Quê Hương thứ hai của tôi là Australia.
Australia là một quốc gia rất rộng lớn, có khoảng hơn 22 triệu dân và một lịch sử lập quốc được 224 năm.
Young and free – trẻ trung, tự do, no ấm nhất trên thế giới!
Tôi yêu và tri ân Australia bằng cả tấm ḷng, v́ nơi này đă bao bọc và che chở tôi suốt mấy chục năm nay.
Tôi đă được sinh ra, được dậy dỗ trong mái ấm gia đ́nh và học đường dưới chế độ tự do dân chủ VNCH.
Tôi cũng được tiếp tục học hành, làm việc và đồng thời được hấp thụ nền văn hoá tốt đẹp của Australia trong hơn 30 năm qua, để đến ngày nay, tôi hănh diện là một người công dân tốt của Úc, một người đă được thấm nhuần những tinh hoa của cả hai mảnh đất thân yêu: Việt Nam và Australia.
LDB xin được chia sẻ với các bạn một số h́nh ảnh của nước Úc nhân ngày Australia Day:
Gold Coast/Australia
ladieubongg
member
REF: 625564
01/26/2012
ladieubongg
member
REF: 625565
01/26/2012
Bờ biển dài nhất thế giới ở Gipsland, Victoria.
ladieubongg
member
REF: 625568
01/26/2012
Thành phố Melbourne
Sơ sơ về Úc nhân ngày Australia Day thôi chứ không phải LDB làm trong ngành quảng cáo du lịch đâu, xin đừng hiểu lầm hihi....
ototot
member
REF: 625571
01/26/2012
Cảm ơn cô Bông đă giới thiệu "Australia Day" qua một số h́nh ảnh, nhưng nếu có thể, xin cho biết về lai lịch cuả ngày này, th́ quư hoá quá!
Cũng như cô Bông và hàng triệu người Việt khác, tôi cũng có một Quê Hương Thứ Hai, và cũng yêu nó tha thiết không kém ǵ nơi đă sản sinh ra ḿnh, mặc dầu t́nh yêu đó có bản chất và hoàn cảnh hơi khác biệt, và đôi khi đă bị làm sai lạc, bởi những lư do không đáng!
Đối với cá nhân tôi, ngày quan trọng nhất ở "Quê Hương Thứ Hai" lại là ngày "Lễ Độc Lập" (Independence Day), tức là ngày July 4 mà năm nào tôi cũng kỷ niệm sâu sắc nhất, v́ nó giúp cho tôi hiểu rơ nhất ư nghiă cuả hai chữ "Độc Lập" cho bản thân ḿnh!
Cho tôi xin lỗi, nếu làm loăng đi đôi chút chủ đề là "Australia Day"!
Thân ái,
lynhat
member
REF: 625572
01/26/2012
Cảm ơn chị Bông nhắc nhở ngày “Australia Day”.
LN cũng cảm ơn nước Úc này đă cho gia đ́nh LN : cha, mẹ và 5 anh em có nơi cư trú và lập nghiệp.
LN cũng xem nước Úc này là quê hương thứ hai.
ladieubongg
member
REF: 625575
01/26/2012
Thưa bác Tốt, sở dĩ Australia Day được tổ chức hàng năm vào ngày 26/1 là v́ theo lịch sử của Australia th́ vào ngày 26/01/1788, một đoàn tàu do Captain Arthur Phillip từ England đă ghé vào bờ biển Sydney, mang theo những tù nhân của họ là những người bị đi đày.
Những tù nhân này là những người Âu Châu da trắng đầu tiên đă đặt chân đến Australia.
LDB rất đồng cảm và chân thành cám ơn những tâm t́nh chia sẻ của Bác.
--------------
Happy Australia Day to Lynhat và Gia Đ́nh!
LDB đang chờ Kụ Lư post vài h́nh ảnh của Sydney lên đó.
ladieubongg
member
REF: 625577
01/26/2012
Captain Cook first discovered Australia and landed in Botany Bay in 1770.
Captain Arthur Philip arrived in 1788, Jan 26 which is what we celebrate but he arrived in Botany Bay earlier in the year but found no fresh water. This is not so good when you have just traveled for 9 months or so in a boat full of "convicts". (If you go to Botany Bay now you can understand, its not particularly nice!") So he upped anchor and went around the corner and discovered what is now Sydney Harbour. He landed up near where the opera house now is... and the rest is a glorious history.
-----------------
Người đầu tiên khám phá ra Úc Châu là Captain Cook, ông đă cặp Botany Bay vào năm 1770.
Trong khi đó Captain Arthur Phillip đến vào ngày 26/01/1788, là ngày được chọn để mừng Australia Day. Để được chính xác hơn th́ Captain Phillip đă đến Botany Bay vào khoảng 1 tháng trước đó nhưng v́ không t́m được nước ngọt ở đó nên ông đă nhổ neo ṿng ra và khám phá ra Sydney Harbour, Ông đă cùng với nhóm tù nhân đổ bộ lên địa điểm gần Sydney Opera House bây giờ.
sontunghn
member
REF: 625612
01/26/2012
Chia vui cùng Lá Diêu Bông
Tâm hồn người Úc tấm ḷng Việt Nam ...
ST
lynhat
member
REF: 625613
01/26/2012
Chị Bông,
Cuộc sống ở Melbourne dễ thở hơn ở Sydney. Đường phố th́ lại rộng hơn ở Sydney.
Không biết mấy ông làm đường xá ở Sydney có biết làm đường lộ hay không? Đường lộ nào cũng cong cong, không có thẳng như ở Melbourne.
Để chiều tối rảnh rảnh, tôi sẽ đem vài tấm h́nh ở Sydney cho chị và bà con xem nhé.
ladieubongg
member
REF: 625621
01/27/2012
Cám ơn Sơn Tùng đă đề tặng chỉ một câu thơ vỏn vẹn mà đầy ư nghĩa.
LDB sống ở Úc này đă khá lâu. Trên kia LDB đă tự hào phát biểu: I have the best of both worlds. Tuy nói vậy nhưng cái ǵ cũng có mặt trái của nó không nhiều th́ ít. Tại v́ cũng có đôi khi chẳng biết ḿnh thuộc về đâu nữa (!), là v́ có những lúc cảm thấy bị xung đột với phong tục, tư tưởng đối với cả hai bên - của người ta và của những người cùng quê hương với ḿnh (những người mới sang Úc và nhất là những khi về thăm VN).
(Không biết LDB có diễn tả được điều ḿnh muốn nói hay không nữa)
ladieubongg
member
REF: 625623
01/27/2012
Bác Lỳ ơi, được cái nọ mất cái kia là vậy. LDB lại thích khí hậu ở Sydney hơn ở Melbourne nhiều, v́ khí hậu Sydney ôn hoà dễ chịu hơn (cũng giống như người dân ở đó h́h́....)
lynhat
member
REF: 625627
01/27/2012
Chị Bông,
Chị cũng biết :
Đây là “Nhà Hát Con Ṣ”
Đường phố Sydney
Đây là con gái đi tắm biển.
ndangsonfr
member
REF: 625631
01/27/2012
___
@ * Anh ghé thăm nước Úc của Bông.
Lâu quá đă không gặp Bông.Hỏi ra th́ biết là Em đă " lờ " anh như mọi lần.
Chúc Bông tràn ngập điều vui trong năm mới.
đăng sơn.fr
ototot
member
REF: 625649
01/27/2012
Xin phép cho tôi được trở lại chủ đề cuả tiết mục là "Australia Day" cuả cô Bông:
Ngay cả ở những nước tạo thành bởi dân nhập cư (countries of immigrants) như Mỹ, Canada, Australia…, người ta cũng có những cái nh́n khác nhau về đất nước cuả họ.
Ví dụ như Mỹ coi nước cuả họ như là một cái … “melting pot” (trong đó, pot là cái b́nh, melting là nóng chẩy ra).
Vậy melting pot là cái b́nh chưá nhiều thứ khác nhau, đun nóng cho chẩy ra thành một hợp chất duy nhất có đặc tính riêng cuả nó, ở đây là cái "đặc tính Mỹ"!
Do đó, nước Mỹ không giống như bất cứ nước nào trên thế giới, và người Mỹ cũng chẳng giống người nào trên thế gian này! Và khác người cũng có nghiă là có được những cái tinh hoa nhất cuả nhân loại, chẳng khác nào như … hợp kim thép được nhào trộn và trui luyện thành một chất liệu vô song!
Vậy th́ … Mỹ phải "ăn trên, ngồi trốc" thiên hạ! Mọi người phải nghĩ và làm như Mỹ mới là phải, là đúng! Thậm chí, nó thấy chỗ nào nó coi là "sai", th́ nhảy vào can thiệp!
Chẳng thế mà không thiếu ǵ nước trên thế giới ghét Mỹ th́ gọi nó là "sen đầm quốc tế" cuả thời đại (international gendarmery) (Sen đầm là phiên âm tiếng Việt cuả gendarme là tiếng Pháp, v́ lính sen đầm Pháp thời Việt Nam bị đô hộ th́ ... dữ dằn lắm)! Đó là một mặt cuả vấn đề, mặt xấu! C̣n mặt kia, mặt tốt, là nhờ thế mà nhiều anh cũng ... sợ làm bậy, để coi chừng bị Mỹ nó phang! (Ta hăy thử tưởng tượng, ngay hôm nay, không có Mỹ nhẩy vào Á Châu Thái B́nh Dương, th́ ai sẽ thay Mỹ làm việc đó? Và Trung Quốc lẽ ra đă làm ǵ, cho cả Á Châu, trong đó có Việt Nam? Và làm ǵ cho cả thế giới?)
Tôi nhớ khi Mỹ kỷ niệm 200 năm lập quốc (Bi-centennial celebration) vào năm 1976 (Mỹ độc lập năm 1776, đến nay mới lập quốc được 236 năm), nhà báo Pháp nổi tiếng Francoise Giroux đă viết: "Nếu Mỹ không ra tay can thiệp trên khắp thế giới, th́ không c̣n nước nào khác dám chường mặt ra, hay có khả năng, để chống lại áp bức, bất công, tàn bạo!" Và cục diện thế giới ngày nay lẽ ra đă khác hẳn, nếu Mỹ đă không hành động! (Ví dụ như chỉ có Mỹ mới đủ sức đánh gục phe trục gồm Đức Quốc Xă, quân phiệt Nhật, và phát xít Ư, ở Thế Chiến II, rồi lại đánh sập thành tŕ Cộng Sản (Liên Bang Xô Viết và Khối Đông Âu) thời Chiến Tranh lạnh!)
Nhưng dân Canada ngay sát nách Mỹ th́ không tán thành ư nghĩ một melting pot hay chủ trương “ăn trên ngồi trốc” ai cả.
Thật vậy, người Canada chỉ thích h́nh dung đất nước cuả họ như một “mosaic”, tức là một bức tranh do nhiều mảnh vụn màu sắc khác nhau tạo thành. Như vậy, những mảnh vụn đó chỉ có ư nghiă, khi nó được kết hợp như thế nào với các mảnh vụn khác, để tạo thành một tổng thể đẹp. Thế thôi!
Người Canada không đặt vấn đề “hơn thua” với ai, mà chỉ muốn nói đến sự hoành tráng cuả đất nước họ, do muôn vàn những cá nhân, nhưng sắc tộc, mỗi người một vẻ, kết hợp lại để tạo thành. Có lẽ v́ thế mà Canada vẫn nổi tiếng là “hiền hoà” (thế giới chẳng ai thù ghét), và người dân Canada vẫn rất sợ một ngày nào đó sẽ trở thành “một nối dài” (extension) cuả nước Mỹ (tức là sợ bị "Mỹ hoá")!
Nói khác đi, cùng là ở lục điạ Bắc Mỹ, mà Canada vẫn giữ được “khuynh hướng xă hội” (socialist) nhiều hơn là Mỹ, ví dụ như có sự chăm sóc cuả xă hội tốt hơn nhiều cho người dân, trợ cấp thất nghiệp tốt hơn, bảo hiểm y tế cho đủ mọi tầng lớp người, thuốc men rẻ hơn, dân Canada ai cũng có cơm ăn, ai cũng có nhà ở, ai cũng được nằm bệnh viện miễn phí khi đau ốm...; ngược lại thuế má nặng hơn nhiều so với Mỹ. (Tôi biết có vô số người Mỹ sống ở vùng biên giới, thường “lẻn” qua Canada mua thuốc tây, cũng như người Canada lẻn sang bên này để … đổ xăng và mua thuốc lá là 2 món hàng Canada đánh thuế khủng khiếp!)
C̣n nước Úc, theo tôi lại khác hẳn Mỹ và Canada, khi cái nh́n cuả nó về đất nước lại đặt nặng tính đa dạng cuả văn hoá Úc, vốn được tạo thành từ tinh hoa cuả nhiều văn hoá khác. Nói khác đi, tôi thấy nước Úc hay nói nhiều đến cụm từ “đa văn hoá” (multiculturalism) để ca ngợi đất nước họ.
Theo tôi, Úc làm được như vậy là v́ nó nằm riêng rẽ, dân số tương đối nhỏ, đất đai lại rộng và nhiều tài nguyên thiên nhiên...!
Đó là vài hàng suy nghĩ cuả tôi, khi đọc đề tài “Australia Day” cuả cô Bông!
Thân ái,
lynhat
member
REF: 625654
01/27/2012
Xin góp ư nhỏ cùng bác OTOTOT tuy có hơi lạc đề của chị Bông.
“Theo tôi, Úc làm được như vậy là v́ nó nằm riêng rẽ, dân số tương đối nhỏ, đất đai lại rộng và nhiều tài nguyên thiên nhiên...!”
- OTOTOT
Nếu Úc không có Mỹ đứng sau lưng, chắc chắn nước Úc này sẽ bị các nước khác đánh giành đất, giành biển, chiếm tài nguyên thiên nhiên.
ladieubongg
member
REF: 625657
01/27/2012
Cám ơn anh Đăng sơn lại ghé thăm em gái với lời chúc đẹp và câu dỗi hờn quen thuộc, dễ szương hihi....
LDB cũng thân mến gửi đến Anh những lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho Năm Con Rồng này.
ladieubongg
member
REF: 625659
01/27/2012
Cám ơn Kụ Lỳ với mấy tấm h́nh tự chụp. Cây nhà lá vườn bao giờ cũng quư.
----------------------
Cám ơn bài nhận định tuyệt vời và chính xác của bác Ot., nhất là về “tính đa dạng cuả văn hoá Úc”
Theo bài nhận định trên của Bác th́ LDB thấy Úc cũng giống Canada về nhiều điểm trong đó có vấn đề an sinh xă hội.
Những đóng góp của Bác ở D/Đ này đă giúp LDB mở mang kiến thức rất nhiều.
muahe2011ger
member
REF: 625660
01/27/2012
Mến chào LDB và các bạn NCD.
Cám ơn LDB đă cho biết về nước Úc Tḥi Ḷi...hihi.
Nhờ LDB nói về nước Úc, làm MH nhớ lại vào thập niên 60, nhờ quân đội Úc, mà tinh Phước Tuy (Bà Rịa)có những tháng năm an b́nh. Nếu không có QĐ Úc Tḥi Ḷi, th́ bị mấy ổng đánh phá tùm lum làm dân sống trong sợ hăi.
Chúc LDB và gia quyến một năm mới Nhâm Th́n,dồi dào sức khoẻ, thật nhiều hạnh phúc vạn sự như ư.
Thân chào
MH2011ger
(Nếu MH chia sẻ góp ư ngoài ư muốn, mong cô LDB thông cảm bỏ qua nhé..hihi)
ladieubongg
member
REF: 625662
01/27/2012
Thân chào Muahe2011ger, "Úc tḥi ḷi" hahaha..... nghe nhiều lần nhưng LDB vẫn chưa biết ư nghĩa và xuất xứ của nó.
Cám ơn lời chúc của MH. LDB cũng mến chúc MH một Năm Con Rồng với nhiều tài lộc và sức khỏe.
ototot
member
REF: 625664
01/27/2012
Ố là là! Người ở Úc mà không biết tại sao nước Úc cuả ḿnh lại có biệt danh là Úc Tḥi Ḷi, th́ cũng hơi lạ! Chẳng thà như tôi, chưa đi Úc bao giờ mà không biết th́ đă đành, nhưng đă có internet, th́ xin nhanh nhẩu chép một đoạn ngắn, mở đầu cho một bài tạp ghi trên Việt Báo cuả một nữ tác giả Việt từ California sang thăm Úc, cô Trịnh Thanh Thuỷ, viết như sau, biết đâu chẳng có người giải thích cho chính xác hơn:
Xứ Úc Tḥi Ḷi đi dễ khó về
Tôi không biết tại sao người Việt ở Úc lại đặt tên cho xứ này là “Xứ Tḥi Ḷi”. Có lẽ tại xứ này có nhiều cá tḥi ḷi là một loại cá bống trắng hay sao đó mà ngay hôm đến Úc, ghé thăm nhà bạn tôi, trong bữa cơm đầu tiên, trên bàn ăn, tôi đă thấy có mặt đĩa cá tḥi ḷi tẩm bột chiên. Cái tên “Xứ tḥi ḷi” nghe sao mà t́nh tự dân tộc, đậm đà ruộng lúa, nương dâu, đồng chua, nước mặn vô kể.
Úc c̣n có cái tên là “Miệt dưới” hay “Miệt vườn”, gợi nhớ tới bóng dừa, hoa cau, con đ̣, mái chèo thênh thang sóng nước rập rờn một miền nam nắng cháy. Nó khiến tôi thấy mến, tự nhủ ḷng, ḿnh phải đi Úc một chuyến. Nhân đứa cháu lấy chồng mời tôi qua dự đám cưới, thế là ḿnh có cớ “qua bên ấy xem thử” cái xứ tḥi ḷi có quê như cái tên không"
…..
Thân ái,
sontunghn
member
REF: 625667
01/27/2012
Đầu năm xin chúc cô Bông
Khi nào cưới chồng nhớ gửi thiệp nha
ST
muahe2011ger
member
REF: 625678
01/28/2012
Mến chào LDB một làn nữa.
Nhân tiện, LDB thác mắc tại sao trước 75, dân MN ḿnh gọi nước Úc là Úc tḥi ḷi. C̣n xuân, LDB cho phép MH kể vài câu chuyện về mấy anh lính Úc và Mỹ nhen. Những câu chuyện vui này, MH không bao giờ quên...Hi.
Vào những năm cuối thập niên 60, bọn trẻ như MH, cứ mỗi lần có đoàn xe quân sự của Úc hay Mỹ (lúc đó MH và cùng lứa tuổi) chưa phân biệt được xe nào của lính Úc hay Mỹ, cứ nh́n thấy đều cho là lính Mỹ.
Vào những năm đó, cứ nh́n thấy đoàn xe chạy qua phường xóm, MH và các bạn đều chạy ra bên lề đường giơ tay hô lên tiếng (ok), là được những người lính Mỹ trên xe, họ ném xuống những ǵ họ có, thí dụ: đồ hộp, bánh kẹo , tha hồ mà mang về ăn mấy ngày không hết..hihi.
Nhưng có vài lần, gặp đoàn xe lính Úc, họ chạy qua, đám trẻ cũng chạy ra bên đường, rồi cũng hô ok. Nhưng không ngờ bị lính Úc không ném đồ hộp bánh kẹo như lính Mỹ, mà họ ném nhưng vỏ đạn hay những thú lỉnh kỉnh khác .
Sau này t́m hiểu và rút kinh nghiệm để phân biệt xe nào của Mỹ, xe nào của Úc. Khi t́m hiểu rơ rồi, nên mỗi lần có đoàn xe chạy qua, chỉ nh́n vào cánh cửa lên xuống của tài xế, thấy xe mà có h́nh con chuột túi th́ không giơ tay ok, c̣n xe nào có h́nh ngôi sao trắng là giơ tay ok liền. Nói thật lính Mỹ họ chơi sang hơn lính Úc, chắc lính Úc có gịng máu của Anh..hi.
C̣n chuyện LDB thắc mắc, tại sao gọi là Úc tḥi ḷi, thú thật MH không rành, nhung vào thời đó, nghe người lớn họ gọi như thế, th́ đám trẻ như MH chỉ bát chước gọi theo thôi. Nhưng MH có đọc qua một tài liệu nói về nước Úc.
Dân Úc khoái xài tiếng Lóng và xài một cách triệt để. Ngay cả từ "LÓNG" (slang) họ cũng nói lóng là "strine". Lư do dễ hiểu là họ muốn tiếng Anh ở Úc mang 1 phong thái riêng, "không đụng hàng" với tiếng Anh ở các nước khác. Đó là cách họ thể hiện tinh thần dân tộc, tính "Úc rặt" trong đó. Chỉ chữ "rặt" thôi cũng có hàng loạt từ lóng rồi: dinkie-di, fair dinkum, ridgy didge và thông dụng nhất là chữ "true blue" (những chữ này đều có nghĩa là "thật, chính thống"). Nói ḿnh là "true blue Ozzie" tức là tự nhận ḿnh là dân Úc tḥi ḷi chính hiệu con Chuột Túi đấy.
C̣n chuyện này cũng cho LDB và các bạn biết cho vui. Ở VT trước 75, có 2 binh chủng là ND và TQLC. ND có TD6, c̣n TQLC có TD4 có căn cứ đóng tại VT, mỗi lần đơn vị hành quân về phép, thường wanh nhau với lính Úc và Mỹ, nhưng trận nào lính Úc hay Mỹ gặp 2 binh chủng này đều đổ máu bỏ chạy,
Quí vị nào lớn tuổi, nếu sống ở VT, chắc đều biết những câu chuyện MH kể trên.
Vài câu chuyện vui, gửi đến LDB và các bạn, mến chúc tất cả thật nhiều vui vẻ và hạnh phúc.
MH2011ger
ladieubongg
member
REF: 625679
01/28/2012
Bác Tốt thân kính, LDB không hiểu cái nhà cô Trịnh Thanh Thủy nghĩ sao mà lại cho cái từ “Úc tḥi ḷi” là có vẻ “tự t́nh dân tộc đậm đà ruộng lúa nương dâu”?
“Miệt dưới” hay “miệt vườn” nghe thấy hợp hơn chứ c̣n từ “tḥi ḷi’ mỗi lần nghe qua chỉ khiến LDB liên tưởng đến người Úc bị …….bịnh trĩ! hahahaha…
Thật ra th́ hôm nay là lần đầu tiên LDB được biết đến loại cá đó bác Ot. ơi! Ngày mai nhất định LDB sẽ phải ghé tiệm cá của người Việt để hỏi xem mặt mũi cá tḥi ḷi ra sao. hihi