Cám ơn Thanh Vân nhiều nhé.
LDB cũng mến chúc Thanh Vân nghỉ lễ vui vẻ, Một Năm Mới nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc.
ladieubongg
member
REF: 582330
12/25/2010
minhhoangmh
member
REF: 582386
12/25/2010
Hi Chị,
Tặng chị bản nhạc "Trinh Vương Maria" này để tĩnh tâm và mỗi khi đi đường xa hay làm việc mệt mỏi th́ khi nghe lời ca chị sẽ thấy ḿnh luôn luôn có Mẹ ở bên cạnh, an ủi, chở che, nâng đỡ...đừng có quên Mẹ chị nhé!
Tạm biệt chị. Công tác lại lôi cuốn em đi....
Minh-Hoàng
ladieubongg
member
REF: 582474
12/26/2010
Minh Hoàng thân thương,
Chị cảm động lắm, dù bận rộn cách mấy em vẫn luôn nhớ đến chị, nhắc nhở chị....
Sao em trở lại đi làm sớm vậy? Không nghỉ Lễ và New Year sao?
Chị cám ơn em. Cầu chúc cho em luôn được an b́nh & hạnh phúc.
ladieubongg
member
REF: 583556
01/03/2011
Thương tặng Minh Hoàng:
ndangsonfr
member
REF: 583563
01/03/2011
... Bé Bông !
Anh ghét chúc tụng như những lời chúc tụng khác.Anh có kiểu chúc riêng của anh cho những người thân yêu ( gia đ́nh,bạn hữu... )
Đố nhỏ,anh sẽ viết ǵ cho em thay lời chúc trong mùa Hồng Ân và những ngày đầu năm ở đây ?
... ( ... ... )
Em đọc được chưa ? Je te laisse le temps pour déviner !
Hăy cho phép anh được đăng lại vài bài thơ của em và viết vài ḍng phân tích ( analyse ) ở chủ đề TẠI SAO CHÚNG M̀NH LÀM THƠ ( ? ) của anh.
Ở chố ấy,anh đă viết về phong cách thơ của một Vương Trần Tuấn,anh sửa soạn viết về Thơ của em trai Cao Thọ Sơn - Ng̣ Tây ,Thy Nguyên,Họa Mi.....
Ở đầu năm của mùa hồng ân,anh ghé thăm dể chúc em điều b́nh an trong tâm hồn.
Anh của Bé Bông .
Ng̣ ta - đăng sơn.fr
ladieubongg
member
REF: 583567
01/03/2011
Anh Đăng Sơn rất mến,
Em cảm động mỗi khi được anh ghé thăm và để lại những lời thân t́nh...đặc biệt là hôm nay.
Mặc dù em vẫn chưa đoán được anh đă viết ǵ cho em và cũng không biết "Je te laisse le temps pour déviner!" là kí ǵ? hihi....nhưng em vẫn cảm thấy những lời chắc là phải hay lắm, ư nghĩa lắm!
Anh ơi, anh em ḿnh biết nhau đă khá lâu thế nhưng đối với em, ở nơi anh vẫn luôn có một cái ǵ đó bí ẩn thế nào ấy. Duy chỉ có một điều về anh, em nghĩ là em hiểu rơ, (nhất là kể từ khi CTS ra đi) là: Anh là một người dạt dào t́nh cảm, có thủy có chung, và điều này khiến em càng mến anh hơn!
Em cám ơn anh nhiều lắm. Em cũng cầu chúc cho anh và gia quyến được nhiều sức khỏe, b́nh an & hạnh phúc trong Năm Mới này.
TB.
Em không ngại đâu, anh cứ việc mang thơ em ra mổ sẻ, xào sáo....hay làm chi cũng được. hihi
ladieubongg
member
REF: 583708
01/04/2011
Je te laisse le temps pour déviner
Anh ĐS ơi, em biết câu trên nghĩa là ǵ rồi, nhưng c̣n mấy dấu chấm th́...xin chịu!
Em đầu hàng rồi đó, anh phải bật mí đi! Không thôi em sẽ theo anh đ̣i nợ, bắt anh "trả cho đến hết đồng xu cuối cùng" mới nghe! hihi
ndangsonfr
member
REF: 583752
01/04/2011
Bé Bông !
" Je te laisse le temps pour déviner '' *
"" Anh để em có thời gian để đoán ""
( ... ... )
< Giải mă trong dấu ngoặc : " Anh chúc Em măi măi là em - Chính Ḿnh - với những điều tự nhiên - Một khi ḿnh không làm mất ḿnh đi,cái Tôi vẫn c̣n nguyên vẹn. Và ta cứ đi con đường ḿnh đă chọn ''
Con đường được t́m thấy từ TÂM ,và Đạo là một con đường của ḷng tin yêu.
... Mỗi lần thấy cái tên Lá Diêu Bông ,anh chợt nhớ câu : Em thấy anh nhỏ xíu,em...thương . Hihihihi.
Và Bông ui ! Anh chưa thấy lá diêu bông ra sao ?
Chúc nhỏ vui và thôi ấm ức trong mùa hồng ân...
Anh ở xa.
Nđs.
ladieubongg
member
REF: 583794
01/04/2011
Anh Đăng Sơn ơi,
Trả lời thế th́ cũng như chuyện! Em đă biết câu tiếng Pháp đó nghĩa là ǵ từ hôm qua rồi. Chỉ c̣n cái ...(... ...) là không đoán được thôi. Đọc đi đọc lại 'giải mă' của anh cũng chịu, anh thừa biết em đâu có 'thong manh' như vậy.
Anh không bật mí mà cứ bắt em đoán, em đoán ẩu ráng chịu đó! hihi...
Khi nào anh mới bắt đầu làm việc trở lại vậy? Riêng em đă cày lại qua nay rồi. Em thường vào đọc topic 'trong pḥng mạch' của anh. Những câu chuyện 'đời thực' anh kể trong đó thật thú vị. Bên này em cũng thỉnh thoảng gửi clients của em đến các bs tâm thần và nhiều khi có những trường hợp làm việc chung với họ luôn.
ladieubongg
member
REF: 619693
11/29/2011
Mùa Hồng Ân lại trở về.
Thân mến chúc tất cả các bạn xa gần một Mùa Vọng tràn đầy Ơn Thánh, chuẩn bị đón Chúa giáng sinh trong tâm hồn mỗi chúng ta.
LDB xin chia sẻ bài đọc sau đây với các bạn.
Chúa Nhật I Mùa Vọng B Is 63,16b-17.19b; 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37
Baden-Powell ông tổ của ngành hướng đạo (HĐS thế giới gọi âu yếm là BP) sinh ngày 22 tháng 2 năm 1857 tại London, sau khi tốt nghiệp trung học gia nhập trường sĩ quan vơ bị Hoàng Gia Anh năm 19 tuổi. Powell là một sĩ quan kỵ binh, chiến đấu ở Ấn Độ, Ai Cập và Phi Châu...
-----------
Tại Nam Phi, khi ở thành Mafeking bị bộ lạc người Boers bao vây, Powell đă thành công trong việc huấn luyện các thiếu niên Phi Châu giúp đỡ tải thương, truyền tin, vận chuyển lương thực thay thế các binh sĩ trực tiếp chiến đấu. Ḷng can đảm, tháo vát và hiệu quả tác chiến của Đội Thiếu sinh đă gây ảnh hưởng sâu sắc đến Ông khi định hướng chương tŕnh huấn luyện và thành lập phong trào Hướng đạo sau này: huấn luyện và tận dụng các khả năng ḿnh có.
Khi ở cấp bậc là đại tá chỉ huy những cuộc chiến đấu tại Âu Châu, lần kia đoàn quân của ông có một ngàn mà phải đương đầu với địch quân những chín ngàn. Suốt trong 217 ngày đợi chờ được cứu viện, ông đă dùng chiến thuật nghi binh : ban ngày thỉnh thoảng ông cho nổ chỗ này chỗ khác mấy trái lựu đạn. Ban đêm trong một vùng rộng lớn, ông cho thắp đèn sáng tại nhiều nơi, mục đích là để đánh lừa đối phương, khiến địch tin rằng ông có nhiều lính và hiện diện ở khắp nơi, chớ có liều lĩnh mà tấn công. Khi viện binh tới, ông mới tấn công đối phương và đă dành được thắng lợi.
Giữa lúc chính phủ nước Anh định nâng ông lên cấp bậc thống tướng th́ ông rút lui, để rồi lập nên phong trào hướng đạo, huấn luyện các em thiếu nhi trở thành những người hữu ích cho bản thân, gia đ́nh và xă hội.
Mục đích của phong trào hướng đạo là lúc nào cũng phải tỉnh thức và sẵn sàng để đương đầu với mọi hoàn cảnh… luôn là người hữu dụng cho ḿnh, cho xă hội bằng chính sự thức tỉnh và sẵn sàng bước vào cuộc sống… Đó là tinh thần rất nhân bản trong giáo dục con người tiến bước vào cuộc sống.
Người Kitô hữu không chỉ có tinh thần nhân bản, nhưng c̣n tiến bước trong Đức Tin: Tinh thần Thức tỉnh, sẵn sàng cũng chính là sứ điệp vang lên Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa trong chờ đón Chúa đến. Phải tỉnh thức v́ Chúa đến rất bất ngờ và rất âm thầm… Lời kêu gọi “tỉnh thức” gửi đến các môn đệ (33). Các môn đệ của Đức Kitô cần phải canh thức, bởi v́ họ không biết ngày giờ của cuộc Quang Lâm.
Thánh Phaolô đă dùng những ư tưởng về “đêm” để mô tả thời kỳ hiện tại cho đến ngày Quang Lâm (Rm 13,12) là ban ngày. V́ thế, Phaolô sử dụng một thứ ngôn ngữ bi thiết để nói về thái độ tỉnh thức, Ngài đ̣i hỏi: “Đă đến lúc anh em phải thức dậy” (Rm 13,11) v́ ơn cứu độ đă gần hơn khi họ mới tin, như Phaolô nhấn mạnh : “đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13,12; x. 1 Tx 5,5tt). Những giờ đó không ai biết và vị Tông đồ dân ngọai nhấn mạnh thêm : “V́ chính anh em đă biết rơ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2). H́nh ảnh “kẻ trộm đến ban đêm” chỉ có trong Tân Ước mà Chúa Giêsu đă dùng và sau các môn đệ khai triển (x. Mt 24,42-44; Lc 12,39t; 2 Pr 3,10; Kh 3,3; 16,15). Đây là một yếu tố thuộc truyền thống Kitô giáo bắt nguồn từ Đức Giêsu. Từ truyến thống đó Phaolô khuyên tín hữu thành Thêxalônica : hăy tỉnh thức (1 Tx 5,6).
Trong Dụ ngôn Mười cô Trinh Nữ (x. Mt 25, 1-13) mà Chúa Kitô minh họa cho Giáo huấn Tỉnh Thức : khi tiếng hô“Ḱa chàng rễ đến” th́nh ĺnh vang lên giữa đêm khuya, Trong mười cô Trinh Nữ đón rể, chỉ có năm trinh nữ khôn ngoan tỉnh thức sẵn sàng đem đèn với dầu nên thắp sáng đèn sáng được vào hội Hoa Đăng Tiệc cuới với chàng rể, c̣n năm cô khờ dại c̣n lại v́ không chịu chuẩn bị sẵn sàng dầu nên đă không được vào dự tiệc cưới.
Chủ đề phải canh thức mà Chúa Giêsu rao giảng, rất dễ hiểu với dân tộc Do Thái v́ được đề cập đến trong một viễn tượng quốc gia Israel luôn bị bị các Đế Quốc áp bức như chúng ta thấy suốt trong lịch sử Dân Tộc Do Thái bị xâm lược, bị lưu đày và có khi bi đát vô tổ quốc phân tán khắp thế giới… Nên đối với dân tộc Do Thái nói chung, tỉnh thức đối diện với cuộc sống là việc phải làm đối diện sống c̣n với cuộc sống riêng với cuộc sống cộng đồng quốc gia.
Chúa Giêsu minh họa cho giáo lư tỉnh thức bằng Dụ ngôn người chủ đi xa (Mc 34) ông chủ đi phương xa, “để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ” và “chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức”. Ngày trở về của ông chủ không ai biết trước : Ông có thể về bất cứ lúc nào. Chính v́ thế buộc người giữ cửa phải canh thức liên tục. Không biết giờ nào có thể xa và cũng có thể gần, nên các gia nhân luôn phải thức tỉnh với các công việc của nhà và sinh lợi cho chủ. Các môn đệ của Đức Giêsu vừa là “các gia nhân” vừa là “người giữ cửa”; họ phải vừa làm việc vừa canh thức.
Nhấn mạnh “khi nào chủ nhà đến” vào “Thời ấy” chính là lúc chủ nhà trở về, tức ngày Quang Lâm của Đức Giêsu. Các môn đệ của Đức Giêsu đang ở trong “đêm”, nhưng họ không được “ngủ”, vẫn sinh hoạt bởi v́ ông chủ có thể về ngay trong đêm nay. Cho nên các môn đệ phải canh thức v́ khi ông chủ trở về thay đổi mọi sự, người môn đệ của Chúa “làm việc” và “cùng làm việc” trong thức tỉnh. Trong hiện tại, khi người môn đệ thức tỉnh và làm việc là Đức Giêsu đang hành động trong thế giới để đưa đến một nhân loại mới. Người lôi kéo con người cùng thức tỉnh làm việc cùng với Ngài, làm cho họ thành những đầy tớ phục vụ hoạt động của Ngài… làm cho thế giới trù phú sinh hoa trái cho chính con người, và hoa trái dâng lên Thiên Chúa như là những hoa quả do sự thức tỉnh.
Bước vào mùa vọng chúng ta được mời gọi sống giáo huấn của Đức Giêsu : sẵn sàng thức tỉnh chờ đón Chúa, chúng ta gọi là canh thức:
- Theo tác giả Lohmeyer canh thức là: “Đời sống của người đạo đức không diễn tiến trong những trạng thái thiu thiu ngủ, những giấc mơ và những đam mê, nhưng trong nỗ lực dấn thân luôn luôn chăm chú và điều độ của con tim nhân loại”. Thật thế, chăm chú điều độ con tim nhân loại luôn hướng về Chúa đến và nỗ lực canh tân làm việc với tất cả tấm ḷng cho Chúa và cho anh em.
- Tác giả Schweizer nhận định thêm canh thức là luôn mang “thái độ trong đó con người luôn luôn chờ đợi với tinh thần trách nhiệm Đức Chúa đến và không để ḿnh bị sao nhăng trong thái độ sẵn sàng thường hằng này đối với Ngài bởi bất cứ điều ǵ”. Có nghĩa là dấn thân trong chính cuộc sống hằng ngày có trách nhiệm ở công sở, xă hội và trong gia đ́nh.
Chính v́ lẽ đó người sống canh thức là :
Biết sống là biết chờ đợi
Chờ đợi làm nên cuộc sống
(‘Manna’)
Như tâm t́nh Thi sĩ Tagore với cuộc sống:
”Tôi nằm ngủ và mơ thấy đời sống là một niềm vui.
Tôi thức dậy và tôi thấy đời là bổn phận.
Tôi hành động và tôi thấy bổn phận là niềm vui”.
Cho nên, chúng ta bước vào Mùa Vọng, cùng với Giáo hội sống một Mùa Vọng mới, thức tỉnh cầm đèn sáng trong tay ra đón Chúa với lời khấn nguyện thật thiết tha:
Maranatha, Lạy Chúa, xin hăy đến!
(Kh 22,20).
Lm Vinh Sơn, Sài g̣n 26/11/2011
ladieubongg
member
REF: 619735
11/29/2011
Chúa Nhật Thứ 1 Mùa Vọng Năm B:
Hôm nay chúng ta cùng với cả Giáo Hội bước vào Mùa Vọng, mùa của đợi chờ và hy vọng. Mùa vọng không chỉ là mùa giúp người tín hữu đợi chờ chuẩn bị cho ngày Đại lễ Giáng Sinh kỷ niệm việc Thiên Chúa đến lần thứ nhất, mà con là mùa nhắc nhở cho chúng ta về ngày Chúa trở lại lần thứ hai, ngày mà tất cả mọi người sẽ phải tính sổ cuộc đời với Chúa, nhưng trước hết vẫn là ngày Chúa đến với mỗi người trong ngày cuối cùng cuộc đời của ḿnh đó là ngày chết.
Ngày ấy chúng ta sẽ phải thanh tóan cho Chúa tất cả những ǵ Chúa đă kư gởi nơi chúng ta. Ngày ấy sẽ là ngày vui mừng hân hoan hay là ngày kinh hoàng, điều đó hoàn toàn tùy thuộc thái độ và cách sống của mỗi người ngay ngày hôm nay.
Ngày xưa người Do Thái đă phải trải qua hàng ngàn năm đợi chờ Chúa đến lần thứ nhất, niềm hy vọng và đợi chờ này là sức mạnh giúp họ vượt qua những thử thách đổng thời giúp họ điều chỉnh lại thái độ sống của ḿnh. Chúng ta nghe tâm t́nh của dân Do Thái được thể hiện qua lời ngôn sứ Isaia: Lạy Đức Chúa, Ngài là cha chúng con, là Đấng cứu chuộc chúng con, tại sao Ngài lại để chúng con xa đường lối Ngài, tại sao Ngài làm cho ḷng chúng con ra chai đá chẳng c̣n biết kính sợ Ngài? Dân Israel ư thức được rằng ch́nh v́ tội lỗi của họ, v́ sự ngỗ nghịch cứng ḷng của họ, v́ sự quay lưng lại với Thiên Chúa khiến cho họ phài trăm ngàn đau khổ: Tất cả chúng con đă trở nên như đồ nhiểm uế, các việc làm của chúng con chỉ như chiếc áo dơ bẩn, và tội ác chúng con đă phạm đă khiến Ngài ngoảnh mặt làm ngơ. Với một thái độ thành tân khiêm nhường như thế, họ tha thiết nài xin Thiên Chúa: Lạy Chúa, xin Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước thánh nhan. Bởi v́ tội lỗi từ nguyên tổ loài người đến tội lỗi của bao thế hệ con cháu, đă khiến cho cửa trời như bị đóng lại, mối dây liên hệ với Thiên chúa như bị cắt đứt, nay dân Chúa đang nài xin Chúa xé trời mà ngự xuống để giải thoát họ.
Thiên Chúa không măi đứng từ xa để nh́n con người đau khổ trong tội lỗi, v́ thế khi đến thời đă định, Ngài đă cho Con của Ngài xuống thế để đồng hành, để yêu thương, để chữa lành và để cứu con người khỏi phải án chết và ban tặng cho con người sự sống mới của Thiên Chúa. Đức Giêsu chính là Người Con ấy, Ngày đă đến để t́m kiếm và cứu chữa những tâm hồn đau thương dập nát, băng bó những tâm hồn bị thương tích, công bố năm hồng ân và ngày cứu độ của Thiên Chúa. Tất cả những ai đón nhận Ngài và tin Mừng của Ngài cùng sống theo những điều Ngài hướng dẫn th́ được cứu độ, được chia sẻ hạnh phúc làm con Thiên Chúa với Ngài. Thánh Phaolô trong thư gửi cho cộng đoàn Corintô đă diển tả điều đó khi nói rằng: Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và xin Chuá Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và b́nh an. Thánh Phaolô cũng mời gọi mọi người luôn ư thúc rằng ḿnh đă được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc, được nghe Lời Chúa, được hiểu biết màu nhiệm Thiên Chúa, được ơn Chúa trợ giúp và làm cho nên phong phú sung măn th́ cần phải ăn ở cho xứng đáng cho đến ngày Chúa Kitô trở lại lần thứ hai, phải sống làm sao để không ai có thể trách cứ được anh em điều ǵ cho đến ngày vinh quang Chúa tỏ hiện.
Chúa sẽ trở lại lần thứ hai trong vinh quang với quyền năng của một vị thẩm phán, đó là điều Đức Giêsu đă khẳng định và là niềm tin của Giáo Hội và của mỗi người chúng ta. Trong Tin mừng đă nhiều lần Chúa nói đến ngày này, ngày Chúa sẽ là Đức vua phân biệt người lành và kẻ dữ như người mục tử phân biệt chiên ra khỏi dê, Ngày Người trở lại như ông chủ trở về đ̣i các đầy tớ tính sổ va nộp cả vốn lẫn lời. Chắc chắn Chúa sẽ trở lại, nhưng Ngài lại không hẹn giờ, v́ thế, cuộc trở lại lần thứ hai là cuộc trở lại trong bất ngờ, và Ngài cảnh báo chúng ta: Anh em phải canh thức v́ anh em không biết khi nào chủ nhà sẽ đến. Con người luôn để ḿnh rơi vào t́nh trạng bất ngờ, mê ngủ hoạc là chè chén say sưa bỏ bê công việc, như câu chuyện Chúa kể hôm nay.
Người chủ kia trẩy đi phương xa và trao quyền lại cho đầy tớ mỗi người một việc và ra lệnh cho họ phải canh giữ và tỉnh thức. Mỗi người đều có công việc riêng của ḿnh và hoàn cảnh riêng của ḿnh, tất cả đều do ông chủ là Thiên Chúa trao cho, mà mỗi người phải hết ḿnh và tận tâm để chu toàn. Qua lời dặn ḍ, ông muốn những người đầy tớ này không chỉ giữ nguyên vẹn an toàn, mà c̣n phai làm việc để sinh lời những đồng vốn ông trao gửi. Ông sẽ trở về có thể là chập tối, lúc nửa đêm hay lúc gà gáy về sáng, ông không muốn thấy đầy tớ của ông mê man say ngủ, mà ông muốn họ phải tỉnh thức, thắp đèn chờ đón ông. Tinh thức, thắp đèn, chờ đón, đó là một thái độ chờ đợi trong sẳn sàng và chủ động làm việc chứ không phải là ủ rũ thụ động chờ đợi trong ṃn mỏi.
Thưa quư OBACE, Hăy canh thức là điều chúng ta luôn được nhắc nhở, song cũng lại là điều chúng ta dễ quên nhất. Biết chắc chắn rằng Chúa sẽ đến bất cứ lúc nào, song chúng ta vẫn bị bất ngờ. Chính sư lôi kéo của thế gian làm cho chúng ta quên ngày chúng ta phải trở về, nhiều người đă sống như thể ḿnh sẽ không bao giờ phải chết hoặc là tránh né không dám nhắc đến ngày phải trở về, v́ thế họ để cho công việc, tiền bạc, của cải chiếm hết thời gian và những lo toan của họ, khiến họ không c̣n giờ để lo cho Ngày Chúa đến với ḿnh nữa.
Nhiều người đă quên mất thân phận của ḿnh chỉ là một người đầy tớ, một người quản lư được Chúa trao cho tài sản để sinh lời cho Chúa, mà lại coi ḿnh như là ông chủ bà chủ và ngủ mê trong trong công việc của ḿnh, lo hưởng thụ và không lo làm lời những đồng vốn, những nén bạc Chúa trao hoặc lại đem đi chôn giấu.
Lời Chúa hôm nay đang đánh thức chúng ta, v́ có nhiều người vẫn thức nhưng không tỉnh, mà sống trong trạng thái lơ mơ không biết đâu là cùng đích cuộc đời, không xác định được cái ǵ là bền vững, cái ǵ là mau qua, đâu là hạnh phúc thật và đâu là ảo ảnh. Hạnh phúc thật của chúng ta là Thiên Chúa và Nước Trời, mọi sự ở trần gian: tiền bạc của cải danh vọng quyền lực rồi sẽ qua mau, chỉ có Thiên Chúa là bển vững và hạnh phúc ngài ban là vĩnh cửu. Những ai c̣n đang mê ngủ, hảy tỉnh dây để điều chỉnh cuộc sống của ḿnh của gia đ́nh ḿnh đi cho đúng đường của Chúa th́ mới có thể đạt được hạnh phúc thật.
Nhiều người cha người mẹ đang mê ngủ trong sự lười biếng của ḿnh, ngủ mê trong khối tài sản của ḿnh, lấy lư do bận rộn để bỏ quên việc canh thức cho chính ḿnh và cho gia đ́nh ḿnh. Hảy canh thức bằng cách sắp xếp và điều chỉnh lại nếp sống đạo đức của cả gia đ́nh bằng việc giúp nhau lănh nhậnn Bí tích, tham dự Thánh lể, rước lể, bằng đọc kinh cầu nguyện và đọc Lời chúa mỗi ngày, thắp lên ngọn lửa yêu thương trong gia đ́nh, v́ gia đ́nh và con cái chính là tài sản quư giá nhất mà Thiên Chúa trao cho mỗi chúng ta, hăy làm cho gia đ́nh trở nên phong phú và đầy t́nh yêu thương. Hăy canh thức đừng để cho sự nghi kỵ và ích kỷ tham lam nó làm đổ vỡ t́nh nghĩa gia đ́nh giữa cha mẹ và con cái giữa anh em ruột thịt, đừng để cho đồng tiền nó cướp đi hạnh phúc và hơi ấm của gia đ́nh, nó gây chia rẽ trong gia đ́nh trong anh em, láng giềng.
C̣n với các bạn trẻ, Lời Chúa mời gọi các bạn canh thức, tức là canh chừng đừng để ḿnh ngủ quên trong xả hội hưởng thụ hôm nay; công việc, tương lai của các bạn, danh vọng địa vị sẽ để làm ǵ nếu ngay đêm nay Chúa là ông chủ đ̣i bạn tính sổ cuộc đời. Hăy canh thức đừng để ḿnh rơi vào t́nh trạng nghiện ngập bê tha, ăn chơi buông thả, đừng quên ḿnh là người Công giáo, người con Chúa. Đừng nghĩ rằng ḿnh c̣n trẻ th́ ngày ấy chưa đến, sẽ không phải chết, đừng sợ nghĩ đến cái chết, v́ khi biết nghĩ đến ngày mai ḿnh phải chết sẽ giúp cho ḿnh biết sống tốt hơn và mỗi ngày sống hăy sống yêu thương cho đầy tràn, hăy sống cho có ư nghĩa và hăy sống có ích cho chính ḿnh, cho đời, hăy sống như thể ngày mai ḿnh sẽ phải chết, để ḿnh khỏi mê ngủ và không uổng phí cuộc đời vào những chuyện mau qua.
Cầu chúc cho mọi người có một mùa vọng thật sốt sáng. Amen
Tác giả bài viết: Lm. Đỗ Đức Trí
ladieubongg
member
REF: 620139
12/03/2011
Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng
Chuẩn Bị Đón Chúa Đến
Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 1,1-8) kể lại công việc của ông Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu chưa xuất hiện. Nhưng thực ra, từ đầu cho đến cuối bài, mọi chi tiết đều có liên quan đến Người và đều chỉ mang một ư hướng chính yếu là cung cấp những chỉ dẫn về vị thế và nhiệm vụ của Người.
Tin Mừng được diễn đạt trong h́nh thức trọn vẹn: Đức Giêsu Nadarét là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Ở trung tâm của sứ điệp, như vậy, không phải là một giới luật hay một lời hứa hẹn, mà là một sự kiện thực tế, rằng con người lịch sử - cụ thể Giêsu chính là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Lời loan báo này liên quan đến căn tính của Đức Giêsu và cho chúng ta biết Ngài là ai, vừa xét trong vị thế của Ngài đối với nhân loại (“Đấng Kitô”), vừa xét trong tương quan của Ngài với Thiên Chúa (“Con Thiên Chúa”). Đối với nhân loại, Ngài là Đấng Mêsia. Hạn từ này cho thấy một cách rơ ràng công tŕnh cứu độ của Đức Giêsu không bị giới hạn vào cảnh vực cá nhân, mà tác động trực tiếp đến cảnh vực xă hội – cộng đồng, v́ Vua Mêsia là vua và là Đấng cứu độ không chỉ của một cá nhân. Đối với Thiên Chúa, Đức Giêsu ở trong tương quan rất đặc biệt: tương quan con thảo. Tất cả những kẻ đến trước đều chỉ là các đầy tớ (x.12,2-5), c̣n Đức Giêsu là Con yêu dấu của Ngài (x.1,1; 9,7). Mối tương quan này là thực tại riêng biệt của Đức Giêsu, làm cho Người khác hẳn tất cả mọi con người khác trong nhân loại. Mối tương quan này cũng là nền tảng của vị thế và nhiệm vụ của Người đối với thế gian.
Chuẩn bị Lễ Giáng Sinh không phải là chuẩn bị cho một lễ hội vào dịp cuối năm, mà chính yếu và thực chất là chuẩn bị để đón Đấng ấy: Người là Đấng Kitô và là Con Thiên Chúa. Chúng ta phải đọc lời công bố Tin Mừng của Hội Thánh ở câu đề tựa Mc 1,1 trong khung cảnh Mùa Vọng với ư thức đó.
Trước tiên là một lời ngôn sứ được trích dẫn: “Trong sách ngôn sứ Isaia có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hăy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (cc.2-3).
Con đường phải được chuẩn bị ở đây là con đường của Đức Chúa.
Rơ ràng tác giả Mc muốn khẳng định ngay từ khởi đầu rằng nơi Đức Giêsu, chính Đức Chúa đến với dân Người. Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhở rằng sự chuẩn bị của chúng ta trong Mùa Vọng này chính là sự chuẩn bị để đón Đức Chúa. Đấng đang đến là Đức Chúa, chứ không phải là một lễ hội, cho dù là lễ hội của Đạo Chúa.
Trước hết, ông Gioan “rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ ḷng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan” (cc.4b-5). Chuẩn bị đón Đức Chúa, có bốn điều phải làm: sám hối, thú tội, chịu phép rửa và được ơn tha tội. Hai yếu tố đầu nhấn mạnh sự thanh tẩy khỏi tội lỗi; hai yếu tố sau nhấn mạnh sự giao ḥa với Thiên Chúa. (Đó cũng phải là hai yếu tố quan trọng trong việc chúng ta chuẩn bị đón Chúa trong Mùa Vọng này và trong suốt cuộc đời). Ông Gioan thành công rực rỡ trong nhiệm vụ: “Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông” (c.5). Thực ra, hoạt động của ông Gioan có phần “lập dị”. Thứ nhất, ông không đến với người ta như các ngôn sứ đă làm và như chính Chúa Giêsu cũng sẽ làm. Ông ở yên trong hoang địa và mọi người kéo đến gặp ông ở đó. Thứ hai, ông Gioan làm phép rửa trong nước sông Giorđan. B́nh thường, nước sông không thể được sử dụng để cử hành việc thanh tẩy theo nghi thức. V́ thế, hàng lănh đạo tôn giáo giữ khoảng cách với công việc của ông Gioan, và dân chúng đến với ông là đang làm một hành động đặc biệt, vượt khỏi khung cảnh của những thực hành tôn giáo b́nh thường.
Trong Mùa Vọng, chúng ta chuẩn bị để đón chính Đức Chúa đến viếng thăm dân Người. Đức Giêsu đến từ Thiên Chúa; nơi Ngài, chính Thiên Chúa đang đến và đón nhận tất cả nhân loại vào trong sự sống thần linh của Người.
ladieubongg
member
REF: 620143
12/03/2011
Hăy bạt lối NGƯỜI đi. _ Mùa Vọng (CN_II-B)
Giúp con san phẳng lối đường
Lấp đầy vực tối, lụy vương cơi ḷng
Lạy Trời mưa Đấng Đợi Mong
Cứu đời cùng khổ ngập trong biển sầu
ladieubongg
member
REF: 620938
12/10/2011
Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Vọng.
“Mặt trăng” Gioan làm chứng cho “Mặt Trời” Giêsu
(Gioan 1. 1-34; Mt 3. 1-12; Mc 1. 1-8; Lc. 3 1-18)
Mời các bạn cùng đọc:
Tối hôm qua, Thứ 7 (10.12.2011), có hiện tượng nguyệt thực c̣n được gọi bằng một cái tên dân gian là “gấu ăn trăng”. Sự thật th́ có phải là mặt trăng bị gấu ăn không? Gấu nào mà ghê thế! Nguyệt thực hôm qua là toàn phần hay bán phần? Toàn phần. Đối với người dân Việt Nam, đây là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Ai chưa xem th́ bây giờ xem lại một vài h́nh ảnh trên màn h́nh máy chiếu nha (…)
Các bạn có biết tại sao mặt trăng “bỗng dưng muốn khóc” như vậy không? Tại v́ mặt trăng không phải là một thiên thể tự phát sáng như mặt trời. Ánh sáng ta thấy được nơi mặt trăng là do ánh sáng phản chiếu từ đâu? Từ mặt trời, giống như một tấm gương vậy. Bởi đó khi luồng ánh sáng từ mặt trời trực tiếp chiếu tới mặt trăng bị trái đất che khuất (theo khoa học là khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng) th́ ta thấy mặt trăng bị tối (nguyệt thực). Như vậy một cách nào đó, có thể nói rằng mặt trăng “làm chứng” cho sự hiện hữu của mặt trời. Nói cách khác, mặt trăng “nói” cho ta biết là có ánh sáng mặt trời, ngay cả vào ban đêm, lúc mà ta không trực tiếp thấy được mặt trời.
Khi giới thiệu ḿnh chỉ là người làm chứng cho ánh sáng, Gioan Tẩy Giả muốn nói rằng vai tṛ của ngài chỉ tựa như mặt trăng. Ngài không phải là ánh sáng, càng không phải là mặt trời. Chúa Giêsu mới là Ánh Sáng, Ánh Sáng Sự Thật - Sự Thật Cứu Độ; Đức Kitô mới là Mặt Trời, Mặt trời Công Chính. Gioan xuất hiện chỉ là để làm chứng cho ánh sáng Giêsu, Ánh Sáng Sự Thật (x. Ga 1,7). Vậy th́ làm chứng cho Ánh Sáng Sự Thật theo tinh thần của bài Tin Mừng hôm nay là ǵ?
- Làm chứng cho Ánh Sáng Sự Thật trước hết là nh́n nhận sự thật về chính ḿnh. Gioan nh́n nhận sự thật về chính ḿnh qua 5 câu trả lời cho các Tư Tế và Lêvi ở Giêrusalem. Sự thật về con người của ngài: ngài nhận ḿnh không phải là chủ nhân mà chỉ là tôi tớ, thậm chí chưa đáng là tôi tớ, như lời ngài bộc bạch: “Tôi không đáng cởi dây giày cho Người” (Ga, 1,27). Sự thật về sứ mạng của ngài: không phải là sứ mạng cứu thế, mà chỉ là sứ mạng dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Trong tâm t́nh khiêm hạ, Gioan không nhận những ǵ không thuộc về ḿnh: ngài không phải là Êlia, không phải là ngôn sứ, càng không phải là Đấng Kitô. Vậy ngài nhận ḿnh là ai? Ngài nhận ḿnh chỉ là “tiếng kêu trong sa mạc cằn khô sỏi đá” (x. Ga 1,23). Một tiếng kêu trơ trọi, không có dàn khuếch đại âm thanh hỗ trợ.
- Làm chứng cho Ánh Sáng Sự Thật c̣n là chân nhận sự thật về Đức Kitô. Gioan chứng nhận Đức Giêsu là Mặt Trời Công Chính, là Đấng Cứu Thế mà muôn dân đang trông đợi. Gioan hân hoan giới thiệu cho dân chúng biết về Đấng Cứu Thế ấy, Đấng cao trọng đến nỗi ngài nhận ḿnh không xứng đáng để làm đầy tớ. Ư thức điều đó, Gioan không bao giờ t́m vinh danh cho ḿnh, nhưng luôn qui hướng về vinh danh Thiên Chúa bằng cả cuộc đời ḿnh.
Thật vậy, nếu không có mặt trời th́ mặt trăng sẽ trở nên “vô tích sự”. Không có mặt trời, mặt trăng chỉ là khối đất đá bị bao phủ bởi màn đêm dày đặc và băng giá lạnh lùng. Cũng vậy, nếu không có Mặt Trời Giêsu th́ “mặt trăng” Gioan cũng sẽ “tối thui” như nguyệt thực.
Mặt Trời Công Chính xuất hiện đem lại ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật và con người, trong đó có Gioan. Ánh sáng ấy là ánh sáng Cứu Độ, hơi ấm ấy là hơi ấm t́nh trời và t́nh người nối kết. Nhờ cận kề với Mặt Trời Giêsu, “mặt trăng” Gioan trở nên lung linh sáng láng, khiến cho nhiều người muốn được vui hưởng thứ ánh sáng ấy trong một thời gian” (x.Ga 5,35). Được làm chứng cho Đức Giêsu, được tiếp nhận ánh sáng từ Mặt Trời Công Chính, Gioan đă trở nên cao trọng đến độ chính Chúa Giêsu cũng đă không tiếc lời ca ngợi:“Trong số tất cả các nam nhân đă lọt ḷng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn Gioan” (Lc 7, 28).
Gương sống của Gioan mời gọi mỗi người chúng ta, cách riêng hăy năng tiếp nhận ánh sáng Giêsu và đem ánh sáng ấy vào trong chính môi trường mà ḿnh đang sống, đang học tập, hay đang làm việc. Để tất cả mọi người ở đó cũng có được ánh sáng Giêsu hầu nhận biết sự thật về chính ḿnh và sự thật về chính Chúa. Sự thật về chính ḿnh vốn là con người yếu hèn, giới hạn, bất toàn và tội lỗi. Nhờ đó mà họ biết sống khiêm tốn và bao dung. Sự thật về chính Chúa là Đấng Cứu độ duy nhất quyền năng cao cả. Nhờ đó mà họ biết đón nhận Chúa với niềm tin tưởng và cậy trông, ngơ hầu được ơn cứu độ dồi dào.
Lạy Chúa, xin cho con luôn biết làm chứng cho Chúa, làm chứng cho Ánh Sáng Sự Thật, bằng việc nỗ lực sống sự thật về chính ḿnh, sự thật về chính Chúa, đồng thời luôn biết qui hướng mọi vinh quang cho một ḿnh Chúa. Amen.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
ladieubongg
member
REF: 620941
12/10/2011
NHỜ THÁNH KINH, CHÚNG TA BIẾT THIÊN CHÚA VÀ BIẾT ĐỨC GIÊ-SU
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Thánh Giê-rô-ni-mô, linh mục tiến sĩ Hội Thánh đă nói một câu bất hủ mà các vị lănh đạo và chủ chăn trong Giáo hội, các giảng viên Thánh Kinh đều nhắc đi nhắc lại với giáo dân và học viên của ḿnh: “Không biết Thánh Kinh là không biết Đức Ki-tô”
Quả đúng như thế.
Nếu chúng ta không đọc các bài Sách Thánh của Phụng Vụ Chúa nhật III Mùa Vọng hôm nay th́ làm sao chúng ta biết được Đức Giê-su là Ai, biết Thiên Chúa của Ki-tô giáo là Đấng nào?
Nhờ ngôn sứ I-sai-a, Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta và Thánh Phao-lô Tông đồ dân ngoại, chúng ta biết Thiên Chúa và biết Đức Giê-su là Chúa của chúng ta.
CHÚA NHẬT THỨ III MÙA VỌNG NĂM B (11.12.2011)
LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
2.1 Trong bài đọc 1 (Is 61,1-2a.10-11): Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa.
(1) Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, v́ Đức Chúa đă xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm ḷng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, (2a) công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta…
(10) Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! V́ Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn gói, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang (11) Như đất đai làm đâm chồi nẩy lộc, như vườn tược cho nổ hạt sinh mầm, Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.
2.2 Trong bài đọc 2 (1 Tx 5, 16-24): Thần trí, tâm hồn và thân xác anh em phải được giữ ǵn vẹn toàn trong ngày Chúa quang lâm.
(16) Anh em hăy vui mừng luôn măi (17) và cầu nguyện không ngừng (18) Hăy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.. (19) Anh em đừng dập tắt Thần Khí. (20) Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. (21) Hăy cân nhắc mọi sự: điều ǵ tốt th́ giữ; (22) c̣n điều xấu dưới bất cứ h́nh thức nào th́ lánh cho xa. (23) Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch b́nh an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được ǵn giữ vẹn toàn, không ǵ đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta quang lâm. (24) Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó.
2.3 Trong bài Tin Mừng (Ga 1,6-8.19-28): Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.
(6) Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gio-an (7) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. (8) Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
(19) Và đây là lời chứng của ông Gio-an, khi người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy Thầy Lê-vi đến hỏi ông: “Ông là ai?” (20) Ông tuyên bố thẳng thắn: “Tôi không phải là Đấng Ki-tô.” (21) Họ lại hỏi ông: “Vậy th́ thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không?” Ông nói: “Không phải.” – “Ông có phải là một vị ngôn sứ chăng?” Ông đáp: “Không.” (22) Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi c̣n trả lời cho những người đă cử chúng tôi đến? Ông nói ǵ về chính ông?” (23) Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: hăy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đă nói.” (24) Trong nhóm được cử đi có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. (25) Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?” (26) Ông Gio-an trả lời: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết (27) Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” (28) Các việc đó đă xẩy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sống Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép rửa.
ladieubongg
member
REF: 620947
12/10/2011
KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI SÁCH THÁNH
Chân Dung của Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?): Trong 3 Bài Sách hôm nay chúng ta biết Thiên Chúa nhờ/qua ba tôi tớ lỗi lạc của NGười là ngôn sứ I-sai-a, Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta và Thánh Phao-lô, Tông Đồ Dân Ngoại:
1/ Thiên Chúa mà ngôn sứ I-sai-a làm chứng là Đức Chúa đă xức dầu tấn phong cho sứ giả của Người là Đức Giê-su Na-da-rét. Thiên Chúa đổ tràn Thần Khí trên Người để Người thực thi sứ mạng được giao là loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm ḷng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân và năm hồng ân của Thiên Chúa. Sau này chính Đức Giê-su đă xác định sứ vụ của Người khi long trọng tuyên bố trong hội đường Na-da-rét: “Hôm nay đă ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe.” (Lc 4,21). Lời Kinh Thánh ấy là câu 1 và 2 trong Chương 61 của Sách Ngôn sứ I-sai-a ở trên.
2/ Thiên Chúa mà Gio-an Tiền Hô làm chứng là Đấng đang ở giữa dân mà người ta không nhận ra Người. Người làm Phép Rửa trong Thánh Thần trong khi Gio-an Tẩy Giả chỉ làm phép rửa trong nước. Người cao trọng vượt xa Gio-an đến độ Gio-an không xứng được cởi quai dép cho Người. Chính Người mới là ánh sáng trong khi sứ mạng của Gio-an chỉ là làm chứng về ánh sáng, chỉ là dọn đường cho Người mà thôi.
3/ Thiên Chúa mà Thánh Phao-lô Tông đồ cảm nghiệm là Thiên Chúa rộng ḷng rộng tay ban phát muôn hồng ân, nhất là Thần Khí cùng với ơn nói tiên tri, ơn khôn ngoan và ơn thẩm định (tốt/xấu) cho người tín hữu. Thiên Chúa c̣n là nguồn mạch b́nh an và là Đấng thánh hóa toàn diện con người. V́ thế Người đáng được chúng ta đón rước với tâm t́nh biết ơn và lời cảm tạ.
Giáo Huấn của Thiên Chúa (Thiên Chúa dậy ǵ hay muốn chúng ta làm ǵ?) Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là chúng ta hăy vui mừng và cất tiếng tạ ơn v́ THIÊN CHÚA ĐĂ BAN CON CỦA NGƯỜI CHO CHÚNG TA! Đó chính là Đức Giê-su Na-da-rét, Vị Sứ Giả của Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa của chúng ta. Người đă đến trần gian cách đây hơn hai ngàn năm và Người vẫn ở lại giữa loài người, vẫn ở bên và ở trong chúng ta.
SỐNG VỚI THIÊN CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI
1 Sống với Thiên Chúa như con cái sống với cha mẹ, như kẻ thụ ơn sống với Đấng ban ơn, như tạo vật sống với Đấng Tạo Hóa, như ngôn sứ I-sai-a, như Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta và như Thánh Phao-lô tông đồ dân ngoại đă và đang sống với Thiên Chúa.
2 Thực thi sứ điệp (hay giáo huấn) của Lời Chúa
Gồm 3 phần hay ba việc:
- Thứ nhất là chúng ta vui mừng cảm tạ Thiên Chúa giầu ḷng thương đă ban cho chúng ta Con của Người là Đức Giê-su Na-Za-rét,
- Thứ hai là chúng ta đón rước Chúa Giê-su Ki-tô vào trong tâm hồn và đời sống của chúng ta.
- Thứ ba là chúng ta cộng tác với Chúa Giê-su trong sứ vụ loan báo Tin Mừng cho người nghèo và cứu chữa những người đau yếu, bệnh tật, tù tội, bị gạt ra ngoài lề xă hội.
ladieubongg
member
REF: 621558
12/16/2011
Chúa Nhật Thứ IV Mùa Vọng / Năm B
Gospel
Lk 1:26-38
The angel Gabriel was sent from God to a town of Galilee called Nazareth,
to a virgin betrothed to a man named Joseph, of the house of David, and the virgin's name was Mary.
And coming to her, he said, "Hail Mary, full of grace! The Lord is with you."
But she was greatly troubled at what was said and pondered what sort of greeting this might be.
Then the angel said to her, "Do not be afraid, Mary, for you have found favor with God.
Behold, you will conceive in your womb and bear a son, and you shall name him Jesus.
He will be great and will be called Son of the Most High, and the Lord God will give him the throne of David his father,
and he will rule over the house of Jacob forever, and of his kingdom there will be no end."
But Mary said to the angel, "How can this be, since I have no relations with a man?"
And the angel said to her in reply, "The holy Spirit will come upon you, and the power of the Most High will overshadow you. Therefore the child to be born will be called holy, the Son of God.
And behold, Elizabeth, your relative, has also conceived a son in her old age, and this is the sixth month for her who was called barren;
for nothing will be impossible for God."
Mary said, "Behold, I am the handmaid of the Lord. May it be done to me according to your word." Then the angel departed from her.
Phúc Âm
Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, th́ Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đă đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc nhà Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà". Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa ǵ. Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, v́ bà đẹp ḷng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị v́ nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận". Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, v́ tôi không biết đến việc vợ chồng!" Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, v́ thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Ḱa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đă có thai được sáu tháng. V́ đối với Thiên Chúa, không có ǵ là không thể làm được". Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói". Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
laoton
member
REF: 621572
12/16/2011
Mùa vọng mùa ơn sao O bạc bẽo bỏ L bơ vơ đi dẓng dẓng một ḿnh bùn wá chời lun. Chừng nào O mới bước ra khỏi cửa chùa dzị ư lộn cửa nhà thờ dzị O. Chờ lâu wá tui phá cửa đó nghen hihihih
ladieubongg
member
REF: 621609
12/17/2011
Chời ui là chời!!! LH này thiệt t́nh!
Sáng nay OB lượn vô đây post bài rồi lượn ra ngay nên đâu có biết Lăo ghé thăm.
-----------
ladieubongg
member
REF: 621610
12/17/2011
Các bài suy niệm Chúa nhật IV Mùa Vọng B
1. Đức Trinh Nữ Maria
Nhân vật cuối cùng mà phụng vụ muốn tŕnh bày với chúng ta trong mùa vọng đó là Đức Trinh Nữ Maria.
Thực vậy, điểm nổi bật của Mẹ Maria không phải là việc Mẹ được lôi kéo vào những sự kiện lạ lùng, nhưng chính là thái độ của Mẹ trước công tŕnh cứu độ của Thiên Chúa đang diễn ra một cách khác thường. Không giống với một Giacaria ngờ vực, Mẹ Maria đă trả lời: Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền. Một lời xin vâng có tính cách phó thác, dấn thân vào một công tŕnh đầy những điều mới lạ, vượt trên mọi dự đoán. Một lời xin vâng đầy tin tưởng bởi v́ Mẹ Maria đă đón nhận Con Thiên Chúa làm người trong ḷng tin trước khi đón nhận Ngài nơi thân xác của ḿnh.
Sau này khi người ta báo cho Chúa Giêsu biết có mẹ Ngài đang chờ Ngài ở ngoài, th́ Ngài đă khẳng định: Những người nghe và thực hiện lời Ngài chính là mẹ và anh em của Ngài. Không phải Chúa Giêsu muốn phủ nhận địa vị người mẹ của Đức Maria mà trái lại, Ngài muốn khẳng định rằng Đức Maria đă là một người mẹ trọn vẹn của Ngài. Mối quan hệ giữa Đức Mẹ và Ngài không chỉ là quan hệ máu mủ ruột thịt mà c̣n là quan hệ tinh thần.
Với chúng ta cũng thế. Dọn đường Chúa, tiếp đón Chúa có nghĩa là lắng nghe và thực hiện lời của Chúa. Đó là con đường chắc chắn nhất để đi vào mối quan hệ mật thiết với Ngài. Lời của Ngài thực sự đă đưa chúng ta đi vào một con đường mới, một cuộc sống mới. Lời của Ngài đă lôi kéo chúng ta ra khỏi đền thờ, ra khỏi thành thánh để đến với những con người đang phải vật lộn giữa cuộc sống. Lời của Ngài dẫn chúng ta đến với những người nghèo khổ lao động, nhưng kẻ đau ốm, bệnh tật. Không phải chỉ để nói lên sự an ủi mà c̣n là để đem lại cơm áo và sự chạy chữa. Việc tiếp nhận Chúa không phải chỉ diễn ra trong mùa vọng và mùa giáng sinh, mà c̣n phải diễn ra trong toàn bộ cuộc sống chúng ta. Và như thế, chuẩn bị tiếp đón Chúa chính là học hỏi lời Chúa và thực thi lời Ngài trong cuộc sống của chúng ta vậy.
(C̣n tiếp)
ladieubongg
member
REF: 621643
12/17/2011
(tt) 2. Mừng Vui Lên
Khi suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta thường nghĩ tới biến cố Chúa sinh ra ở Bêlem. Thật ra mầu nhiệm này đă bắt đầu từ sau tiếng Xin Vâng của Đức Maria ở Nagiarét.
Sau tiếng Xin Vâng ấy, Ngôi Lời đă thành một thai nhi, lớn lên trong ḷng mẹ như hàng tỉ con người khác, cần chín tháng mới có thể cất tiếng khóc chào đời.
Ngôi Lời không lẫm liệt từ trời bước xuống. Ngài muốn là người trăm phần trăm, nên Ngài cần một người mẹ. Ngài đi ra từ ḷng mẹ: mong manh, yếu đuối. Ngôi Lời đă thành một người như chúng ta, chia sẻ trọn vẹn phận người như chúng ta, trừ phạm tội. Ngôi Lời đă là người, và măi măi là người. Ngài đă đi hết hành tŕnh cuộc sống với tất cả nỗi buồn vui, âu lo và trăn trở. Chẳng ai hiểu chúng ta bằng Ngài. Ngài chẳng xa lạ với những gánh nặng của cuộc sống. Hôm nay Ngôi Lời vẫn là người, ngự bên Chúa Cha. Có một người được tôn vinh ở giữa ḷng Thiên Chúa.
Mầu nhiệm Nhập Thể đâu phải chỉ ở Bêlem, v́ Ngôi Lời măi măi là người, người Anh trưởng, dẫn đưa chúng ta vào cung ḷng Thiên Chúa.
Con Thiên Chúa làm người dạy ta yêu trái đất. Trái đất chỉ là một trong số hàng tỉ tỉ v́ sao, nhưng nó vẫn có thế đứng ưu việt v́ là nơi Con Thiên Chúa đă đặt chân, đă sống. Bầu trời, rừng xanh, mạch nước, biển khơi... tất cả phải được ǵn giữ cho thanh khiết. Trái đất là nhà của con người, nhưng cũng là ngôi nhà của Con Thiên Chúa.
Con Thiên Chúa làm người dạy ta yêu cuộc đời, yêu mảnh đời nhỏ bé của ḿnh. Có lắm người dễ dàng t́m đến cái chết v́ thấy bế tắc, tuyệt vọng, v́ thấy đời vô nghĩa.
Mảnh đời của Đức Giêsu không phải chỉ màu hồng: long đong với phận nghèo, ê chề v́ thất bại, bị tước đoạt đến tột cùng trên thập giá. Nhưng Ngài đă sống mảnh đời ấy cho đến cùng, vững tin đến cùng vào t́nh Cha, ngay giữa vực sâu và tăm tối.
Con Thiên Chúa làm người dạy ta yêu mọi người. Từ khi Con Thiên Chúa mang khuôn mặt của con người th́ mọi người đều mang khuôn mặt của Thiên Chúa. Tất cả nhân loại đều là anh em dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, quan điểm... Xúc phạm con người là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Noel đem lại cho ta sự b́nh an sâu thẳm. B́nh an cho trái đất đang bị tàn phá. B́nh an cho những người đang sống trong ngơ cụt. B́nh an cho chúng ta, cho mọi người. B́nh an của Giêsu.
Gợi Ư Chia Sẻ
• Nhiều bạn trẻ tự phá hủy đời ḿnh bằng ma túy, thuốc lá, rượu bia, đua xe, ăn chơi trụy lạc... Theo ư bạn, đâu là lư do chính dẫn đến thái độ đó?
• Ai trong chúng ta cũng có những người bạn đang mất b́nh an, đang cần được nâng đỡ hay tha thứ. Mùa Noel này, bạn định làm ǵ cho họ?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Chúa đă làm người như chúng con, nên Chúa hiểu gánh nặng của phận người. Cuộc đời đầy cạm bẫy mời mọc mà con người lại yếu đuối mong manh.
Hạnh phúc thường được trộn bằng nước mắt, và giữa ánh sáng, cũng có những bóng mờ đe dọa.
Lạy Chúa Giêsu, nếu có lúc con mệt mỏi và xao xuyến, xin nhắc con nhớ rằng trong Vườn Dầu Chúa đă buồn muốn chết được. Nếu có lúc con thấy bóng tối bủa vây, xin nhắc con nhớ rằng trên thập giá Chúa đă thốt lên: Sao Cha bỏ con?
Xin nâng đỡ con, để con đừng bỏ cuộc. Xin đồng hành với con, để con không cô đơn. Xin cho con yêu đời luôn dù đời chẳng luôn đáng yêu. Xin cho con can đảm đối diện với những thách đố v́ biết rằng cuối cùng chiến thắng thuộc về người có niềm hy vọng lớn hơn. Amen.
(c̣n tiếp)
Các bạn muốn nghe bài giảng của ĐGM Nguyễn Văn Khảm liên quan đến CN IV Mùa Vọng, xin vào đây:
http://tgpsaigon.net/audio/20111215/13929
ladieubongg
member
REF: 621644
12/17/2011
3. Khiêm nhường đón nhận
Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lăo ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lăo ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ măi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lăo khen: Thằng bé này dạy được đây. Th́ ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học tṛ, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn vơ song toàn, đă giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.
Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ ḿnh Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng v́ Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Đức Mẹ khiêm nhường trong đời sống b́nh dị. Sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp nhà cửa.
Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử. Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng ḿnh là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đă loan báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Elidabet đă ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận ḿnh là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn ǵ là do Thiên Chúa thương ban.
V́ khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ư Thiên Chúa. Đức Mẹ đă có chương tŕnh riêng. Chương tŕnh đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương tŕnh tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ư muốn Đức Mẹ theo chương tŕnh của Chúa, Đức Mẹ đă mau mắn từ bỏ chương tŕnh riêng tư để đi vào chương tŕnh của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương tŕnh của Chúa là vô cùng tốt đẹp, c̣n chương tŕnh riêng chỉ là bất toàn. Thánh ư Thiên chúa là tuyệt đối, c̣n ư riêng chỉ là khiếm khuyết.
V́ khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa. Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đă mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép ḿnh vào bàn tay quan pḥng của Thiên chúa. Nếu ta hiểu luật lệ khắc nghiệt của người Do thái đối với phụ nữ không chồng mà có con, ta sẽ thấy Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên chúa mănh liệt đến thế nào.
V́ đă thưa Xin vâng, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ư Thiên Chúa. Tại sao Con Thiên Chúa phải sinh ra trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn? Tại sao Vua trời đất lại phải chạy trốn như một kẻ yếu hèn? Tại sao Đấng Cứu thế làm nhiều phép lạ đến thế để cứu nhân độ thế lại bị người ta chống đối, hành hạ, giết chết nhục nhă như một tội nhân? Hoàn toàn không hiểu, nhưng Đức Mẹ vẫn khiêm nhường chấp nhận và tin tưởng phó thác. V́ thế Đức Mẹ vẫn kiên tŕ theo Chúa Giê su trên khắp mọi nẻo đường, cho đến dưới chân thánh giá.
Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đă được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đă nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc.
Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong được ân huệ dư đầy của Thiên Chúa. Ta hăy noi gương Đức Mẹ, biết khiêm nhường nhận ḿnh tội lỗi yếu hèn, biết khiêm nhường từ bỏ ư riêng để thi hành ư Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ư Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm nhường phó thác vân mệnh trong tay Chúa dù không hiểu hết những ư định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn.
Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm nhường để con đi vào chương tŕnh của Thiên chúa.
Xin Mẹ dậy con hai tiếng xin vâng
ladieubongg
member
REF: 622186
12/24/2011
Câu Chuyện Đêm Giáng Sinh
Màn đêm buông phủ tuyết giăng,
Sao trời lấp lánh, giá băng dặm ngàn.
Âm thầm hai bóng bên đàng,
Đường xa rong ruổi lỡ làng đêm nay.
Dừng chân ghé lại nơi này
Người đà mệt lả, Lừa gầy xác xơ!
Trước thềm quán trọ đợi chờ...
Người sau kẻ trước hững hờ ngó lơ
Rằng: "Tiền không đủ đừng chờ.
Làm ǵ có chỗ mà mơ đêm này!"
Cưu mang nay đă đến ngày,
Khai hoa nở nhụy - thương thay cho Nàng!
Đớn đau sầu khổ cho Chàng!
Cắn răng bất lực, hai hàng lệ sa!
Ngán thay ḷng dạ người ta,
Nhẫn tâm chai đá sao mà chẳng thương!
Nàng rằng: "cam chịu đoạn trường".
Chàng rằng: "nuốt lệ, t́m đường khác thôi".
Đêm thâu, tuyết lạnh hỡi ôi!
Sao mờ đưa lối... đi đâu bây giờ?!
Lang thang trong cơi u mờ…
Đồng không mông quạnh - Nàng giờ chuyển thai.
Hang kia rơm cỏ phủ dài,
Chiên ḅ rải rác trong ngoài tanh hôi!
"Nàng ôi hăy tạm vào thôi,
Rơm kia đă sẵn làm nôi cho Người".
Ḅ lừa cạnh đó thở hơi
Xua tan băng giá, T́nh Trời nở hoa!
Vẳng nghe Thiên Sứ hát ca,
Âm thanh rất lạ, sao sa sáng ngời!
- “Vinh Danh Chúa Cả trên Trời,
B́nh an dưới thế cho người ḷng ngay”