Đó là tin của tộng thổng Mỹ Obama!
Và giòng tộc của bà Michelle Đệ nhất phu nhân Mỹ
Thứ sáu, 9/10/2009
Obama giành giải Nobel Hòa bình
Tổng thống Mỹ Barack Obama giành giải Nobel Hòa bình năm nay nhờ những nỗ lực xuất sắc về ngoại giao.
Barack Obama
Ủy ban Nobel cho biết Obama được trao giải nhờ "những nỗ lực xuất sắc nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc".
Là tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ, Obama đã kêu gọi giải giáp vũ khí và nỗ lực tái khởi động tiến trình hòa bình ở Trung Đông bị bế tắc, kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng giêng.
"Hiếm khi một người như Obama có thể thu hút được sự chú ý của công chúng thế giới và mang đến niềm hy vọng cho dân chúng nước ông về một tương lai tốt đẹp hơn", Reuters dẫn lời ủy ban trao giải Nobel cho biết.
Giải thưởng được công bố khi Obama nhậm chức chưa đầy 9 tháng. Dù đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng, Obama vẫn chưa đạt được bước tiến đột phá nào về vấn đề Trung Đông hay chương trình hạt nhân của Iran. Ông cũng đang đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong xử lý cuộc chiến ở Afghanistan.
Tháng trước, Obama chủ trì một cuộc gặp gỡ lịch sử tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó, các bên nhất trí thông qua một nghị quyết do Mỹ soạn thảo, kêu gọi các quốc gia sở hữu hạt nhân cắt giảm kho vũ khí nguyên tử.
Chuyên gia đàm phán hòa bình của Palestine Saeb Erekat hoan nghênh giải thưởng dành cho Obama và bày tỏ hy vọng rằng "ông có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông". Cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, từng đoạt giải Nobel Hòa bình, tỏ ra vui mừng trước thông tin này và nói rằng Obama đã đem lại hy vọng cho thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Mỹ thuộc phe Dân chủ giành giải thưởng cao quý này. Trước Obama, cựu phó tổng thống Al Gore được trao giải thưởng năm 2007 cùng cơ quan về khí hậu của Liên Hợp Quốc; cựu tổng thống Jimmy Carter giành giải năm 2002.
Theo BBC, ông chủ Nhà Trắng đã vượt lên trên số lượng kỷ lục 204 đề cử để giành giải năm nay. Phần thưởng dành cho ông là một huy chương vàng, một tấm bằng chứng nhận và 1,4 triệu USD. Giải thưởng sẽ được trao ở Oslo, NaUy, vào tháng 12.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông thực sự ngạc nhiên khi được trao giải Nobel hòa bình vì những nỗ lực nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và giải trừ vũ khí hạt nhân.
Barack Obama
"Tôi thật không xứng đáng được đứng cùng nhiều những nhân vật đã góp phần tạo ra thay đổi, những người từng được trao giải thưởng danh giá này", ông nói.
Tổng thống Mỹ cũng tỏ ra bối rối và khiêm nhường khi nói rằng giải thưởng đó "cần được chia sẻ với tất cả những người đấu tranh cho công lý và phẩm giá", Telegraph cho hay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga phát biểu: "Với việc Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama được Ủy ban giải Nobel NaUy quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2009, chúng tôi hy vọng Tổng thống Obama sẽ đóng góp tích cực vào việc bảo vệ hòa bình - mục tiêu của giải thưởng này.”
Obama cho biết ông coi giải thưởng này như lời kêu gọi tất cả các quốc gia đối mặt với những thách thức chung của thế kỷ 21, như sự phổ biến của vũ khí hạt nhân, đói nghèo và sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Obama sẽ đến Oslo nhận giải vào tháng 12. Hãng tin Reuters cho hay số tiền thưởng 1,4 triệu USD sẽ được ông dành cho việc từ thiện.
Việc Obama được trao giải Nobel hòa bình còn làm cả những người ủng hộ và phản đối ông tại Mỹ ngạc nhiên. Jonathan Capehart, nhà bình luận của tờ Washington Post, nói: "Quyết định đó khiến cả nước Mỹ phải thốt lên 'Hả?'. Nó cho thấy cả thế giới dường như nhẹ người khi George W Bush không còn là tổng thống".
Michael Steele, chủ tịch ủy ban quốc gia của đảng Cộng hòa, phát biểu: "Câu hỏi mà người dân Mỹ đang đặt ra là Tổng thống Obama đã thực sự làm được gì? Ông ấy sẽ không nhận được bất kỳ giải thưởng nào của người Mỹ vì tạo ra việc làm, trách nhiệm về tài chính hay có những hành động cụ thể thay vì đặt ra các câu hỏi tu từ".
Đây không phải là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Mỹ thuộc phe Dân chủ giành giải thưởng này. Trước Obama, cựu phó tổng thống Al Gore được trao giải thưởng năm 2007 cùng cơ quan về khí hậu của Liên Hợp Quốc; cựu tổng thống Jimmy Carter giành giải năm 2002.
Ông chủ Nhà Trắng đã vượt lên trên số lượng kỷ lục 204 đề cử khác để giành giải năm nay. Phần thưởng dành cho ông là một huy chương, một tấm bằng chứng nhận và 1,4 triệu USD. Giải thưởng sẽ được trao ở Oslo, Na Uy, vào tháng 12.
Một vài hình ảnh của TT Obama
Trong vòng tay yêu thương của mẹ!
Barack Obama thời còn nhỏ!
Barack Obama chơi Basket-ball à l'Université de Californie!
Barack Obama vợ Michelle Robinson, và 2 cô con gái! Natasha (6tuổi ans) et Malia Ann (9tuổi ans).
mtbha
member
REF: 489705
10/11/2009
Thứ sáu, 9/10/2009
Hành trình từ đồn điền tới Nhà Trắng
Michelle Obama "chính là biểu tượng cho thấy nước ta (Mỹ) đã tiến xa như thế nào và chúng ta là ai", một tác gia bình luận về những phát hiện mới trong nghiên cứu của một nhà phả hệ học về nguồn gốc của Đệ nhất phu nhân Mỹ.
Frasier Robinson III và vợ ông, Marian, cùng hai con của họ Craig và Michelle, hiện là đệ nhất phu nhân Mỹ
Năm 1850, David Patterson - một chủ đồn điền ở Nam Carolina - đặt bút phân chia tài sản của ông cho những người thừa kế. Giữa những tài sản gồm các guồng máy quay tơ, liềm hái, khăn trải bàn, gia súc, có một cô bé nô lệ 6 tuổi, sau này có giá 475 USD.
Trong di chúc, cô được mô tả đơn giản là "cô bé da đen Melvinia". Sau khi Patterson qua đời, Melvinia bị đưa đi khỏi đồn điền ở Nam Carolina và tới Georgia, bang Alabama. Lúc ở độ tuổi thiếu nữ, cô có con với một người đàn ông da trắng bí ẩn.
Trong biên niên sử chế độ nô lệ ở Mỹ, câu chuyện đau lòng này không hề có gì nổi bật, trừ một lý do: mối quan hệ diễn ra khoảng hai năm trước Nội chiến đó là khởi đầu cho một dòng họ, xuất phát từ vùng nông thôn của Georgia, tới Birmingham bang Alabama đến Chicago và cuối cùng dừng chân ở Nhà Trắng. Melvinia Shields - cô bé nô lệ mù chữ - và người đàn ông bí ẩn khiến cô mang thai chính là cụ tổ 5 đời của Michelle Obama - đương kim đệ nhất phu nhân nước Mỹ.
Được coi là một biểu tượng về sự phát triển và thành công của người da đen, Michelle Obama lớn lên với không nhiều liên hệ về tổ tiên của bà. Trong quãng thời gian vận động tranh cử tổng thống cùng chồng năm ngoái, bà được biết ông cố của mình là cựu nô lệ ở Nam Carolina, song phần còn lại của dòng họ bà vẫn là một bí ẩn lớn.
Giờ đây, nhờ một nghiên cứu mới công bố, bản đồ phả hệ của gia đình bà Michelle Obama dần dần rõ ràng lên với sự góp mặt của Melvinia, người đàn ông da trắng và con trai của họ, tên là Dolphus T. Shields. Mối quan hệ này lần đầu tiên giúp kết nối gia đình đệ nhất phu nhân với lịch sử nô lệ của Mỹ. Nghiên cứu của nhà phả hệ học Megan Smolenyak và báo The New York Times đã làm sáng tỏ những đồn đoán về dòng máu trộn lẫn trắng - đen của Michelle Obama.
"Bà ấy chính là biểu tượng cho thấy nước ta đã tiến xa thế nào và chúng ta là ai", Edward Ball, nhà sử học từng viết cuốn hồi ký danh tiếng "Những nô lệ trong gia đình". Ông phát hiện bản thân mình cũng có dòng máu da đen khi nghiên cứu về phả hệ của dòng họ. "Chúng ta không phải là những chủng tộc riêng rẽ người Latin, da trắng hay da đen. Chúng ta trộn lẫn vào nhau từ nhiều thế kỷ nay".
Gia đình Michelle Obama từ chối bình luận về phát hiện này vì cho rằng đây là vấn đề riêng tư.
Smolenyak, nhà nghiên cứu từng tìm nguồn gốc của nhiều nhân vật nổi tiếng, bắt đầu nghiên cứu về gia đình Michelle Obama trong khi viết bài cho The New York Times hồi đầu năm. Bà phát hiện ra Melvinia khi nghiên cứu di chúc từ thế kỷ 19, giấy kết hôn đã ngả màu vàng, những tấm ảnh đã mờ và ký ức của một người phụ nữ lớn tuổi về gia đình này.
Trong hàng chục người họ hàng của Michelle, Smolenyak nhận định Melvinia dường như có mối liên hệ rõ ràng nhất. Năm 1852, khi David Patterson qua đời, Melvinia được đưa đến đồn điền khác ở Georgia ở với chủ mới là con gái ông, Christianne, và con rể Henry Shields. Khi ở Nam Carolina, cô sống cùng 21 nô lệ khác, còn ở Georgia, cô là một trong ba nô lệ. Cô phải trồng và gặt hái lúa mì, ngô, khoai tây, bông và chăm sóc 3 con ngựa, 5 con bò, 17 con lợn và 20 con cừu. Các con số này dựa trên điều tra xã hội học thời đó.
Việc xác định ai đã khiến Melvinia mang thai rất khó. Cô sinh Dolphus năm 1859 khi mới 15 tuổi. Henry Shields lúc đó ngoài 40 và có 4 con trai từ 19 tới 24 tuổi. Tuy nhiên, nhiều người đàn ông khác cũng lui tới đồn điền này.
Vào năm 1870, ba trong số bốn người con của Melvinia được ghi vào trong giấy tờ là lai da trắng. Người con thứ 4 của Melvinia được sinh ra sau thời giải phóng nô lệ, cho thấy mối quan hệ với người đàn ông da trắng bí ẩn kia vẫn tiếp diễn. Melvinia lấy họ Shields cho các con, có thể ám chỉ tới danh tính cha của chúng. Tuy nhiên, các nô lệ cũng thường lấy họ theo chủ.
Dù đã được giải phóng, Melvinia vẫn ở lại đồn điền, làm việc chân tay cho nhà Charles Shields - con trai của Henry. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khi ngoài 30 tới ngoài 40 tuổi, Melvinia bỏ đi và tái hợp với những nô lệ cũ ở nhà Patterson - Mariah và Bolus Easley. Họ đến hạt Barlow, gần biên giới bang Alabama, sinh sống. Dolphus cưới một trong các cô gái nhà Easley - Alice - là bà cố của Michelle Obama. "Bằng cách nào đó, một cộng đồng bị chia cách đã tái hợp", nhà phả hệ học Smolenyak nhận xét.
Melvinia vẫn không hề biết rõ về thân phận của bà. Trong giấy tờ khi bà qua đời năm 1938, ô ghi tên cha mẹ có chữ "không biết". Như thế, Melvinia, khi qua đời ở tuổi ngoài 90 tuổi, có lẽ cũng không hề hay biết về gốc gác của bà.
Vào năm 1888, Dolphus và Alice Shields chuyển tới Birmingham, thành phố công nghiệp có nhiều nhà máy thu hút những nô lệ cũ từ khắp miền nam về làm việc. Lúc này đã ngoài 30 tuổi và có làn da sáng, Dolphus Shields trông không khác gì người da trắng. Ông là thợ mộc và chăm chỉ đi nhà thờ, có thể đọc và viết. Năm 1900, Dolphus đã mua được nhà. Năm 1911, ông mở một xưởng mộc tư nhân.
Dolphus đồng sáng lập hai nhà thờ First Ebenezer Baptist Churt và Trinity Baptist Church, sau này là nơi khởi nguồn phong trào về dân quyền. Ông dạy các lớp học chủ nhật ở cả hai nhà thờ và Missionary Baptist Church.
Dolphus giúp đưa gia đình ông vươn tới tầng lớp lao động và chuyển tới sống ở khu vực của người da đen sở hữu hoặc có tiền thuê nhà. Trong nhà ông, không ai được hút thuốc lá, chửi bậy, không có kẹo cao su, không son môi. Các thành viên trong gia đình không được nghe nhạc blues của người da đen mà chỉ nghe thánh ca. Bà Bobbie Holt, 73 tuổi, được Dolphus và bà vợ thứ 4 của ông nuôi nấng, cho hay gia đình này tới nhà thờ mỗi tối.
Dolphus thường mang kẹo bạc hà trong túi để cho trẻ con hàng xóm và hay kể chuyện về thời thanh niên. Tuy nhiên, những người khác trong gia đình ông thì sống chật vật. Người vợ đầu tiên - Alice Easley Shields - vất vả kiếm sống kể từ khi hai người chia tay. Bà làm thợ may và hầu gái. Hai con trai của họ cũng không khá khẩm gì.
Robert Lee Shields - cụ của Michelle Obama - cưới vợ vào năm 1906. Ông làm công nhân và thợ khuân vác, sau đó không thấy xuất hiện trên giấy tờ nữa kể từ sinh nhật lần thứ 32. Willie Arthur Shields, từng được cấp bằng sáng chế vì cải tiến hoạt động máy giặt khô, cuối cùng làm nghề bảo dưỡng.
Dolphus Shields không mấy khi nói về tổ tiên của ông. "Chúng tôi thường tới những nơi mà không ai biết rằng chúng tôi quen biết nô lệ. Chẳng ai muốn nói về điều đó", Bà Helen Heath, đi nhà thờ cùng Dolphus, cho biết. Bà cho rằng ông có họ hàng da trắng vì màu da sáng và tóc mềm.
Vào lúc người da đen tuyệt vọng vì bị phân biệt chủng tộc - không được đi bỏ phiếu, không được làm việc trong thành phố, nhà hàng chỉ phục vụ người da trắng - Dolphus Shields là mối dây liên kết hiếm hoi giữa những cộng đồng bị chia rẽ sâu sắc. Cửa hiệu đồ mộc của ông nằm ở khu vực dành cho người da trắng trong vùng, và ông tiếp xúc bình thường với người da trắng. "Họ thường đến hiệu của ông và trò chuyện", bà Holt nói.
Đến khi Dolphus qua đời năm 1950 ở tuổi 91, nước Mỹ đã bắt đầu thay đổi. Trên tờ The Birmingham World số ra ngày 9/6/1950 có tin ông chết cũng đăng một tin lớn: Tòa án Mỹ cấm phân biệt ở nhà hàng và trường trung học. Tòa án Tối cao Mỹ khi đó cũng cấm tình trạng phân biệt trên chỗ ngồi ở tàu hỏa và các trường đại học ở Texas và Oklahoma.
Cháu của Dolphus - họa sĩ Purnell Shields, ông của Michelle Obama - đã nắm lấy cơ hội lớn này để phát triển ở Chicago.
Khi các hậu duệ của Dolphus tiến xa, họ mất dần liên hệ với quá khứ. Ngày nay, Dolphus Shields an nghỉ ở khu nghĩa trang dành cho người da đen bị lãng quên, cỏ mọc quá đầu gối và nhiều ngôi mộ bị phá hoại.
Holt, y tá đã nghỉ hưu, cho biết bà thấy ông trong mơ tháng trước. Bà tìm lại bức ảnh của ông và không nghĩ rằng Dolphus Shields chính là ông cố của đệ nhất phu nhân. "Chúa ơi", bà Holt nói. "Tôi luôn kính trọng ông ấy nhưng không bao giờ có thể tưởng tượng điều này. Lạy Chúa, chúng ta đã tiến thật xa".
mtbha
member
REF: 489708
10/11/2009
Sunday 11/10/2009
Michelle Obama cùng anh trai Craig Robinson
Chụp hình vào ngày cưới của bà(1991)
Mời các bạn cùng xem video nói về bà Michelle Obama
Michelle Obama: South Side Girl
ototot
member
REF: 489709
10/11/2009
Như trước đây đã có bình luận, nhiều người coi giải Nobel Hoà Bình như là một chuyện khôi hài (blâgue)... rẻ tiền, vì nó mang quá nhiều tính chất chính trị.
Còn những kẻ thức thời, thì coi như nó là một cái ... tát tai vào người đoạt giải, dĩ nhiên trừ những kẻ hiếu danh!
Trở lại chuyện ông Obama được trao giải Nobel Hoà Bình năm 2009 này, dư luận Mỹ đang thương sót cho thân phận ông Obama, vì trước khi ... "bị" trao giải, ông đang bị áp lực phải gởi thêm quân sang Afghanistan, nếu không, coi như thua trận!
Khi không, ông phải mang hai bộ mặt cùng một lúc : một ông Tổng Thống có trách nhiệm nặng nề với nước Mỹ cuả ông; và một ông hề đóng trò cho thế giới xem!
Bây giờ không tăng thêm quân, thì không tròn nghiã vụ với nước Mỹ, mà tăng quân thì không lẽ ... vứt cái mề đay Nobel đi hay sao?
Trước mắt, ông Obama đã có quyết định cúng luôn số tiền thưởng 1,4 triệu đô vào quỹ từ thiện rồi!
Ta hãy chờ xem những trò vui kế tiếp, nghen!
Thân ái,
aka47
member
REF: 489711
10/11/2009
Ổng chưa làm được cái gì cả.
Giải văn chương hoà bình bố láo bố lếu.
Nhất là khi trao giãi hoà bình cho 2 ông THỌ và KIT XINH DƠ.
hihii
nakata
member
REF: 489809
10/11/2009
Có lẽ vì thế mà ông Thọ ngượng nên từ chối nhận.
Ông Kít Sinh đơ nhận rồi đánh đề, nghe nói trúng đậm. Gấp 70 lần chứ ít à.
Tháng trước Nakata gặp ông Kít ở Phở Thìn, trước khi cắp đít về ổng còn vồ lấy thêm 3 que tăm đút vô túi quần. Nhà quê không chịu được.
Nhưng mà AKa ơi, giải Nô beo năm đó bố lếu bố láo ở chỗ nào?
aka47
member
REF: 489811
10/11/2009
Một ông thì ngượng hổng nhận.
Một ông nhận rồi còn đi ăn cắp tăm xỉa răng.
Bấy nhiêu cũng đủ nói mấy cha nội quyết định trao giãi cho e ông này đúng là bố láo bố lếu rùi.
Kể ra Ông Thọ còn biết sĩ khí khi không nhận giãi vì chiến tranh chết cả triệu triệu người mà ổng cũng có dính máu trong đó.
Anh ui...biết mà cứ theo Bé Xíu này hỏi hoài.
Uýnh bi chừ.
hihii
mtbha
member
REF: 490071
10/12/2009
Cảm ơn Mr Ototot
Cảm ơn Aka47
Cảm ơn nakata
Bây giờ mtbha hỏi nha
Tại sao giái Nobel?
Cái gì cũng được
Mà soa lại không có Toán,Lý hoả, vật Lý
Toán là môn thuyết minh hàng đầu, mà giái Nobel lại quên mất
hihihihi
Chúc vui
Aka ơi đừng thách anh nakata wuãnh liền đó, ảnh dữ lắm akia coi chừng
nakata
member
REF: 490073
10/12/2009
Theo Nakata được biết vẫn có giải Noben cho khoa học trong đó có cả hóa học và vật lý (ví dụ như ông Anh sờ tanh chẳng hạn)nhưng không có toán. Đơn giản vì vợ ông Noben đã ăn nằm với một ông giáo sư toán.
aka47
member
REF: 490096
10/12/2009
Cảm ơn chị Hà.
Chị nói em mới để ý.
Anh NAKATA cái gì cũng biết hết ta ơi.
Thôi , không dám thách anh đâu.
hihii
mtbha
member
REF: 490213
10/13/2009
Chòi cái ông nakata nầy chắc nhà sưu tầm học quả ta ơi!
Ông giỏi thiệt đó
Bái phục bái phục!
Thank you nha
Aka thấy chưa, may mà chưa wuẫnh anh nakata đó!
Đọc tiếp chuyện TT Mỹ nữa nè
hihihi
mtbha
member
REF: 490214
10/13/2009
13/10/2009
Obama bất ngờ điều thêm quân tới Afghanistan
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho phép triển khai thêm 13.000 binh sĩ tới Afghanistan, ngoài số lượng 21.000 lính mà ông điều đi hồi đầu năm.
Lính Mỹ tham chiến ở Afghanistan.
Tờ Washington Post cho biết số quân bổ sung này phần lớn thuộc lực lượng hỗ trợ, bao gồm kỹ sư, nhân viên y tế, chuyên gia tình báo và cảnh sát quân đội, nâng tổng số quân mà Obama đồng ý điều thêm tới Afghanistan là 34.000 kể từ đầu năm. Quyết định này cũng khiến quy mô quân Mỹ ở khu vực chiến sự ở Iraq và Afghanistan vượt quá mức đỉnh điểm dưới thời cựu tổng thống George Bush khi ông yêu cầu tăng quân tại Iraq vào cuối năm 2007 tới đầu năm 2008.
Tuy nhiên, tờ báo cũng nhấn mạnh rằng việc triển khai này cũng không làm thay đổi số lượng quân đội dự tính được đưa tới Afghanistan trước cuối năm là 68.000.
Quyết định trên được đưa ra khi Obama đang xem xét yêu cầu của chỉ huy lực lượng Mỹ và NATO ở Afghanistan Stanley McChrystan. Vị tướng này đề xuất tổng thống triển khai thêm lính chiến đấu, huấn luyện và lực lượng hỗ trợ, trong đó có một sự lựa chọn là tăng thêm 40.000 quân.
Nhà Trắng và Lầu Năm Góc giải thích khác nhau về con số binh sĩ mà tổng thống ra lệnh điều động.
Hôm 27/3, Obama tuyên bố rằng ông đã chấp thuận triển khai 21.000 quân tới Afghanistan. Phát ngôn viên Nhà Trắng khẳng định ông không chấp thuận bất kỳ việc tăng quân nào nữa. Khi được hỏi về số 13.000 binh sĩ mới gia tăng này, phát ngôn viên Tommy Vietor nói Lầu Năm Góc sẽ trả lời vì đó là "vấn đề kỹ thuật".
Lầu Năm Góc giải thích 21.000 binh sĩ kia là lính chiến đấu. "Và mỗi khi có lính chiến đấu đi chiến trường, sau đó sẽ cần các lực lượng hỗ trợ theo gót". Phát ngôn viên Bryan Whitman cho hay Bộ trưởng Quốc phòng đã chấp thuận rằng ông sẽ hỏi ý kiến Tổng thống nếu Lầu Năm Góc muốn đề xuất tăng thêm quân.
Giới chức Lầu Năm Góc và Nhà Trắng vốn không công khai những lệnh điều động số lượng lớn lính hỗ trợ tới vùng chiến sự. Ví dụ như khi ông Bush tuyên bố tăng quân ở Iraq, ông chỉ nói triển khai 20.000 lính chiến đấu mà không nhắc tới khoảng 8.000 quân hỗ trợ. Khi tướng David H. Petraeus tuyên bố chấm dứt đợt tăng quân, ông cũng chỉ nói sẽ rút các đơn vị tác chiến, bởi ông cần giữ lại nhóm quân hỗ trợ ở Iraq. Nhiều chuyên gia quân sự cũng thì cho hay mỗi sư đoàn gồm 4.000 lính chiến đấu cần tới hàng nghìn quân hỗ trợ trong các hoạt động của họ.
Tính tới đầu tháng này, Mỹ có 65.000 quân đang ở Afghanistan và khoảng 124.000 đang ở Iraq; so với 26.000 quân ở Afghanistan và 160.000 quân ở Iraq trong thời điểm từ cuối năm 2007 tới đầu 2008.
aka47
member
REF: 490219
10/13/2009
Mấy ông Tổng Thống , Chủ Tịch nước ...ông nào bà nào cũng "lưỡng thiệt" lắm chị ui. Ăn ssâu gió nói đầu sóng là mấy vị này đó.
Nghe mấy ổng nói mà tin thì chỉ bán lúa giống.
hihii
mtbha
member
REF: 491382
10/17/2009
Aka ơi
Cảm ơn em nhiều!
Lúc nào em cũng vào ủng hộ chị,
Còn chị chỉ ghé thăm em thôi
Còn nữa em có đọc không?
Tiết lộ bí mật việc chọn trao giải Nobel cho Obama
La victoire de Barack Obama,
Hầu hết những thành viên Hội đồng Nobel từng phản đối việc trao giải cho Tổng thống Mỹ Barack Obama về sau đã đổi ý, tờ báo bán chạy nhất của Na Uy tiết lộ.
Ba trong số năm thành viên hội đồng đã phản đối lựa chọn Obama trong giai đoạn đầu của tiến trình chọn lựa, nhưng sau đó họ bị thuyết phục bởi ông chủ tịch hội đồng, Thorbjoern Jagland.
Tờ Verdens Gang (VG) của Na Uy dẫn nguồn không nêu tên trong hội đồng nói về việc lựa chọn - điều vốn luôn là bí mật suốt hơn 50 năm nay. Các ủy viên Hội đồng Nobel Hòa bình do quốc hội nước này lựa chọn, nhưng họ làm việc hoàn toàn độc lập với nhau.
Obama được công bố là người được chọn để trao giải Nobel Hòa bình hôm 9/10, vì những nỗ lực "củng cố ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc". Quyết định này được công chúng đón nhận với những cảm xúc trái ngược, từ ca ngợi đến hoài nghi và chỉ trích. Bản thân Obama cũng phát biểu rằng ông "ngạc nhiên" vì được chọn để trao giải.
Hãng Reuters trích thông tin trên tờ báo nói trên cho hay các thành viên đều nhất trí rằng Obama đã có những sáng kiến cụ thể hướng tới việc giảm trừ vũ khí hạt nhân và hòa giải. Việc tranh luận xoay quanh ý kiến liệu những thành tựu của ông trong 9 tháng tại vị đã đủ hay chưa.
Theo VG, một thành viên mới được bầu vào hội đồng, ông Aagot Valle thuộc đảng Xã hội cánh tả, đã kịch liệt phản đối việc trao giải cho Obama.
"Tôi đã trông chờ một cuộc tranh luận, đặc biệt là xung quanh các vấn đề như cuộc chiến tranh ở Afghanistan", Valle kể cho tờ nhật báo Bergens Tidende.
Inger-Marie Ytterhorn, cựu nghị sĩ thuộc đảng cánh hữu Tiến bộ, thì cho là còn quá sớm để trao giải cho Obama, cũng theo tờ báo nói trên. Một thành viên hội đồng nữa là Kaci Kullman Five, thủ lĩnh đảng Bảo thủ từ năm 1991-94, cũng lên tiếng phản đối quyết định này, tờ VG cho hay.
Tuy nhiên chủ tịch hội đồng Nobel Jagland, khi công bố giải thưởng đã khẳng định "quyết định này đạt được với sự thống nhất". Ông Jagland là cựu thủ tướng thuộc đảng Lao động cầm quyền, mới đây vừa được bầu làm tổng thư ký Hội đồng châu Âu.
Jagland ngay từ đầu đã nhiệt thành ủng hộ trao giải cho Obama. Ông nhận được sự ủng hộ vững chắc và liên tục của một ủy viên khác cũng thuộc đảng Lao động là Sissel Marie Roenbeck.
Bên cạnh nhiều ý kiến cho rằng việc trao giải cho Obama là quá vội vàng, mới đây cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter - giải Nobel Hòa bình năm 2002 - phát biểu rằng tổng thống Mỹ đương nhiệm xứng đáng với danh hiệu đó. Carter đánh giá cao những thành tích mà Obama đã làm cũng như những lời hứa mà tổng thống đang nỗ lực để thực hiện.
"Ông ấy đã làm thay đổi hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới, ông ấy chấm dứt việc dùng nhục hình tra tấn, ông ấy kêu gọi và đã đi đầu trong việc giảm trừ vũ khí hạt nhân", cựu tổng thống phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của hãng AP.
Carter cho rằng việc trao giải Nobel cho Obama phản ánh sự công nhận chương trình hành động đầy tham vọng mà ông có ba năm để thực hiện, chẳng hạn các kế hoạch dài hơi nhằm mang lại hòa bình cho Trung Đông và giải quyết xung đột với Iran và những quốc gia khác.
nakata
member
REF: 491538
10/18/2009
Bao giờ người da vàng mũi tẹt được làm tổng thống Mỹ?
Cá nhân Nakata hâm mộ văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ.