tamvo
member
ID 44812
08/19/2008
|
Con câm ...chưả hoang
Nó câm bẩm sinh, tôi chỉ biết nó ở xóm chuà hay lê lết qua khu tôi chơi. Mà gia đình nó có tơí những 2 ngươì câm. Nó và thằng em út. Nếu nhìn thật kỹ, chúng nó đẹp ngươì lắm.
Tôi chẳng biết nó tên gì chỉ thấy ngươì ta goị nó là con câm.
Lần đầu tiên tôi thấy nó đi chợ vơí Má nó, hôm đó trơì âm u nên hai Má con nó đi khá nhanh.
Cái con đường đất đỏ dẫn từ xóm chuà ngang qua khu tôi ở để đi ra cái chợ nhỏ, nên nhiều khi đứng trong hàng dậu bông bụp tôi có thể ngắm moị ngươì thoải mái mà không ai biết mình bị theo doĩ.
Đôi lúc chăm xong chậu kiểng tôi đứng thẳng ngươì để thư dãn và nhướng mắt phóng tầm nhìn ra đường. Có khi vắng lặng chỉ thấy những chiếc lá khô rớt vội, nhưng cũng có khi ồn ào náo nhiệt như phiên chợ tết, tiếng khóc , tiếng cươì, thậm chí còn có cả tiếng chưỉ thề nưã đó.
Hôm nay tôi có dịp quan sát nó kỹ hơn, tóc nó óng dài, cột gọn vắt lơ lửng trên vai. Cặp mắt cuả nó thật sáng nhờ hàng lông mày khéo tiả nên trông nó thanh diụ trên khuôn mặt trái soan trắng trẻo.
Đôi môi mỏng ửng hồng lúc nào cũng chúm chím, cũng sẵn sàng nhoẻn cươì dù ngươì ta có ruả xả nó là câm đi nưã. Chỉ buồn cho nó là nó muốn noí gì thì chỉ phát ra những âm thanh ú ớ khó nghe , đôi lúc rợn cả ngươì khi nó gồng mình rít lên cố làm cho ngươì ta hiểu. Lúc đó cặp mắt nó sáng quắc lên, đôi tay cuả nó huơ lên huơ xuống ra dấu.
Tôi và nó nhìn nhau. Mải ngắm nhìn nên tôi quên bẵng là mình quá mất lịch sự khi cứ chằm chằm vào mặt nó. Trong đầu tôi cứ lẩn quất câu hoỉ: tội quá, xinh như vậy mà câm sao, thật là trơì quá bất công.
Nó nhìn tôi thú vị, cươì ỏn ẻn, tay giơ lên đưa cái hoa bông bụp vưà hái cho tôi thấy. Tôi nhoài ngươì trao cho nó 1 cành cúc vàng, cái hoa mà tôi định đem vào cắm trên bàn học. Cặp mắt nó lộ vẻ mừng rỡ và nó rít lên sung sướng. Nó cươì khoe hàm răng đều đặn như những hạt bắp. Tôi cũng bồi hồi thương cho 1 nhành hoa khuyết tật....
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tamvo
member
REF: 384387
08/19/2008
|
(phần 2)
Ba tháng nghỉ hè về thăm quê Ngoại, hôm nay tôi đứng đây, ngạc nhiên thấy cái bảng "phường đội " treo lủng lẳng ở nhà ông Ba Minh. Cái nhà nằm bên kia đường xéo mé tay trái ba tầng, uy nghi lẫm liệt cuả một thương gia ít khi thấy mặt, kể cả vợ con hay ngươì làm.
Hoỉ ra mới biết họ đi vượt biên nên nhà bị niêm phong.
Bây giờ tầng dươí là chỗ học bổ túc văn hoá. Bàn ghế xếp kín. Cứ chiều chiều năm sáu giờ tối thấy hà rầm xe hon đa đậu chật ngoài sân, từng lớp ngươì vào học. Ban đầu tôi không biết lại tưởng là họ đi họp. Hoá ra họ học đọc học viết.
Tầng 1 và tầng 2 thì dành cho các Anh thanh niên canh phường gác xóm, bơỉ vì cái Balcon thay vì trồng hoa, nay được giăng dọc giăng ngang những sợi dây điện và trên đó treo lủng lẳng quần aó ...v.v.
Caí sân thượng thì khoỉ noí, tối nào cũng vậy. Dù có trăng hay không chỉ ngọai trừ ngày mưa phùn thì lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt. Tiếng đàn Guitare, tiếng hát khò khè, tiếng cươì noí ...thoạt nghe ngươì ta tưởng một cái chợ nhỏ có góc nhậu nhẹt lại kèm xẩm mù ca hát.
Ban đầu con nít xóm tôi rất tò mò, chúng lai vãng lại gần để hóng chuyện, để may ra được viên kẹo hay cái bánh. Dần dà bị những cặp mắt nghiêm nghị, và những cây súng đưa lên đưa xuống ngỡ rằng đang chiã vào chúng, nên chúng tản mạn dần dần.
Chị em con câm cũng không ngoại lệ. Ban đầu tôi thấy con câm đứng xa xa, lặng nghe những tiếng ca hát, tay bứt hái liên tục những cọng cỏ dại bên viả hè.
Rồi có lúc tôi thấy nó đứng sát hàng dậu nhìn chăm chú qua song sắt hàng rào. Chắc nó đang theo doĩ buổi học mặc dù moị hôm tôi vẫn thấy nó đứng như vậy để xem cải lương hay phim nhà Ông Hằng cán bộ sát bên....
|
|
tamvo
member
REF: 384397
08/19/2008
|
(phần 3)
Hình như con Câm không có Ba, tôi chỉ thấy Má nó và bốn đứa em cuả nó. Nghe đâu Má nó làm sở Mỹ nên nhà cũng khá giả. Thấy tuị nó ăn mặc cũng tươm tất và có da có thịt. Bây giờ giải phóng rồi, Má nó hình như đi bán thuốc tây ngoài chợ trơì thì phải vì đôi lúc tôi gặp bà phóng Honda, trên vai chỉ có cái tuí coí.
Con Câm dạo này trổ mã nên nhìn cũng mát mắt. Sáng nào tôi cũng thấy nó xách giỏ đi chợ. Bộ đồ bộ may gọn ghẽ làm nổi bật cái nước da trắng hồng cuả nó. Cặp ngực nhô lên phập phồng mỗi khi nó quơ tay noí chuyện làm ngươì ta phải chú ý. Nó cũng cao ráo dễ nhìn nên đôi khi nó đừng nói chuyện hay rít lên thì hay biết mấy. Ngươì ta sẽ tưởng nó là bông hoa đang chớm dâỵ thì...mà quên bẵng đi cái vết chàm xấu xí trên cánh hoa.
Dạo này tôi thấy con Câm có vẻ điệu hơn lên, âu như là mỗi ngày nó mặc 2 bộ đồ khác nhau thì phải. Cứ như lúc trước thì tôi vẫn thấy thấp thoáng bóng nó trong bộ đồ hồng phấn thêu ren. Bây giờ thì nó thay đổi nhiều màu lắm. Đúng là con gái, tơí tuổi dậy thì nên chăm sóc dáng diện nhiều hơn. Mặc dù câm nhưng cái tính bẩm sinh con gái này cũng không ngoại lệ.
Noí không phải tò mò, tôi ngài ngại khi thấy con câm ngồi chung vơí mấy Anh phường đội trên 1 băng ghế để trước sân. Lâu lâu tôi nghe tiếng nó rít lên ú ớ, rồi tiếng cươì cuả đám con trai kèm theo những câu noí mà tôi ít khi nghe trọn vẹn hay hiểu bơỉ vì họ noí lúc to lúc nhỏ và có lúc chỉ nháy mắt cho nhau..
Lúc này tôi thấy nó lân lê ở sân này nhiều hơn, đi đâu làm gì tôi cũng thấy thấp thóang bóng nó. Nó hay ngồi thơ thẩn trên chiếc ghế gỗ kê ở ngoài sân. Đôi lúc bắt gặp nó đứng trên Balcon một mình...
Sáng nay dậy sớm để đi thi, tôi thấy con Câm lao vội từ trong phường đội ra, đầu tóc rũ rượi, aó quần xộc xệch.
Tôi thở dài, ham vui gì giữ vậy không biết, tơí cả ngủ quên ở viả hè nhà ngươì ta. Rồi tôi lại dấm dẳng, không biết Má nó đâu, bả hong thương con gái bả sao, đi chơi đâu cũng không nhớ kêu về nhà, bả ỷ i quá đáng....
|
|
tamvo
member
REF: 384403
08/19/2008
|
(phần 4)
Thơì gian này có nhiều biến đổi, ai cũng lo cái ăn cái mặc nên ít ai để ý đến ai. Mà cho dù có nhìn thấy điều trái tai gai mắt, họ cũng lẳng lặng quay lưng. Tai vách mạch rừng mà.
Tôi cũng vậy, việc học ngốn hết thơì gian còn lại cuả tôi. Năm xưa tôi chỉ việc học rồi nằm daì ra nghêu ngao mơ mộng. Bây giờ những lúc rảnh rỗi tôi phải đi nhận những hàng nhưạ về thêu đan để kiếm thêm tiền đóng học phí.
Chuyện con câm tôi cũng quên bẵng đi.
Hôm nay nhìn đoàn ngươì lặng lẽ đi chậm rãi trong cơn mưa phùn, tiếng bà Mẹ gào khóc thảm thiết làm tôi bỏ vội tô cơm nguội chạy ra hiên đứng nhìn.
Một đám tang mà cái hòm chỉ là loại gỗ mộc mạc thô sơ , không kèn trống, không vòng hoa.
Thằng câm bưng cái hình cuả chị nó lầm luĩ bước đi, thằng em kế thì cầm bát nhang, thằng nưã thì bưng chén cơm có cắm hai chiếc đuã và quả trứng. Em gái nó và Má nó thì vật vã đi sau .
Ngoại trừ bốn ông nhà đòn thì hầu như là chẳng có ai đưa tiễn. Đám trẻ con hiếu kỳ cũng dường như chia xẻ nỗi đau cuả Mẹ mất con, em mất chị, chúng nó đi ở đằng sau thật trật tự và im lặng.
Bất chợt tôi liếc nhìn sang cái nhà phường đội, cưả mở toang mà sao vắng lặng như nhà hoang vâỵ.
Tôi doĩ theo đám tang lòng buồn nguì nguị, tự noí vơí lòng, ngủ yên đi nhé câm ơi, rồi bất chợt tôi nhìn xuống đám cúc vàng, nhớ về con câm vơí ánh mắt long lanh thưở nọ...
|
|
tamvo
member
REF: 384411
08/20/2008
|
Chưa kịp ngồi nóng đít thì có tiếng chuông. Tôi lẩm bẩm bực mình, lúc này đây tôi chỉ muốn một mình trong tĩnh lặng để tìm hiểu tại sao con Câm lại chết trong sức sống xuân thì như vậy.
Tiếng Cô Tư làm tôi ngưng kim đan và lắng nghe
Mỗi lần đi ngang hàng cá là con Câm choáng váng muốn oí, nó bụm miệng đi lẹ. Mấy lần Má nó ra dấu biểu nó mua cá nấu canh chua nhưng mà nó cứ ngơ đi.
Da nó càng ngày càng tái mét, lúc nào nó cũng buồn ngủ và mệt moỉ. Mấy hôm ở nhà Má nó tưởng nó bịnh nên đưa nó thuốc cảm bắt nó uống và không cho nó rơì khoỉ giường. Tình trạng như vậy kéo dài vài ba tuần, Má nó bắt đầu nghi và gặng hoỉ nó. Nó chỉ lắc đầu ú ớ.
Bây giờ thì cái bụng nó trương phình lên rồi, dáng đi mệt moỉ và cặp ngực căng tròn tức anh ách.
Má nó ra dấu và hoỉ nó nhiều lắm, nó chỉ khóc và nằm vật xuống chùm chăn kín lại.
Rồi thì nó cũng dẫn Má nó ra phường đội. Đứng khép nép sau lưng Má nó, nó run bắn lên từng chập.
Lơì qua tiếng lại, phần vì không biết ai là chủ cái bào thai hoang, phần bị đe doạ là sẽ tơí khám nhà bà: vì tàng trữ thuốc tây, phần vì những cây súng cứ lăm lăm như chuẩn bị bóp coì. Má nó gạt nước mắt, lôi nó về.
Sáng nay Má nó đưa cho nó 1 vốc thuốc đủ màu, biểu nó uống. Lẳng lặng nó nhặt từng viên cho vào mồm rồi như ngươì máy nó ực lấy ực để xuống.
Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau, nó vật vã kêu gào. Tiếng nó rít lên như tiếng những con mèo hoang trong đêm trăng rượn đực, nưả thống thiết, nưả mơì goị.
Chẳng ai để ý tơí nó. Ngươì ta vẫn nghe nó rít như vậy mà.
Lúc Má nó đi chợ về thì thấy nó nằm sóng xoài trên vũng máu. Đưa được vào nhà thương thì caí xác nó lạnh cứng từ bao gìờ....
Hết / 8.2008
---------
Cám ơn Dì Năm đã kể lại chuyện này.
Chuyện xảy ra vào năm 1980 ở xóm Chuà.
|
|
phantam085
member
REF: 384415
08/20/2008
|
Câu chuyện được viết gán ghép hết sức vô ý thức và vô lý - không nêu được bất kỳ ý tứ văn học nào cả - tình tiết cũng không logic so với thực tế ..Mọi người cần cảnh giác với những thể loại như thế nầy với tên nhân vật trên diễn đàn " tamvo ".
Tạm thời đánh giá đây là kẻ đang phá hoại văn học Việt nhưng bản lỉnh viết lại quá thô thiển và buồn cười ...Phan Tâm
|
|
tamvo
member
REF: 384419
08/20/2008
|
Noble people are like flowers. They always donate nectar. The rest is more like an aphid
Les êtres humains sont nobles tels que fleurs. Ils donnent de plus en plus de nectar. Le reste est comme un puceron
Edle Menschen sind wie Blüten. Sie spenden immer Nektar. Der Rest ist mehr wie eine Blattlaus
--------
Tam vô tôi không thích lập lại lải nhải vô bổ, nhưng câu ca dao này hay lắm nè:
Kên Kên chê Khỉ rằng: hôi
Khỉ mơí trả lơì: Cả họ mày thơm.(ca dao)
|
|
tamvo
member
REF: 384420
08/20/2008
|
Đơì là bể khổ ai ơi
Gieo gió gặt bão đắng lơì làm chi
Caí kim trong bọc dấu đi
Tưởng là kín chuyện noí gì ai hay
Ác nhân thất đức thế này
Trơì cho sống mãi để đày đoạ nhau
Bao giờ hết giọt mưa ngâu
Em tôi hết khóc khổ đau cũng tàn...
----
Lại gặp phải một muì tanh tưởi.
|
|
lynhat
member
REF: 384423
08/20/2008
|
Tamvo có lối viết giống ông Nguyễn Ngọc Ngạn quá vậy?
|
|
tamvo
member
REF: 384426
08/20/2008
|
Dạ, Tamvo chào Anh Lynhat.
Có những chuyện nghe qua rồi bỏ xó, nhưng đôi lúc nó phập phồng trở về làm day dứt khó tả. Tamvo thấy nhiều ngươì tưởng tưởng ra những truyện thật đẹp, thật sang trọng để ve vuốt cái mơ mộng hão huyền cuả mình. Giống như Mỹ hay có những phim dài nhiều tập Dallas, khi mà ngươì xem sẽ đặt mình vào 1 vai trò nào đó để thấy mình cũng sang trọng đài các như nhân vật trong Film.
Lúc 15, 16 tuổi Tamvo rất thèm được như vậy.
Bây giờ lớn hơn một chút, lăn lộn vơí đời. Tam vô mơí nhận ra rằng viên thuốc đắng bọc đường. Nếu nuốt nhanh thì không thấy đắng. Ngậm lâu rồi hết cái ngọt mơí thấy khó chiụ phải không Anh.
Những phần đơì cơ hàn mà em phải noí là cuả em cũng có ít nhiều trong đó. Hôm nay ngồi đây viết lại dòng tâm sự này. Thấy cuộc đơì cay nghiệt làm sao. Còn bao nhiêu chuyện thương tâm bị thơì gian vuì lấp.
Em thấy viết ra được em vui hơn, nên dù có rơi lệ trong lúc gõ, em vẫn làm.
Cám ơn Anh đã đọc bài em viết. Nếu có gì sai sót, mong Anh chỉ bảo. Mến Tamvo
|
|
lynhat
member
REF: 384430
08/20/2008
|
Tamvo,
Ai thì anh không biết, lúc trước anh nghèo lắm, rời ghế nhà trường lớp 9. Làm bất cứ việc gì miễn là có cơm ăn được rồi.
Nhớ lúc trước anh làm việc cho nhà nước, Công Ty Vận Tải Đường Sông Biển, ở Bình Thủy, Cần Thơ, chuyên chở gạo từ miệt Hậu Giang về thành phố. Công việc trên tàu sắt tuy có cực nhưng được cái không sợ đói.
|
|
meomunmuido
member
REF: 384438
08/20/2008
|
Anh 8 có ở đó hông? Mèo mun đang làm 1 blog, muốn có một thư mục thơ dành riêng cho anh. Ý anh thế nào báo Mèo mun biết sớm.
|
|
songdu
member
REF: 384440
08/20/2008
|
Chuyện đọc thật xúc động , viết khá có hồn . Chỉ tiếc viết quá tóm tắt.
|
|
tamvo
member
REF: 384442
08/20/2008
|
Chào Anh Lynhat,
Anh nhắc làm em nhớ tơí Anh hai em quá đi. Năm đó Ảnh học lớp 6 thì phải. Ba Má em hỏng có tiền cho Ảnh học thêm. Ảnh năn nỉ Má em cho Ảnh vay chút vốn để đi...mần ăn.
Ảnh đi bán Cà rem đó Anh. Cà rem chỉ bán chạy ở các trường học. Nhưng mà Ảnh mắc cở vơí lại tính toán còn non nớt. Anh đi qua mấy xóm lân cận. Sáng đi học, chiều về đi lấy Kem bán. Mơí có 1 tuần mà thấy Ảnh như miên ở trên rừng dià phố dậy đó.
Lần nào em cũng trông cho Ảnh dià sớm. Nhìn nét mặt cuả Ảnh là em vui hay buồn liền hà.
Có lần dià tơí đầu ngõ Ảnh kiu:
- Năm à, ra Anh noí nghe nè, em có bao nhiêu bạn, kiu tuị nó tơí đây, Anh đãi ăn Kem...!!!
Mèng ơi tuị em ăn xong đưá nào đưá nấy hả hê nghen.
Lúc đi ngang võng, thấy Ảnh đưa tay lên quệt mắt...
Từ hôm đó trở đi, Ảnh bỏ học theo Ba lên rừng U Minh chặt cuỉ.
Thấy tội nghiệp hong Anh.
|
|
meomunmuido
member
REF: 384444
08/20/2008
|
Đây là đường dẫn blog của Mèo mun, mời riêng anh TamVo vào. Mèo mun mới làm hôm nay. Định dành một mục về thơ của anh TamVo
|
|
tamvo
member
REF: 384445
08/20/2008
|
Chào Meomunmuido, trước tiên cám ơn lơì mơì cuả Meò mun.
Tam vô chỉ viết vớ vẩn cho qua ngày tháng thôi.
Trước mắt là công việc cơm áo gạo tiền nên Tam vô xin noí lời từ chối.
Nhưng mà Mèo mun yên chí đi, đất lành chim đậu mà. Biết đâu mình lại có ngày gặp nhau.
Chúc Meomunmuido vui nghen. Tamvo
|
|
meomunmuido
member
REF: 384447
08/20/2008
|
Tamvo chán chết đi được! Mèo mun thấy tamvo có năng khiếu nên mời. Tamvo lại chối. Thôi thì Mèo mun để ngỏ lời mời, hi vọng tamvo đổi ý. Mà tamvo làm thơ lạc quan đi. Đọc thơ của tamvo mà muốn tự tử. Thân ái.
|
|
lynhat
member
REF: 384450
08/20/2008
|
Tamvo,
Nghe em nhắc tới bán cà rem anh nhớ tới một người bạn ở quê cách Cần Thơ sáu cây số, chơi hồi lúc còn nhỏ, hiện giờ vẫn hằng ngày chạy xe đạp bán cà rem ở trước cửa trường học mỗi ngày. Nó nghèo tội lắm. Những bữa trời mưa là hàng ế.
Mỗi năm anh đều có tặng nó một số tiền nhỏ (dấu bà xã anh, không cho biết) vào dịp Tết, gia đình nó mừng lắm.
|
|
tamvo
member
REF: 384451
08/20/2008
|
Chào Chị Song Du,
Chị vẫn khoẻ chứ ạ. Cám ơn Chị ghé qua đọc bài viết và cho lơì bình.
Thực lòng mà noí Tamvo cũng quên bẵng chuyện "con nhỏ câm ở xóm chuà " đi rồi.
Sáng nay đi học, thấy vợ chồng bác quyét rác ra dấu vơí nhau. Vì đứng chờ đèn đỏ nên Tamvo lặng nhìn họ. Chỉ cần nhìn nét mặt thôi, cũng hơi đoán họ noí vơí nhau chuyện gì. Có lẽ bác gaí đang cằn nhằn bác trai, chỉ thấy bác trai đưa tay ra hiệu rồi tủm tỉm cươì, còn bác gái thì quăng mạnh cái chổi vào xe rồi ngó mông lung ra đường.
Vô tình tia mắt cuả mình và cuả bác trai trạm nhau, bác bật cươì rộng miệng làm mình cũng cươì theo. Chẳng ai noí gì, mà một niềm vui nho nhỏ ngấm ngầm theo Tamvo suốt đọan đường.
Lại một chuyện tình cờ không hiểu sao Má lại nhắc đến chuyện xóm chuà, chắc hẹn bạn đi chuà thì phải.
Tam vô chỉ viết lén lút trong giờ gải lao thôi. Anh hai mà biết Tamvô viết, rồi bài bị xoá thì phiền ...gggigigig. Hưá sẽ viết mạch lạc hơn nghen.
Chúc Chị luôn nhiều niềm vui nghen. Mến Tamvo
|
|
tamvo
member
REF: 384455
08/20/2008
|
Anh Lynhat ơi,
nếu em và Anh ngồi kể ra, thì noí thật cả ngày không hết truyện đâu nghen.
Em còn truyện này đau lòng lắm nè. Anh họ cuả em đó, phải bán máu để nuôi đưá con gái mơí lọt lòng. Sau này nghe noí Ảnh còn bán thận nưã đó.
Giờ thì Ảnh ngủ yên giấc ngàn thu rồi. Con Ảnh cũng lưu lạc ở đâu không ai biết. Cô em kiếm tìm mà chưa ra.
Hôm nào em sẽ viết lại thử coi. Buồn lắm Anh ơi, buồn mà không làm gì được...
Thôi, nghe lời Mèo mun lạc quan lên nghen.
Chúc moị ngươì vui vẻ nhen. Tamvo
|
|
bimtrangtaiden
member
REF: 384465
08/20/2008
|
Tamvo ơi... Bim tình cờ đọc truyện...truyện buồn quá... buồn cho dân nghèo mình. Luôn bị các thế lực ức hiếp... nếu Câm có nói được cũng chẳng tìm ra chủ cái thai hoang đâu!
phantam085 học lại chữ Việt đi nhé ! "bản lỉnh" là gì vậy.. Dốt mà hay viết...Xấu xí thích người ta để ý...
|
|
hungngocpham
member
REF: 384489
08/20/2008
|
Xin chào các bạn và Chủ Nhà !
Thật ra những Chuyện và Thơ của Tamvo nói lên cho chúng ta thấy được Mặt Trái của XH . Nếu như 1 người Am Hiểu như anh Phantam085 thì ít ra cũng nên Tìm hiểu xem những câu Chuyện cũng như những lời Thơ kia có Đúng Sự thật không ,rồi mới chỉ trích hay la mắng người ta .
Theo như mình được biết những câu chuyện này chưa phải là gì cả còn có những chuyện mà không thể hình Dung Con Người với con Người nữa kìa . Nhưng mình hiểu rằng trong những Mặt Phải của XH ,những sự Phồn Vinh bao giờ cũng đi song song với Mặt Trái của nó . Vì thế chúng ta đừng có Ích Kỷ để cho những người không may mắn hơn chúng ta có chổ để giải bày . Âu cũng là 1 cách để họ Nguôi Ngoai trong cuộc Đời này chứ !? .
Còn chúng ta giúp gì cho Họ thì nên giúp . Còn nếu không Giúp được Tài ,Lực thì cách tốt nhất Im lặng để mà nghe . Đấy cũng là cách giúp họ .
Những người Bạn ở VN cũng đừng nên nghĩ rằng người ở Hải Ngoại muốn "Moi ,Móc" làm ảnh hưởng đến nền Hoà Bình . Chẳng qua Họ chỉ thể hiện tấm lòng là 1 người Con Việt thôi . Thấy những cái Bất Công hay ,Bất Mãng họ nói .Họ nói cho Họ à ? Họ đòi hỏi cho Ai ? Cho bản Thân Họ hay sao ???.Các bạn thử nghĩ xem nếu không có những người này Liệu VN như hiện nay có sự phồn thịnh như ngày nay không ?. Nhưng tại sao Bạn phải Sợ những điều Họ Nói . Nếu như Đất nước của Bạn không có thì Người ta có Nói năm này tháng nọ cũng không ai thèm nghe hết ?
Còn như những Điều Họ nói là sự Thật ? nếu Bạn là Người Hiểu Biết phải lắng nghe Họ , cám ơn họ và từ đó biết rằng Đất Nước bạn chưa Tốt được Điểm nào để sủa sai những điều đó ?Tại sao các bạn phải Bưng Bít Sự Thật ???.
Trong khi những Sách , Báo ở VN điều có gởi ra nước ngoài hết như : NXB Thanh Niên ,Thanh Hoá , Phụ Nữ ,Thế Giới Mới, Trí Thức Trẻ và ngay cả những báo chỉ dành cho Tuổi Teen (Hoa Học Trò). Những bài Báo này có là Sự Thật không ? Nếu Không thì tại sao lại cho Xuất Bản bán Khắp Nơi ? Chưa kể là Những Tờ báo Công An , Tuổi Trẻ nữa .nếu như các bạn không có thời Gian để Đọc thì hàng năm ngoài việc Cơ Quan tổ chức đi nghĩ hè thì các bạn nên tổ chức đi tham quan những nơi như chổ chăm sóc những người kém may mắn (Từ Trung Ương cho đến Địa Phương). Bạn sẽ được những Người Sống kể lại những câu chuyện của Chính họ hơn . Như vậy rất Bổ Ích cho các bạn làm về Công Tác Tư Tưởng ,thứ nữa giúp các bạn hiểu hơn về Tình Người .
Chúc các bạn luôn vui và nhiều hạnh phúc !
Thân ái,
Nhắn với tamvo ,thơ hay chuyện cũng đừng nên lôi cuộc nội chiến vào .Bạn làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến bài viết của mình vì trước sau gì sẽ có Mùi chính Trị. Những câu chuyện bạn viết thì còn rất nhiều ,chỉ Sợ Hết kiếp này của bạn cũng chưa Viết hết chuyện nữa đấy !
Riêng bạn chúc bạn được Hạnh Phúc và nhiều Sức khoẻ .
|
|
tamvo
member
REF: 384504
08/20/2008
|
Chào Chị Bimtrangtaiden,
Em cám ơn Chị ghé đọc bài viết và cho ý kiến.
Em cũng mơí tập tành viết thôi Chị à.
Cảnh cơ cực ở xung quanh mình. Những chuyện chôn vào dĩ vãng lâu lâu được ngươì lớn nhắc lại đôi khi họ còn không cầm được nước mắt đó Chị ơi.
Em đã trải qua những cơn đói dài hạn, chưa đến độ chết nhưng em biết cái cảm giác đó như thế nào. Không bút mực nào tả nổi. Đoí ăn, đói mặc, thèm khát đủ thứ. Phận nghèo đã đành, đi đến đâu cũng bị xua đuổi, rẻ khinh. Em có cảm tưởng như lúc nào họ cũng ngờ là mình là kẻ cắp.
Một vài mẩu truyện để thương cho những ngươì cơ hàn đói rách. Mong cho họ sớm có những ước mơ thành sự thật.
Chúc Chị nhiều sức khoẻ và vui nhen. Tamvo
|
|
tamvo
member
REF: 384513
08/20/2008
|
Chào Anh Hùng,
Rất vui khi gặp lại Anh ở đây vơí bài viét thật dài mà em phải đọc đi đọc lại mới hiểu hết ý Anh noí.
Em không ở nước ngoài. Nơi em sống chắc chẳng ai thèm để ý đến. Những chuyện đau lòng đã và đang xảy ra ở nơi em ở, quê em và cả chỗ em học và làm việc.
Anh noí đúng đó, những truyện em viết, so vơí chuyện xảy ra hàng ngày có thấm tháp vào đâu. Chỉ là lâu lâu có ai kể hay mắt em thấy, cảm xúc dâng trào thì em viết vậy thôi.
Em cần gì ở ai, khi những ngày đói rách chả ai thí cho em được một miếng cơm hay manh aó. Cái đoí cứ hoành hành từ ngày nọ sang ngày kia. Thú thực, buổi sáng em không dám thức dậy vì sợ nghe những tiếng rao hàng: phở đây, xôi đây. Chỉ sợ cái dạ dày lại ùng ục kêu réo.
Một câu chuyện thực thì thời điểm, xã hội, cách ăn mặc và lối noí phải phản ánh được thực tế vào thơì đó. Em nghĩ không phải dông dài. Nếu ta làm bộ phim vào năm đói 1945 mà cho Anh trai trẻ cầm Handy goị cho bạn gái thì vô lý quá phải không?.
Em biết, những bài viết cuả em không được một số ngươì hoan nghênh vì có ai muốn vạch áo cho ngươì xem lưng bao giờ đâu. Nhưng mà em phải viết. Viết cho nỗi đau cuả em được xoa diụ. Viết để thương cảm những ngươì đồng cảnh. Thế thôi.
Vài hàng tâm sự cùng Anh.
Em chúc cho Anh luôn vui khoẻ nghen. Tamvo
|
|
phantam085
member
REF: 384515
08/20/2008
|
Phan Tâm chỉ mới là học trò mà còn thấy được cái sai trái của bài viết ..Nghiệm nghĩ bậc thầy ở đây đang cười ngất trong cái cách bào chửa đó .
Đã nói bài viết là chuyện có thật đời thường thì người viết phải ép bản thân viết sao cho trung thực ..Đồng ý xã hội có những mặt trái từ những cá nhân thoái hóa ...Nhưng cũng đừng viết quá nhân cách trội cả sự thật nhằm chỉ trích chế độ mà 84 triệu dân đang sống ( đó là thiếu tự trọng ) .
Đã là người cầm viết - hãy viết khách quan - đúng người đúng tội như kiểu viết báo thì ai nói ..Viết quá đáng đến học trò nầy còn không chịu nổi thì ai chịu nổi nhỉ - hay chỉ đám người lưu vong muốn đồng thanh tương ứng thì cứ nói tuốt tuột ra , có phải trắng đen không ( ngậm máu phun người đến thế là văn minh à ) .
Cố gắng suy nghĩ và bỏ đi - đừng để trẻ nầy phải bắt lổi ..OK
|
|
anhcongtam
member
REF: 384559
08/20/2008
|
Chào TV và cả nhà.
Rất vui, hôm nay ACT được đọc tiếp những câu chuyện buồn và thương tâm của TV viết.
Nói thật với TV, anh đọc những chuyện của TV, làm anh nhớ lại hồi giữa và cuối thập niên 70, lúc đó trong xóm của anh, cũng đã từng xảy ra nhiều vụ còn thê lương hơn những chuyện TV viết.
Hồi đó, lỡ ai có biết được những chuyện thương tâm, bất công xảy ra trước mắt mình, thì ai cũng phải ngậm miệng câm như hến, giống như câu chuyện “Con câm” mà TV vừa viết ra.
Mở miệng ra để mang tròng vào cổ sao.. vì.mình là người thấp cổ bé miệng mà...hihihi.
Nói ít mong hiểu nhiều nhe TV.
Những mẫu chuyện nhỏ trao đổi giữa TV và bác Lý, rất đúng những sự thật mà anh cũng đã từng chứng kiến khi còn sống ở VN.
Còn phần góp ý của Hưng cũng rất thực tế và trung thực.
Còn ai phản đối, dèm pha, thì TV cũng đừng quan tâm làm gì, coi như không nghe, không biết thế là xong.
Miễn sao không thẹn với lương tâm của mình là được rồi.
Nếu rảnh, TV cứ viết tiếp những câu chuyện hay và có thật cho anh vào đọc tiếp nhe.
Chúc vui TV và cả nhà.
ACT
|
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|