Một cuốn phim tài liệu tường thuật về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận và tác phẩm ĐƯỜNG HY VỌNG mà Ngài đă viết và sống trong thời gian bị tù đày cũng như trong suốt cuộc đời Ngài.
Đặc biệt trong đó có nhắc đến mối thâm t́nh rất cảm động giữa Ngài và cậu ruột của Ngài là Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
Đức Cha hay kể cho tôi nghe và xem ảnh cha-mẹ của ngài đang ở bên Úc. Ngài kể, vào mỗi dịp xuân về là ḷng ngài cồn cào nhiều nhất về nỗi nhớ cha mẹ. Trước giao thừa, ngài thường soi gương để xem khu ấn đường trên mặt có vết đen không. Ngài bảo, theo tướng mạo của người Hoa th́ khu đó thường biểu hiện cho cha mẹ, khu đó sáng sủa th́ cha mẹ vẫn tốt, c̣n vết đen th́ cha mẹ gặp chuyện chẳng lành. Và trước tết âm lịch năm 1988, ngài yêu cầu tôi, ngày tết hăy dẫn đứa con trai của tôi tới, để ngài được sống trong t́nh thương của những đứa trẻ vô tư.
Cơ quan tôi, ai cũng ngại trực đêm ba mươi tết, họ liền bảo tôi" Đức cha Thuận quư thằng Đức nhất nên cho nó trực đêm ba mươi để hai thầy tṛ tâm sự". Tôi vui vẻ nhận lời trực đêm ba mươi. Đức Cha có đưa tôi ít tiền mua thức ăn để hai thầy tṛ nhắm rượu đón giao thừa. Đêm đó, ngài lại nói nhiều về cha mẹ. Ngài thường nói một câu của Khổng Tử, đại ư rằng: Mỗi mùa xuân đến tôi vui v́ cha mẹ đă thọ thêm một tuổi, và cũng buồn v́ cha mẹ đă già đă yếu thêm một tuổi.
Đức cha c̣n cho tôi xem một lá thư của một người tên là Vinh th́ phải. Ông Vinh tuổi đă khá cao, là một phạm nhân phạm tội về kinh tế, một người trong thời gian dài được đưa vào tiếp cận để theo dơi Đức Cha. Nhưng rút cục cảm phục trước tài cao-đức trọng, Đức tin-nghĩa khí và sự ân cần của Đức Cha, mà ông đă thổ lộ với Đức Cha công việc theo dơi của ḿnh. Sau khi măn hạn giam giữ, ông Vinh trở về nhà, đă rửa tội, trở thành con cái Chúa. Và gửi thư cám ơn Đức Cha hết lời về ḷng tốt của ngài đă nâng đỡ ông, và sự giúp đỡ tài chính của ngài đă giúp ông xây được ngôi nhà.
Hết ca trực, sáng mồng một tết tôi về nhà, sau đó có dẫn con trai tôi là Nguyễn Hoàng Minh lên chào chúc tết Đức cha. Đến nơi, bố con tôi gặp anh Thanh phó pḥng cùng vài cán bộ nữa đi đến đó. Sau đó anh Thanh có trách tôi vi phạm nguyên tắc, đem người nhà, là trẻ con đến một nơi quan trọng như vậy. Nhưng v́ tôi đă chủ định giành cho Đức Cha một cơ hội t́nh cảm nhân dịp năm mới, nên chẳng thấy tiếc ǵ, cho dù có bị khiển trách hay kỷ luật.
Khoảng cuối năm 1987, Đức cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận có đọc và mời tôi góp ư cho đơn kiến nghị ngài gửi lên chính phủ xin được trả lại tự do và làm mục vụ. Trong đơn, theo trí nhớ của tôi có ba phần chính:
1- Quá tŕnh và chức năng phụng vụ của ngài cho giáo hội Việt Nam.
2- Ngài xin được tự do để làm mục vụ, dù làm ở bất cứ đâu, trại hủi Quy Nhơn cũng được.
3- Ngài tŕnh những khúc mắc của ngài trong vai tṛ là một công dân, muốn giải bày và làm sáng tỏ các việc làm của ngài trước luật pháp cũng như lề luật hành chính của nhà nước.
Đơn của Đức Cha viết khá dài, tỉ mỉ và chu đáo về mọi đằng. Nghe xong, tôi chỉ góp ư với ngài: "Đây là lá đơn gửi lên chính phủ chứ không phải giáo hội, v́ thế ông nên đưa phần con người công dân lên đầu". Đức cha là người có tinh thần khiêm tốn và cầu thị, Đức Cha đồng ư với ư kiến của tôi. Đức Cha đă viết lại đơn kiến nghị theo tŕnh tự mới, lần sau ngài đọc lại cho tôi nghe, rồi mới gửi cho các ông lănh đạo. Trong thân tâm, kỳ thực tôi cũng thấy tự hào về việc này, v́ Đức cha là người uyên bác đến vậy, mà ư kiến của tôi vẫn được ngài chấp nhận, và đắc dụng cho ngài. Đơn kiến nghị gửi lên trên, khoảng một tháng sau th́ có những tín hiệu sáng sủa và tích cực. Một hôm, Đức Cha c̣n dẫn tôi sang pḥng ngài, khoe tôi một đôi giày da đen từ Úc gửi sang, ngài nói "khi được tự do ngài sẽ xỏ đôi giày đó". Ngài nói và khoe đôi giày trong ánh mắt vui vẻ hồn nhiên đến kỳ lạ. Hồn nhiên như một đứa trẻ được mút một que kem. Thấy ánh mắt ngạc nhiên của tôi, về một con người uyên bác chẳng thiếu thứ ǵ lại có thể có niềm vui về một đôi giày như vậy. Ngài hiểu liền và bảo" Trong cuộc sống nên biết kiếm niềm vui trong cả những điều nhỏ nhất. C'est la vie!"
Trước khi Đức Cha được tha, ngài ghi địa chỉ nhà tôi ở khu tập thể trường Trung cấp y tế Phúc Xa Hà Nội. Rồi cuối năm 1988, sau khi được tha, ngài đến thăm nhà tôi ba lần. Lần đầu tiên đến cùng cha Thomas Nguyễn Xuân Thủy. Lần hai đi cùng thầy Giu-se Nguyễn Quốc Hùng, người gọi ngài là ông cách rất tŕu mến và hướng dẫn đi theo con đường của đức tin đến độ xin vào học Chủng viện Hà Nội để phụng sự Chúa, và sắp thụ phong linh mục. Lần ba, Đức Cha tự đi xe đạp đến một ḿnh. Lần nào cũng vậy, sau khi Đức cha về, khu tập thể của tôi cũng xôn xao, họ nói "cái ông già đến nhà anh Đức làm ǵ mà vừa đẹp, vừa hiền hậu, mà vừa có uy đến vậy?!" Mọi người hỏi v́ suy diễn rằng, Đức Cha đi xe đạp chắc không phải người có chức quyền, nhưng sao trông ngài lại có uy đức đến vậy!
(C̣n phần cuối)
ladieubongg
member
REF: 675322
04/25/2014
15 Tháng 4 2014
Cuối năm 1988, sang đầu năm 1989 tôi bắt đầu nộp đơn xin chuyển ngành, lư do chính là, sau một loạt sự kiện hệ thống xă hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan vỡ, đặc biệt "sự kiện Mùa xuân Bắc Kinh" xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, rồi quân đoàn 27 tràn vào trộn máu thịt sinh viên bằng xích xe tăng, lúc đó Việt Nam coi "Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp" nhưng lại chiếu phim thời sự trong nội bộ để học tập cách đàn áp của Trung Quốc. Điều đó làm tôi không muốn ở cục "Chống phản động" nữa, v́ qua ngót mười năm làm việc, đọc nhiều hồ sơ, tôi hiểu hầu hết người dân lành đó không phải là phản động. Đôi khi, vài anh em bạn bè trong cục tôi vẫn thường bảo với nhau: Tại sao chúng ta thừa nhận Giáo Hội là hợp pháp, trong khi đó lại coi việc hành lễ hay rước lễ của họ là bất hợp pháp? Tại sao một linh mục hợp pháp cả về tư cách công dân, cả về tư cách mục vụ đă được nhà nước chấp thuận theo luật, vậy mà ông linh mục đi từ nơi này đến nơi kia lại phải xin phép?
Ngay việc của Đức cha F.X Nguyễn Văn Thuận thôi, nếu Giáo Hội mà ngài theo hợp pháp, th́ việc Giáo Hội đó tổ chức ra một hội đoàn "tu hội Hy Vọng" tại sao thành bất hợp pháp? Nếu bất hợp pháp sao không đưa người phạm pháp ra xử theo luật mà cứ tự tiện biệt giam?
Xin Chuyển ngành không được, tôi liền xin thôi việc. Việc này tôi cũng có kể với Đức cha F.X Nguyễn Văn Thuận. Sau khi đă nộp đơn xin thôi việc ba tháng, cơ quan vẫn không trả lời, tôi liền tự tiện bỏ việc, và sau đó bị gửi cho tờ quyết định kỷ luật v́ "vô kỷ luật không đến cơ quan".
Tôi xin việc vào công ty Dịch vụ dầu khí đóng ở Hà Nội. Sau khi kiểm tra tŕnh độ tiếng Anh của tôi, ông giám đốc tên là Nhậm đồng ư, và cử tôi vào TP Hồ Chí Minh nhận việc. Vào đó, sau lần thứ hai kiểm tra tŕnh độ tiếng Anh do người nước ngoài thực hiện, tôi được nhận vào làm việc tại công ty Shell đóng ở 21 Phạm Ngọc Thạch, với chân "Radio operator". Hồi đó, một cách tự nhiên, hàng tuần tôi thường đi dự thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà, nghe linh mục Khảm giảng lễ, một lần thấy cha giảng hay quá, tôi c̣n đợi hết lễ và sang tận nhà xứ gặp cha, khi nghe nói tôi ở Hà Nội vào, cha liền kể cha người Hà Nội di cư vào Nam thế nào. Tôi cũng có vài lần đi dự thánh lễ ở nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế, và nhà thờ Tân Định. Lần đầu tiên dự thánh lễ, tôi rất cảm động và khâm phục về tŕnh độ phản tỉnh cũng như mở ḷng với tha nhân qua hai h́nh thức "Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi mọi đàng!" Và việc "Anh chị em chúc b́nh an cho nhau", cúi phía trước, cúi phía trái, cúi phía phải chào nhau.
Sau đó v́ hoàn cảnh công ăn việc làm toàn cảnh chèn ép chướng tai gai mắt, thêm nữa, tôi đă bắt tay vào viết cuốn sách đầu tiên, v́ thế tôi thôi làm việc cho công ty "Dịch vụ dầu khí", chuyển ra Hà Nội.
Nhờ khoản tiền trung b́nh của công ty, tôi mua một căn nhà nằm sâu trong đất ruộng của khu Thanh Xuân, phía nam Hà Nội. Tôi ngừng đi lễ nhà thờ. Nhưng có một đêm tôi được một giấc mơ kéo vào thế giới của tâm linh, đại loại như có một cánh tay dẫn tôi đến một chân trời có tấm phông thả từ ṿm trời xuống, và có giọng nói, nếu tôi vén màn sẽ nh́n thấy thế giới ánh sáng ở phía bên kia. Tôi giơ tay vén màn th́ choàng tỉnh. Đêm thứ hai, sau đó vài ngày, th́ giấc mơ kéo tôi đến thẳng nhà thờ, và có giọng nói" hăy đi vào đường của tâm linh thiêng liêng".
Sáng hôm sau, không biết trời xui đất khiến thế nào, tôi mặc quần áo cộc chạy vào khu vực trong làng, và tôi đă nh́n thấy nhà thờ Phùng Khoang. Kể từ đó, sáng chủ nhật nào tôi cũng dậy từ 5h sáng để đi lễ nhà thờ Phùng Khoang lúc 6h sáng. Kể từ khi đi lễ, tôi đă luôn tự nhận ḿnh là con cái Chúa. Khi tôi bị mất chứng minh thư, phải lên công an thành phố làm lại, tôi đă ghi trong tờ khai phần "tôn giáo" là: Thiên Chúa Giáo. Nhưng công an tra sổ gốc, thấy tôi trước kia không tôn giáo nên họ vẫn ghi như cũ.
Sau đó tôi sốt sắng bày tỏ với linh mục Nguyễn Văn Long, cha xứ nhà thờ Phùng Khoang về việc xin rửa tội. Việc chưa xong, khi tôi lên bày tỏ với linh mục Cảnh thuộc nhà thờ Hàm Long. Sau đó cha Cảnh giới thiệu tôi đến nhà thờ Lớn gặp cha Nguyễn Xuân Thủy. Từ đó tôi ghi danh theo học lớp giáo lư dự ṭng từ tháng 10/2002 đến 19/4/2003 th́ rửa tội. Trong quá tŕnh học, tôi không nghỉ buổi nào.
Tối 19/4/2003, tôi được rửa tội để trở thành con cái mới của Chúa, cha Thomas Nguyễn Xuân Thủy rửa tội và sức dầu cho tôi, cha Ju-se Đặng Đức Ngân cho tôi chịu lễ ḿnh Chúa và máu Chúa bởi bánh thánh nhúng trong rượu nho, trước sự trợ giúp của người đỡ đầu là Jean Baptiste Nguyễn Ban, cùng sự làm chứng của nhiều người. Trước bàn thờ Chúa ở nhà thờ và bàn thờ Chúa ở nhà riêng, tôi đă hân hoan cảm tạ Chúa rằng: " Lạy Chúa! Hành tŕnh đi đến đức tin của con có cả ơn soi-ơn gọi-và ơn chọn, khởi đầu từ hạt men đầu tiên nơi cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận giờ đă dậy lên cả đống men trong tâm hồn con tràn ngập ân sủng đức tin của Chúa, trong Chúa và hướng về Chúa!"
Cùng với việc trở thành chiên mới của Chúa, giờ đây tôi đă là tác giả của hơn mười cuốn sách, trong đó có một trường ca "Ngước lên cao" viết cho Chúa và tặng Giáo Hội với lời đề tặng rằng: "Con xin dâng Chúa những ư thơ đẹp nhất, những lời thơ vô song, bằng toàn tâm-toàn trí-toàn bộ tinh hoa mà thể xác cùng linh hồn vắt kiệt thành. Bằng tất cả niềm tin và mọi niềm hy vọng". Đó là niềm hạnh phúc của vinh quang mà tôi luôn tâm niệm câu Chúa dạy: "Kẻ nào kiêu hănh th́ hăy kiêu hănh trong Chúa"
Tâm linh tôi lúc nào cũng thấu suốt một điều là: Chúa đă cho tôi Đức tin-soi-gọi-và chọn, và quà tặng vinh quang trong sáng tạo và lao động mang h́nh dáng của sứ mệnh thuộc về Đức tin đó. Và tất cả điều đó được mở đầu từ nhịp cầu đầu tiên chắc chắn và vĩ đại: Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận. Ngài là cuộc gặp gỡ con người lớn nhất của đời tôi. Bởi tay ngài mở ra cuộc hành tŕnh, mà tôi đă vượt qua cả chặng đường của đức tin để trở thành công dân-sống công lư của Nước Trời.
Xin Tạ ơn Thiên Chúa!
Và xin cám ơn Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận bằng sự hiệp thông chịu ơn thiêng liêng nhất!
Hà Nội 2/5/2003
Phao-lô Nguyễn Hoàng Đức
ladieubongg
member
REF: 676812
05/26/2014
Thánh lễ cầu nguyện cho công lư hoà b́nh: Mừng đón Nhạc Sĩ Tô Hải vào Hội Thánh Công Giáo
VRNs (26.05.2014)- Sài G̣n- “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”, đó là một lời trích từ bài giảng hôm qua, 25 tháng 5, của cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lư và Hoà b́nh tại Ḍng Chúa Cứu Thế Sài G̣n.
Vẫn như mọi khi, những ngọn nến lại được thắp lên để cầu nguyện cho một đất nước Việt Nam được thật sự hoà b́nh và phồn thịnh. Nhưng điểm nhấn của tối qua là niềm vui mừng của các tín hữu tham dự thánh lễ khi được đón chào một người anh em mới vào gia đ́nh Công Giáo, nhạc sĩ Tô Hải.
Tưởng cũng nên nhắc lại một vài nét về cuộc đời của nhạc sĩ này. Tên đầy đủ của ông là Tô Đ́nh Hải, sinh ngày 24 tháng 9 năm 1927 tại Hà Nội, quê ở Tiền Hải – Thái B́nh, hiện sống tại quận B́nh Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Tô Hải học nhạc lư và tham gia Ban đồng ca Saint-Joseph từ nhỏ, từng đoạt giải thưởng âm nhạc “Chim sơn ca” tại Rallye Kiến An của Hướng đạo sinh toàn Đông dương. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia vệ quốc đoàn, năm 1949 ông được kết nạp thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951 ông về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, ông làm trưởng đoàn.Từ năm 1961 ông về công tác tại Nhà xuất bản âm nhạc và mỹ thuật.
Tô Hải là nhạc sỹ đa phong cách, sáng tác nhiều thể loại như ca khúc, hành khúc, hợp xướng, nhạc kịch, nhạc phim, khí nhạc. Ngoài ra ông c̣n viết nhiều tiểu luận, và viết báo về âm nhạc.
Ông là một nhà cách mạng lăo thành, nhận được rất nhiều huân chương của Nhà Nước, như: Huân chương Chiến công hạng Nh́, Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
Sau khi từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông cho ra đời một cuốn hồi kư nổi tiếng được xuất bản ở Mỹ có tên Hồi kư của một thằng hèn. Cuốn sách này gây ra nhiều tranh căi và ngay sau đó đă trở thành một cuốn sách được t́m kiếm đọc nhiều qua Internet.
Tập hồi kư này được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ in ra năm 2009 dưới bản quyền của chính tác giả.
Một bài hát rất nổi của ông là “Nụ Cười Sơn Cước”. Trong đó có đoạn viết: “Tôi nhớ măi một chiều xuân.. chia phôi, mây mờ buông xuống núi đồi, và trong ḷng mưa hơn cả ngoài trời.”
Có lẽ ḷng của người nhạc sĩ tự gọi ḿnh là “thằng hèn” này đă “mưa hơn cả ngoài trời” vào tối qua. Cả cộng đồng đă chứng kiến cảnh nhạc sĩ Tô Hải xúc động như thế nào khi được quay trở về quê nhà Giáo Hội của ḿnh ở tuổi 87.
‘Trên chúng ta c̣n một thế giới lớn hơn’ giúp chúng ta dám đứng lên để nói điều phải và đúng
Người đỡ đầu cho nhạc sĩ Tô Hải, với vai tṛ nâng đỡ ông trong đời sống tâm linh là cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, cũng là linh mục giảng lễ hôm qua.
Chào đón nhạc sĩ Tô Hải vào gia đ́nh chung Công Giáo, và nói về những trải nghiệm của ông trước khi nhận phép rửa tội, cha giảng lễ phát biểu dựa trên bài đọc sách Thánh:
“Thần ô uế là ǵ? Là thấy điều đúng không dám nói, thấy điều phải không dám bênh. Hay gian dối, thấy sự thật không dám nói. Không phải ḿnh xấu đâu. Có những lúc ḿnh sợ….Tự nhiên có lúc được ơn trong đời, mà ḿnh thoát khỏi ḿnh, thần sợ hăi, gian dối, ích kỷ đi khỏi ḿnh. Khi đó ḿnh nhận ra Chúa Giêsu và vui mừng đi theo người. Bắt đầu t́m thấy niềm tin lớn hơn ḿnh và cứ con đường đó mà đi. Mỗi ngày thấy ḿnh sinh hoa trái thêm.”
Linh mục Mátthêu Phụng nói tiếp: “Hôm nay, chúng ta tụ họp nhau đông đúc, cầu nguyện cho công lư cho hoà b́nh, cho sự thật, cho quê hương, tôi trộm nghĩ không phải tất cả chúng ta đều mạnh đâu….chống lại như châu chấu đá xe. Nhưng tại sao lại có những con người dám đứng lên chịu bao bách hại chỉ để nói lên những điều ḿnh cho là phải và đúng.”
“Tại sao? Bởi v́ chúng ta nhận ra rằng: không chỉ cá nhân chúng ta với sức mạnh riêng tư mà trên chúng ta c̣n một cái lớn hơn bản thân chúng ta và các thế lực đang chi phối ở thế gian này.”
“Trên chúng ta có một thế giới mà chúng ta khám phá ra,“ vị linh mục nhấn mạnh: “đó là thế giới của Chúa Giêsu. Chúng ta vui mừng mà đi theo người.”
“Sự lành, sự chết, công lư, sự thật, không chỉ là cái máu anh hùng riêng tư của mỗi một người trong chúng ta mà nó là thế giới của Chúa.”
Một điểm rất đáng lưu ư nữa trong bài giảng này mà mỗi người trong chúng ta phải suy ngẫm một cách nghiêm túc và sâu sắc là thách thức nào đặt ra cho chúng ta trong thời đại này? Linh mục Mátthêu trả lời: “Thách thức thời đại ngày nay là với sự tiến bộ của thế giới ngày nay về mọi mặt, hỏi rằng tập thể cộng đồng xă hội của chúng ta có đủ sức để chấp nhận một thách thức, không phải là đi t́m chiến tranh, không phải là đi t́m đổ máu, nhưng là một cuộc đấu tranh hoà b́nh, v́ công lư, một cuộc đấu tranh v́ lẽ phải, trong sự hiệp nhất với tất cả những người thiện chí ở trên thế gian này. Thách thức này đặt ra trước lương tâm của nhân loại.”
“Và chúng ta tin rằng: cuối cùng lẽ phải và công lư và quyền sống của con người tuy có lẽ là nhỏ bé hơn người khác, tuy có thể là yếu hơn người khác nhưng không phải v́ thế mà người mạnh có quyền chà đạp quyền sống và nhân phẩm của người yếu.”
Chúng ta phải hướng đến một thế giới mà theo linh mục Mátthêu Phụng, là một thế giới mà con người ta không c̣n lệ thuộc vào sự bắt nạt của kẻ mạnh. Con người ta không c̣n phải cúi đầu trước những nguyên tắc và chân lư áp đặt, nguỵ tạo của kẻ mạnh.
Đặt ra câu hỏi: liệu chúng ta có thể làm được hay không, câu hỏi trên cũng đă từng đưa nhạc sĩ Tô Hải rơi vào t́nh trạng mất hết niềm tin, kể cả niềm tin vào sự thay đổi của dân tộc Việt Nam.
Nhạc sĩ Tô Hải, có niềm tin th́ ḿnh sẽ phấn đấu để sống cho đến ngày cái ác nó phải đi
Cũng nên nhắc lại về câu chuyện của người con Tô Hải và con đường đưa ông về với Mẹ Hội Thánh, với Chúa Giêsu.
Linh mục Phụng gọi ông là con người đă đi cho đến cùng con đường của ḿnh khi nhắc lại lời của linh mục quá cố Chân Tín: “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”.
“Ông Tô Hải đă khởi đi từ những cuộc cách mạng giải phóng con người, nhưng những cuộc cách mạng chính trị xă hội ấy của thế gian cũng giống như ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng: đang vui vẻ, tự nhiên ăn trái cấm vào và sự vui vẻ mất hết. Nhiều công tŕnh thế gian cũng giống như vậy.”
Sau một thời gian phát hiện ra con đường ḿnh đi cùng Đảng Cộng Sản Việt Nam là con đường sai lầm, ông Tô Hải đă muốn thoát khỏi nó nhưng vẫn e ngại, mà đúng hơn là lo sợ đến sự an nguy và sự nghiệp của bản thân và gia đ́nh. Ông giằng co trong cái sự mất niềm tin to lớn, cho đến khi tưởng chừng như tuyệt vọng. Ông từng tâm sự:
“Sự mất niềm tin càng bám tôi. Tôi quay lại và hỏi tại sao ḿnh không t́m ra một niềm tin ǵ? Một niềm tin mà ngày xưa ḿnh nghĩ nó trừu tượng quá, nó khó với tới quá, th́ ngay hôm nay, ḿnh thấy rằng có cái niềm tin đó, niềm tin mà tôi viết trong bài hát này (ông đang nói đến bài hát do ông sáng tác: Lạy Chúa Cứu Vớt Kẻ Lạc Đường), rằng tôi là kẻ lạc đường, nếu mà có được cái niềm tin th́ ḿnh sẽ phấn đấu để sống cho đến ngày cái ác nó phải đi.”
Và sự chuyển đổi này không bao giờ là dễ dàng. Nó được ghi dấu bằng một quá tŕnh đấu tranh kịch liệt trong ông mà về sau ông đă kể lại trong tập hồi kư của ḿnh.
Xin đăng lại đoạn mở đầu trong tác phẩm “Hồi Kư một thằng hèn” để bạn đọc có thể hiểu được đôi chút về chặng đường khó khăn ông Tô Hải đă đi qua và những đấu tranh nội tâm mà ông đă vượt lên để lấy lại niềm tin vào cuộc sống ở cái tuổi ngoài tám mươi.
“Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ng̣i bút của ḿnh sao vẫn c̣n rụt rè, vẫn c̣n lấp lửng. Mới biết ḿnh vẫn c̣n chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền ‘chuyên chính vô sản’ mà ḿnh từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con ḿnh sẽ phải chịu đựng những đ̣n thù bẩn thỉu của bầy dă thú đội lốt người, nếu chẳng may những ǵ ḿnh viết ra rơi vào tay chúng.
“Tôi thấy ḿnh cần phải sửa lại cuốn sách – từ cách viết, từ cái nh́n chưa đủ tinh tường về những sự kiện lịch sử – và viết thêm về những con người cần được nhắc tới, mỗi người là một mảnh gương nhỏ, nhưng gộp lại người đọc có thể thấy h́nh ảnh một thời đại.”
“Và viết thêm một chương ‘TÔI ĐĂ HẾT HÈN’!”
“Nhưng đă đến chưa, cái thời cơ có thể đưa cuốn sách mà tôi ấp ủ bấy lâu ra tŕnh diện người đọc? Vẫn c̣n chưa phải lúc chăng? Ngẫm ra, tuy viết là ‘Tôi đă hết hèn’, nhưng trong thực tế cái hèn vẫn c̣n đó, nó vẫn bám chằng chằng, như một bộ phận của cơ thể, cái sự ḿnh khẳng định với ḿnh rằng đă hết hèn mới chỉ là sự mạnh dạn với bản thân khi cầm bút mà thôi!”
“C̣n đấu tranh trực diện với cái sức mạnh tăm tối đang cai trị đất nước, ḱm hăm sự phát triển của cả một dân tộc là chuyện khác, không phải là điều ai cũng dám làm!”
Nhạc sĩ đón nhận Ánh sáng Chúa Kitô trong nghi thức Rửa Tội
ladieubongg
member
REF: 676813
05/26/2014
NỤ CƯỜI SƠN CƯỚC
Nhạc sĩ: TÔ HẢI
Ca sĩ: KHÁNH LY
ladieubongg
member
REF: 676853
05/27/2014
Kể từ 22 giờ ngày 25/5 Nhạc Sĩ Tô Hải đă có tên Thánh là PhanXiCô Tô Hải. Sau đây là lời phát biểu của ông sau Thánh Lễ:
Lời Cảm Tạ Chân Thành
Chưa đến một ngày trời mà tôi đă được hàng ngàn lời chúc mừng từ khắp nơi gởi tới qua Facebook, Email, Phone...
Thật là quá hạnh phúc khi cuối đời c̣n được nhiều người mến yêu và được làm con chiên của Chúa để có niềm tin vững chắc hơn, đó là, cái ÁC sẽ sớm bị xua tan, để có được sự b́nh yên trong trong tâm hồn, không c̣n đau khổ, tuyệt vọng v́ niềm tin vào chính ḿnh đă mất...
Một lần nữa, tôi xin cám ơn tất cả mọi người nhất là hàng trăm nhiếp ảnh gia, cameraman đă truyền nhiều tin và h́nh ảnh về đêm Lễ Rửa Tội của tôi
Saigon, Đêm 25/5/2014
PhanXiCô Tô Hải
------------------------
Vui mừng biết bao khi được biết nhạc sĩ Tô Hải đă mở rộng ḷng ḿnh đón nhận Thiên Chúa vào đời sống tâm linh của ḿnh.
Chân thành chúc mừng nhạc sĩ Tô Hải và thân quyến
hơn 2.000 người tham dự tại DCCT Saigon. Hàng đầu, thứ 3 từ phải sang là chị Dương thị Tân (vợ cũ của anh Điếu Cày Nguyễn văn Hải đang bị CSVN cầm tù)
đông đảo anh chị em Phật Giáo Ḥa Hảo cũng hiện diện trong ḍng người tham dự Thánh Lễ tại DCCT Saigon
ladieubongg
member
REF: 676875
05/27/2014
LDB lại mới nhận thêm email này nữa của một cựu thành viên NCD. Xin được chia sẻ với các bạn.
-----------------
Lá Diêu Bông thân mến !
Tối hôm qua Linh có đến Ḍng Chúa cứu thế để tham dự Thánh lễ rữa tội & thêm sức cho bác Tô Hải , rất là căm động . Nếu có thời gian LDB ghé thăm trang blog của bác ấy cũng có nhiều tâm sự rất hay .
Hôm nay Linh giới thiệu thêm một gương mặt khác cũng thú vị không kém . Ông là cựu đại úy quân lực VNCH , được mệnh danh là người tù thế kỷ với tổng cộng 37 năm tù - hơn cả ông Nelson ở Châu Phi nữa đó . Năm 75 đi căi tạo 5 năm mới được về . Đến năm 1982 , do ông tố cáo một số quan chức tỉnh Cà Mau nên bị bắt tù và bị xử án tử h́nh , sau giăm xuống c̣n chung thân . Ông mới được thả ra mấy tháng nay . Cha ông là người Công Giáo , mẹ ông th́ không có đạo . Ông cũng theo mẹ . Đến khi ở tù , ông chợt căm thấy cần phải trở về với đạo của cha ông , ông t́m các thầy ở tù chung để học giáo lư và ông thật sốt mến với niềm tin vào Chúa và ông nhận được rất nhiều ơn của Chúa ngay trong tù . Ông tâm sự : lúc 3 năm bị cùm chân trong biệt giam , sợi dây xích cùm chân ông có 90 mắc , ông đánh dấu 50 mắc xích theo chuỗi Mân Côi và ông lần chuỗi theo sợi xích cùm chân ấy . Tuyệt vời không LDB : chuỗi Mân Côi của ông lại là sợi dây xích cùm chân ông ! LDB nếu có thời gian vào chuacuuthe.com hoặc search Nguyễn Hữu Cầu trên google để đọc thêm về ông . Nhờ vậy ḿnh cũng cố thêm ḷng tin vào Thiên Chúa .
Linh vẫn nhớ đến LDB và các bạn bè thân yêu qua lời cầu nguyện hằng ngày .
Thân ái !
N N LINH
thuonghan03
member
REF: 676877
05/27/2014
HELO LDB
lâu quá không ghé vào thăm hỏi , truớc xin chúc ldb và g/đ vui vẽ và hạnh phúc , dạo này trung quốc phá quá à , nên chac mọi nguời vn không mấy ǵ để vui , hy vọng ĐỨC CHÚA VÀ BỀ TRÊN HIỂN LINH mang lại b́nh an cho nhân loại không riêng ǵ việt nam , chúc ldb hạnh phúc. thuonghan03
ladieubongg
member
REF: 676952
05/28/2014
Mến chào Thuonghan. Lâu rồi không gặp TH và LDB cũng vậy, càng ngày càng có nhiều việc phải làm hơn nên cũng không thường xuyên vào đây như xưa nữa.
LDB cũng mến chúc TH và các bạn ghé thăm luôn an vui.
ladieubongg
member
REF: 677460
06/05/2014
"SỰ THẬT sẽ giải thoát các con" (Ga 18, 38)
ĐHY Nguyễn Văn Thuận - Đời Tù Đầy
ladieubongg
member
REF: 677520
06/06/2014
ĐƯỜNG HY VỌNG
Một cuốn phim tài liệu tường thuật về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận và tác phẩm ĐƯỜNG HY VỌNG mà Ngài đă viết và sống trong thời gian bị tù đày cũng như trong suốt cuộc đời Ngài.
Đặc biệt trong đó có nhắc đến mối thâm t́nh rất cảm động giữa Ngài và cậu ruột của Ngài là Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
ladieubongg
member
REF: 677578
06/07/2014
Hơn 20.000 người Trung Hoa gia nhập Giáo Hội Công Giáo trong Mùa Phục Sinh.
Hơn 20,000 người đă được rửa tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc vào lễ Phục sinh năm nay. AsiaNews đă cho biết như trên hôm thứ Sáu 23 tháng 5.
Hầu hết những tân ṭng mới được rửa tội là người lớn. Bất chấp nỗ lực của chế độ Bắc Kinh muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Giáo Hội, số lượng người gia nhập Giáo Hội đang phát triển, mạnh.
Số liệu thống kê người rửa tội vừa kể chưa tính đến con số người được rửa tội trong Giáo Hội Thầm Lặng v́ những khó khăn trong việc thu thập thông tin.
Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, số tín hữu Kitô tại Trung Quốc đă lên tới 67 triệu người vào năm 2010, đứng hàng thứ hai sau Phi Luật Tân trong phạm vi Châu Á.
Hốt hoảng trước sự gia tăng nhanh chóng của Kitô Giáo, nhiều biện pháp bách hại đă được nhà cầm quyền Trung quốc đưa ra.
Mới đây nhất, vào ngày Lễ Lao Động 1 tháng 5, một ngôi thánh đường lớn ở Ôn Châu Trung Quốc đă bị chính quyền dùng xe ủi đất phá b́nh điạ. Ôn Châu là một thành phố ven biển có biệt danh là "Jerusalem của phương Đông" v́ có đông người Kitô giáo cư ngụ tại đây.
Thánh đường bị phá hủy đă được xây dựng trong 12 năm và tốn vào khoảng 30 triệu nhân dân tệ. Ban đầu chính quyền cho phép xây dựng ngôi thánh đường này và tháng Chín năm 2013 chính quyền địa phương c̣n ca ngợi ngôi thánh đường này là một mô h́nh kiến trúc tân kỳ
Khi ra lệnh phá hủy ngôi thánh đường, chính quyền cho rằng kiến trúc thánh đường đă to hơn gấp bốn lần diện tích cho phép. Tuy nhiên, anh chị em giáo dân ở đây nói rằng chính quyền muốn giới hạn ảnh hưởng người Thiên Chúa Giáo v́ số người tin ở Thiên Chúa đă tăng vọt trong những năm vừa qua. Số giáo dân chiếm 15% trong tổng số dân cư của thành phố.
Năm quan chức chính quyền địa phương liên quan đến việc trước đây đă cho phép xây dựng nhà thờ đang bị điều tra và một người đă bị bắt.
Thứ ba - 03/06/2014 22:13 (tin tức Giáo Hội Thế Giới)
ladieubongg
member
REF: 685431
10/01/2014
TÊRÊSA, VỊ THÁNH CỦA THỜI ĐẠI
(LỄ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU)
Toàn thể Giáo Hội hôm nay mừng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Ngài là một vị thánh vĩ đại trong Giáo Hội và là một vị thánh có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi người kitô hữu chúng ta.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta biết về ngài không phải là một vị thánh có tài giảng thuyết, cũng không phải là một đấng uyên thâm về tri thức, lại càng không phải là một nam nhi, mà là một phụ nữ, chân yếu tay mền, mới 24 tuổi xuân, 9 năm sống trong nhà ḍng, và lại là một tu sĩ ḍng kín.
Như vậy, xét theo phương diện con người, cuộc sống của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu cũng chẳng có ǵ là nổi nang, nhưng lại được Giáo Hội tuyên dương là bậc thây thiêng liêng, một vị thánh lớn và là bổn mạng của các xứ truyền giáo. Tại sao vậy?
1. Một con đường mang đậm nét thơ ấu thiêng liêng
Có lẽ cần phải nói ngay là: thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đă sống hết ḿnh, đă chu toàn bổn phận cách xuất sắc. Đă phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Sống giây phút hiện tại cách nhiệm mầu. Đă yêu và yêu hết ḿnh. Ngài đă không để một giây phút nào qua đi mà không sinh ích cho phần rỗi của ḿnh và ơn cứu độ nơi các linh hồn.
Quả thật, thánh nhân đă yêu Chúa bằng một t́nh yêu đơn sơ, chân thành như một em bé yêu cha mẹ. T́nh yêu của thánh nhân phát xuất từ tâm hồn, từ trái tim, nên không hề có chuyện được thua. Mọi chuyện ngài làm đều khởi đi từ t́nh yêu, v́ thế, nơi ngài: cứ yêu trước rồi làm sau.
Ngài luôn có một cảm thức rằng: nếu không yêu th́ có làm được những chuyện lớn lao cũng chỉ là vô ích. Nhưng nếu yêu, th́ không có ǵ qua đi mà vô hiệu cả.
Thánh nhân đă khám phá ra linh đạo của trẻ thơ, nên ngài đă sống trọn vẹn linh đạo ấy bằng tâm hồn thơ bé mà ta vẫn gọi là con đường thơ ấu thiêng liêng.
V́ thế, ngài đă nói: “trong Giáo Hội, con sẽ là t́nh yêu”. Thánh nhân đă để cho t́nh yêu của Chúa và tha nhân thấm vào từng thớ thịt, đụng chạm đến tận trái tim và thôi thúc ra từng lời nói cũng như hành động, nên v́ yêu, ngài đă đón nhận tất cả. Điều này đă được ngài thốt lên cách liên liên lỷ: “Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế “.
Cuộc đời của thánh nữ được thấm nhuần bởi câu nói của Đức Giêsu: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, th́ sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,3).
V́ thế, thánh nhân đă sống cuộc sống kỳ diệu với những triết lư thô sơ của trẻ thơ, nhưng lại uyên thâm và mầu nhiệm đối với bậc thông minh thượng trí. Đây quả là một khoa học thánh, khoa học của t́nh yêu.
Ngài đă âm thầm hy sinh trong sự khiêm nhường. Sẵn sàng hy sinh làm những việc tầm thường, vui vẻ khi bị chỉ trích, luôn nhường nhịn phần hơn cho chị em, đón nhận chị em như tiếp rước chính Chúa, kể cả những chị em không ưa ḿnh. Luôn vui vẻ, ḥa nhă với mọi người. Ngài luôn khước từ sự sung túc, an nhàn… luôn coi những hy sinh đó như những đóa hoa hồng dâng lên trước tôn nhan Chúa. Lại vui hơn khi gặp những nghịch cảnh. V́ thế, trong cuốn tự thuật của thánh nhân, ngài đă viết: “… con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu…. Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng ‘hành động nhỏ bé nhất mà do t́nh yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công tŕnh khác hợp lại với nhau’”.
Thật vậy: thánh nữ Têrêsa đă không bị tử đạo theo nghĩa đen, nhưng ngài đă cố gắng sống trung thành với Chúa, đơn sơ, khó nghèo, luôn coi ư bề trên là ư Chúa và sẵn ḷng đón nhận mọi thử thách v́ ḷng yêu mến Chúa và các linh hồn th́ quả là một cuộc tử đạo liên lỷ trong cuộc đời và nơi tâm hồn của ngài. Đây cũng chính là quan niệm các nhà tu đức hiện nay.
Thánh Têrêsa đă làm cho t́nh yêu của ḿnh được triển nở từng giây, từng phút trong cuộc sống của ngài. Ngài cũng không ngừng làm cho t́nh yêu đó được vươn xa đến tận chân trời góc biển bằng lời cầu nguyện. Chính nhờ linh đạo này, ngài đă trở thành vị thánh bổn mạng các xứ truyền giáo.
Bên cạnh đó, ngài cũng trở thành vị thánh của thời đại qua con đường thơ ấu thiêng liêng.
2. Nên thánh bằng con đường ấu thơ
Vẫn một t́nh yêu. Vẫn một trái tim. Vẫn một linh đạo của trẻ thơ. Và mầu nhiệm t́nh yêu trong các chiều kích đó được tô đậm.
Cuộc đời của thánh nhân chỉ vỏn vẹn có 24 năm, 9 năm sống đời đan sĩ, ấy vậy mà khi ngài qua đời không bao lâu, tinh thần của ngài đă nhanh chóng lan xa như vết dầu loang. Các phong trào của nhiều thành phần đă khám phá, yêu mến và đi theo tinh thần thơ ấu thiêng liêng của ngài.
Một khoa tu đức thật đơn giản và hiệu nghiệm. Đơn sơ mà giá trị. Tại sao thế? Thưa đơn giản là: chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương ḿnh và ḿnh yêu lại Chúa cách chân thành như con cái yêu cha mẹ ḿnh. Nếu cha mẹ không chấp lỗi con thơ, ngược lại các ngài lại rất thích sự hồn nhiên trong trắng của chúng th́ hẳn ta cũng vậy, không có ǵ là khác cả. Nguyen lư của ngài là: nếu trẻ em cần đến cha mẹ thế nào th́ chúng ta cần đến Thiên Chúa như thế. Nếu trẻ em tin tưởng tuyệt đối nơi cha mẹ thế nào th́ chúng ta cũng cần tín thác như vậy. Nếu trẻ em mong được bố mẹ yêu thương thế nào th́ chúng ta cũng khao khát nên thánh như thế.
Con đường nên thánh của ngài chính là con đường của thời hiện đại. Điều này đă được Đức Giáo Hoàng Piô XII, lúc đó c̣n là Hồng Y, trong chuyến viếng thăm nước Pháp để phong thánh và làm phép đến thờ kính ngài đă nói: “Hỡi Thánh Nhỏ, người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của người nhiều như cát biển sao trời… các nhà tiến sĩ luật học đă trở lại thiếu thời v́ học với người… Xin người hăy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi… Hỡi Thánh Nhỏ, người lớn lắm”. Và Đức Giáo Hoàng Piô X đă chỉ vào chân dung thánh Têrêsa và nói: “Đây là vị thánh lớn nhất thời hiện đại”. Chỉ 2 năm sau khi phong thánh, Giáo Hội nhận ra con đường tuyệt diệu của thánh nhân trong việc loan báo Tin Mừng, nên đă đặt ngài làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Đến ngày 19 tháng 10 năm 1997, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nâng ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh.
Như vậy, thánh nhân xứng đang trở thành vị thánh vĩ đại của thời đại chúng ta, bởi v́ con đường nên thánh của ngài là một con đường phù hợp với hết mọi người, từ già đến trẻ, từ trai đến gái, từ người giàu đến người nghèo, từ người có quyền lẫn thường dân… không ai mà không thể nên thánh được chỉ cần có t́nh yêu và yêu rồi làm… Bởi v́ t́nh yêu bao gồm mọi ơn gọi, t́nh yêu là tất cả; t́nh yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian.
3. Sống sứ điệp của thánh Têrêsa Hài Đồng
Sứ điệp mà thánh nhân gửi đến cho tất cả mỗi người chúng ta chính là con đường thơ ấu thiêng liêng, đó là: sống như trẻ thơ, không kiêu ngạo, không than trách, không bảo thủ. Luôn tin tưởng, tín thác và bán víu vào Thiên Chúa như trẻ thơ. Hăy trở nên bé nhỏ trong ṿng tay yêu thương của Thiên Chúa. Tất cả được thêu dệt bởi t́nh yêu. Khi yêu như thế, chúng ta được ở lại trong Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là T́nh Yêu (1x. Ga 4,16).
Thật vậy, nếu không có t́nh yêu, th́ dù chúng ta có làm những chuyện lớn lao kỳ vĩ đi chăng nữa, hẳn cũng không thể có chút giá trị ǵ. Nhưng nếu có t́nh yêu, th́ mọi chuyện b́nh thường sẽ trở nên phi thường v́: chỉ có t́nh yêu, mọi cơ năng trong con người của ḿnh mới có thể vận động và theo chiều hướng thuận, đồng thời phát sinh công hiệu.
Cứ yêu rồi thích làm ǵ th́ làm. Luôn hướng mọi chuyện về mục đích tối hậu là Nước Trời. Khao khát nên trọn lành trong từng giây phút. Làm mọi chuyện v́ ḷng yêu mến Chúa, dù là việc nhỏ nhất.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết noi gương thánh Têrêsa, luôn yêu mến Chúa và thi hành mọi việc v́ ḷng yêu mến Chúa và các linh hồn. Amen.
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Bông Đồng Thảo Nhỏ
Rực rỡ muôn hoa giữa đại ngàn
Là Bông Đồng Thảo Nhỏ phong lan
Ô ḱa Người chọn bông hoa ấy
V́ dáng đơn sơ, nét dịu dàng
(1 October - Kính dâng chị thánh Têrêsa)
LDB
ladieubongg
member
REF: 688071
11/14/2014
Suy niệm Tin mừng Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11
Hùng ca viết bằng Máu
Mỗi người chỉ có một cuộc đời, một lần sống, nhưng hơn thua nhau là biết sống khôn ngoan hay không. Cuộc sống không quan trọng ở chiều dài mà quan trọng ở chiều sâu. Ai cũng chỉ có một cuộc đời nhưng số phận có thể khác nhau.
Ai cũng chỉ có một lần sống, và cũng chỉ có một lần chết. Phải sống sao cho có ư nghĩa th́ cũng phải chết sao cho hợp lư. Có điều rất lạ: Trong Nhóm Mười Hai có đến 10 vị Tông Đồ tử đạo, chấp nhận máu đổ ra để minh chứng Đức Tin, trừ người-môn-đệ-Chúa-yêu là Gioan và người phản bội là Giuđa Ítcariốt. Rất phù hợp với Mối Phúc thứ tám: “Phúc thay ai bị bách hại v́ sống công chính, v́ Nước Trời là của họ” (Mt 5:10).
Chính Chúa Giêsu c̣n nói thêm để tái xác định và chứng minh: “Phúc thay anh em khi v́ Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hăy vui mừng hớn hở, v́ phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5:11-12).
Về số phận của những người công chính, Kinh Thánh cho biết: “Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực h́nh nào động tới được nữa” (Kn 3:1). Như vậy là họ được “bay” thẳng về trời, không phải qua Luyện H́nh. Ôi, chẳng c̣n hạnh phúc nào hơn nữa!
Và Kinh Thánh c̣n cho biết thêm: “Bọn ngu si coi họ như đă chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an b́nh. Người đời nghĩ rằng họ đă bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử” (Kn 3:2-4). Trong con mắt của người đời, họ là những người thua thiệt, là dại dột, nhưng thực ra họ lại được chính Thiên Chúa làm gia nghiệp đời đời. Tục ngữ Việt Nam cũng nói: “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”. Hai chữ khác nhau, chỉ đổi vị trí là đảo nghĩa ngay: “Cười người” thành “người cười”. Thể chủ động (cười) biến thành thể thụ động (bị cười). Việt ngữ độc đáo quá!
Sách Khôn Ngoan nói rơ: “Sau khi chịu sửa dạy đôi chút, họ sẽ được hưởng ân huệ lớn lao. Quả thế, Thiên Chúa đă thử thách họ và thấy họ xứng đáng với Người. Người đă tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong ḷ lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy. Họ sẽ xét xử muôn dân, và thống trị muôn nước. Và Đức Chúa sẽ là vua của họ đến muôn đời. Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật; những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Người, v́ Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn” (Kn 3:5-9).
Bức tranh cuộc đời của mỗi người đều được vẽ bằng những nét số phận, mỗi người mỗi khác. Cuộc đời của mỗi người cũng là những bài thơ với các thể loại và các vần điệu khác nhau. Cũng vậy, cuộc đời của mỗi người cũng là một bản trường ca với giai điệu khác nhau, âm thể khác nhau, tiết tấu khác nhau, ḥa âm khác nhau, kể cả giai kết cũng khác nhau, nhưng ư chính vẫn phải là bản nhạc yêu thương. Với các thánh tử đạo Việt Nam, bản nhạc đời của các ngài là bản hùng ca vô thường, không chỉ viết bằng những nốt nhạc của số phận mà c̣n viết bằng máu đào, tươi thắm màu tin yêu. Vâng, Chúa Giêsu đă xác định: “Không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh” (Ga 15:13).
T́nh yêu phải rỉ ra chất hy sinh mới là t́nh yêu đích thực. Chính cái chết lại khiến người ta hạnh phúc chứ không là đau khổ. Hạnh phúc không chỉ tăng lên theo cấp số cộng, mà c̣n tăng lên theo cấp số nhân: “Khi Chúa dẫn tù nhân Sion trở về, ta tưởng ḿnh như giữa giấc mơ. Vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn ră trên môi khúc nhạc mừng. Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán: ‘Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay!’. Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại! ta thấy ḿnh chan chứa một niềm vui” (Tv 126:1-3). Thật là quá đỗi kỳ diệu, ngoài sức tưởng tượng của con người. Chúng ta, dù là người văn hay chữ tốt nhất thế gian, cũng không thể dùng phàm ngôn mà diễn tả hết niềm hạnh phúc lớn lao như vậy!
Đau khổ càng nhiều th́ hạnh phúc càng lớn. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống văi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126:5-6). Đó là hệ lụy chắc chắn. Khi quá vui, v́ không c̣n biết diễn tả bằng cách nào khác, đôi khi người ta phải bật khóc, để những giọt mặn của niềm vui sướng tự do lăn dài, cả hồn xác ướt đẫm nỗi vui mừng khôn tả!
Thấm nhuần giáo huấn của Thầy Giêsu, Giáo hoàng Phêrô cho biết: “Nếu bị sỉ nhục v́ danh Đức Kitô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em” (1 Pr 4:14). Lạ hết sức, “bị sỉ nhục” mà lại là “có phúc”. Những người không có niềm tin Kitô giáo th́ không thể hiểu nổi!
Thánh Phaolô tâm sự: “Đức Kitô đă chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu. Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, th́ đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1 Cr 1:17-18). Cây Thập Giá là biểu tượng của đức tin, v́ thế mà những người bách hại Công giáo rất sợ, họ đă dùng Thập Giá để dụ người ta bước qua, nhưng vô ích đối với những người tin vào Đức Kitô – cụ thể là hàng trăm ngàn các vị tử đạo Việt Nam, đủ mọi lứa tuổi và đủ mọi thành phần – thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Thánh Phaolô dẫn chứng: “Có lời chép rằng: Ta sẽ huỷ diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. Người khôn ngoan đâu? Người học thức đâu? Người lư sự của thời này đâu? Thiên Chúa lại đă không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao?” (1 Cr 1:19-20). Những câu hỏi nhỏ nhưng không dễ trả lời chút nào, và cũng khó lư giải nếu không có loại t́nh yêu “khác người”. Thật vậy, “thế gian đă không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người, cho nên Thiên Chúa đă muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin” (1 Cr 1:21).
Thánh Phaolô cho biết: “Trong khi người Do-thái đ̣i hỏi những điềm thiêng dấu lạ, c̣n người Hy-lạp t́m kiếm lẽ khôn ngoan, chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. V́ cái điên rồ của Thiên Chúa c̣n hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa c̣n hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 1:22-25). Hai thái cực trái ngược nhau, v́ thế mà người đời không thể hiểu nổi cách lập luận như vậy, nhưng chúng ta may mắn có đức tin Kitô giáo, cho nên chúng ta có thể hiểu cái lư lẽ nghịch-mà-thuận đó – dù mức độ hiểu nhiều hay ít, khác nhau ở mỗi người.
Chúa Giêsu đă từng cảnh báo: “Hăy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền v́ Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết” (Mt 10:17-18). Lời tiên báo đó đă và đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, càng lúc càng có chiều hướng gia tăng. Thật đáng sợ với mưu mô thâm độc, nhưng đừng hốt hoảng, v́ Chúa Giêsu căn dặn: “Khi người ta nộp anh em th́ anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói ǵ, v́ trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói ǵ. Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10:19-20).
Bị người ngoài bách hại đă đành, những người tin yêu Chúa cũng chẳng yên thân với chính các thân nhân của ḿnh: “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. V́ danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10:21-22). Không hẳn là những người trong gia đ́nh hoặc trong ḍng họ sẽ nộp nhau hoặc ra mặt chống đối, nhưng có thể “bằng mặt mà không bằng ḷng”, họ bách hại nhau bằng nhiều cách tinh vi: Lườm nguưt, xa lánh, ghen ghét, mỉa mai, gièm pha, khích bác,… Kẻ nào “yếu bóng vía” th́ sẽ “lung lay” ngay!
Các thánh tử đạo Việt Nam cũng là con Rồng cháu Tiên, sinh trưởng trên dải đất nhỏ bé h́nh chữ S, ở một đất nước như chúng ta, có hoàn cảnh sống như chúng ta, hít thở không khí như chúng ta, ăn uống các loại ẩm thực như chúng ta,… thế nhưng các ngài đă viết nên bản Hùng Ca Tin Yêu bằng chính những giọt máu đào của ḿnh. Âm nhạc có những cung bậc khác nhau, cuộc đời của chúng ta cũng tương tự. Chúng ta không viết bản nhạc cuộc đời ḿnh bằng máu tử đạo, nhưng chúng ta có thể viết bằng cách khác, v́ sống âm thầm chịu đựng đau khổ v́ Chúa cũng là một cách tử đạo liên lỉ, có ích lợi cho chính ḿnh và các linh hồn. Cách nào cũng có mức độ khó riêng, chẳng cách nào dễ. Vấn đề là chúng ta có hoàn tất bản tổng phổ cuộc đời ḿnh hay không.
Trên đường lữ hành trần gian và sống cuộc sống gọi là đời thường nhưng lại lắm thứ nhiêu khê hơn chúng ta tưởng. V́ thế, chúng ta luôn cần phải cảnh giác nhiều thứ, cảnh giác không ngừng, cả tinh thần lẫn thể lư. Một trong các thứ cần phải luôn cảnh giác là những người chúng ta giao tiếp hằng ngày, như Thánh Phaolô đă nói: “Chơi với kẻ xấu, người tốt cũng ra xấu” (1 Cr 15:33).
Thật vậy, người Việt cũng có những cách nói tương tự: “Chọn bạn mà chơi”, hoặc “Gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng”. Sờ vào bùn đất th́ làm sao giữ cho tay không vấy bẩn? Sống trong môi trường ô nhiễm, mấy ai không nhiễm bệnh? Kẻ yếu th́ đừng ra gió!
Lạy Thiên Chúa, xin thêm ḷng tin cho chúng con (Lc 17:5) để chúng con đủ sức đi trọn đường trần. Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con, xin giúp chúng con luôn biết noi gương các ngài mà viết cuộc đời của chúng con bằng những nét tin yêu rơ ràng và dứt khoát. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
ĐÂY BÀI CA NGÀN TRÙNG / Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo VN tại Melbourne / Lễ CTTĐVN 2013
ladieubongg
member
REF: 688136
11/16/2014
(tt)
HÙNG CA VIẾT BẰNG MÁU
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 19/6/1988, tại Rôma, tức là lúc 15 giờ cùng ngày tại Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă long trọng tôn phong 117 vị chân phước tử đạo tại Việt Nam lên bậc hiển thánh, gồm 96 người Việt Nam và 21 vị thừa sai ngoại quốc.
300 năm bị bách hại với hơn 100.000 vị tử đạo, đủ cho mọi người thấy sự ác liệt thảm khốc cũng như sức chịu đựng bền bỉ kiên cường và ḷng trung thành đối với đức tin mà cha ông chúng ta đă lănh nhận và tôn thờ.
Các ngài cảm thấy hạnh phúc v́ thuộc về Chúa, các ngài hănh diện v́ là người Công Giáo, các ngài can đảm tuyên xưng danh Chúa và cương quyết giữ vững lập trường đức tin chân chính của ḿnh.
Trong hơn 100.000 vị tử đạo, có 58 Giám mục và Linh mục ngoại quốc thuộc nhiều nước như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Hà Lan, Ư, 15 Linh mục Việt Nam, 340 Thầy Giảng, 270 Nữ tu Mến Thánh Giá, 99.182 Giáo dân.
Trải qua ba trăm năm, với 53 sắc dụ cấm đạo dữ dội, Giáo Hội Việt Nam đă bị bách hại và đă biểu lộ hào hùng sức mạnh đức tin qua dọc dài lịch sử.
– Các Thánh Tử Đạo đă chịu đủ mọi cực h́nh:
Bị xiềng xích, lao tù,
bị tra tấn, bị bỏ đói, bị chém đầu, bị thắt cổ, bị bá đao, phanh thây, bị ḱm kẹp,
bị voi dày, bị thiêu sống, bị buộc đá thả trôi sông,
bị tống cổ ra khỏi nhà, làng mạc, sống vất vưởng trong rừng sâu nước độc.
Các ngài đă bị chết đói, chết khát, chết bịnh và bị dă thú ăn thịt…
Nhưng với sức mạnh đức tin, các ngài đă chiến thắng mọi thứ cực h́nh dă man.
Cho dù là gông cùm, xiềng xích, nhốt trong cũi, đánh đ̣n, đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng, thiêu sống, phân thây ra từng mảnh…các ngài chấp nhận tất cả nhờ đức tin mạnh mẽ.
Quả thật trên đây là những tấm gương anh hùng của các thánh tử đạo Việt Nam.
Tuy nhiên chúng ta luôn phải nhớ rằng tử đạo là một ơn đặc biệt Chúa ban cho một số người, nhưng bổn phận làm chứng cho Chúa th́ không dành riêng cho một ai.
Đă là Kitô hữu, chúng ta phải có bổn phận làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống của ḿnh.
Làm chứng một cách âm thầm nhưng không kém phần anh hùng như trường hợp của một giáo lư viên sau đây:
Vào năm 1934, cha Alexis đến truyền giáo tại vùng Đông Bắc Lybia. Nơi đây, cha được một sự cộng tác rất nhiệt thành của một giáo lư viên tên là Joan Cardina.
Cardina được gởi tới một làng ngoại giáo.
Ban đầu anh bị dân làng chống đối, nhất là các thầy phù thủy hầu như lúc nào cũng như muốn t́m cách giết anh cho bằng được.
Cuối cùng anh bị dân làng trục xuất, thế là anh phải cất một cái cḥi ở ven làng.
Những người có thiện cảm nhất với anh cũng không ai dám ghé thăm.
Thế nhưng anh vẫn can đảm tự ḿnh làm lụng vất vả, kiên tŕ cầu nguyện, đồng thời sẵn sàng chia sẻ phần thu họach ít ỏi với những người nghèo đói, cứu giúp họ thóat khỏi những cơn bệnh nguy tử bằng một vài lọai cây thuốc trong rừng.
Có lần, một ông già làng đến gặp anh và nói: ”Tại sao anh không chịu đi nơi khác, anh coi đấy, chẳng ai ưa anh, cũng chẳng ai muốn nghe cái thứ tôn giáo của anh”.
Cardina ôn tồn trả lời:”Thiên Chúa đă sai tôi đến đây, Ngài đă hy sinh mạng sống để cứu chuộc mọi người chúng ta. V́ thế tôi cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống ḿnh để các ông nhận biết Ngài. Tôi sẽ không rời bỏ nơi này bao lâu chưa có ai trở thành người Kitô hữu”. Thế rồi dân làng đành cho anh ở ĺ.
Mấy năm sau, Cardina bị bệnh sốt ác tính và anh đă qua đời tại đây.
Sau khi anh qua đời, dân làng cảm phục trước sự kiên tŕ của anh, đă tự ư đi t́m chỗ học đạo. Thế là một số giáo lư viên được gởi đến và chỉ sau một thời gian ngắn cả làng đều theo đạo.
Giáo Hội thời nào cũng cần những người dám sống đức tin, dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu, không đ̣i hy sinh mạng sống. Mỗi ngày chúng ta thường bị đặt trước những chọn lựa, trước thập giá của Chúa Giêsu y hệt như các vị Tử Đạo ngày xưa.
Càng có tự do, chúng ta càng dễ sa sút đức tin.
Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc vẫn là những tạo vật gây ra những bách hại êm ả nhưng khủng khiếp mà cuối cùng chúng ta cũng phải đối diện.
Ước ǵ chúng ta không để mất đức tin đă được mua bằng giá máu của bao vị thánh Tử Đạo Việt Nam, và ước ǵ chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy cho anh em đồng bào trên quê hương Việt Nam chúng ta. Amen.
Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
Bài giảng Lễ Kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam
của Đức Giám Mục Phê Rô Nguyễn Văn Khảm
ladieubongg
member
REF: 716216
06/11/2017
Hàng triệu tín hữu đón chào Đức Thánh Cha tại linh địa Fatima
ladieubongg
member
REF: 716217
06/11/2017
Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima Và Thông Điệp Của Đức Mẹ
--------------
Lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima (tại VN) - Bài giảng của Đức Cha Khảm