ototot
member
ID 56735
10/26/2009
|
Chụp Ảnh Chân Dung … Loài Sâu Bọ!
Chụp Ảnh Chân Dung … Loài Sâu Bọ!
Nói đến chân dung (portrait) thường là những bức hình chụp … mặt con người! Con người ở đây thường là những … mỹ nhân…! Còn người chưng chân dung lên, thường cũng thích được coi là … đẹp, vì nếu xấu thì đã … giấu đi rồi!
Không! Ở đây tôi nói đến “Chân Dung Loài Sâu Bọ”! Sâu bọ thì nhỏ, ta quen nhìn tổng thể chúng, chứ ít khi có dịp được chiêm ngưỡng chân dung cuả chúng.
May thay mà máy ảnh ngày nay ngày càng có những ống kính tinh vi để người ta có thể chụp được .. “chân dung” nhỏ li ti, phóng đại nó lên hàng trăm, ngàn, vạn lần , đê con người có dịp nhận thức ra sự vĩ đại cuả Đấng Toàn Năng Vô Biên!
Trong tiết mục này, tôi xin trình bày một loạt “chân dung loài sâu bọ” do nhiếp ảnh gia thiên nhiên Thomas Shahan mới chụp vài ngày qua và đăng trên trang mạng msnbc.
Với dân yêu nhiếp ảnh, cứ thưởng thức vẻ đẹp, chẳng cần biết con gì; còn dân yêu thiên nhiên, thích khoa học, có thể đọc phần dẫn giải bên dưới mỗi hình.
01
Con ruồi này có tên tiếng Anh là "Robber Fly"
(Ruồi Kẻ Cướp), rất khó chụp, vì nó luôn luôn ... bỏ chạy!
02
"Nhện nhẩy" dịch từ tiếng Anh là "Jumping Spider" là loại
nhện rất khó chụp, vì nó ... ưa nhẩy!
03
Con kim kim, hay chuồn chuồn kim, họ chuồn chuồn, nhưng rất nhỏ,
tiếng Anh gọi là con "Damselfly"
04
Đây là con "Ruồi Ngưạ" dịch từ tiếng Anh là "Horse Fly",
chắc là do hình dáng cuả nó chăng?
05
Con này rất phổ biến khắp nơi, gọi là châu chấu,
tiếng Anh là "Grasshopper" do nó có biệt tài nhẩy trên cỏ
06
Con nhện nhảy cái (female jumping spider) cũng rất khó chụp
07
Một loài ong tẩm mình trong mật hoa (wet bee)/center>
08
Con bọ ruà (lady bug), do có bộ cánh cứng và khum tròn,
trông giống như mu con ruà
09
Con bọ ngưạ, mà người Anh Mỹ nhìn như nó đang chắp tay nguyện cầu,
khi đặt tên nó là con "Praying mantis"!
10
Ruồi mặt trắng (White face fly)
11
Con bọ này không biết tên tiếng Việt, tiếng Anh là "Weevil"
cùng họ con "bổ củi" ở Việt Nam chăng?
12
Một loài ong không biết tên khác, tiếng Anh là Green Sweat Bee
13
Nhện mèo rừng có sọc, tên dịch từ tiếng Anh là
Striped Lynx Spider
14
Tiếng Anh là con Katydid, cùng họ châu chấu
15
Ruồi ngưạ có sọc (Striped Horse Fly)
16
Ruồi hạc, dịch từ tiếng Anh là "Crane Fly"
17
Một loài nhện nưã, tên tiếng Anh là Harvestman
18
Nhện nhảy con cái (female jumping spider)
19
Đây dĩ nhiên là nhà nhiếp ảnh thiên nhiên nổi tiếng (nature's photographer),
người đã chụp được những bức chân dung ca ngợi sự
Toàn Năng kỳ diệu cuả Đấng Tạo Hoá!
Cám ơn các bạn đã xem và thưởng thức.
Thân ái chúc vui đầu tuần,
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
binhminh01
member
REF: 493947
10/27/2009
|
Xin Ototot tấm hình con nhện về tặng người iu.
cám ơn trước. hihihi.
|
|
ototot
member
REF: 494051
10/27/2009
|
Thân gởi các bạn thích nghiên cứu chụp sâu bọ, hoa, … bằng Macro:
Qua các hình ảnh cuả nhiếp ảnh gia thiên nhiên Thomas Shaham nói trên, tôi xin trình bày thêm chi tiết về phương thức thực hiện, do chính tác giả cuả những hình trên giải thích, qua hình ảnh dưới đây cũng chính cuả anh:
Trên thị trường, có rất nhiều dụng cụ dùng riêng cho nhiếp ảnh “Macro Photography”, nhưng rất đắt tiền. Vì thế, nếu chúng ta không muốn trở thành chuyên nghiệp, thì không bõ bỏ tiền ra mua sắm, trừ khi dư tiền! Trái lại, dân nghiệp dư chỉ cần sắm những dụng cụ tối thiểu , và tận dụng những dụng cụ đã có sẵn, hay tự chế.
Ta hãy phân tách những thành phần cuả cả hệ thống mà nhiếp ảnh gia Thomas Shaham đã sử dụng cho hoạt động chuyên nghiệp cuả anh, qua ảnh dưới đây:
.
- Các bạn có thể dùng bất cứ thân (body) cuả loại máy ảnh D-SLR nào đang có, như các loạt máy Canon Rebel, Nikon D, Sony Alpha, v.v…
- Đèn flash điện tử (electronic flash hay strobe) có thể là đã có sẵn từ trước, hiệu gì cũng được, miễn là có thể sử dụng được với máy D-SLR. Nếu không sẵn có, vẫn có thể bỏ qua nhu cầu này, vì vẫn có thể chụp bằng ánh sáng thiên nhiên (available light) nếu điều kiện cho phép.
- Bộ bễ da (bellows) có thể gắn giưã thân máy và ống kính, để ta có thể tăng mức phóng đại (magnification rate) lên nhiều lần, như trường hợp những hình chuyên nghiệp cuả anh Thomas Shahan. Nếu không cần phóng đại nhiều, vẫn có thể bỏ qua dụng cụ hơi đắt tiền và khó kiếm này.
- Bộ “teleconverter” cũng có nhiệm vụ tăng thêm múc độ phóng đại thêm, ví dụ 1 X, 1,5X, 2X hay 3X (tức là 1 lần, 1,5 lần, 2 lần, 3 lần) . Dụng cụ này cũng … hơi đắt tiền, nên nếu không cần phóng đại nhiều như hình chuyên nghiệp, thì khỏi cần.
- Bộ kết hợp (adapter) cho phép ta lắp ống kính lộn ngược lại (lens reversing rings) là một món phụ tùng tương đối rẻ. Trong nhiếp ảnh, hầu hết ống kính khi lắp ngược vào thân máy, sẽ cho phép đạt được độ khuếch đại rất lớn. Phương thức chụp macro kiểu này coi như ít tốn kém nhất.
- Sau cùng, nếu chụp bằng đèn flash, thì cũng nên tự chế lấy hộp “khuếch tán ánh sáng”, vì đèn flash chụp gần thì cho ảnh quá gắt, quá nhiều ánh sáng, làm mất chi tiết…
Trong hình, các bạn thấy nhiếp ảnh gia Shahan dùng bià, băng keo, giấy, vải, … tự làm lấy, mà kết quả vẫn tốt. Còn … dư dả,thì cứ việc ra tiệm mua, giá cũng rẻ và rất dễ dùng.
Chụp hình là một thú thanh tao, nhưng càng đi sâu vào , càng thấy nó công phu.
Thân ái chúc các bạn chụp hình nghiệp dư thực hiện được những tấm ảnh macro thật đẹp, mỗi ngày một tinh vi hơn.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|