được nhắc đi, nhắc lại với những nội dung cụ thể được phát ra từ kết luận của Bộ Chính trị ngày 31/7/2010 và của Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo “giải cứu” VNS do ông Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban. Sau khi các ông Phạm Thanh B́nh, Trần Quang Vũ và mấy “yếu nhân” khác của VNS bị bắt tạm giam, một Ban lănh đạo mới của Hội đồng quản trị và Ban điều hành VNS được thành lập lại do ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Quốc Ánh - nguyên Tổng giám đốc kinh doanh được cử làm Quyền TGĐ điều hành VNS. Cuối tháng 8/2010, Đảng ủy VNS do ông Nguyễn Quang Khải - quyền Bí thư đă họp với
Ban lănh đạo mới, ra một thông báo liên tịch nói về quyết tâm của họ, sẽ điều chỉnh lại đề án “Chiến lược phát triển của Tập đoàn VNS giai đoạn 2010-2015 và hướng tới năm 2020”. Họ đặt mục tiêu từ năm 2010-2015 là 5 năm “Củng cố, ổn định và phát triển”, cụ thể là:
− Từ 2010-2012: giai đoạn củng cố, giảm lỗ;
−Từ 2012-2014: giai đoạn ổn định, cân bằng và có lăi;
−Từ 2015: giai đoạn phát triển, sản xuất kinh doanh có lăi và phát triển ổn định.
Đây cũng là mong muốn của mọi người đang quan tâm đến sự phục hồi của VNS nhờ vào sự chi viện hết ḷng của các vị đứng đầu Chính phủ, bời nếu VNS chết th́ tất cả chỉ c̣n lại là đống sắt vụn như lời của ông Trưởng ban Nguyễn Sinh Hùng từng nói. Đợt cấp cứu đầu tiên đă đến với các thuyền viên c̣n lại trên “chiếc tàu VNS đang ch́m một nửa” là Chính phủ quyết định thả “chiếc phao bè” trị giá 2500 tỷ (tương đương 135 triệu USD) bổ sung vào vốn điều lệ nhằm hỗ trợ các cơ sở đóng tàu đẩy nhanh tiến độ đóng mới, bàn giao tàu trong năm 2010 và triển khai các sản phẩm trọng điểm năm 2010-2011. Số tiền này chẳng thấm tháp ǵ so với cơn đói khát tiền vốn của VNS từ hai, ba năm nay nhưng cũng là liều thuốc an thần hiệu
nghiệm cho các nhà quản lư VNS. Họ yên tâm rằng Chính phủ đă giữ đúng lời hứa và c̣n cố t́m kiếm thêm nguồn tiền để cấp cho đủ số vốn điều lệ là 14.655 tỷ đồng đă ghi trong Quyết định số 984/QĐ- TTg ngày 25/6/2010 do ông Nguyễn Sinh Hùng kư, chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Quyết định này, một lần nữa đặt tên (bằng tiếng Việt) cho Vinashin là: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam và tên tiếng Anh là “Vietnam Shipbuilding Industry Group”, tên giao dịch quốc tế là “Vinashin Group”. Vậy mà, kể từ thời ông Phạm Thanh B́nh đến thời ông Nguyễn Quốc Ánh, họ vẫn vỗ ngực khoe công khai là “Tập đoàn kinh tế Vinashin” và đặt tên tiếng Anh là “Vinashin business group”: Không phải vô cớ mà họ thích dùng cái tên Tập đoàn kinh tế hơn là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy bởi chính là họ thích kinh doanh đa ngành nghề như mấy năm từng sản xuất thức ăn gia súc, nấu bia và trồng dứa bên cạnh công việc đóng tàu “măi không xong”. Vả lại, Tập đoàn kinh tế th́ oai hơn, oách hơn tất cả các tập đoàn khác, chứng tỏ từ lâu những
người lănh đạo VNS thừa hiểu, đóng tàu chẳng mang lại hiệu quả kinh tế là bao mà phải kinh doanh đất đai, kinh doanh chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm… mới mong mở mặt mở mày với đời!
Có thể họ hiểu điều này hơn hẳn ông Nguyễn Sinh Hùng nên trong lần đề nghị (cuối cùng hay chưa???) vào tháng 6/2010, Hội đồng quản trị VNS (lúc c̣n do ông Phạm Thanh B́nh làm Chủ tịch) đă tham mưu cho Phó thủ tướng thường trực kư quyết định (đă nói ở đoạn trên) - [Xin một lần nữa viết rằng, chỉ cần có đề nghị của chính HĐQT VNS mà không cần ư kiến của Bộ GTVT - Bộ được gọi là cơ quan chủ quản của VNS?]. Ở điều 1 - mục 5 phần Ngành, nghề kinh doanh tại thời điểm chuyển đổi có tới 10 ngành nghề kinh doanh chính! Từ kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thủy đến đào tạo cung ứng, xuất khẩu lao động ngành công nghiệp tàu thủy th́ lại có tới 34 ngành liên quan đến ngành nghề chính. Nào là, hoạt động tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm tới dịch vụ khách sạn, đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị, nhà ở… rồi c̣n cả kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế... để tiếp tục… sản xuất rượu bia, nước giải khát, mua bán, chế tạo, sản xuất xi măng, mua bán, chế tạo lắp ráp xe máy, ô tô các loại… Nghĩa là, vẫn cái nồi lẩu hổ lốn mà VNS miệt mài canh lửa suốt mấy năm qua. Tuy nhiên, mấy năm trước là làm thêm, làm chui, c̣n tại quyết định do ông Nguyễn Sinh Hùng kư ngày 25/6/2010, VNS được “chính thức” hóa các ngành nghề “ba lăng nhăng” nhưng lại được ghi rơ trong văn bản “mới toe” của Chính phủ!
Nếu so với Quyết định số 103 và 104 QĐ/TTg ngày 15/5/2006 của ông Phan Văn Khải - Thù tướng Chính phủ kư quyết định “thí điểm” thành lập Tập đoàn VNS th́ quyết định của ông Nguyễn Sinh Hùng mở rộng đường cho VNS kinh doanh mọi thứ mà VNS mong muốn bấy lâu nay!
Có nhiều nhà kinh tế “soi chiếu” hơi kỹ về vai tṛ của ông Nguyễn Sinh Hùng trong quá tŕnh nuôi dưỡng VNS đă nói với nhau rằng ông Phó thủ tướng khá dễ tính khi đặt bút kư quyết định này. Dễ đến mức… hài hước v́ chỉ gần hai tuần sau đó, vào dịp cả nước quen với từ Vinashin, cả nước (và cả thế giới!) biết chuyện VNS nợ đầm đ́a th́ chính ông, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 7 do Văn pḥng Chính phủ tổ chức chiều 4/8 tại Hà Nội - đă nói rằng: “Ngành chính của Tập đoàn mới là đóng tàu, sửa chữa tàu và công nghiệp phụ trợ cho tàu, không làm vận tải biển nữa. Vinashin cũ đầu tư cả xi măng, du lịch, đa ngành nghề… Ông nói như vậy v́ ông vừa được “tấn phong” làm Trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu VNS nhưng lúc ấy, ông quên
(hay giả vờ quên?) nội dung quyết định do ông kư chưa ráo mực? Thêm một nhiệm vụ mới rất nặng nề, có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông nhưng dường như ông coi là chuyện đơn giản nên ông b́nh thản, tự tin: “T́nh h́nh hiện nay vẫn nằm trong tầm giải quyết và năng lực của ta (hay là của ông?), chưa tuột khỏi tay ta (có thể hiểu là “chưa tuột khỏi tay ông không?”), nên nếu để VNS phá sản th́ ta (???) lại phải dựng lên một ngành công nghiệp tàu thủy mới. Về phía Chính phủ xác định rơ chủ trương phải quyết tâm xây dựng lại”. Cách giải quyết của ông , v́ vậy, cũng hết sức đơn giản (của cái nghề tài chính mà ông vốn quen thuộc): “Nhà nước sẽ cấp đủ vốn điều lệ tử Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, bằng các nguồn tài
chính thích hợp cho VNS vay để trả nợ nước ngoài đến hạn, cơ cấu lại nợ tín dụng, hoàn thành các dự án dang dở, các con tàu đang đóng để đưa vào sử dụng, bán và hoàn trả vốn”. Và ông phán rằng: “Bản thân VNS phải tự cân đối nguồn vốn. Chính phủ nếu thấy cần thiết có thề phát hành trái phiếu để tiếp tục cho VNS vay và khi tập đoàn cân đối được sẽ phải trả lại nguồn vốn này”. Nếu ông Nguyễn Sinh Hùng làm như ông ấy nói th́ dẫu chẳng may có bị về “thế giới người hiền” th́ hồn ma ông Phạm Thanh B́nh vẫn ngày ngày bay về bên đầu gường vái lạy ông Phó thủ tướng v́ bấy lâu nay ông Phạm Thanh B́nh và Ban lănh đạo VNS chỉ cầu có mấy ḍng này mà chờ hai năm rồi mới lại được nghe ông nói!
Ấy là vào ngày 9/9/2008, một cuộc họp cực kỳ quan trọng liên quan đến sự tồn vong của VNS được tổ chức tại Văn pḥng Chính phủ dưới sự chủ tọa của ngài Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Ngoài sự có mặt của đại diện các Bộ GTVT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, c̣n có đông đủ quan chức đứng đầu các Ngân hàng phát triển VN, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lẽ dĩ nhiên, có mặt các yếu nhân của VNS. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Sinh Hùng khen VNS biết tập trung nguồn vốn, có tốc độ tăng trưởng cao, tạo thêm nhiểu việc làm, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong việc đóng mới thành công các loại tàu xuất khẩu cho nước ngoài, có định hướng đúng trong chiến lược phát triển… Ông
cũng chỉ đạo vài việc cần làm, (mà cách đó hơn một tháng, ngảy 22/7/2008, ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đă chủ tọa cuộc họp về t́nh h́nh sản xuất kinh doanh của VNS 6 tháng đầu năm 2008) trong đó, ông căn dặn VNS tập trung vào các dự án trọng điểm, giữ vững mục tiêu lâu dài nhằm nâng thứ hạng ngành đóng tàu Việt Nam trên thị trường đóng tàu thế giới.
À ra thế! Bây giờ mới hiểu rơ rằng, ông cũng là người có ước mơ lớn chẳng kém ǵ ông Phạm Thanh B́nh nên ông chăm chút cho VNS từ khi ông c̣n là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Phương án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trưởng tài chính quốc tế do ông chỉ đạo đă được bà Lê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng, hoàn thành “ trên cả tuyệt vời”. Trước ngày lên đường, Chính phủ chỉ đồng ư phát hành 500 triệu USD trái phiếu thôi nhưng khi thấy nhiều Quỹ Tài chính của thế giới cho vay nên bà Băng Tâm gọi điện về trao đổi với ông. Họ nhanh chóng thống nhất đề nghị Thủ tướng nâng mức vay lên 750 trệu USD. Mặc dù vào cuối tuần, ông Bộ trưởng vẫn đốc thúc thuộc cấp mang công văn đến từng nhà các vị lănh đạo Chính phủ xin chữ kư để bà Băng
Tâm có cơ sở pháp lư quyết định vay 750 triệu USD với lăi suất 7,125%. Tổng công ty Điện lực Việt Nam nghe tin này, hư hửng đến khẩn khoản xin vay một phần tiền từ khoản 750 triệu USD nhưng bị từ chối thẳng thừng “v́ Tổng công ty Điện lực Việt Nam chưa có công ty tài chính, vốn rót về không quay ṿng được”. Thế là, toàn bộ số tiền được chuyển cho VNS. Công đầu to lớn như thế, phải dành cho ông Nguyễn Sinh Hùng – người nâng VNS lên bệ phóng – không có ǵ là quá đáng!
Bởi vậy tại kỳ họp này, khi nghe lănh đạo VNS đề nghị được vay vốn lưu động và vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các dự án đóng tàu, xuất khẩu, ông yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng phát triển và các ngân hàng thương mại (đang vào thời kỳ chống lạm phát) cần điều hành tín dụng linh hoạt cho một số dự án đóng tàu đă kư kết hợp đồng, dự án công nghiệp phụ trợ triển khai dở dang, vốn lưu động để nhập khẩu thiết bị, phụ tùng… Rồi ông đồng ư cho VNS phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, đồng thời “nhắc nhở” các ngân hàng thực hiện các cam kết với VNS, cần bảo đảm lượng vốn cần thiết cho VNS vay. Cụ thể như sau: Ngân hàng Đầu tư phát triển 3000 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương 2000 tỷ
đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2000 tỷ đồng và các ngân hàng thương mại khác 300 tỷ đồng. Sợ rằng các ngân hàng cho VNS vay vượt quá hạn mức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nên ông Nguyễn Sinh Hùng: “cho phép các ngân hàng cho vay trên mức 15% vốn tự có”. Cứu VNS như ông Phó thủ tướng chỉ đạo tại cuộc họp 9/9/2008 có khác là mấy so với lời ông tuyên bố chiều 4/8/2010??? Vậy mà, ông Phó Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Phạm Viết Muôn nói rằng Chính phủ không hề ưu ái VNS trong việc vay mượn tiền của các ngân hàng?
Trên vị trí đứng đầu Ban chỉ đạo tái cơ cấu VNS, ông Nguyễn Sinh Hùng hồ hởi tuyên bố đến năm 2015 sẽ có một VNS mới. Có thể đến ngày “vinh quang” đó, ông không giữ cương vị này v́ nhiều lư do khác nhau nhưng chắc ông c̣n sống để nh́n thấy cái năm đó (v́ ông sinh tháng 1/1946). Một VNS mới mà ông mong, tôi mong, nhiều người ở đất nước này càng mong, phải là một VNS hùng mạnh, trả được hết nợ nần, làm ăn có lăi nhưng cứ làm bài toán đơn giản dưới đây hẳn ai cũng nhận thấy ước vọng của ông c̣n… xa vời quá!
Tổng số nợ của VNS (sau khi chuyển cho Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam khoảng 20.000 tỷ đồng) c̣n lại là 66.000 tỷ đồng (tạm cho con số này là đúng). Nếu tính việc trả lăi (tiền USD, tiền đồng VN) b́nh quân 9% /năm, mỗi năm VNS phải trả 5.940 tỷ đồng (tương đương 312.5 triệu USD). Với số lăi này, tồng sản lượng hàng năm VNS phải đạt từ 3.12 tỷ USD để có lợi nhuận lư thuyết 10% hoặc 6.24 tỷ USD (lợi nhuận có thực 5%). Tuy nhiên, thời hạn thanh toán khoản nợ 750 triệu USD c̣n 5 năm nữa (ngày 15/1/2016) nên từ 2011 đến 2015, mỗi năm ít nhất VNS phải để dành được 150 triệu USD, cũng như vậy, với khoản nợ 600 triệu USD vay của Ngân hàng Thụy Sĩ, VNS cũng phải dành ra 100 triệu USD, và khoản vay từ trái phiếu trong nước cũng ít
nhất phải dành dụm được 3000 tỷ đồng, th́ mới mong trả nợ đúng hạn. Cộng chung tiền trả lăi hàng năm và tiền để dành thanh toán nợ, mỗi năm (từ 2011 đến 2017) VNS phải có xấp xỉ 700 triệu USD.. Tính theo số lượng CBCN của VNS c̣n lại khoảng 50.000 người th́ mỗi năm, họ phải làm lăi ṛng 14.000 USD một người th́ mới có đủ khoản tiền ấy. Điều này là cực kỳ hoang tưởng trong bối cảnh VNS đang ở thời kỳ thua lỗ kéo dài, công nhân mất việc thường xuyên và thu nhập ở mức vài ba triệu đồng một tháng. Dù có rót tiền, có chính sách cấp cứu kịp thời cũng chỉ đủ vực dậy t́nh h́nh sản xuất ở các nhà máy trọng điểm, các thành viên loại 2, loại 3, các công ty liên kết c̣n gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Họ sống lắt lay, vất vưởng th́
lấy ǵ góp lăi cho VNS trả nợ? Theo lời ông Nguyển Sinh Hùng (đă dẫn), ông sẽ cho VNS vay tiền trả nợ nước ngoài nếu VNS không tự cân đối được (chắc chắn rồi!). Lấy tiền ngân sách hay phát hành trái phiếu cũng giống nhau thôi. Nhà nước đứng ra vay, hay bảo lănh cho vay đều phải trả lăi, trả gốc v́ vậy VNS c̣n dài dài đến cuối thập kỷ này và sẽ lấn sang thập kỷ sau cũng chưa trả xong các khoản nợ. Vậy một VNS mới được định nghĩa như thế nào cho đúng với sự chờ đợi của dư luận xă hội? V́ vậy, nếu ai nói đến năm 2015, VNS sẽ làm ăn có lăi, là một tập đoàn phát triển ổn định là cách nói quá chủ quan, cố t́nh hạ thấp những hậu quả tai hại khôn lường mà tập đoàn VNS đă gây ra trong mấy năm qua. Hơn thế nữa, ngoài ông Nguyễn
Hồng Trường, Thứ trưởng GTVT là một con người khá chính trực và một vài người khác trong HĐQT và Ban Tổng giám đốc điều hành VNS “c̣n có thể dùng tạm được” th́ những người như các ông Nguyễn Quốc Ánh vừa giữ chức Quyền Tổng giám đốc điều hành (nguyên TGĐ phụ trách kinh doanh), ông Lê Lộc (TGĐ phụ trách đầu tư), ông Hồ Ngọc Tùng (TGĐ phụ trách Tài chính)… đều là những gương mặt đen nhiều năm hợp sức cùng ông Phạm Thanh B́nh che giấu sự sụp đổ của VNS, cùng bày ra nhiều cú tuyệt chiêu để các dự án hoang tưởng lần lượt ra đời gây tổn thất hàng chục ngàn tỷ đồng. V́ thế, nếu để họ thay ông B́nh, thay ông Trần Quang Vũ tiếp tục cầm lái, tiếp tục chỉ đạo sản xuất kinh doanh th́ chẳng thể cứu nổi con tàu VNS đang thủng
lớn, nước ngập gần hết cabin.
Hăy nh́n thẳng vào sự thật!
Hăy dũng cảm đặt ra một kế hoạch khả thi hơn và cần t́m ngay những người trung thực, am tường, quyết đoán để thay thế những người đại ngôn, những ngưởi không đủ phẩm chất.
Làm gấp những điều đó, mới có thể hy vọng tái cơ cấu thành công Vinashin trong mười, mươi lăm năm nữa!
LTT
Bản hợp đồng đóng 15 tàu Diamond 53.000DWT cho Công ty đầu tư Graig (Graig Invesment LTD) – Anh quốc với giá trị trọn gói 322.500.000 USD kư vào dịp đầu năm 2004 đă giúp Vinashin (VNS) có điều kiện thay đổi phần lớn nội dung “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010” được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 11.11.2002. Từ một chiến lược được hoạch định phù hợp với hoàn cảnh và thực trạng manh mún của ngành đóng tàu Việt Nam, từ một khoản ngân sách khiêm tốn sẽ dành 450 triệu USD đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở công nghiệp tàu thủy, Chính phủ “bỗng đổi ư” phê duyệt “đề án phát triển VNS giai đoạn 2005-2010, định hướng tới năm 2015” (QĐ số 1106/QĐ-TTg ngày 18.10.2005)
với mục tiêu cháy bỏng là đến năm 2010, Việt Nam sẽ thành quốc gia đóng tàu mạnh trong khu vực và trên thế giới! Suất đầu tư tăng gấp 7-8 lần để “đốt cháy giai đoạn”, nhanh chóng xây dựng các cơ sở đóng tàu lớn và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ…
Sự kiện này nằm trong xâu chuỗi các bước vận động hành lang của VNS dẫn tới khoản vay 750 triệu USD cách mấy ngày sau đó do Bộ tài chính chủ tŕ nhằm khuếch trương tham vọng của một kế hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng tàu truyền thống được Chính phủ bao cấp bằng những chính sách hết sức ưu đăi.. Các nguồn vốn nào có thể cho VNS vay hoặc có thể giúp VNS vay đều được huy động cấp tập trong 3 năm (2006 đến 2008) với lăi suất trên dưới 7% nếu vay nước ngoài và 10-12% nếu vay trong nước hoặc phát hành trái phiếu công ty. Số tiền vay chẳng mấy chốc lên tới 4 tỷ USD (quy đổi) để phục vụ giấc mơ trở thành “cường quốc” thứ 4, thứ 5 thế giới mặc dù những người trong nghề đóng tàu có kinh nghiệm, có lương tâm đều trăn trở câu
hỏi: “Chúng ta đóng tàu lớn để làm ǵ?”
Đóng tàu lớn để làm ǵ khi ngay tại bản hợp đồng lịch sử mà VNS kư với hăng Graig đă phải chấp nhận một cái giá “không thể thấp hơn”. Nếu theo công bố đầu tiên của VNS tháng 4.2004, khách hàng chỉ trả mỗi chiếc 53.000DWT đóng tại Hạ Long (9 chiếc) và Nam Triệu (6 chiếc) là 21,5 triệu USD. Năm 2005, VNS tự “điều chỉnh” số liệu lên 26,5 triệu USD và dù có thật th́ VNS đă đánh mất khoản tiền trên gần 100 triệu USD so với giá (tại thời điểm năm 2004-2005) của thị trường đóng tàu khu vực để đổi lấy một bản chiến lược điều chỉnh “cực kỳ quư giá” dọn đường cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy trở thành tập đoàn “thí điểm” 8 tháng sau đó.
Đóng tàu lớn làm ǵ khi Nhà máy đóng tàu Dung Quất mới xây dựng đạt chừng 20% các hạng mục quan trọng th́ VNS đă long trọng làm lễ khởi công đóng chiếc tàu chở dầu đầu tiên trọng tải 104.000 DWT cho Công ty vận tải viễn dương VNS với giá trị 50 triệu USD và tiếp theo, đóng luôn 3 chiếc trọng tải 105.000 DWT cho Tổng công ty vận tải dầu khí (PVtrans). Có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới dám đóng tàu lớn trong lúc cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị chưa được lắp đặt hoàn chỉnh!
Liều mạng như vậy mà khối người khen lấy khen để lúc thị sát nhà máy mới là chuyện không thể tin được! Chỉ những người trong cuộc, những Kỹ sư, công nhân làm việc trên công trường mới hiểu bởi họ phải hứng chịu mọi khổ đau, vất vả. Xin trích lời của Kỹ sư Phạm Hoài Anh – Từng làm việc ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất – viết ngày 15.10.2009: “Để cứu VNS được chắc là cần tẩy năo mấy ông lănh đạo, chấp nhận liên doanh với mấy ông nước ngoài nào đó thôi. C̣n về chậm trễ đóng tàu 105K-PTV831 của mấy ông PTV ấy à, chắc phải 2015 chúng ta mới có hy vọng nh́n thấy h́nh hài con tàu! Khổ nhất vẫn là anh em công nhân ở đây, làm việc cực nhọc mà mỗi tháng nhận được 300..000 đến 800.000 VNĐ. Đau ḷng lắm anh em ạ. Cần có một cuộc cải
tổ VNS, nếu Chính phủ biết nh́n nhận đúng sự thật và VNS đừng quá ngông nữa mới có hy vọng cho ngành đóng tàu Việt Nam!”
Đóng tàu lớn làm ǵ khi VNS giao cho Nasico đóng kho nổi chứa dầu PS05 cho Công ty cổ phần kỹ thuật dầu khí (PTSC) trọng tải 150.000T. Với lễ đặt kư tổ chức từ tháng 6.2008 và hứa hẹn giao cho chủ hàng vào tháng 4.2009 để kéo ra mỏ Rồng thay cho PS0 4, Ban chỉ đạo Nhà nước do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phụ trách có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tiến độ thi công từng tháng, từng hạng mục. Tàu chưa đóng được vài chục phần trăm th́ PTSC đă phải chuyển hết tiền cho VNS. Nhắc đến chuyện tiền, cần phải nói thêm về bản hợp đồng ban đầu kư với giá gần 110 triệu USD nhưng do VNS kêu lỗ, kêu giá thấp với Chính phủ nên PTSC ngậm đắng nuốt cay trả thêm 60 triệu USD nữa! Vậy mà tập đoàn “mẹ” cầm giữ hết số tiền này, lâu lâu lại giao cho Nasico
vài trăm tấn thép, vài ngàn kư sơn… bởi dù là cỡ “Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu” có mười mấy công ty “con”, Nasico vẫn phải… hạch toán phụ thuộc VNS? Hết tiền, chẳng vay được nữa nên kho nổi nằm trên ụ măi không hoàn thành. Ông Hoàng Trung Hải gia hạn ba, bốn lần, VNS và Nasico vẫn giậm chân tại chỗ. Măi tới cuối tháng 4.2010, nó mới được kéo ra luồng và đưa tới mỏ để tiếp tục hoàn thiện và sẽ chính thức được bàn giao vào tháng 10.2010. Như vậy, VNS đă chậm tiến độ đóng kho nổi PS05 tới một năm rưỡi!
Làm ăn chộp giật, sai hẹn mấy năm trời, khách hàng thiệt hại hàng trăm triệu đô la th́ c̣n uy tín đâu để bạn hàng nước ngoài tin cậy nữa!
***
Xây dựng ngành đóng tàu hiện đại dựa trên nguồn vốn vay lăi suất cao chứa đựng nhiều rủi ro và cầm chắc thua lỗ là điều được cảnh báo từ rất sớm bởi đóng tàu không phải là ngành sinh lợi nhuận cao. Tại các quốc gia đầu bảng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Na Uy, Pháp… lợi nhuận từ đóng tàu mang lại khoảng 8-10% nhờ quản lư giỏi, tài sản cố định đă khấu hao nhiều. Ấy là vào thời kỳ cực thịnh của ngành đóng tàu những năm 1999-2000 đến năm 2008. C̣n mấy năm qua, nhiều cơ sở đóng tàu đ́nh đốn v́ khủng hoảng kinh tế, lăi suất c̣n ở mức vài ba phần trăm là may mắn lắm. Ở Việt Nam, VNS chỉ đạt mức từ 0,5 đến 2% nên số tiền này không đủ trả lăi vay trong nước, ngoài nước. Nếu quản lư tốt, đầu tư đúng mục đích, VNS cũng
sạt nghiệp v́ lăi mẹ đẻ lăi con, huống hồ họ đă vội vă vay, vội vă chi ở nhiều dự án vô bổ nhanh chóng tiêu tán số tiền không lồ sau bốn năm th́ nguy cơ phá sản là điều tất yếu phải xảy ra.
Bởi vậy, việc gấp gáp rót vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ “đi tắt, đón đầu” thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp tàu thủy Việt Nam đă mắc sai lầm ngay từ khi Thủ tướng phê duyệt dự án điều chỉnh. Tuy nhiên, những ảo ảnh đầu tiên có chút hào quang lấp lánh đă làm lóa mắt nhiều người. Họ chỉ nh́n số lượng đặt hàng, không cần quan tâm đến thực chất của những bản hợp đồng, lỗ lăi ra sao. Ông Chủ tịch Phạm Thanh B́nh lại giỏi làm tṛ ảo thuật, biến lỗ thành lăi nên nhiều quan chức tin sái cổ! Biết rằng nếu chỉ thuần túy lao vào đóng tàu mà phần lớn dành cho thị trường nội địa, phần nhỏ xuất khẩu, chẳng mang lại nhiều hiệu quả nên những người lănh đạo VNS triệt để sử dụng sự ưu đăi của Chính phủ về miễn
tiền thuê đất, miễn thuế xuất khẩu, cho phép giữ lại thuế thu nhập doanh nghiệp… để mở ra các dự án nằm ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Nhỏ th́ dăm bảy chục ha, vừa th́ vài ba trăm ha, và lớn nữa, khoảng bốn, năm ngàn ha. Họ vẽ ra những bức tranh thật đẹp, choáng lộn, bóng bảy phủ lên dự án nhưng chỉ một vài năm sau bó hoang hóa không thương tiếc. Ông Phạm Thanh B́nh cùng các cộng sự đă thực hiện hàng chục dự án như vậy nhưng Công ty Tài chính VNS và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – nơi được Bộ Tài chính chỉ định bảo đảm hoàn trả các khoản vay, hoàn trả vốn tạm ứng và giám sát việc đầu tư, thanh toán từ các khoản vay nước ngoài – vẫn mặc nhiên nh́n VNS chi xài vô tội vạ.
Một chiến lược nóng vội với các chỉ tiêu “phấn đấu” quá cao so với sức vóc bé nhỏ của ngành công nghiệp tàu thủy vốn lạc hậu, thô sơ đă dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Có quá nhiều tiền trong tay ở một thời điểm không dài, VNS cuống quưt bốc tiền ném vào hàng trăm dự án và đầu tư vào các ngành khác không thuộc sở trường của ḿnh. Lấy lư do, nghề đóng tàu, vận tải viễn dương liên quan đến công tác bảo hiểm, ông Phạm Thanh B́nh cùng Ngân hàng HSBC trở thành cổ đông sáng lập của Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam. Bỏ ra hơn chín chục triệu USD tương đương với 1.467 tỷ đồng mua 20,4 triệu cổ phần chiếm 3,56% vốn vào ngày khai trương với mệnh giá hơn bảy chục ngàn đồng một cổ phiếu, VNS hy vọng ít lâu sau có vài trăm triệu đô la.
Hỡi ôi, khi thị trường chứng khoán sụt giảm, giá cổ phiếu Bảo Việt c̣n trên dưới bốn chục ngàn đồng, lại cần tiền bù đắp vào các khoản cần chi trả gấp, VNS “thoái vốn” khỏi Bảo Việt, lỗ hơn sáu trăm ba chục tỷ đồng! May mà Chính phủ lại ra tay cứu, bằng động tác “chuyển nguyên vốn ban đầu” cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước nên vụ này được giải quyết êm đẹp, “mát mái, xuôi chèo”.
Bảo hiểm không thành, VNS tính chuyện kinh doanh thép. Nào là cần thép đóng tàu, thép cường độ cao, thép làm khung xương… Thôi th́ đủ loại buộc Tổng công ty Thép VN phải chấp nhận cho VNS đầu tư và cạnh tranh với ḿnh. Một loạt dự án nối tiếp nhau ra đời mà bắt đầu từ việc cho Nhà máy thép Cửu Long ở Hải Pḥng đang sống dở chết dở gắn đuôi Vinashin, sau đó, đầu tư, nâng cấp Nhà máy thép ở Cái Lân – Quảng Ninh rồi ngược lên Phú Thọ xây nhà máy luyện thép từ quặng sắt… Đổ bao nhiên tiền vào đó mới có vài mẻ thép xuất ḷ th́ lập tức, báo, đài đưa tin rối rít (có lẽ được lệnh?). Gần đây nhất, nhân một cuộc đón tiếp trọng thể các vị quan khách từ Hà Nội xuống, người ta cho “cái nhà máy thép” nổi lửa, hoạt động vài
giờ… khách vừa đi khỏi ít phút th́… ḷ lại tắt! Chẳng thế mà mấy ông ngành thép đă gọi VNS là “chiếc thùng rỗng kêu to”.
Sang tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, VNS từng gửi cho Bộ Công thương một bản kế hoạch vĩ đại, trong đó viết rằng: VNS sẽ đầu tư 8 tỷ USD để xây dựng các nhà máy điện từ Bắc vào Nam, có tổng công suất 8.000 MW nghĩa là bằng Tập đoàn điện lực VN đầu tư suốt 10 năm (1995-2005) cũng chi đạt hơn 8.000 MW!
Bản phúc tŕnh khuếch khoác không khả thi đă bị Bộ Công thương bác bỏ nhưng VNS lấy lư do, cần phải tự sản xuất nguồn năng lượng phục vụ sản xuất thép và đóng tàu, VNS vẫn triển khai dự án Xây dựng Nhà máy điện Diesel Cái Lân – VNS và Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng ở Nam Định. Mặc dù có hai ông chủ là Ông Tô Nghiêm – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Cái Lân và Nguyễn Văn Tuyên – Tổng giám đốc Công ty CNTT Hoàng Anh ở Nam Định – tuy hai địa điểm cách xa nhau nhưng cách làm th́ giống nhau ghê gớm. Ông nào cũng t́m mua thiết bị cũ kỹ, rỉ hoét, về lắp ráp và chấp nhận cho nhà thầu làm ẩu đến mức Nhà máy điện diesel Cái Lân – VNS hoạt động có hai tổ máy số 4 và số 5 đạt khoảng 75% công suất, 4 tổ máy khác… nằm im.
Sau hơn hai năm vận hành (từ tháng 4-2007 đến 10-2009) Nhà máy Cái Lân lỗ hơn 62 tỷ đồng, tổng các khoản nợ không có khả năng thanh toán lên đến 27,58 triệu USD và 107,5 tỷ đồng. C̣n ở Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuyên thông đồng với Tổng giám đốc Nguyễn Tuấn Dương (Công ty cổ phần Thép Cửu Long – VNS) dối lừa thượng cấp, làm giả tài liệu nhập thiết bị cũ nát, hư hỏng từ Hàn Quốc về. Ba ông này, người trước, người sau đă bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam v́ “có hành vi cố ư làm trái quy định của Nhà nước về quản lư kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nếu có một bản tổng kết đánh giá nghiêm túc những dự án mà VNS đă đầu tư ở nhiều nơi và kiểm đếm những hợp đồng lớn của VNS kư kết với khách hàng trong và ngoài nước trên mọi lĩnh vực đóng tàu, vận tải biển, công nghiệp phụ trợ, xây dựng cơ bản… th́ chắc hẳn, mọi người sẽ kinh hoàng hơn nữa khi thấy bốn năm qua, VNS hầu như không đạt được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, các hợp đồng đều có dấu hiệu vi phạm quy chế, đấu thầu, giao thầu, công việc giám sát, nghiệm thu lập hồ sơ thanh, quyết toán công tŕnh có nhiều khiếm khuyết, sơ hở nên đây là thời cơ cho những kẻ “đục nước, béo c̣”, tham nhũng, gây thất thoát lớn trong các dự án đầu tư của VNS.
Bốn năm trôi qua, với bao biến động dữ dội gây bức xúc trong dư luận xă hội và nóng bỏng trên diễn đàn các kỳ họp của Quốc hội nhưng công tác quản lư kinh tế, tài chính của tập đoàn VNS vẫn không có cơ quan nào được chính thức giao nhiệm vụ theo dơi, kiểm tra, giám sát. Bộ GTVT – thường được coi là Bộ chủ quản – hàng tháng được VNS “chiếu cố” gửi báo cáo “gọn gàng”’ trong một tờ A4, kể những việc đă làm và sẽ làm rồi… chấm hết! Lâu lâu, Bộ được hỏi ư kiến về VNS xin mua tàu, xin xây cảng. Giữa tháng 5.2010, đoàn công tác của Bộ GTVT do Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng dẫn đầu tới làm việc th́ VNS căng phông có ḍng chữ “Nhiệt liệt chào mừng Bộ trưởng…”, xét về mặt lễ tân chẳng có ǵ đáng trách v́ họ tiếp khách trọng
thị lắm. Chỉ tiếc là, khi bàn đến công việc, họ giấu biệt mọi chuyện, cứ thao thao bất tuyệt kể lể hạ thủy mấy con tàu, mấy dự án sắp hoàn thành… Có thể v́ được nghe toàn thắng lợi nên Bộ trưởng đâu có nắm rơ VNS và các thành viên nợ hàng trăm tỷ tiền lương, tiền bảo hiểm xă hội, càng không biết có tới hàng chục ngàn người thiếu việc làm….
C̣n Bộ Tài chính, nơi được Chính phủ giao phê duyệt quy chế hoạt động tài chính của VNS, là đầu mối tập hợp và giải quyết các ư kiến, đề nghị vay vốn, và quản lư vốn của VNS đă nhận để bảo đảm cho việc trả lăi hàng năm, trả gốc khi đến hạn… H́nh như có nhiều việc họ đă làm tốt hơn, sốt sắng hơn nên VNS mới ôm được tiền về két trong một thời gian rất ngắn. Sẵn tiền chùa, VNS rải khắp nơi mà tại sao Bộ tài chính không can ngăn, không có biện pháp xử lư? C̣n nhớ đầu tháng 11.2005, khi kư biên bản cho vay lại số tiền 750 triệu USD, Bộ tài chính thảo ra nhiều điều chặt chẽ, rơ ràng buộc VNS phải có quy chế sử dụng vốn, phải lên kế hoạch chi tiết để trả lăi, trả gốc… Lúc ấy, ông Phạm Thanh B́nh đă tuyên bố xanh rờn:
“VNS vay được th́ trả được” và ông thứ trưởng Trần Hữu Tá hết lời tin tưởng số vốn vay này sẽ được VNS đầu tư cho ngành công nghiệp tàu thủy vươn lên mạnh mẽ… Giao tiền xong, Bộ Tài chính yên tâm có BIDV theo dơi, giám sát thay nên nên chẳng biết tiền chạy vào đâu nữa.
Hàng chục ngàn tỷ đồng nhờ sự giúp sức trực tiếp và gián tiếp của Bộ Tài chính nối tiếp nhau qua tay chủ tịch Phạm Thanh B́nh và Công ty tài chính VNS đă biến vào những con tàu già cỗi, những sản phẩm “thí điểm” sử dụng một lần rồi nằm im chờ bán sắt vụn, những “cụm công nghiệp” xác xơ bên cửa biển… Vậy mà, chưa bao giờ người ta thấy Bộ trưởng Tài chính “thổi c̣i” về sự trượt dốc của “Tập đoàn kinh tế VNS”???
Sự buông lỏng quản lư đến “không thể hiểu nổi” của các cơ quan chức năng đă tạo cơ hội cho những người quản trị VNS coi thường kỷ cương, coi thường pháp luật. Các tổ chức chính trị quan trọng nhất của tập đoàn là Đảng bộ, Công đoàn… bị vô hiệu hóa. Lời nói của ông Chủ tịch là ngọc, là vàng. Ư muốn của ông là ư muốn của Chúa trời. Quyền bính trong tay, túi lại đầy ắp tiền, ông có thể sai khiến nhiều loại người cúi rạp ḿnh làm theo ư của ông, nhiều kẻ c̣n tự bán ḿnh để được “hầu hạ” ông.
Vinashin tan nát, đổ vỡ, làm tiêu tán ước vọng trở thành cường quốc đóng tàu sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc vào năm 2015 với sản lượng 5 triệu tấn tàu một năm, có nghĩa là, chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thủy đă thất bại cay đắng.
Tiền mất, tật mang, số dư nợ khổng lồ là gánh nặng đè lên đôi vai gầy của những người đóng thuế. Muốn giữ thể diện quốc gia, công khố phải chi trả những khoản nợ tới hạn của VNS như vụ chuẩn bị trả nợ 300 triệu USD lấy từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành trong năm 2010 để thanh toán cho ngân hàng Natixis - cộng ḥa Pháp.
Rồi cũng chẳng phải đợi chờ quá lâu, người dân sẽ c̣n được thông tin nhiều lần nữa về chuyện Chính phủ trả nợ thay cho VNS.
Nợ tư biến thành nợ công trong trường hợp này… là lẽ đương nhiên v́ VNS là con đẻ của Chính phủ, VNS thuộc quyền sở hữu của nhà nước 100%. V́ vậy, Ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng – Trưởng Ban chỉ đạo tái cơ cấu VNS – cứ chăm chăm móc “tiền từ túi Nhà nước” cho VNS tiếp tục vay cũng là điều dễ hiểu.
Con dại, cái mang mà!
Quyền ông được giao, ông đang làm như ông nói, lúc này chẳng ai có thể ngăn được.
Tuy nhiên, xin gửi đến ông, đến những người quan tâm đến chuyện tái cơ cấu VNS mấy lời nhắn nhủ của chính ông Trần Quang Vũ – người được cử làm Tổng giám đốc điều hành VNS từ sau ngày ông Phạm Thanh B́nh bị kỷ luật đến hết tháng 8.2010 (ông Vũ đă “nhập kho” v́ mấy chuyện “cụ thể” chứ không phải chuyện cơ chế). Trong số những người có máu mặt ở VNS th́ ông Trần Quang Vũ c̣n có kiến thức, có kinh nghiệm, có suy nghĩ, tóm lại, ông có thể sai phạm ở chuyện này, chuyện khác nhưng ông c̣n tâm huyết cải tổ trọn gói nếu ông c̣n ở vị trí điều hành.
Ông nói rằng:
Vấn đề mấu chốt của VNS hiện nay là phải minh bạch, nếu không, khó thoát được v́ nó mất niềm tin ở mọi người. Nếu như bây giờ mọi chuyện không thật như đếm, VNS tiếp tục thất bại. Đây là con đường duy nhất, con đường sống của VNS..
Việc cần làm nhất để cứu VNS bây giờ là phải tổng quản trị lại chứ không phải là chờ được rót tiền. Nếu chỉ rót tiền th́ bao nhiêu cho đủ? Sản xuất phải thật sự trật tự và đi lên th́ hăy rót tiền!
Nếu không quản trị tốt th́ dù nay rót hai ngàn tỷ, mai ba ngàn tỷ cũng tiêu hết thôi. Một đống tài sản lớn như vậy mà không sinh lời, vẫn chịu lăi vay th́ đố ai chịu được.
Đây là những lời nói bộc bạch, chân thành, chính xác nhất như một định hướng cần thiết để có thể tái cơ cấu VNS trong giai đoạn trước mắt. Những ai vội vă, những ai sốt ruột, những ai chỉ muốn rót thêm nhiều tiền vào chiếc tàu VNS đang ch́m đắm hăy suy nghĩ về những lời ông Trần Quang Vũ nói trước lúc vào trại tạm giam!
L. T. T.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat