nvdtdnguyen
member
ID 19456
01/31/2007
|
THUẬT XỬ THẾ CỦA NGƯỜI XƯA(31 TRUYỆN:phần IV)
Truyện 7
7. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI BỊ CHÊ
Trâu Kỵ ghi nhớ lời Thuần Vu Khôn nên ông làm việc hết sức siêng năng và cẩn thận. Bấy giờ ai cũng đồn vị quan trấn thủ đất A là người hiền, và chê quan trấn thủ đất Tức Mặc đủ điều.Trâu Kỵ để tâm đến việc đó, cho người xem xét hư thực rồi tâu lại cho Tề Uy Vương biết. Uy Vương cho triệu tập quần thần, lại đ̣i hai vị quan trấn thủ kia. Trước mặt bá quan, vị quan đất Tức Mặc bị coi bằng "nửa con mắt". Vua gọi lăo ra hỏi:
- Người trấn thủ Tức Mặc cớ sao để các quan ở triều chê ngươi?
Lăo đáp:
- Thần chỉ biết làm hết chức trách của ḿnh, c̣n việc khen chê thần không được biết.
Uy Vương lớn tiếng:
- Ta cho người ḍ xét đất Tức Mặc thấy ruộng vườn tươi tốt, người dân giàu có, việc quan không bê trễ, cả một vùng phương Đông ấy yên ổn, mới hay nhà ngươi một ḷng v́ dân, không đút lót
cho bọn quan lại ở triều, v́ lẽ đó mà nhà ngươi bị chê. Ngươi thật xứng đáng là một lương thần.
Nói rồi liền gia phong cho vị quan đất Tức Mặc. Lại gọi vị quan đất A, nói:
- Ngươi trấn thủ đất A thế nào mà ngày nào ở triều cũng thấy lời khen ngợi về ngươi. Ta cho người đến ḍ xét th́ thấy ruộng vườn bỏ hoang người dân đói rách. Quân Triệu xâm lấn bờ cơi ngươi không chịu cứu. Nhà ngươi bóc lột tiền của dân chúng đút lót cho kẻ tả hữu của ta để được tiếng khen. Ngươi là tên tham quan độc ác.
Quan đất A sụp lạy xin tha tội. Uy Vương truyền đem hắn bỏ vào chảo dầu sôi. Các quan xanh mặt. Vua truyền những tên từng khen chê bất công đó ra mắng:
- Các ngươi là tai mắt của ta lại ăn bẩn, phải trái đảo lộn. Nay đem các ngươi cho vào vạc dầu.
Uy Vương truyền đem những kẻ thân tín nhất của ḿnh bỏ vào vạc dầu để làm răn! Chư hầu thấy sự cải cách của Uy Vương đều sợ.
LỜI BÀN:
Việc này nhan nhản ở mọi xă hội. Đời nay có khác ǵ đời xưa? Thí sinh đi thi thấy ḿnh yếu kém bèn đút lót để được điểm cao. Thậm chí có người không đi thi mà vẫn cấp bằng làm mất công
nhà vua phải "lật sổ bộ" ra tra. Nguyễn Khuyến nói: "Có tiền việc ấy th́ xong nhỉ? Đời trước làm quan cũng thế a?" May mắn thay cho triều nào minh quân gặp lương thần. Vụ án hai ông quan trên đây là một bài học cho những người có trách nhiệm với người dân.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
nvdtdnguyen
member
REF: 123410
01/31/2007
|
Truyện 8
8. NHÂN VÀ TRÍ
Thầy tṛ Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học tṛ hiền của Khổng Tử) hỏi:
- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người.
Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương ḿnh; người trí là người tự biết ḿnh.
Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi:
- Theo con, thế nào làngười nhân, thế nào là người trí?
Tử Lộ thưa:
- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được ḿnh; c̣n người trí là người làm sao cho người khác hiểu được ḿnh!...
Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:
- Bất ngờ thay!...
LỜI BÀN:
Cùng một cân hỏi nhưng ba câu trả lời hoàn toàn khác nhau, đây thật là điều thú vị và bất ngờ.
Nhưng ta thường thấy việc đời không khác nào một ḍng sông, có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn ḿnh, len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng tờ giữa b́nh nguyên... thiên h́nh vạn trạng. Nhưng mỗi dạng trạng đều phù hợp với mỗi hoàn cảnh. Bởi không bao giờ trời mưa lụt mà sông cạn, trời nắng hạn mà nước sông dâng. Núi dựng bạt ngàn ḍng sông không thể không uốn ḿnh lượn theo thế núi. Con người cũng thế. Có lúc ta v́ người và người v́ ta, có lúc ta v́ ta, và người v́ người, theo hoàn cảnh mà hành sự. Như thế mới không lỗi. Trong toán học cũng có những vấn đề như trong nhân sinh.
Trước đây 2300 năm, nhà Toán học Hi Lạp, Eulide phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đă cho"! Ai muốn học toán lên cao bắt buộc phải chấp nhận lời yêu cầu này. V́ đây là một điều hiển nhiên. Thế mà ở Anh, Remann lại phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta không vẽ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng cho trước"! Chưa hết! Sau đó nhà toán học Laubatchewsky lại phát biểu: - "Từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, ta có thể vẽ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng cho trước"! Thế có trái ngược không? Hai định đề sau đây phải là sai (v́sai đâu là định đề!), ở toán cao cấp người ta vẫn dùng nó. Tất nhiên muốn dùng nó phải tùy theo điều kiện. Người ta thường nói, "chân lư ở bên này Pyrréneés, sang bên kia trở thành nghịch lư". Đúng hay không đúng c̣n tùy theo hoàn cảnh. Qua câu hỏi nhân trí của Khổng Tử, Ngũ tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói:
- Không thương ḿnh làm sao thương được người ngoài?
Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ "chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa" (ư nói phiến diện) mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều ǵ vốn đă có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi! Do đó bất kỳ việc ǵ, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân c̣n tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|