Đa số dân chụp hình mà hay lên internet thường sử dụng máy ảnh kỹ thuật số. Trong số này, rất nhiều người đã chuyển từ máy ảnh chụp phim sang loại chụp không phim.
Tuy nhiên, máy chụp phim chưa chết hẳn, nên trong các sách kỹ thuật, những trang quảng cáo máy ảnh kỹ thuật số, ta vẫn đọc được những thông tin về ống kính (lens) cuả máy ảnh kỹ thuật số, như
38mm đến 115mm
tương đương với 35mm là 32-98mm
Lại có những chỗ ghi
8-24mm [tương đương với 35mm (135) là 38-115mm] hay
6.5 đến 13mm (tương đương với 35mm là 32-64mm)
Thậm chí lại có chỗ chỉ ghi đơn giản
Độ dài tiêu cự 7mm, hay
Zoom 9-20mm
Các bạn đang làm chủ những máy ảnh kỹ thuật số, những ai đang tính đi mua máy ảnh kỹ thuật số, những ai đang tìm hiểu về nhiếp ảnh kỹ thuật số, v.v…chắc hẳn có nhiều người bị bối rối, thấy khó hiểu!
Ví dụ, có người thắc mắc: “Tại sao một ống kính vưà là 8mm, vưà là 38mm? Tại sao có những con số nhỏ đến vài mm như vậy? Và sau cùng, tương đương với 35mm là sao vậy?"
Tôi lập ra tiết mục này là do có bạn viết thư riêng hỏi tôi. Tôi đưa nó lên diễn đàn để biết đâu chẳng có ích lợi cho nhiều người hơn?
Vậy tôi cũng xin ai tình cờ vào thăm nhà, đọc xong tiết mục, cũng cho biết có nên tiếp tục viết trên diễn đàn này không? Vì tôi thực tình chẳng muốn choán thêm chỗ cuả diễn đàn, hoặc làm rộn lòng những người không thích, không quan tâm!
Chuồn chuồn có cánh thì bay!
Có thằng ... phó nháy loay hoay chụp mày!!!
Hình chụp bằng máy Sony Alpha, ống kính Tamron Macro 90mm f/2.8,
tỷ lệ phóng đại bình thường (magnification ratio) là 1 : 1
Vẫn máy ảnh và ống kính Tamron Macro như hình ở trên, nhưng
tỷ lệ phóng đại tăng lên thành 1,7 : 1, tức là hình ảnh ghi lại
trong máy ảnh có kích cỡ gấp 1,7 lần con chuồn chuồn thật!
Thân ái chúc vui cuối tuần!
Chú thích: Chỉ có ống kính chuyên dụng dành riêng cho chụp “macro” mới có thể cống hiến tỷ lệ phóng đại là 1 trở lên! Tất cả những rêu rao (trên máy ảnh cỡ nhỏ, ống kính cố định…) rằng chụp được “macro”, chỉ là đánh lưà cuả nhà sản xuất máy ảnh!
ototot
member
REF: 455915
06/14/2009
Trên thị trường máy ảnh số ngày nay, có rất nhiều loại ống kính chuyên dụng dành cho các máy ảnh SLR, mỗi thứ một công dụng, và để thoả mãn nhu cầu khác nhau cuả mỗi người...!
Riêng tôi, đến giờ này thì mê mệt với cái Tamron Macro 90mm, vì nó thích hợp nhất đối với tôi. (Nó là ống kính để chụp thiên nhiên, và chụp chân dung thì cũng sẽ tuyệt vời!)
Đề tài chụp thì ngay ở trong vườn nhà; còn ống kính thì giúp tôi nhìn rõ được những gì mắt trần nhìn không thấy, khám phá ra được biết bao nhiêu kỳ diệu mà Đấng Tối Cao đã sáng tạo ra cho chúng ta thưởng thức!
Mời bà con xem con bọ "ladybug", người Pháp gọi là "coccinelle":
Con bọ chỉ dài chưa đầy 2 milimét, mắt trần làm sao thấy rõ?
Lấy bình xịt nước phun lên nhẹ nhàng, tạo nên những giọt nước lung linh
dưới ánh nắng ban mai rực rỡ, chắc cũng tăng thêm vẻ đẹp cho hình?
Con bọ nhỏ như thế, mà bây giờ còn quan sát được cả đầu nó,
thì có phải thật là diệu kỳ, nhờ cái ống kính máy ảnh này không?
Tôi không biết các bạn có nhận xét thấy chăng: những hình chụp "macro" thường rất gọn gàng, vì chỉ có chủ thể nổi bật lên cho ta xem; còn những chi tiết rườm rà đều mờ nhạt đi hết, tạo ra một cảm giác thoải mái cho con mắt!
Thân ái chúc vui Chủ Nhật!
zenzen0
member
REF: 455938
06/14/2009
Hình Bác chụp macro đẹp & nổi bật cái sujet de la photo cần chụp!
Màu sắt đẹp nhìn không biết mỏi mắt!
Ngày xưa Zen cũng có loại ống kính này, kiểu mẫu cũng thật dễ thương.
Zen đã bán lại cho người khác rồi. Không biết ống kính này Model ngày
nay ra sao nưã...Chắc đẹp lắm phải không Bác!
Zen nhìn hình Bác chụp tự nhiên Zen thèm mua lại cái ống kính quá!
ototot
member
REF: 455943
06/14/2009
Nhân cuối tuần, mời các bạn xem những hình ảnh cuả trái đất chúng ta, nhìn từ ngoài không gian xuống.
Như thường lệ, xin nhớ mở loa nghe, và nhấn vào icon ở tận cùng bên phải để xem trên toàn màn hình nhé!
Thân ái chúc vui cuối tuần,
ototot
member
REF: 455944
06/14/2009
Cũng vẫn nhân dịp cuối tuần, mời các bạn xem hình ảnh cuả hệ mặt trời chúng ta, trong đó có cả hành tinh mà chúng ta đang sinh sống.
Chúng ta sẽ xem những hình ảnh do Viễn Vọng Kính Hubble chụp giùm cho chúng ta nhé!
Viễn vọng kính không gian Hubble là một kính thiên văn điều khiển bằng "robot" được người ta đặt ở rià ngoài bầu khí quyển trái đất, theo một quỹ đạo tròn xung quanh trái đất, ở độ cao 593km bên trên mực nước biển; mỗi vòng quanh trái đất lâu từ 96 đến 97 phút, ở vận tốc bay là 28.000km/giờ!
Đây là dự án hỗn hợp giưã Cơ Quan NASA cuả Mỹ và ESA cuả châu Âu.
Viễn vọng kính Hubble có hình trụ, cân nặng 11 tấn, dài 13,2 mét, và đường kính chỗ lớn nhất là 4,2m. (Lược dịch từ phiên bản tiếng Pháp cuả ototot cho diễn đàn Nhịp Cầu Duyên cùng xem)
Tôi lưạ chọn phiên bản này bằng tiếng Pháp, cũng là để giúp những ai đang học ngoại ngữ này.
Bây giờ, mời các bạn xem và nghe "Một Chút Về Thiên Văn Học" (Un Peu d'Astronomie) nhé!
Thân ái chúc vui,
bienhong
member
REF: 455995
06/14/2009
Chào bác Ototot. Những tấm hình về thiên văn học thật là hay,và chi tiết
chụp từ không gian Nasa.
Những tấm ảnh bác chụp ở trên rất đẹp,kỷ thuật cao.
Chúc bác vui vẻ luôn
thân mến,
bh
mauxanhtroi
member
REF: 456137
06/15/2009
Bác Ototot chụp hình macro đẹp quá, nhất là con chuồn chuồn. Mauxanhtroi đang tham khảo kỷ thuật chụp hình macro đây.
ototot
member
REF: 456146
06/15/2009
Cảm ơn màuxanhtrời đã vào xem hình macro! Thể loại hình nào cũng có những "mánh lới" (tricks) riêng cuả nó, như phong cảnh (landscape), chân dung (portraiture),... và "macro" cũng vậy.
Dĩ nhiên, chụp "macro" đòi hỏi ống kính macro đã đành, nhưng cũng phải nhớ đặc điểm cuả nó là có "chiều sâu thị trường" (depth of field, tức DOF) rất ngắn! Và chụp càng gần, DOF càng ngắn nưã! Do đó mới cần phải có "mánh lới" như tôi nói.
Ở đây, muốn tăng DOF thì phải đóng ống kính (aperture) cho thật nhỏ, nhưng đóng tới giới hạn nào đó thôi, không đủ nưã thì phải tăng ánh sáng, hoặc dùng ISO cao hơn; và sau cùng, có thể để đối tượng trên cùng một mặt phẳng ngang!
Ví dụ hình con bướm dưới đây, tôi bắt buộc phải chụp ra hơi xa, chọn nền tương phản hơn, để con bướm được rõ nét toàn thể, từ đầu đến cánh cuả nó.
Thân ái,
ototot
member
REF: 456369
06/16/2009
Để trả lời chung cho các bạn hỏi về tỷ lệ phóng đại 1 : 1, tức là điều kiện tối thiểu để một hình chụp gọi là "macro", cũng như một ống kính phải như thế nào mới gọi là "macro lens", tôi xin nói lại cho rõ, các bạn có thể chụp thử một cây thước có ghi centimet (cm) và milimet (mm).
Nếu máy ảnh cuả các bạn có "crop factor" là 1,5 hay 1,6, như trường hợp các máy Canon loại Rebel hay Nikon, Pentax, Sony..., các bạn sẽ chụp được kín trên kính nhắm (viewfinder) khoảng 2,5cm hay 25mm.
Nếu máy ảnh cuả các bạn có "crop factor" = 1, giới phó nháy còn gọi là "full frame", có "sensor" lớn bằng với kích thước phim 24 x 36mm, thì các bạn phải chụp được khoảng 36mm.
Mời các bạn xem ảnh dưới đây tôi chụp bằng máy Sony có "crop factor" là 1,5, và chụp bằng ống kính Tamron Macro 90mm có tỷ lệ phóng đại 1 : 1
Mỗi vạch nhỏ là 1 milimét (mm); các số 1 và 2 là số centimet (cm)
Hình để nguyên, không có can thiệp cuả Photoshop
Đây là mặt trước đồng tiền "quarter" 25 xu Mỹ (tương đương 4500 VND),
cũng chụp với tỷ lệ phóng đại 1 : 1
Đây là mặt sau cũng đồng 25 xu Mỹ, mới đúc năm 2008
Thân ái,
ototot
member
REF: 456406
06/16/2009
Thân gởi màuxanhtrời và các bạn bắt đầu thấy cái hay hay cuả hình "macro":
Nếu ống kính "telephoto lens" cho phép ta nhìn những vật thể ở quá xa tầm nhìn cuả mắt ta, đem nó lại gần để ta quan sát, như những hình ảnh con chim cắm đầu xuống nước, bắt con mồi, rồi bay lên như màuxanhtrời đã chụp, thì ngược lại:
Những ống kính "macro lens" lại cho phép ta nhìn những vật thể quá nhỏ, mắt thường chẳng bao giờ thấy, thì cũng cho phép ta nhìn thấy những diệu kỳ mà đấng Tạo Hoá đã ban cho loài người!
Mời các bạn thử xem dưới đây, một con châu chấu con, mới vài ngày tuổi, độ dài chỉ có 3 hay 4 milimét, nay được nhìn biết bao nhiêu là chi tiết, qua ống kính "macro"!
Các bạn quan sát, sẽ thấy "chiều sâu thị trường" (depth of field, hay DOF)
quá ngắn, phiá trước và sau con châu chấu đều bị mờ hẳn, nên khi chụp
phải cố sức bố trí sao cho chủ thể nằm ngang, để nhìn rõ được hết!
Thân ái chúc vui,
zenzen0
member
REF: 456436
06/16/2009
Cảm ơn Bác đã hướng dẫn kỷ thuật chụp Macro.
Ảnh châu chấu con xem rõ lắm, Zen thấy mấy cái lông li ti
trên cái " chân cào"! C'est impressionant!
Z post hình con nhện (Araignée, Spider). Nhìn kỷ thấy khớp wá Bác ui!
ototot
member
REF: 456439
06/16/2009
Tôi nhớ, cách đây cũng không lâu lắm, tôi vẫn nghe nói đến bộ môn "macrophotography" mà không biết tiếng Việt mình gọi là gì.
Gọi là "cận cảnh" thì cũng đúng phần nào, nhưng lại sợ lẫn lộn với thuật ngữ "closeup"!
Theo lý luận, một ảnh "macro" thì đương nhiên phải là "closeup"; nhưng ảnh "closeup" lại không nhất thiết phải là "macro"!
Mãi về sau này, khi bước vào "nhiếp ảnh kỹ thuật số" (digital photography) tôi mới có dịp tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh macro, như tôi vưà trình bày ở trên, với khái niệm về tỷ lệ phóng đại (magnification ratio)cuả ảnh bên trong máy, trước khi ta đem xử lý ...
Trong tủ sách nhiếp ảnh hiện đại, nhất là từ khi nhiếp ảnh kỹ thuật số nở rộ, đã có rất nhiều tác giả viết về đề tài này, trong đó tôi thấy có cuốn này thực dụng hơn cả.
Như các bạn thấy, tiêu đề sách là "Digital Macro Photography" cuả tác giả người Anh Ross Hoddinott, sách dày 166 trang với thật nhiều hình ảnh thuyết minh.
Tôi nói sách này hay và thực dụng, vì tác giả Hoddinott là một trong những nhiếp ảnh gia hàng đầu chuyên về thế giới thiên nhiên.
Sau khi đoạt giải nhất trong cuộc thi hình thôn dã (Countryfile Competition) cuả Đài BBC năm 1991, anh đã lần lượt đoạt luôn giải nhất Nhiếp Ảnh Trẻ Chuyên Chụp Thiên Nhiên, cũng cuả BBC vào năm 1995.
Kể từ đó, anh đã bước chân vào thế giới chuyên nghiệp, chụp ảnh ăn hoa hồng và bán đứt bản quyền cho các công ty kinh doanh hình ảnh.
Những tác phẩm cuả anh đã trở nên rất quen thuộc với độc giả cuả những tạp chi nổi tiếng trên thế giới như "Outdoor Photography", "Practical Photography", "Photography Monthly", "BBC Wildlife", v.v...
Thân ái,
ototot
member
REF: 457325
06/20/2009
Những ai thích tìm hiểu về thế giới loài vật, thường biết ong và kiến là hai loài sống rất có tổ chức.
Chúng ta nghe nói thì biết như vậy, nhưng có dịp quan sát chúng, ví dụ như qua thú vui chụp hình, sẽ thấy không hẳn như vậy. Trong đoàn kiến di chuyển vẫn có những con đi ngược, những con đi xuôi! Khi chung nhau khuân mồi, vẫn thấy con kéo hướng này, con đi hướng kia!
Mời các bạn xem hình tôi chụp lũ kiến dưới đây, để có dịp quan sát sinh hoạt cuả chúng. Hình chụp bằng ống kính "macro" ở cự ly gần.
Cũng như với ống kính chụp xa (telephoto lens), chúng ta thường phải chụp với tốc độ khá cao, nếu muốn cho ảnh khỏi bị mờ, vì những cử động không ngừng cuả kiến.
Ảnh chụp với khẩu độ f/11.0, tốc độ lá chắn 1/500s;
cả hai điều kiện trên đòi hỏi phải đặt ISO=3200 mới chụp được!
Mời các bạn xem gần thêm chút nữã và nhớ đừng bỏ sót những chi tiết trên những chân cuả kiến!
Cũng như hình trên, hình này chụp bằng ống kính "macro" 90mm
Theo tôi, những hình ảnh này khó có một giá trị nghệ thuật, mà chủ đích cuả người chụp chỉ là để làm tài liệu, cũng như cho thấy những bứt phá cuả khoa học trong việc triển khai ra những dụng cụ sinh hoạt, giúp ta nới rộng tầm nhìn.
Thân ái chúc vui cuối tuần,
ototot
member
REF: 457544
06/21/2009
Mời các bạn xem ảnh chiếc xe Vespa cuả hãng Piaggio cuả Ý sản xuất, mà tôi vưà mua để di chuyển trong muà hè ở xứ lạnh này!
Đây là chiếc scooter hiệu Vespa mới tinh nè!
Nói xạo thôi, nó chỉ là một mẫu xe Vespa làm bằng nhưạ, bày làm đồ chơi! Tôi chụp nó bằng ống kính Tamron Macro 90mm để trắc nghiệm độ rõ nét cuả chiếc ống kính tuyệt vời này, khi chụp những vật nhỏ.
Mời các bạn xem thêm, cũng nó:
Trong hình trước, chụp Macro tự động, khẩu độ máy ảnh
đặt ở f/2.8, nên độ sâu DOF bị giảm rất nhiều. Nhưng
ở hình này để "Manual" nên khẩu độ đóng đến f/22.0!
Thân ái chúc vui Chủ Nhật,
ototot
member
REF: 457550
06/21/2009
Để mọi người có một ý niệm về kích cỡ cuả vật so với ảnh chụp ra, mời các bạn xem một hình nưã, với xâu chià khoá xe thật đeo ở tay lái xe Vespa đồ chơi!
Thân ái,
3xman
member
REF: 567442
09/27/2010
Thân gửi bác Ototot.
Hữu duyên nên được đọc và chiêm ngưỡng bài viết của bác về nhiếp ảnh tôi thấy hay quá, đẹp quá. Rất mong sẽ được trao đổi thêm cùng bác về kỹ thuật chụp ảnh.
Xin lỗi về sự đường đọt này, nên có điều gì ko phải mong bác bỏ quá cho.
Tôi ở Hà Nội (cũ).
Trân trọng